□ Nguyễn Trung Tây
Chuyện Bác Chuyện Em: Sóng Biển Galilê
□ Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình.
Tháng Một, trời Galilee lạnh buốt. Sáng sáng, sân cỏ bám trắng những hạt sương đông lạnh như trời cao mới đổ xuống hoang mạc tối qua mưa trời Manna. Sớm tinh mơ, bác và em ngồi ăn sáng trong nhà ăn nhà trọ. Bác, chuyên viên bỏ ăn sáng, sáng nay như thường lệ chỉ nhâm nhi ly càfe đắng một thìa đường cát trắng. Em, Việt Nam nguyên gốc, mì gói hai con cua muôn năm. Bên ngoài lạnh buốt, nhưng bên trong nhà ăn lò sưởi cháy đỏ hồng ấm áp làn da nhiệt đới. Bác và em, cả hai mặt hồng hồng nhìn ra cửa kiếng mở rộng thênh thang một góc bình minh Biển Hồ. Trời bình minh Biển Hồ sáng nay mây xám bám tụ nhưng vẫn không cản che được nắng trời trải dài mênh mông sóng nước. Nhìn mặt nước Biển Hồ, em tự dưng gãi gãi tóc, nửa như tâm sự nửa như bán than,
— Gớm! Cái sóng Biển Galilê cũng đến là tợn bác nhỉ.
Bác ăn nói mát mẻ,
— Ông thì còn bao nhiêu sợi tóc trên đầu, mà cứ ngồi đó...gãi. Coi chừng về tới làng, tóc không còn một sợi. Lúc đó thiên hạ lại đồn miệng gọi... ông hói...
Em ăn miếng trả miếng,
— Gớm bác! Bác thì cứ hay nói chuyện hão! Trời mùa đông lạnh teo lại mà bác cứ ăn nói mát mẻ...
Biết em nực gà, bác cười giả lả, nói vuốt đuôi cho xuôi câu chuyện,
— Ừ, thì đấy là tôi cũng vui miệng, nói chuyện tiếu lâm. Chứ chú làm gì mà hói cho được. Tóc dầy...một đống như thế kia...
Em cự nư,
— Ơ bác, đến là hay! Tóc em mà sao lại một đống...
Bác cười,
— Ừ, đúng, đúng. Xin lỗi, tôi nhầm...
Bác nhanh miệng quay lại chuyện sóng Biển Galilê,
— Nhưng mà thôi! Chú nói cũng phải! Lúc ở trên thuyền, tôi mặt tái xanh, bụng dạ cồn cào, ói đầy ra cả khoang thuyền. Nghĩ lại, giờ vẫn còn thấy xấu hổ!
Cơ hội tới, em nhanh tay bám chặt,
— Đấy, đấy! Bây giờ thì chẳng ai thèm đánh cũng vẫn khai cung nhá.
Bác cộ mắt,
— Ông làm như ông hay lắm! Làm gì mà tôi phải khai cung?
Em giải thích,
— Khổ! Thì lúc ở trên thuyền, thấy mặt bác tái xám xanh ngoét lại là em biết có chuyện rồi. Thế mà đưa cho bác chai dầu gió thì lại cứ dãy lên như người phải bỏng. Có đúng không?
Em mát mẻ,
— Bác thì cứ sĩ diện! Khổ, em xin lỗi quan bác, cái tật đó bác vẫn chẳng bao giờ chừa!
Bác chép miệng, quay lại nghề bán than,
— Nào có dám sĩ diện chi đâu mà ông mắng tôi oan uổng như thế. Thiệt tình là tôi không chịu được cái mùi dầu bạc hà. Ở nhà, cảm cúm chi thì vợ nó lại đun nồi nước sả cho xông, nhưng chớ có bao giờ bà ấy dám bứt đám lá khuynh diệp cho vào, bởi nhà tôi biết tôi kị dầu gió và kị đi ghe. Có chuyện phải tếch lên Hà Nội là cứ nhắm đường cái đi thẳng một mạch lên tới phố, chớ đố dám xuống bến đò. Say lắm, tôi chịu thôi.
Em cô mắt nhìn,
— Bác nói thật đấy chớ! Bác không nói chuyện giỡn với em đấy...
Bác nhăn nhăn như khỉ đột bốc nhầm mắm tôm thiu đưa lên mũi ngửi,
— Ông ưa nói chuyện đùa! Tôi có phải là thằng cu Tí cu Tèo đâu mà cứ ăn nói chớt nhả... Tôi cứ tưởng chú cũng biết chuyện tôi hãi nước đấy chứ...
Bác kể chuyện xưa tích cũ,
— Thì cũng bởi hồi nhỏ, thầy u dẫn tôi sang nhà bên ngoại chơi. Tôi mãi mê bắt cá sau ao nhà ông ngoại, lơ đãng làm sao...té ùm xuống ao. Cái bữa đó, suýt nữa là chết đuối. Từ sau vụ đó, tôi đâm ra hãi nước. Gặp sóng nước bồng bềnh là ruột gan cồn cào, bao tử gờn gợn, chỉ chực nôn oẹ... Đến là xấu hổ.
Em như hiểu chuyện,
— Chết chửa, bác không nói, nào ai biết.
Em nửa đùa nửa thật,
— Mà nếu đã biết mình say sóng tợn như thế, vậy còn leo lên thuyền làm chi cho nó khổ cái thân. Rõ là tự mình làm khổ mình.
Bác mắng em mấy mắng,
— Ông đến là vớ vẩn. Cả một đời giữ đạo, bao nhiêu bận rồi được nghe bài Phúc Âm Chúa dẹp yên sóng gió Biển Hồ. Giờ có dịp, chẳng lẽ lại từ chối không đi thuyền ra giữa biển. Cũng phải liều vậy thôi. Mà ông không thấy sao? Thoạt đầu lúc thuyền mới nhổ neo, sóng gần bờ cũng đâu có tợn lắm đâu. Tôi cũng chỉ nhờn nhợn trong dạ vậy thôi. Nào ngờ, thuyền càng xa bờ, sóng lại càng dữ. Tới khi thuyền ra tới giữa Biển thì sóng dâng cao ngất. Lúc đó mới vãi ra chuyện. Mà tưởng thế là xong, ai ngờ càng lúc sóng biển càng cứ cao tợn. Tôi hãi quá, cứ tưởng thuyền chìm, lại càng đâm ra hoảng. Người run lên bần bật như gặp phải ma.
Em an ủi,
— Bác cứ lo hão. Sóng cao thì sóng cao, làm sao mà thuyền chìm cho được. Thuyền mình cao to còn hơn cả thuyền vua. Kèo cột bắt mối đinh đóng chắc chắn. Sao mà chìm?
Bác bĩu môi, mắng em,
— Ông thì chỉ được cái tinh vi... Cứ ngồi ở đó mà nói chuyện đãi bôi cho thằng mõ nó vểnh tai lên lắng nghe. Ai mà chả biết là thuyền mình sao dễ mà chìm. Nhưng đừng có nói thánh. Ở giữa cái biển nước mênh mông như vậy, thuyền vua thì cũng chỉ bằng cái mắt muỗi, mà có là thuyền tây đúc thép thì cũng chả ăn được cái giải gì với ai. Sóng to gió lợn, lật tất tật. Tôi thì lại không biết lội. Gặp nước là sợ. Tôi hãi nước lắm.
Em không chịu thua,
— Em biết. Nhưng giá mà cái thuyền mình nhỏ như cái thuyền đánh cá cơ, lúc đó em mới sợ.
Bác hỏi,
— Thuyền đánh cá nào?
Em nói ngay,
— Ơ, bác quên rồi hay sao? Cái thuyền đánh cá cổ trưng ở bảo tàng viện đó.[1]
Bác gật gù,
— À, tưởng chi. Nom thấy cái thuyền đánh cá đó rồi, lại bị sóng Biển Galilê quật cho một trận mất mật, lúc đó mới thấm cái sợ của thánh Phêrô với mấy ông tông đồ vào cái đêm hôm đó (Matt 8:23-27).
Em nói,
— Thì chuyện. Bác thấy cái thuyền đánh cá của thánh Phêrô chiều sâu chắc cũng chỉ khoảng được thước hai (1.2m) là cùng. Sóng tợn như vậy, làm gì mà bữa đó không phải một mẻ sợ mất mật. Hên là có Chúa đấy. Chứ không lại dám làm mồi tất tật cho cá Biển Galilê bữa đó rồi.
Suy Niệm
Đức Giêsu và các môn đệ chèo thuyền ra Biển Galilê. Sóng gió nổi lên khiến thuyền đánh cá tưởng chìm. Nhưng Đức Giêsu vẫn cứ ngủ say. Các môn đệ hốt hoảng đánh thức Ngài dậy,
— Thầy ơi, xin cứu chúng con.
Đức Giêsu thức dậy, Ngài la mắng sóng gió. Bốn phiá Biển Galilê (bỗng dưng) trở nên yên lặng như tờ.
Cuộc đời nào chẳng có sóng gió. Bao nhiêu lần rồi, sóng đời cuồn cuộn dâng cao như muốn nhận chìm như muốn đập nát mảnh thuyền hồn sâu một thước hai nhỏ bé.
Thuyền hồn nào chẳng mỏng manh dễ vỡ như thủy tinh.
Đau xé nát một lời nói.
Buồn hằn khóe mắt một chuyện tình.
Sầu tủi duyên kiếp số phận hẩm hiu.
Hờn giận người không giữa lời hứa thủy chung.
Thất bại trong đời. Giờ lại tay trắng.
Bệnh tật. Ung thư. Chạy chemotherapy, tóc rụng sói sọi.
Bao nhiêu lần rồi con muốn buông xuôi bỏ cuộc. Sóng nước biển đời tiếp tục dâng cao. Mình con bơ vơ trơ trụi như chiếc lá khô giữa mặt biển đang cuồn cuộn nổi cơn ba đào.
— Thầy ơi...
Lời Nguyện
Chúa ơi, giữa cơn sóng gió trần gian, con cần Chúa!
— Thầy ơi, cứu con...
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
Chú Thích
[1] Năm 1986, tại bờ biển Galilê người ta khám phá ra một cái thuyền đánh cá có chiều dài 8.2m, chiều rộng 2.3m, chiều sâu 1.2m. Dùng Carbon 14, khoa học gia đo được tuổi đời của thuyền đánh cá vào khoảng 100 BC và 71 AD.
Chuyện Bác Chuyện Em: Sóng Biển Galilê
□ Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình.
Tháng Một, trời Galilee lạnh buốt. Sáng sáng, sân cỏ bám trắng những hạt sương đông lạnh như trời cao mới đổ xuống hoang mạc tối qua mưa trời Manna. Sớm tinh mơ, bác và em ngồi ăn sáng trong nhà ăn nhà trọ. Bác, chuyên viên bỏ ăn sáng, sáng nay như thường lệ chỉ nhâm nhi ly càfe đắng một thìa đường cát trắng. Em, Việt Nam nguyên gốc, mì gói hai con cua muôn năm. Bên ngoài lạnh buốt, nhưng bên trong nhà ăn lò sưởi cháy đỏ hồng ấm áp làn da nhiệt đới. Bác và em, cả hai mặt hồng hồng nhìn ra cửa kiếng mở rộng thênh thang một góc bình minh Biển Hồ. Trời bình minh Biển Hồ sáng nay mây xám bám tụ nhưng vẫn không cản che được nắng trời trải dài mênh mông sóng nước. Nhìn mặt nước Biển Hồ, em tự dưng gãi gãi tóc, nửa như tâm sự nửa như bán than,
— Gớm! Cái sóng Biển Galilê cũng đến là tợn bác nhỉ.
Bác ăn nói mát mẻ,
— Ông thì còn bao nhiêu sợi tóc trên đầu, mà cứ ngồi đó...gãi. Coi chừng về tới làng, tóc không còn một sợi. Lúc đó thiên hạ lại đồn miệng gọi... ông hói...
Em ăn miếng trả miếng,
— Gớm bác! Bác thì cứ hay nói chuyện hão! Trời mùa đông lạnh teo lại mà bác cứ ăn nói mát mẻ...
Biết em nực gà, bác cười giả lả, nói vuốt đuôi cho xuôi câu chuyện,
— Ừ, thì đấy là tôi cũng vui miệng, nói chuyện tiếu lâm. Chứ chú làm gì mà hói cho được. Tóc dầy...một đống như thế kia...
Em cự nư,
— Ơ bác, đến là hay! Tóc em mà sao lại một đống...
Bác cười,
— Ừ, đúng, đúng. Xin lỗi, tôi nhầm...
Bác nhanh miệng quay lại chuyện sóng Biển Galilê,
— Nhưng mà thôi! Chú nói cũng phải! Lúc ở trên thuyền, tôi mặt tái xanh, bụng dạ cồn cào, ói đầy ra cả khoang thuyền. Nghĩ lại, giờ vẫn còn thấy xấu hổ!
Cơ hội tới, em nhanh tay bám chặt,
— Đấy, đấy! Bây giờ thì chẳng ai thèm đánh cũng vẫn khai cung nhá.
Bác cộ mắt,
— Ông làm như ông hay lắm! Làm gì mà tôi phải khai cung?
Em giải thích,
— Khổ! Thì lúc ở trên thuyền, thấy mặt bác tái xám xanh ngoét lại là em biết có chuyện rồi. Thế mà đưa cho bác chai dầu gió thì lại cứ dãy lên như người phải bỏng. Có đúng không?
Em mát mẻ,
— Bác thì cứ sĩ diện! Khổ, em xin lỗi quan bác, cái tật đó bác vẫn chẳng bao giờ chừa!
Bác chép miệng, quay lại nghề bán than,
— Nào có dám sĩ diện chi đâu mà ông mắng tôi oan uổng như thế. Thiệt tình là tôi không chịu được cái mùi dầu bạc hà. Ở nhà, cảm cúm chi thì vợ nó lại đun nồi nước sả cho xông, nhưng chớ có bao giờ bà ấy dám bứt đám lá khuynh diệp cho vào, bởi nhà tôi biết tôi kị dầu gió và kị đi ghe. Có chuyện phải tếch lên Hà Nội là cứ nhắm đường cái đi thẳng một mạch lên tới phố, chớ đố dám xuống bến đò. Say lắm, tôi chịu thôi.
Em cô mắt nhìn,
— Bác nói thật đấy chớ! Bác không nói chuyện giỡn với em đấy...
Bác nhăn nhăn như khỉ đột bốc nhầm mắm tôm thiu đưa lên mũi ngửi,
— Ông ưa nói chuyện đùa! Tôi có phải là thằng cu Tí cu Tèo đâu mà cứ ăn nói chớt nhả... Tôi cứ tưởng chú cũng biết chuyện tôi hãi nước đấy chứ...
Bác kể chuyện xưa tích cũ,
— Thì cũng bởi hồi nhỏ, thầy u dẫn tôi sang nhà bên ngoại chơi. Tôi mãi mê bắt cá sau ao nhà ông ngoại, lơ đãng làm sao...té ùm xuống ao. Cái bữa đó, suýt nữa là chết đuối. Từ sau vụ đó, tôi đâm ra hãi nước. Gặp sóng nước bồng bềnh là ruột gan cồn cào, bao tử gờn gợn, chỉ chực nôn oẹ... Đến là xấu hổ.
Em như hiểu chuyện,
— Chết chửa, bác không nói, nào ai biết.
Em nửa đùa nửa thật,
— Mà nếu đã biết mình say sóng tợn như thế, vậy còn leo lên thuyền làm chi cho nó khổ cái thân. Rõ là tự mình làm khổ mình.
Bác mắng em mấy mắng,
— Ông đến là vớ vẩn. Cả một đời giữ đạo, bao nhiêu bận rồi được nghe bài Phúc Âm Chúa dẹp yên sóng gió Biển Hồ. Giờ có dịp, chẳng lẽ lại từ chối không đi thuyền ra giữa biển. Cũng phải liều vậy thôi. Mà ông không thấy sao? Thoạt đầu lúc thuyền mới nhổ neo, sóng gần bờ cũng đâu có tợn lắm đâu. Tôi cũng chỉ nhờn nhợn trong dạ vậy thôi. Nào ngờ, thuyền càng xa bờ, sóng lại càng dữ. Tới khi thuyền ra tới giữa Biển thì sóng dâng cao ngất. Lúc đó mới vãi ra chuyện. Mà tưởng thế là xong, ai ngờ càng lúc sóng biển càng cứ cao tợn. Tôi hãi quá, cứ tưởng thuyền chìm, lại càng đâm ra hoảng. Người run lên bần bật như gặp phải ma.
Em an ủi,
— Bác cứ lo hão. Sóng cao thì sóng cao, làm sao mà thuyền chìm cho được. Thuyền mình cao to còn hơn cả thuyền vua. Kèo cột bắt mối đinh đóng chắc chắn. Sao mà chìm?
Bác bĩu môi, mắng em,
— Ông thì chỉ được cái tinh vi... Cứ ngồi ở đó mà nói chuyện đãi bôi cho thằng mõ nó vểnh tai lên lắng nghe. Ai mà chả biết là thuyền mình sao dễ mà chìm. Nhưng đừng có nói thánh. Ở giữa cái biển nước mênh mông như vậy, thuyền vua thì cũng chỉ bằng cái mắt muỗi, mà có là thuyền tây đúc thép thì cũng chả ăn được cái giải gì với ai. Sóng to gió lợn, lật tất tật. Tôi thì lại không biết lội. Gặp nước là sợ. Tôi hãi nước lắm.
Em không chịu thua,
— Em biết. Nhưng giá mà cái thuyền mình nhỏ như cái thuyền đánh cá cơ, lúc đó em mới sợ.
Bác hỏi,
— Thuyền đánh cá nào?
Em nói ngay,
— Ơ, bác quên rồi hay sao? Cái thuyền đánh cá cổ trưng ở bảo tàng viện đó.[1]
Bác gật gù,
— À, tưởng chi. Nom thấy cái thuyền đánh cá đó rồi, lại bị sóng Biển Galilê quật cho một trận mất mật, lúc đó mới thấm cái sợ của thánh Phêrô với mấy ông tông đồ vào cái đêm hôm đó (Matt 8:23-27).
Em nói,
— Thì chuyện. Bác thấy cái thuyền đánh cá của thánh Phêrô chiều sâu chắc cũng chỉ khoảng được thước hai (1.2m) là cùng. Sóng tợn như vậy, làm gì mà bữa đó không phải một mẻ sợ mất mật. Hên là có Chúa đấy. Chứ không lại dám làm mồi tất tật cho cá Biển Galilê bữa đó rồi.
Suy Niệm
Đức Giêsu và các môn đệ chèo thuyền ra Biển Galilê. Sóng gió nổi lên khiến thuyền đánh cá tưởng chìm. Nhưng Đức Giêsu vẫn cứ ngủ say. Các môn đệ hốt hoảng đánh thức Ngài dậy,
— Thầy ơi, xin cứu chúng con.
Đức Giêsu thức dậy, Ngài la mắng sóng gió. Bốn phiá Biển Galilê (bỗng dưng) trở nên yên lặng như tờ.
Cuộc đời nào chẳng có sóng gió. Bao nhiêu lần rồi, sóng đời cuồn cuộn dâng cao như muốn nhận chìm như muốn đập nát mảnh thuyền hồn sâu một thước hai nhỏ bé.
Thuyền hồn nào chẳng mỏng manh dễ vỡ như thủy tinh.
Đau xé nát một lời nói.
Buồn hằn khóe mắt một chuyện tình.
Sầu tủi duyên kiếp số phận hẩm hiu.
Hờn giận người không giữa lời hứa thủy chung.
Thất bại trong đời. Giờ lại tay trắng.
Bệnh tật. Ung thư. Chạy chemotherapy, tóc rụng sói sọi.
Bao nhiêu lần rồi con muốn buông xuôi bỏ cuộc. Sóng nước biển đời tiếp tục dâng cao. Mình con bơ vơ trơ trụi như chiếc lá khô giữa mặt biển đang cuồn cuộn nổi cơn ba đào.
— Thầy ơi...
Lời Nguyện
Chúa ơi, giữa cơn sóng gió trần gian, con cần Chúa!
— Thầy ơi, cứu con...
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
Chú Thích
[1] Năm 1986, tại bờ biển Galilê người ta khám phá ra một cái thuyền đánh cá có chiều dài 8.2m, chiều rộng 2.3m, chiều sâu 1.2m. Dùng Carbon 14, khoa học gia đo được tuổi đời của thuyền đánh cá vào khoảng 100 BC và 71 AD.