Darwin, thành phố miền cực bắc của Úc Châu

Vùng đất nóng chảy mỡ người

Sau 24 năm định cư tại Úc Châu, đây là lần đầu tiên tôi đặt chân đến vùng đất tận cùng phía Bắc của nước Úc. Chuyến bay Qantas QF760 đã cất cánh rời phi trường Adelaide lúc 7giờ tối, đưa phái đoàn chúng tôi lên vùng Northern Territory qua hơn 4 tiếng đồng hồ bay lơ lửng trên không trung, phi cơ đã đáp xuống phi trường Darwin lúc 11 giờ khuya. Đây là chuyến bay cuối cùng từ Adelaide đến Darwin trong ngày. Ra đón chúng tôi có thầy Nguyễn Anh và anh Nhơn, hai người bạn thân thiết của chúng tôi đang sinh sống tại Darwin, sau một thời gian xa cách chúng tôi gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng. Tuy trời đã về khuya, nhưng với không khí oi bức của Darwin vẫn còn hâm nóng, khiến chúng tôi phải đổ mồ hôi hột, cho nên dân Việt ở Darwin thường hay nói chơi là: “Chính phủ Darwin cho dân chúng xài lò sưởi thoải mái miễn phí, nhưng xài máy lạnh thì phải trả tiền”.



Darwin thành phố lớn nhất và là thủ phủ của lãnh thổ Bắc Úc (Northern Territory). Nhưng nếu đem so sánh Darwin với các thành phố lớn của các tiểu bang khác trên nước Úc, thì phải nói nó là một thành phố nhỏ và có một diện tích khiêm nhường, nhưng vẫn lớn gấp hai lần thành phố Sàigòn.

Thiết tưởng chúng ta cũng nên điểm sơ qua về nước Úc. Úc Châu là một đại lục có diện tích tương đương với nước Mỹ nhưng chỉ có 6 tiểu bang là: Queensland, New South Wales, Western Australia, South Australia, Victoria và đảo Tasmania, công thêm hai lãnh thổ Northern Territory (Bắc Úc) và Capital Territory (thủ đô). Hai lãnh thổ này được đặt dưới nền hành chánh, quản trị trực tiếp của chính quyền liên bang Úc tại thủ đô Canberra. Bắc Úc không phải là một tiểu bang, nhưng nó có một diện tích khá rộng, đứng vào hàng thứ ba so với 6 tiểu bang khác của Úc. Một vùng đất bao la như vậy với những khu rừng núi hoang vu và hai sa mạc lớn ở phía tây và nam. Lãnh thổ Bắc Úc có diện tích 1,346,200km vuông, chiếm 17.5% tổng diện tích toàn Úc Châu, dân số khoảng 206,800 người, 3/4 diện tích đất đai Bắc Úc dành riêng cho người Thổ Dân tự trị và có khoảng 37,000 Thổ Dân (Australian Aboriginies), chia làm nhiều bộ lạc nói tiếng khác nhau.



Lãnh thổ Bắc Úc có hai thành phố du lịch lớn là: Alice Springs và Darwin

· Thành phố Alice Springs nằm về phía nam của lãnh thổ Bắc Úc có khoảng 25,000 dân. Alice Spring mỗi ngày đón tiếp hàng trăm du khách đến thăm quan Uluru Park nơi đây có hòn núi đá đổi màu theo ánh sáng mặt trời, có tên là Ayers Rock cao 546 mét, chu vi khoảng 10 cây số, núi Ayers Rock mọc lên cách nay khoảng 70 triệu năm.

· Thành phố Darwin trước thế kỷ thứ 19 vào năm 1869 được mang tên của một vị thủ tướng Anh là Viscount Palmerston, tên thành phố lúc đó là Palmerston, nhưng đến năm 1911 chính quyền liên bang Úc Châu đã đổi tên thành phố thành tên của viên thuyền trưởng tàu HMS Beagle là Charles Darwin, người cặp bến cảng Bắc Úc đầu tiên, từ đó thành phố này chính thức mang tên là Darwin, có khoảng 80,000 dân cư. Trong lịch sử Úc, người Tàu đã đặt chân đến Darwin tìm vàng trước người Phương Tây.

Vào các năm 1878, 1882, 1897, 1937 Darwin đã bị nhiều trận cuồng phong càn quét, đặc biệt trận bão Tracy lớn nhất vào ngày lễ Giáng Sinh năm 1974 đã san bằng 100% thành phố Darwin thành bình địa, sau đó chính quyền liên bang đã nỗ lực tập trung xây dựng lại, các cao ốc đang từ từ mọc lên một cách tân kỳ và kiên cố qua kinh nghiệm của các trận bão trước. Thành phố ngày nay nhìn có vẻ vững chắc, khang trang, gọn ghẽ, sạch sẽ và xinh đẹp hơn, cây cối cũng trổi mọc xanh tươi, tạo nên một thị trấn nhiều sinh thái tươi mát. Darwin giờ đây trở nên một thành phố phát triển rất nhanh về nhiều mặt, cảng quốc tế Darwin cũng đang được trùng tu để có khả năng tiếp nhận các tàu biển, các thương thuyền quốc tế ra vào, có trọng tải nặng cập bến cảng để bốc dỡ hàng hoá. Chúng tôi đã chứng kiến tận mắt.

Bắc Úc có nhiều trữ lượng hầm mỏ như: Uranium, đồng, gang, thép, kẽm và vàng bạc đang được khai thác và xuất cảng, mỏ dầu hỏa gần thềm lục địa mỗi ngày sản xuất được 73,000 barrels.

Tháng Hai năm 2004 tuyến đường xe lửa lịch sử đầu tiên dài khoảng 5000 cây số xuyên nam, bắc Úc Châu sẽ được khánh thành. Tuyến đường xe lửa này là một nhịp cầu quan trọng nhất nước Úc nối liền Darwin với các thành phố lớn phía nam, vì đa số dân chúng Úc Châu và các kỹ nghệ nặng đều được tập trung trong các thành phố lớn ở về phía nam và miền đông của nước Úc, nên tuyến đường xe lửa này sẽ dùng để chuyên chở du khách và vận chuyển hàng hoá từ nam lên bắc qua bến cảng Darwin, rồi chất xuống tàu chở đến các nước Đông Nam Á, cùng các quốc gia vùng Bắc Á và Bắc Âu, hay ngược lại. Nó giúp cho nền vận chuyển công cộng tiết kiệm được khá nhiều thời gian. Nếu bình thường một chuyến tàu biển nhổ neo từ cảng Melbourne hay cảng Adelaide chạy lên Darwin phải mất gần một tháng đường biển. Tuyến đường xe lửa xuyên Nam Bắc từ Melbourne tới Darwin chỉ chạy trong vòng hai hoặc ba ngày, rút ngắn một thời gian kỷ lục. Như vậy sẽ tăng thêm khách du lịch và hàng hoá vận chuyển với tốc độ nhanh hơn, đem lại cho Úc Châu một nền kinh tế ngày càng phồn vinh và đầy hứa hẹn.

Bắc Úc có nhiều sắc dân, nhưng Thổ Dân Úc (Aboriginies) chiếm đa số, người Việt chúng ta thường gọi tắt là dân “A Bồ”. Dân A Bồ có một lối sống như các bộ lạc du mục, không cần biết đến tương lai, lãnh tiền trợ cấp vừa xong là vào quán mua rượu, uống rượu là cái thú của dân A Bồ, uống hết hũ nổi tới hũ chìm, lúc say thì bạ chỗ nào cũng lăn ra ngủ, bất kể là gốc cây, công viên hay bên lề đường. Nhà cửa trong thành phố của người Thổ Dân, do chính phủ xây cất và cấp phát cho họ, nhưng chỉ được vài tháng là họ tháo cửa ra chụm củi, giường được quẳng lờn cơn ra sân trước hoặc sân sau, nhậu nhoẹt say sưa rồi lăn ra ngủ chỏng queo, tỉnh lại có rượu thì uống tiếp, lãnh tiền trợ cấp mua rượu uống hết, ngồi ngáp chờ tiền kỳ tới.

Ghế công viên làm giường

Gốc cây làm nệm

Kề bên chai rượu

Ngủ ngáy khò khò

Khỏi lo tương lai

Cuộc đời sung sướng thật

Đa số dân Việt ở Darwin ai cũng biết câu chuyện vui, tiếu lâm về người Thổ Dân như sau:

Có một cặp tình nhân người da trắng, sau khi đi du hí một vòng thấy một khu đất vắng có nhiều lùm cây. Trời tối không đèn, nghĩ là chỗ hoang vắng không có ai, anh chị ta lái xe tấp vào con đường nhỏ, đậu xe gần dưới gốc cây, mở cửa cho thoáng rồi trút xiêm y xà nẹo với nhau, sau khi tàn cuộc mây mưa, thì chị da trắng phát hiện ra nhiều cặp mắt long lanh trong bóng đêm, nhìn trừng trừng vào mình, tưởng là ma, chị ta hốt hoảng chụp đại cái khăn tắm quấn vào người rồi chạy vội vã ra đường kêu cứu. Xe tuần tiễu cảnh sát đi qua, nghe thấy tiếng kêu thất thanh thì chạy lại hiện trường, thấy chị da trắng không quần áo, sợ lứu lưỡi không nói nên lời, cảnh sát pha đèn về hướng chỉ tay của chị da trắng, cảnh sát nhìn về phía gốc cây thấy một đám đông thổ dân “A Bồ” ở trần, đóng khố đang đứng đó. Nghĩ rằng chị da trắng này bị hiếp dâm, nên cảnh sát kéo súng đạn lên cò, nòng súng hướng về đám thổ dân, quát to giơ tay lên đầu. Ông tộc trưởng thấy vậy thì bực tức la lối: “Đây là đất dành riêng của chúng tôi, chúng tôi thấy chuyện lạ thì đứng xem, tất cả chúng tôi còn đứng đây, đâu có ai làm gì hại đến hai người này. Cảnh sát bị quê một cục, nên sorry rồi bỏ đi. Dân A Bồ có màu da đen như những người Phi Châu, tiệp màu với màn đêm, nên cặp tình nhân này không thấy họ. Anh chị da trắng nhà ta cứ thoải mái hành sự:

Đêm khuya cứ nghĩ tối trời

Em ngồi em để sự đời phơi ra

Sự đời bằng cái la đa

Người ta đứng ngó, tưởng ma kêu trời

Darwin có khoảng 500 đồng hương Việt Nam đang sinh sống tại đây, đa số làm rẫy (farm) trồng cây ăn trái miền nhiệt đới (tropical fruits) như: mít, soài chôm chôm, sầu riêng, một số ít làm ngư phủ, rất thành công với nghề đánh cá ngoài biển và bắt tôm cua.

Anh Nhơn là một công chức làm việc tại thị trấn (Darwin council) đã kể cho biết, những công nhân làm việc cho chính phủ Darwin từ trước năm 1987 qui chế lao động rất được ưu đãi, những ngày nghỉ thường niên của nhân viên, chính phủ đài thọ phương tiện vận chuyển như tiền vé may bay hoặc vé xe lửa cho hết mọi người trong gia đình cùng đi nghỉ hàng năm ở bất cứ tiểu bang nào trong nước Úc. Đây là một đặc ân mà không nơi nào có.

Những ngày ở Darwin phái đoàn chúng tôi được các vị thổ địa ở đây dẫn đi tham quan nhiều nơi như: xuống tàu chạy trên sông xem cá sấu và cho chúng ăn, lội xuống dưới nước biển cho những con cá biển ăn, rất nhiều cá biển, cứ đến giờ là cả đàn cá bơi vào sát bờ kiếm mồi, có con lớn cả chục kí lô tấp vô lượn vòng quanh chân du khách để dành mồi, chúng tôi đi bắt cua biển, tham quan farm trồng cây ăn trái.

Chúng tôi đến thăm gia đình bác Trọng, là một gia đình rất thành công tại Darwin, Bác và các con từ Sydney di chuyển lên Darwin lập nghiệp. Trước kia ở Sydney, gia đình bác đều phải đi làm công nhân, lao động cật lực, sau 6 năm lập nghiệp tại Darwin, giờ đây ai cũng trở nên chủ nhân ông, người thì làm chủ siêu thị (super market), người thì làm chủ tiệm uốn tóc, người làm chủ farm và vựa suất cảng soài, người thì vừa làm chủ farm rộng thẳng cánh cò bay, lại còn làm chủ tàu đánh cá, bắt cua nữa, có những farm của họ diện tích rộng gần 4 cây số vuông.

Vòng quanh thành phố Darwin, chúng tôi đến xem Bảo Tàng Viện Darwin, nơi đây trưng bày một số ghe, tàu đã vượt biển đến Úc, trong số đó có một chiếc tàu vượt biên của những người Việt tỵ nạn mang tên Thịnh Vượng có số đăng ký là VN002RG đã được sửa chữa sơn phết lại, chiếc tàu này đến Darwin lúc 8 giờ 30 sáng ngày 19/6/1978 chở theo 9 người đàn ông, được tàu hải quân Úc kéo vào bờ, đây là chiếc tàu thứ 44 của người Việt vượt biển đến Úc, nâng tổng số dân Việt tỵ nạn đến thẳng Úc lúc bấy giờ là 1,548 người. Nhìn chiếc tàu này ai cũng tưởng chừng, nó phải chứa ít nhất là 200 người, nhưng đọc kỹ trên bảng ghi chú, nó chỉ chở có 9 người. Ôi! Sao rộng rãi và hên đến thế.

Đi vòng vòng trong Bảo Tàng Viện chúng tôi thấy có thêm chiếc tàu lớn nữa đã được Bảo Tàng Viện tháo gỡ ra từng mảnh vụn, tàu mang số SG212NTDC, nhưng không ghi ngày tháng và năm đến Úc. Nhìn chiếc tàu Thịnh Vượng mà tôi liên tưởng đến chiếc ghe “Cà Zom” của tôi, mua từ một người dân Miên ở vùng Châu Đốc, nó chỉ dài có 7m, ngang 1,5m, chở theo 49 mạng, thế mà cũng cặp đến bờ biển Mã Lai an toàn. Nếu đem so sánh chiếc ghe của tôi với tàu Thịnh Vượng thì nó chỉ bằng 1/3 chiếc tàu Thịnh Vượng, nhưng khi chúng tôi nhìn thấy chiếc tàu SG212NTDC thì chiếc tàu này lại còn to gấp rưỡi chiếc Thịnh Vượng nữa. Những chiếc tàu nằm trong Viện Bảo Tàng Darwin ghi lại chứng tích lịch sử của người Việt tỵ nạn vượt biển đi tìm tự do và một số người đã dùng đường biển đến tận vùng đất Nam Bán Cầu. Chúng tôi được hướng dẫn đến một địa điểm mà cách nay 24 năm, có 5 người Việt tỵ nạn cho ghe cặp bờ biển Darwin rồi lội bộ tàn tàn trên đường phố đi kiếm người Úc xin lương thực, nước uống và giúp đỡ, thế mà cảnh sát và dân chúng Úc chẳng ai hay.





Darwin ngày nay đang trên đà phát triển rất mạnh và sẽ trở thành trung tâm du lịch quốc tế trong tương lai.

Theo các đồng hương ở đây cho biết, nếu du khách Việt Nam muốn đến tham quan thành phố Darwin thì nên đến vào khoảng tháng 9 cho tới tháng 11 hàng năm, sẽ được ăn chôm chôm, ổi xá lị, cóc, soài tượng và mít thoải mái, vừa tươi, vừa rẻ nữa. Đặc biệt Darwin hoa mai nở bốn mùa vì thời tiết ở đây lúc nào cũng ấm áp.

Gia đình anh chị Nhơn quê ở Mỹ Tho đến Darwin định cư từ năm 1983, gia đình anh chị là người công giáo đạo hạnh. Darwin không có linh mục Việt Nam nên thỉnh thoảng có cha khách đến thăm, anh Nhơn là người đón rước, rồi liên lạc gọi điện thoại cho những đồng hương công giáo tụ tập lại cùng dâng Thánh Lễ cầu nguyện, anh Nhơn kiêm hết mọi công tác, từ đón đưa các tu sĩ, lo chỗ ăn uống và nghỉ ngơi, sắp xếp nơi cho các cha dâng Thánh Lễ. Người ta nói: anh Nhơn vừa làm Trùm kiêm chức ông Câu. Chúng tôi thường ghẹo anh là thầy Sáu Nhơn, tính tình anh rất vui vẻ và hiếu khách được nhiều người mến mộ.

Anh Nhơn cho biết, đại học Darwin không có những phân khoa đặc biệt, cho nên các sinh viên muốn theo học các phân khoa như: Nha, Y, Dược phải bay đi các tiểu bang khác ghi danh và nội trú ở đó. Vì thế sau khi tốt nghiệp các cô, cậu Tú sẽ làm một màn moving, do đó Darwin thiếu nhân tài gốc Mít, Việt Nam.

Tường thuật từ Darwin

Tài liệu tham khảo:

- Australian Encyclopedia bảo tàng viện Darwin