Trong nghề báo ở Việt Nam hiện nay người ta ít nói đến Phan Khôi (1887-1959).
Ngay cả trong giới biết về văn học thì tên tuổi Phan Khôi được biết đến với tư cách tác giả của Tình Già và sau là một trong những văn nghệ sỹ bị đàn áp trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm.
Tình Già được coi là một trong những tác phẩm khai trương phong trào văn học mới bằng chữ Quốc Ngữ ở Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Nay nhà phê bình Lại Nguyên Ân cho ra cuốn ‘Phan Khôi, tác phẩm đăng báo 1928’, mở ra một cái nhìn mới về con người và tư tưởng của Phan Khôi.
Một cái nhìn mới về Phan Khôi
Chỉ trong các bài đăng trên tờ Đông Pháp Thời Báo của Diệp Văn Kỳ tại Saigon năm 1928, Phan Khôi hiện rõ như một nhà báo tài năng, một người cổ vũ cho tư tưởng duy lý Tây Phương, phê phán một cách hài hước các thói xấu của thực dân và quan lại phong kiến.
Ông châm biếm cả các toàn quyền Pháp, những nhân vật cao cấp nhất của chính quyền thuộc địa Đông Dương.
Đây là điều có thể khiến những người làm báo thời nay ở Việt Nam khó tưởng tượng ra.
Trong bài phỏng vấn với BBC ngày 20/12 vừa qua, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng sức làm việc và sự sáng tạo lớn lao như vậy của Phan Khôi là nhờ một môi trường văn hóa đa dạng, độc đáo thời Pháp thuộc ở Nam Kỳ.
Theo ông Lại Nguyên Ân, các tác giả thuộc thế hệ Phan Khôi biết chữ Hán nên đọc được cách sách báo chuyển tải những tư tưởng mới lạ từ Hong Kong, Trung Hoa Dân Quốc và Nhật Bản.
Họ còn sử dụng tiếng Pháp trong khi giao tiếp và nghiên cứu và tiếp xúc với văn hóa Phương Tây qua đường Pháp ngữ.
Và tiếng Việt-chữ Quốc Ngữ-chính là phương tiện vừa do họ sử dụng, vừa do họ sáng tạo, xây dựng nên.
Ngoài ra, chính sách kiểm duyệt của Pháp cũng chỉ hạn chế những tài liệu có tính kích động lật đổ. Những tác phẩm văn học, các bài báo đăng ở Nam Kỳ-xứ thuộc địa của Pháp-được hưởng một chế độ kiểm duyệt khá là tự do.
Vì thế, không có gì lại nếu Phan Khôi có những thành công trong một môi trường sáng tác như vậy.
Ông Lại Nguyên Ân cũng cho rằng công việc của ông là tìm lại những nhân vật có đóng góp cho báo chí và văn học Việt Nam mà nhiều thập niên qua không được nhắc đến.
Giới nghiên cứu nhà nước từ trước đến nay tập trung chủ yếu vào những tác giả tham gia kháng chiến.
Ông Lại Nguyên Ân đã đến cả các thư viện ở Pháp và Hoa Kỳ để tìm đọc những bản vi phim chụp các báo thời Pháp thuộc ở Đông Dương để đọc các bài của Phan Khôi.
Con người và số phận
Sau năm 1945, Phan Khôi phải ra Hà Nội lánh nạn vì gặp khó khăn với chính quyền Việt Minh ở quê nhà tại Quảng Nam sau khi ông đấu tranh với họ để bảo vệ đền thờ Hoàng Diệu là ông ngoại của ông.
Tại Hà Nội, Phan Khôi trú ngụ ở 80 Quán Thánh với nhóm bạn Tự Lực Văn Đoàn.
Sau đó ông lên Việt Bắc đi kháng chiến. Trong thời gian đó ông có tham gia các hoạt động văn nghệ và ủng hộ cuộc kháng chiến.
Năm 1956, ông được cử đi Trung Quốc cùng nhà thơ Tế Hanh dự hội nghị kỷ niệm Lỗ Tấn.
Trong thời gian 1956-57, là một trong những người thành lập tờ Nhân Văn và có các bài phê phán giới lãnh đạo văn nghệ lúc bấy giờ, ông bị cấm sáng tác cho đến khi qua đời năm 1959 tại Hà Nội.
Theo lời kể lại, người con trai của ông khi đó là một cán bộ đảng, đã không dám đến dự đám tang cha mà chỉ cải trang làm một người tình cờ, dắt xe đạp đi trên vỉa hè trong lúc đám tang đi dưới lòng đường.
Trong nhiều thập niên sau đó tên tuổi ông bị lãng quên và cho đến tận bây giờ, sự nghiệp báo chí của ông cũng ít được giới thiệu.
Trước năm 1975 ở trong Nam có Thanh Lãng và một số người cũng viết về Phan Khôi.
Ngày nay, ngoài Lại Nguyên Ân có gia đình họ Phan ở Quảng Nam có xuất bản sách về Phan Khôi. (BBC)
Ngay cả trong giới biết về văn học thì tên tuổi Phan Khôi được biết đến với tư cách tác giả của Tình Già và sau là một trong những văn nghệ sỹ bị đàn áp trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm.
Tình Già được coi là một trong những tác phẩm khai trương phong trào văn học mới bằng chữ Quốc Ngữ ở Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Nay nhà phê bình Lại Nguyên Ân cho ra cuốn ‘Phan Khôi, tác phẩm đăng báo 1928’, mở ra một cái nhìn mới về con người và tư tưởng của Phan Khôi.
Một cái nhìn mới về Phan Khôi
Chỉ trong các bài đăng trên tờ Đông Pháp Thời Báo của Diệp Văn Kỳ tại Saigon năm 1928, Phan Khôi hiện rõ như một nhà báo tài năng, một người cổ vũ cho tư tưởng duy lý Tây Phương, phê phán một cách hài hước các thói xấu của thực dân và quan lại phong kiến.
Ông châm biếm cả các toàn quyền Pháp, những nhân vật cao cấp nhất của chính quyền thuộc địa Đông Dương.
Đây là điều có thể khiến những người làm báo thời nay ở Việt Nam khó tưởng tượng ra.
Trong bài phỏng vấn với BBC ngày 20/12 vừa qua, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng sức làm việc và sự sáng tạo lớn lao như vậy của Phan Khôi là nhờ một môi trường văn hóa đa dạng, độc đáo thời Pháp thuộc ở Nam Kỳ.
Theo ông Lại Nguyên Ân, các tác giả thuộc thế hệ Phan Khôi biết chữ Hán nên đọc được cách sách báo chuyển tải những tư tưởng mới lạ từ Hong Kong, Trung Hoa Dân Quốc và Nhật Bản.
Họ còn sử dụng tiếng Pháp trong khi giao tiếp và nghiên cứu và tiếp xúc với văn hóa Phương Tây qua đường Pháp ngữ.
Và tiếng Việt-chữ Quốc Ngữ-chính là phương tiện vừa do họ sử dụng, vừa do họ sáng tạo, xây dựng nên.
Ngoài ra, chính sách kiểm duyệt của Pháp cũng chỉ hạn chế những tài liệu có tính kích động lật đổ. Những tác phẩm văn học, các bài báo đăng ở Nam Kỳ-xứ thuộc địa của Pháp-được hưởng một chế độ kiểm duyệt khá là tự do.
Vì thế, không có gì lại nếu Phan Khôi có những thành công trong một môi trường sáng tác như vậy.
Ông Lại Nguyên Ân cũng cho rằng công việc của ông là tìm lại những nhân vật có đóng góp cho báo chí và văn học Việt Nam mà nhiều thập niên qua không được nhắc đến.
Giới nghiên cứu nhà nước từ trước đến nay tập trung chủ yếu vào những tác giả tham gia kháng chiến.
Ông Lại Nguyên Ân đã đến cả các thư viện ở Pháp và Hoa Kỳ để tìm đọc những bản vi phim chụp các báo thời Pháp thuộc ở Đông Dương để đọc các bài của Phan Khôi.
Con người và số phận
Sau năm 1945, Phan Khôi phải ra Hà Nội lánh nạn vì gặp khó khăn với chính quyền Việt Minh ở quê nhà tại Quảng Nam sau khi ông đấu tranh với họ để bảo vệ đền thờ Hoàng Diệu là ông ngoại của ông.
Tại Hà Nội, Phan Khôi trú ngụ ở 80 Quán Thánh với nhóm bạn Tự Lực Văn Đoàn.
Sau đó ông lên Việt Bắc đi kháng chiến. Trong thời gian đó ông có tham gia các hoạt động văn nghệ và ủng hộ cuộc kháng chiến.
Năm 1956, ông được cử đi Trung Quốc cùng nhà thơ Tế Hanh dự hội nghị kỷ niệm Lỗ Tấn.
Trong thời gian 1956-57, là một trong những người thành lập tờ Nhân Văn và có các bài phê phán giới lãnh đạo văn nghệ lúc bấy giờ, ông bị cấm sáng tác cho đến khi qua đời năm 1959 tại Hà Nội.
Theo lời kể lại, người con trai của ông khi đó là một cán bộ đảng, đã không dám đến dự đám tang cha mà chỉ cải trang làm một người tình cờ, dắt xe đạp đi trên vỉa hè trong lúc đám tang đi dưới lòng đường.
Trong nhiều thập niên sau đó tên tuổi ông bị lãng quên và cho đến tận bây giờ, sự nghiệp báo chí của ông cũng ít được giới thiệu.
Trước năm 1975 ở trong Nam có Thanh Lãng và một số người cũng viết về Phan Khôi.
Ngày nay, ngoài Lại Nguyên Ân có gia đình họ Phan ở Quảng Nam có xuất bản sách về Phan Khôi. (BBC)