Phúc trình hàng năm của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế cho rằng những hành vi vi phạm tự do tín ngưỡng ở Việt Nam lan tràn trên khắp nước, nhưng đặc biệt nghiêm trọng trong các vùng cao nguyên Trung phần và cao nguyên Tây Bắc
Tin của hãng thông tấn Pháp đánh đi từ Washington hôm thứ Năm cho biết phúc trình hàng năm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế cho rằng trong năm 2003, những hành vi vi phạm tự do tín ngưỡng ở Việt Nam lan tràn trên khắp nước, nhưng đặc biệt nghiêm trọng trong vùng cao nguyên Trung phần và cao nguyên Tây Bắc.
Phúc trình này nêu lên điều mà giới hữu trách Hoa Kỳ gọi là những mưu toan của nhà cầm quyền Hà Nội nhằm hạn chế tự do tín ngưỡng, và điều này có phần chắc sẽ khiến cho một vụ tranh chấp giữa đôi bên về vấn đề nhân quyền bùng ra trở lại. Trong vài tháng qua, Washington và Hà Nội đã công khai đả kích lẫn nhau vì vấn đề tự do tôn giáo, một trong vài vấn đề gây cản trở cho những nỗ lực nhằm loại bỏ mối hiềm khích còn sót lại từ thời chiến tranh Việt Nam. Bản phúc trình, công bố hôm thứ Năm, gộp chung Việt Nam vào nhóm những quốc gia nằm dưới sự cai trị của những chính phủ độc tài và chính phủ toàn trị, những chính phủ xem các tổ chức tôn giáo là kẻ thù của nhà nước.
Theo phúc trình này, giới hữu trách Việt Nam đã tìm cách ép buộc nhiều tín đồ Tin Lành thuộc sắc tộc Hmong và những sắc dân thiểu số khác tại các tỉnh vùng Tây Bắc và nhiều người Thượng tại các tỉnh vùng cao nguyên Trung phần phải từ bỏ tín ngưỡng của họ. Ngoài ra, công an cảnh sát Việt Nam còn bắt bớ và đánh đập những tín đồ Cơ đốc giáo trong những vùng núi non mà đa số cư dân là người sắc tộc thiểu số. Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục cấm không cho những tổ chức mà họ xem là những tổ chức tôn giáo bất hợp pháp được phép hoạt động, bao gồm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, các giáo hội Tin Lành tại gia, cùng với những tổ chức không được nhà cầm quyền chấp thuận của các tín đồ Hòa Hảo và Cao Đài. Giới hữu trách Việt Nam cũng chủ động ngăn trở không cho dân chúng tham gia những tổ chức vừa kể.
Mặc dầu vậy, đại sứ lưu động của Hoa Kỳ đặc trách vấn đề tự do tôn giáo quốc tế, ông John Hanford nói rằng ông đã nhận được những tin đáng mừng là nhiều người trong số những người bị giam cầm vì lý do tôn giáo mà ông đã nêu lên với chính phủ ở Hà Nội hồi tháng 10 trong chuyến công du Việt Nam đã được trả tự do.
Tháng 9 vừa qua, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Quốc hội Mỹ đã yêu cầu ngoại trưởng Colin Powell đề nghị ghi tên Việt Nam vào danh sách những nước đáng đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo. Nếu được chấp thuận, đề nghị vừa kể có thể dẫn đến việc áp dụng các biện pháp chế tài đối với Việt Nam. Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế đã yêu cầu như thế sau khi ba người cháu của linh mục Nguyễn Văn Lý bị tòa án Việt Nam kêu án tù vì họ đã cung cấp thông tin cho những nhân vật tranh đấu ở Mỹ về tình trạng trong tù của linh mục Lý và về tình trạng tôn giáo ở Việt Nam.
Tuy vẫn thường xuyên chỉ trích thành tích nhân quyền của Việt Nam, đặc biệt là trong lãnh vực tự do tôn giáo, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ cho đến nay vẫn chưa đề nghị Tổng thống Bush ghi tên Việt Nam vào danh sách những nước đáng đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo.
Trong một thông cáo phổ biến hôm thứ Sáu, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng nói rằng phúc trình của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chứa đựng những tuyên bố có tính chất thiên lệch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam và dựa trên những thông tin sai lạc mà chính phủ Việt Nam đã nhiều lần bác bỏ.
Ông Lê Dũng còn nói thêm rằng phúc trình này không phù hợp với những diễn tiến tích cực trong các mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Người phát ngôn của bộ ngoại giao Việt Nam cũng lập lại câu nói mà các giới chức Hà Nội vẫn thường tuyên bố là giới hữu trách Việt Nam không bắt bớ, câu lưu, hay giam lỏng bất cứ một ai vì lý do tôn giáo.(VOA)
Tin của hãng thông tấn Pháp đánh đi từ Washington hôm thứ Năm cho biết phúc trình hàng năm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế cho rằng trong năm 2003, những hành vi vi phạm tự do tín ngưỡng ở Việt Nam lan tràn trên khắp nước, nhưng đặc biệt nghiêm trọng trong vùng cao nguyên Trung phần và cao nguyên Tây Bắc.
Phúc trình này nêu lên điều mà giới hữu trách Hoa Kỳ gọi là những mưu toan của nhà cầm quyền Hà Nội nhằm hạn chế tự do tín ngưỡng, và điều này có phần chắc sẽ khiến cho một vụ tranh chấp giữa đôi bên về vấn đề nhân quyền bùng ra trở lại. Trong vài tháng qua, Washington và Hà Nội đã công khai đả kích lẫn nhau vì vấn đề tự do tôn giáo, một trong vài vấn đề gây cản trở cho những nỗ lực nhằm loại bỏ mối hiềm khích còn sót lại từ thời chiến tranh Việt Nam. Bản phúc trình, công bố hôm thứ Năm, gộp chung Việt Nam vào nhóm những quốc gia nằm dưới sự cai trị của những chính phủ độc tài và chính phủ toàn trị, những chính phủ xem các tổ chức tôn giáo là kẻ thù của nhà nước.
Theo phúc trình này, giới hữu trách Việt Nam đã tìm cách ép buộc nhiều tín đồ Tin Lành thuộc sắc tộc Hmong và những sắc dân thiểu số khác tại các tỉnh vùng Tây Bắc và nhiều người Thượng tại các tỉnh vùng cao nguyên Trung phần phải từ bỏ tín ngưỡng của họ. Ngoài ra, công an cảnh sát Việt Nam còn bắt bớ và đánh đập những tín đồ Cơ đốc giáo trong những vùng núi non mà đa số cư dân là người sắc tộc thiểu số. Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục cấm không cho những tổ chức mà họ xem là những tổ chức tôn giáo bất hợp pháp được phép hoạt động, bao gồm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, các giáo hội Tin Lành tại gia, cùng với những tổ chức không được nhà cầm quyền chấp thuận của các tín đồ Hòa Hảo và Cao Đài. Giới hữu trách Việt Nam cũng chủ động ngăn trở không cho dân chúng tham gia những tổ chức vừa kể.
Mặc dầu vậy, đại sứ lưu động của Hoa Kỳ đặc trách vấn đề tự do tôn giáo quốc tế, ông John Hanford nói rằng ông đã nhận được những tin đáng mừng là nhiều người trong số những người bị giam cầm vì lý do tôn giáo mà ông đã nêu lên với chính phủ ở Hà Nội hồi tháng 10 trong chuyến công du Việt Nam đã được trả tự do.
Tháng 9 vừa qua, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Quốc hội Mỹ đã yêu cầu ngoại trưởng Colin Powell đề nghị ghi tên Việt Nam vào danh sách những nước đáng đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo. Nếu được chấp thuận, đề nghị vừa kể có thể dẫn đến việc áp dụng các biện pháp chế tài đối với Việt Nam. Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế đã yêu cầu như thế sau khi ba người cháu của linh mục Nguyễn Văn Lý bị tòa án Việt Nam kêu án tù vì họ đã cung cấp thông tin cho những nhân vật tranh đấu ở Mỹ về tình trạng trong tù của linh mục Lý và về tình trạng tôn giáo ở Việt Nam.
Tuy vẫn thường xuyên chỉ trích thành tích nhân quyền của Việt Nam, đặc biệt là trong lãnh vực tự do tôn giáo, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ cho đến nay vẫn chưa đề nghị Tổng thống Bush ghi tên Việt Nam vào danh sách những nước đáng đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo.
Trong một thông cáo phổ biến hôm thứ Sáu, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng nói rằng phúc trình của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chứa đựng những tuyên bố có tính chất thiên lệch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam và dựa trên những thông tin sai lạc mà chính phủ Việt Nam đã nhiều lần bác bỏ.
Ông Lê Dũng còn nói thêm rằng phúc trình này không phù hợp với những diễn tiến tích cực trong các mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Người phát ngôn của bộ ngoại giao Việt Nam cũng lập lại câu nói mà các giới chức Hà Nội vẫn thường tuyên bố là giới hữu trách Việt Nam không bắt bớ, câu lưu, hay giam lỏng bất cứ một ai vì lý do tôn giáo.(VOA)