Khi phán quyết về hôn nhân đồng tính, phe đa số của chánh án Kennedy dựa vào các lý do sau đây (1) theo thống kê, sự lôi cuốn đồng tính là một nét bình thường trong tính dục con người; (2) không thể thay đổi được nó bằng các can thiệp kỹ thuật của y khoa hiện đại; và (3) thành thử nó là một điều gì đó khác hơn là một căn bệnh.
Đúng là thống kê cho thấy hiện nay tại Hoa Kỳ, số người ủng hộ hôn nhân đồng tính nhiều hơn số người phản đối nó và khuynh hướng này rất nhất quán ít nhất từ năm 2001 tới năm 2015. Theo Pew, Năm 2001, số người ủng hộ hôn nhân đồng tính chỉ có 35%, trong khi những người chống đối chiếm 57%. Nhưng năm 2015, số người ủng hộ chiếm 55% trong khi số người chống đối chiếm 39%.
Điều đáng nói là xu hướng của người Công Giáo: năm 2001, 40% người Công Giáo ủng hộ hôn nhân đồng tính, nhưng tới năm 2015, họ chiếm tới 57%, vượt quá cả tỷ lệ của cả nước nói chung, chỉ thua người Thệ Phản Da Trắng (62%) nhưng hơn hẳn người Thệ Phản Da Đen (34%) và nhất là người Thệ Phản Da Trắng Tin Lành (white evangelical protestants) (24%). Chẳng lạ gì chánh án Kennedy, tuy là người Công Giáo, nhưng đã trở thành người cầm trịch phán quyết hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Không ai hoài nghi tính khoa học của các con số thống kê trên, nếu chỉ xét tới khía cạnh “end product” (sản phẩm cuối cùng) của nó. Ít có người thắc mắc do đâu mà có những con số như vậy. Như trên đã nói phe đồng tính đã và đang dùng đủ mọi phương tiện để len lỏi vào những cơ phận có ảnh hưởng lớn thuộc mọi phạm vi của đời sống xã hội để nhịp nhàng lèo lái tâm thức xã hội về phía họ. Họ không ngại “mua chuộc” cả thần học, như trên đã nói, song song với các ngành học thuật khác mà mạnh nhất vẫn là khoa học.
Diễn biến khoa học
Năm 1973, Hội Tâm Thần Hoa Kỳ chính thức loại đồng tính luyến ái ra khỏi bảng liệt kê các bệnh tâm thần mà chính họ đã liệt kê đầu tiên, và do đó, mở đầu cho một chiến dịch đại thể và ồ ạt tranh đấu đòi quyền bình đẳng cho người đồng tính.
Chandler Burr, một người đồng tính, trong bài “Homosexualtity and Biology”, cho rằng việc một số người làm tình với người đồng tính đã có từ thời cổ đại. Nhưng người ta lưu ý tới các hành vi đồng tính, chứ không lưu ý tới người làm hành vi ấy. Ngay thời Trung Cổ, dù hành vi đồng tính bị coi là một tội, nhưng người làm hành vi này không bị coi như một loại người khác. Thậm chí khỏang giữa thế kỷ 17 và thế kỷ 18, hành vi đồng tính còn bị coi là tội phạm nữa, nhưng người đồng tính vẫn không bị coi là một loại người bất thường.
Tâm thức trên thay đổi vào thế kỷ 19, khi ngành y khoa và nhất là ngành tâm thần coi đồng tính luyến ái là một hình thức của bệnh tâm thần. Cho tới thập niên 1940, đồng tính luyến ái vẫn được thảo luận như là một khía cạnh rối loạn nhân cách có tính tâm thần, hoang tưởng và xa lánh giao tiếp xã hội (schizoid).
Thái độ trên bắt đầu thay đổi với Alfred Kinsey. Trong phúc trình viết năm 1948 tựa là Tác Phong Tính Dục Nơi Người Phái Nam, nhà nghiên cứu tính dục này cho rằng đồng tính xẩy ra trong mọi gia đình, giai cấp, và bối cảnh giáo dục và địa dư. Nhưng chính Kinsey thì chưa có khả năng quả quyết đồng tính luyến ái không phải là một căn bệnh.
Chandler cho rằng khả năng này phải đợi tới năm 1956 với phúc trình của Evelyn Hooker đệ nạp tại Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ, mới có cơ phát triển. Nữ tâm lý gia này vốn được giáo dục để tin rằng đồng tính luyến ái là một bệnh tâm thần. Nhưng một ngày kia, người học trò đồng tính của cô khẩn khoản thưa với cô: “Này Evelyn, nhiệm vụ khoa học gia của cô là phải nghiên cứu những người như tôi”. Cô do dự. Nhưng rồi một khoa học gia khác khuyên cô nên làm cuộc nghiên cứu này: “anh ta nói đúng, mình đâu có biết gì về những người như anh ta”. Thế là, sau khi tìm và nhận được một cấp khoản của Viện Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Gia, cô chọn 30 người đàn ông đồng tính làm đối tượng nghiên cứu và 30 người đàn ông không đồng tính làm đối tượng so sánh (controls). Tất cả những người này chưa bao giờ nhận được sự điều trị tâm thần nào.
Cô cho họ làm nhiều trắc nghiệm tâm lý, kể cả trắc nghiệm Rorschach (ink-blot) để tạo ra 60 hồ sơ tâm lý. Cô loại bỏ bất cứ dấu chỉ căn cước nào khỏi 60 hồ sơ này, rồi trao chúng cho 3 tâm lý gia nổi tiếng giải thích. Cả ba tâm lý gia này đều không nhận ra ai là đồng tính ai là dị tính. Kết quả này chứng tỏ không thể định nghĩa đồng tính luyến ái là một bệnh tâm thần. Chính vì thế năm 1973, Hội Tâm Thần Hoa Kỳ đã loại nó ra khỏi bảng liệt kê các bệnh tâm thần của mình (DSM: Diagnostic and Statistical Manual).
Thực ra, vấn đề không đơn giản như thế. Robert R. Reilly, tác giả cuốn “Making Gay OK: How Rationalizing Homosexual Behavior Is Changing Everything” (Ignatius Press, 2014) và là cựu giám đốc Đài VOA, cựu phụ tá đặc biệt của TT R. Reagan, thì cho rằng quyết định trên là do sự dàn dựng của các nhà tranh đấu đồng tính.
Thực thế, theo Tiến Sĩ Ronald Bayer, một bác sĩ tâm thần ủng hộ đồng tính luyến ái, và là tác giả cuốn Đồng Tính Luyến Ái và Tâm Thần Học Hoa kỳ: Đường Lối Chính Trị của Chẩn Đoán (1981), vào năm 1970, các người cổ vũ đồng tính luyến ái đã tấn công Hiệp Hội Tâm Thần lần đầu tiên khi Hiệp Hội này tổ chức hội nghị tại San Francisco. Họ cắt ngang lời các diễn giả, la ó giễu cợt các bác sĩ tâm thần nào coi đồng tính luyến ái là rối loạn tâm lý. Năm sau, nhà vận động đồng tính Frank Kameny cùng với Mặt Trận Giải Phóng Đồng Tính đã diễu hành phản đối hội nghị của APA. Tại hội nghị 1971, Kameny đã cướp micrô và thét lên: “Giới chuyên gia tâm thần là hiện thân của kẻ thù. Các nhà tâm thần đã khơi mào một cuộc chiến hủy diệt không có hồi kết chống lại chúng tôi. Các ông nên xem đây là sự tuyên chiến chống lại các ông.”
Những người đồng tính đã giả mạo giấy tờ của Hiệp Hội và tiếp cận được khu vực trưng bày của hội nghị. Họ đe dọa bất cứ ai cho rằng đồng tính luyến ái cần phải được chữa trị. Kameny đã tìm được một đồng minh trong Hiệp Hội Tâm Thần Hoa Kỳ là Kent Robinson, người đã giúp ông yêu cầu loại đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần. Tại hội nghị năm 1972, những người hoạt động của phong trào đồng tính luyến ái đã được phép lập một gian trưng bày trong hội nghị với cái tên: “Đồng Tính-Tự Hào- Lành Mạnh.”
Kameny sau đó được phép trở thành một thành phần của ban hội thẩm, cùng các bác sĩ tâm thần thảo luận về đồng tính luyến ái. Việc loại đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách chẩn đoán bệnh là kết quả của quyền lực chính trị, sự đe dọa nhưng không phải là những khám phá khoa học. Với nhiều sức ép chính trị, một ủy ban của Hiệp Hội đã họp kín năm 1973 và biểu quyết rút đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh lý tâm thần.
Theo lời Tiến Sĩ Jeffrey Santinnover, tác giả cuốn Đồng Tính Luyến Ái và Chính Trị của Sự Thật, những người phản đối điều trên sẽ có 15 phút để phản biện. Tất nhiên họ không kịp xoay chuyển. Trong khi ấy, tổ chức Lực Lượng Những Người Đồng Tính Quốc Gia đã mua danh sách địa chỉ thư tín của các thành viên Hiệp Hội và gửi một lá thư đến các thành viên này, thúc giục họ bỏ phiếu để rút đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách rối nhiễu tâm thần. Không một thành viên nào biết được được rằng những thư tín đó được chi trả bởi nhóm cổ vũ đồng tính này.
Theo lời Satinnover, “hiện tại, càng lúc càng thấy rõ hơn quyết định của Hiệp Hội Tâm Thần năm 1973 bị thúc đẩy bởi chính trị nhiều như thế nào. Khi tham dự một hội thảo tại Anh năm 1994, tôi gặp một người, anh đã kể tôi nghe một chuyện mà anh chưa nói với ai. Anh ta đã từng sống trong giới đồng tính nhiều năm nhưng sau đó không tiếp tục nữa. Anh thuật lại tỉ mỉ rằng sau quyết định của Hiệp Hội Tâm Thần Hoa Kỳ năm 1973, anh ấy và người tình đồng tính cùng với một nhân vật cấp cao trong Ban Quản trị của Hiệp Hội và người tình đồng tính của nhân vật ấy đã tổ chức ăn mừng chiến thắng của họ như thế nào. Ông ta chính là một trong số những người nhân vật đồng tính được có vị trí cao trong Hiệp Hội, đã lèo lái mọi sự nhằm bảo đảm một chiến thắng bằng cách mua chuộc những nhân vật cao nhất để rồi trưng ra cho công chúng những thứ như thể chúng là một sự tìm tòi vô vị lợi vì sự thật.”
Trước hội nghị năm 1973 của Hiệp Hội Tâm Thần Hoa Kỳ, nhiều bác sĩ tâm thần đã cố gắng tập hợp nhau phản đối những nỗ lực của những người đồng tính luyến ái đang muốn loại hành vi tình dục đồng tính ra khỏi danh sách bệnh tâm thần. Đứng đầu nhóm bác sĩ này là Tiến sĩ Irving Bieber và Charles Socarides, những người đã thành lập ủy ban phản đối việc loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần.
Trong cuốn Chính Sách về Tình Dục và Lập Luận Khoa Học: Vấn Đề Đồng Tính Luyến Ái, Bác Sĩ Socarides cho hay “Để tuyên bố một căn bệnh ‘không phải là bệnh’, một nhóm các bác sĩ đa khoa (practitioner) đã loại nó ra khỏi danh sách các rối nhiễu tâm tính dục. Hành động này càng đáng nói hơn khi người ta xem nó như một hành động xem thường và loại bỏ một cách tùy tiện không chỉ hàng trăm báo cáo tâm thần học, phân tâm học mà còn gạt đi những nghiên cứu nghiêm túc của những nhóm bác sĩ tâm thần, các nhà tâm lý và giáo dục trong hơn 70 năm qua…”
Socarides nói tiếp: “Trong 18 năm sắp tới, quyết định này của Hiệp Hội sẽ như một con ngựa thành Troy, nó sẽ mở toang những cánh cổng để làm lan rộng những thay đổi xã hội và tâm lý trong những thói quen tập quán tình dục và hơn thế nữa. Quyết định này sẽ được sử dụng trong nhiều dịp, cho nhiều mục đích nhằm bình thường hóa chuyện đồng tính và nâng tầm nó lên đến một mức độ đáng trân trọng.
“Đối với một số nhà tâm thần học Hoa Kì, hành động loại bỏ này vẫn là một sự nhắc nhở ớn lạnh, đó là nếu người ta không chiến đấu cho những nguyên tắc mang tính khoa học thì những nguyên tắc đó sẽ bị mất đi – một lời cảnh tỉnh: nếu người ta không chấp nhận những ngoại lệ đối với khoa học, chúng ta sẽ trở thành cái bẫy của óc bè phái chính trị và là phương tiện truyền bá những điều dối trá cho đám đông quần chúng cả tin, thiếu thông tin, cho cả ngành y và khoa học nghiên cứu hành vi”.
Thua keo này bày keo khác
Việc Hiệp Hội Tâm Thần Hoa Kỳ bị vạch mặt như trên không làm nản lòng những người tranh đấu cho đồng tính. Họ quay qua các lãnh vực khác, các lãnh vực mà họ tin là sẽ đủ mạnh để đánh gục lý chứng những người chống đối đồng tính luyến ái.
Mà dù kết luận của Hiệp Hội Tâm Thần Hoa Kỳ có dựa trên khoa học đi chăng nữa, thì theo Chandler Burr, nó vẫn chỉ cho người ta thấy đồng tính luyến ái không là gì mà thôi, chứ chưa cho biết nó là cái gì và nhất là do đâu mà có. Căn bệnh học (etiology) vì thế chắc chắn phải nhờ sinh học thần kinh (neurobiology). Câu hỏi là: về phương diện sinh học, người đồng tính và người dị tính có khác nhau hay không?
Trước khi trả lời câu hỏi trên, các nhà sinh học muốn trước nhất trả lời câu hỏi có liên hệ: về phương diện thần kinh học, đàn ông khác đàn bà như thế nào?
Năm 1959, tại ĐH California ở Los Angeles, nhà thần kinh và nội tiết học (neuroendocrinologist) Charles Barraclough thấy rằng nếu một con chuột cái ngay trước hoặc sau khi sinh được chích testosterone, tức kích thích tố sinh dục nam, thì con chuột cái này mãi mãi vô sinh vì mất khả năng rụng trứng. Ngược lại, năm 1965, tại ĐH Oxford, nhà thần kinh và nội tiết học Geoffrey Harris khám phá thấy rằng nếu chích estrogen (kích thích tố sinh dục nữ) cho một con chuột đực đã lớn nhưng bị bị lấy mất testosterone từ trước, thì con chuột này có hiện tượng trải qua diễn trình rụng trứng như một con chuột cái bình thường.
Nghiên cứu thêm, Harris nhận ra một bất cân xứng: một con chuột đực mới sinh bị lấy mất testosterone sẽ có hiện tượng rụng trứng như con chuột cái, nhưng một con chuột cái mới sinh bị mất estrogen vẫn tiếp tục phát triển như con chuột cái: dù buồng trứng đã bị cắt bỏ, óc của nó vẫn sản sinh kích thích tố để rụng trứng. Thành thử, các khoa học gia hiểu ra rằng không có testosterone, thiết kế di truyền nam tính vô giá trị. Thực vậy, để óc con chuột đực được tổ chức thực sự như con đực, nó phải có testosterone nội trong 5 ngày đầu đời. Sau 5 ngày đó, cửa may mắn có nam tính của nó bị đóng lại, và con đực di truyền sẽ lớn lên với một óc “cái”. Ngược lại, óc con chuột cái không cần estrogen để được tổ chức; cứ để yên, nó vẫn trở thành con chuột cái.
Tóm lại, “óc ngầm định” (default brain) cho cả hai giới tính chuột là nữ, và testosterone cần thiết cho cả việc tạo ra óc nam lẫn việc tạo ra bộ phận sinh dục nam. Ý niệm này được khoa sinh học thần kinh dùng để nghiên cứu nguồn gốc xu hướng tính dục, căn cứ vào nguyên tắc “dị biệt hóa tính dục bộ óc”.
Nguyên tắc trên dẫn các nhà khoa học tới việc khám phá ra sự khác biệt trông thấy giữa óc chuộc đực và óc chuột cái. Chúng khác nhau về con số các nối kết tiếp hợp (synapses) giữa các tế bào óc tại vùng hypothalamus (điều khiển thân nhiệt, đói khát, tính dục…): chuột cái có nhiều tiếp hợp hơn, khiến não bộ của nó có hình dáng khác với hình dáng não bộ chuột đực. Họ gọi hiện tượng này là tính lưỡng hình về tính dục (sexual dimorphism).
Nhưng đó là chuột. Nơi óc người liệu có thứ lưỡng hình ấy hay không? Năm 1982, Christine de Lacoste-Utamsine và Ralph Holloway quả quyết là có. Nhưng thực ra, khám phá của họ bị tranh cãi rất nhiều.
Tuy vậy, vào năm 1990, Dick Swaab, một nhà nghiên cứu Hòa Lan, cho rằng mình đã tìm ra một nhóm tế bào trong óc người gọi là nhân thượng giao thoa (suprachiasmatic nucleus). Nhân này có tính lưỡng hình, nhưng đặc biệt lưỡng hình về xu hướng tính dục chứ không hẳn về phái tính nghĩa là ở đàn ông đồng tính, nó lớn gấp đôi so với đàn ông dị tính. Từ đó, có người kết luận về phương diện giải phẫu, có sự khác nhau giữa người đồng tính và người dị tính.
Nhưng theo Simon Levay, một nhà sinh học thần kinh Mỹ, phần óc được Swaab nghiên cứu không liên hệ gì tới việc điều hòa tác phong tính dục. Nhân thượng giao thoa điều khiển nhịp điệu hàng ngày của cơ thể; tính lưỡng hình tại đó chỉ tạo ra một hiệu quả, chứ không phải là nguyên nhân của xu hướng tính dục. Tại sao không khảo sát chính hypothalamus, vùng có liên hệ bẩm sinh với tác phong tính dục.
Năm 1991, LeVay công bố kết luận của mình trong một bài báo tựa là "A Difference in Hypothalamic Structure Between Heterosexual and Homosexual Men" (Một Dị Biệt trong Cơ Cấu Hypothalamus giữa Đàn Ông Dị Tính và Đàn Ông Đồng Tính). Ông bảo hai nhân INAH 2 (interstitial nuclei [nhân kẽ] of the anterior hypothalamus) và INAH 3 trong hypothalamus thì lớn nơi các cá nhân có xu hướng làm tình với đàn bà (tức đàn ông dị tính và đàn bà đồng tính), và nhỏ nơi các cá nhân có xu hướng làm tình với đàn ông (tức đàn bà dị tính và đàn ông đồng tính).
Ông đi đến kết luận đó nhờ mổ xẻ các mô trong óc 40 người đã qua đời, trong đó có 19 người đàn ông đồng tính, tất cả đều qua đời vì bệnh AIDS; 16 người được coi là đàn ông dị tính, trong đó, 6 người chích ma túy và qua đời vì bệnh AIDS; và 6 người được coi là đàn bà dị tính. Không có tế bào nào lấy từ đàn bà đồng tính.
Ông thấy: lượng nhân INAH3 nhiều gấp hai lần nơi đàn ông dị tính, hơn nơi đàn ông đồng tính và cũng có sự dị biệt tương tự giữa đàn ông dị tính và đàn bà dị tính.
Tuy nhiên, chính LeVay, theo Chandler Burr, cũng thừa nhận rằng nghiên cứu của ông có một số vấn đề: mẫu nghiên cứu nhỏ, quá khác nhau về cỡ của các nhân cá thể, và kết quả hơi thiên lệch vì tất cả đàn ông đồng tính đều mắc AIDS cả. Vả lại, cho tới năm 1993, chưa có nhà nghiên cứu nào khác xét nghiệm kết quả của LeVay cả. Burr cho rằng, cho tới lúc có xét nghiệm ấy, ý niệm cho rằng người đồng tính và dị tính khác biệt nhau về giải phẫu học chỉ là một giả thuyết mà thôi.
Chandler Burr cũng cho rằng cả vấn đề lưỡng hình của bộ óc cũng vẫn đang được tranh cãi gay gắt. Nhiều thử nghiệm sau này cho thấy những kết quả không nhất quán. Anne Fausto-Sterling và William Byne liệt kê các thử nghiệm nhằm xét nghiệm tính lưỡng hình tính dục và cho rằng: “1985: không có dị biệt giới tính về hình dáng, chiều rộng hay diện tích. 1988: ba quan sát viên độc lập không phân biệt được nam với nữ. 1989: đàn bà có các diện tích thuộc thể chai (callosal) nhỏ hơn nhưng lại có diện tích lớn hơn về phần trăm ở dải băng (splenium) và dải băng phồng ra hơn”…
Sự không nhất quán trên, theo Burr, một phần do phương pháp sử dụng, tức so sánh óc của những ai, và so sánh thế nào. Người đã chết hay người còn sống? Già hay trẻ hay cả hai? Khỏe mạnh hay đau yếu? Dùng chính bộ óc hay hình chụp?
Kích thích tố và di truyền học
Chính LeVay gọi việc nghiên cứu này là “vở tuồng ướt át kéo dài nhất xưa nay của khoa sinh học thần kinh”. Dù sao, thì cũng không thể dựa vào nó mà đưa ra các kết luận lố lăng. Thiết lập được sự dị biệt không đồng nghĩa với việc tìm được nguyên nhân. Giải phẫu học không phải là căn bệnh học, cùng lắm nó chỉ là khởi điểm cho các nghiên cứu sâu xa hơn về kích thích tố và di truyền học.
Trong nhiều thập niên, các nhà khoa học đã đưa ra “lý thuyết kích thích tố người lớn” về xu hướng tính dục, mà cho rằng người đàn ông đồng tính trưởng thành có lượng testosterone thấp hơn, hay ngược lại có lượng estrogen cao hơn người đàn ông dị tính, và người đàn bà đồng tính và người đàn bà dị tính cũng cho thấy cùng một mẫu mực như vậy.
Năm 1984, Heino Meyer-Bahlburg, một nhà sinh học thần kinh của ĐH Columbia, phân tích kết quả của 27 cuộc nghiên cứu để xét nghiệm lý thuyết trên. Theo ông, nhiều nghiên cứu không cho thấy sự khác nhau nào về mức testosterone và estrogen nơi người đàn ông đồng tính và nơi người đàn ông dị tính. Ba cuộc nghiên cứu cho thấy người đồng tính có mức testosterone thấp hơn nhiều, nhưng ông tin rằng 2 trong 3 cuộc nghiên cứu này không vững về phương diện phương pháp và cuộc nghiên cứu thứ ba cũng ít có giá trị vì tác dụng thuốc an thần của người được nghiên cứu.
Thành thử, các nhà nghiên cứu quay qua các đối tượng tiền sinh (prenatal). Vì họ nghĩ rằng mức kích thích tố khác nhau trước khi sinh có thể tạo ra các xu hướng tình dục khác nhau. Họ tập chú nghiên cứu sự hồi tác của kích thích tố hoàng thể hóa (luteinizing-hormone feedback).
Ta biết óc tiết ra một số kích thích tố, trong đó có kích thích tố hoàng thể hóa (LH), là kích thích tố sẽ khởi diễn việc phát triển trứng trong buồng trứng của người đàn bà. Trứng càng phát triển, buồng trứng càng tiết ra số lượng estrogen nhiều hơn, kích thích não tiết ra LH nhiều hơn, là kích thích tố cổ vũ việc sản xuất thêm nhiều estrogen nữa. Diễn trình này gọi là hồi tác tích cực (positive feedback) . Nơi đàn ông, estrogen hành động thường là để ngăn cản việc sản xuất ra kích thích tố hoàng thể hóa, việc này gọi là hồi tác tiêu cực. Các dị biệt trong hồi tác LH nơi người khiến các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết cho rằng đàn ông đồng tính, vì óc của họ, trước khi sinh, không được các kích thích tố của tinh hoàn tổ chức, giống như đàn bà vậy, nên họ sẽ có hồi tác tích cực LH, giống như đàn bà dị tính, thay vì hồi tác tiêu cực như đàn ông dị tính.
Để chứng minh giả thuyết này, họ phân tích máu đàn ông đồng tính bằng cách chích vào đó một lượng estrogen. Kết quả không lạc quan bao nhiêu. Sự thiếu chắc chắn thuộc hai loại. Trước nhất, câu hỏi là các mẫu hồi tác LH đang tìm kiếm có thực sự hiện hữu nơi người không? Thứ đến, câu hỏi là: dù mẫu hồi tác này có hiện hữu đi chăng nữa liệu nó có nói cho hay được điều gì về các biến cố xẩy ra trước khi sinh?
Các nhà khoa học về thần kinh đã không trả lời nhất quán cho cả hai câu hỏi trên, dù đã cố gắng hết sức. Các cuộc nghiên cứu khác nhau đã đem lại các dữ kiện mâu thuẫn nhau.
Trong một bài báo phát hành năm 1990 của tờ Journal of Child and Adolescent Psychopharmacology, Heino Meyer-Bahlberg, nhà sinh học thần kinh của ĐH Columbia, kết luận rằng “chứng cớ hiện có cho tới nay không nhất quán, phần lớn các cuộc nghiên cứu không thỏa đáng về phương pháp, và ta không thể loại bỏ các giải thích thay thế đối với các kết quả này”.
Chính vì thế, Richard Pillard, một nhà phân tâm học tại ĐH Y Khoa Boston đưa ra một giả thuyết khác về nguồn gốc của đồng tính luyến ái. Theo ông, lúc còn là bào thai (fetuses), con người thuộc cả hai giới tính đều khởi đầu với đủ bộ nguyên bào (anlages) nữ và nam, tức tiền thân của các cơ phận sinh dục bên trong: cửa mình, dạ con, và ống fallopian của đàn bà, và ống dẫn tinh, tuyến tinh dịch và ống xuất tinh của đàn ông. Những ống này có tên là ống Mullerian (nữ) và ống Wolffian (nam), chúng nằm ở phần dưới của bụng.
Lúc thụ thai, một bào thai được cung cấp nhiễm sắc thể giới tính (chromosomal sex) là thứ quyết định nó sẽ phát triển tinh hoàn hay buồng trứng. Nơi người, cũng như nơi chuột, bào thai nữ cứ thế phát triển, không cần bất cứ kích thích tố nào. Diễn trình trở thành nam thì phức tạp hơn, cần tới hai loại kích thích tố: kích thích tố nam (androgen) từ tinh hoàn thúc đẩy ống Wolffian phát triển và chất thứ hai gọi là kích thích tố ngăn cản Mullerian để chặn ống Mullerian không phát triển và phi nữ hóa bào thai nam.
Pillard tin rằng kích thích tố ngăn cản Mullerian có thể ảnh hưởng tới cơ cấu óc. Thiếu nó hay nó hoạt động không đúng cách có thể khiến óc không phi nữ hóa được, do đó, tạo ra tình trạng Pillard gọi là ái nam ái nữ tâm sinh dục (psychosexual androgyny).
Theo Chandler Burr, dù chứng cớ của các cuộc nghiên cứu về kích thích tố, trong một số trường hợp, có cho thấy sinh học đóng vai trò trong xu hướng tính dục, nhưng chưa đạt tới mức có thể kết luận vững chắc. William Byne, chẳng hạn, nói rằng: “Nếu giả thuyết kích thích tố tiền sinh đúng, thì người ta phải thấy tỷ lệ cao các người đồng tính có chứng cớ bị xáo trộn nội tiết trước khi sinh, như các bất bình thường về bộ phận sinh dục hay tuyến sinh dục. Nhưng ta không thấy điều này”.
Nhiều người vì thế đi sâu vào vấn đề bằng cách đi tìm nguyên nhân di truyền học của xu hướng đồng tính. Năm 1963, Kulbir Gill, một khoa học gia từ Ấn Độ nhưng làm việc tại ĐH Yale thử nghiệm trên ruồi dấm Drosophila: áp dụng quang tuyến X vào ruồi dấm rồi quan sát tác phong của con cái chúng, ông nhận thấy ruồi dấm nam do chúng đẻ ra “ve vãn” các con ruồi nam khác, thậm chí leo lên lưng con ruồi dấm nam, nhưng không giao hợp. Đặc tính này truyền tới cả hàng trăm thế hệ về sau. Tính di truyền này có thể áp dụng vào người hay không? Nhà khoa học Jeffrey Hall cho rằng nhân hình hóa tác phong của côn trùng là điều nguy hiểm. Làm sao ta có thể đặt tác phong của ruồi ngang hàng với một chuyện lớn lao vốn sản sinh ra những tri giác thẩm mỹ và trí thức nơi con người, với một điều nói lên cả nhu cầu xúc cảm lẫn tình yêu và cái đau của tình yêu nữa. Hall kết luận: di truyền học về đồng tính nhân bản khó có thể chỉ do một yếu tố như trong ruồi dấm Drosophiala.
Chính vì thế, nhà tâm lý học Michael Bailey của ĐH Northwestern và Richard Pillard của ĐH Boston bắt đầu nghiên cứu các đặc điểm di truyền của những cặp song sinh để tìm ra nguyên nhân của đồng tính nhân bản. Họ so sánh 56 người song sinh từ một trứng duy nhất (monozygotic twins), 54 người song sinh từ hai trứng (dizygotic twins) và 57 anh em nuôi không liên hệ gì về di truyền. Anh em song sinh từ một trứng, mà ta thường gọi là anh em sinnh đôi y hệt nhau (identical twins), rất quan trọng vì họ có bộ gien y hệt nhau, kể cả cặp nhiễm sắc thể tính dục. Nếu đồng tính luyến ái phần lớn do nguồn di truyền, thì càng có liên hệ máu mủ thì xu hướng tính dục càng giống nhau hơn. Và đó là điều hai nhà khoa học này tìm ra. Họ tìm thấy tỷ lệ tương đồng 11% cho anh em nuôi, 22% cho anh em song sinh từ hai trứng và 52% cho anh em song sinh từ một trứng. Từ đó, người ta cho rằng đồng tính luyến ái phần lớn do yếu tố di truyền.
Nhưng phần lớn vẫn không phải là tất cả. Pillard cho rằng các nhập lượng môi trường và sinh học mà đứa trẻ đang phát triển nhận được vừa lớn lao vừa hết sức phức tạp. Theo ông, “bất kể các biến tố khác này là gì, chúng cũng phải hiện diện từ sớm” trong diễn trình phát của đứa nhỏ. Hơn nữa, ông cũng buộc phải thừa nhận rằng: “chắc chắn có những nẻo đường khác nhau dẫn tới cùng một kết quả. Xét về cá thể, chắc chắn có những trường hợp phần lớn hay tất cả do gien, và có những trường hợp rất có thể hoàn toàn do môi trường. Cuộc phân tích của chúng tôi [về các người song sinh] không nói gì về cá thể cả”. Jeffrey Hall cũng nghĩ như thế. Ông cho rằng một tác phong đơn giản như nhẩy cao, chẳng hạn, cũng rất phức tạp về di truyền học, liên hệ tới đủ thứ gien và các yếu tố không ai biết khác. Mà thực sự nhận diện được các gien này lại là một chuyện khác nữa, vì đồng tính luyến ái có thể có tính đa gien (polygenic), trong đó, mỗi gien chỉ có một hậu qủa nhỏ”.
Hiện tình nghiên cứu sinh học đồng tính
Với những trình bầy mà chúng tôi cho là tương đối khách quan trên đây về khuynh hướng đồng tính và nguyên nhân gây ra nó, Chandler Burr, như trên đã nói, vốn là một người đồng tính, vẫn cho rằng “dù là ở một thời điểm tương đối sớm sủa như hiện nay, từ màng nhện đủ thứ phức tạp, người ta càng ngày càng thấy rõ: các yếu tố sinh học đóng một vai trò trong việc xác định ra xu hướng tính dục của con người”. Ông hy vọng một ngày kia người ta sẽ tìm ra một thứ “gien đồng tính”. Tuy nhiên theo ông, “khoa học chỉ có thể là cái giá ọp ẹp để dựng toà nhà nhân quyền. Khoa học có thể soi sáng, giáo huấn, phơi bầy các huyền thoại mà ta vốn sống với. Nó có thể đưa ra các phân biệt khách quan, như giữa bệnh lý học tính dục một bên và bên kia là khuynh hướng tính dục. Nhưng ta không thể dựa trên khoa học để cung cấp các câu trả lời đầy đủ cho các câu hỏi có tính nền tảng liên quan tới nhân quyền, tự do và khoan dung nhân bản. Vấn đề người đồng tính trong sinh hoạt Hoa Kỳ không xuất hiện trong phòng thí nghiệm. Các nguyên tắc để giải quyết vấn đề này cũng không từ đó mà có”.
Trong phần dẫn nhập, Chandler Burr cho rằng điều làm cho khoa học trong trường hợp này trở thành nghi vấn, ngoài những khó khăn kỹ thuật cố hữu trong nghiên cứu sinh học, nhất là nghiên cứu sinh học thần kinh, là ngành nghiên cứu quan trọng nhất trong cuộc tìm hiểu này, phải kể đến bản chất khôn lường (ineffable) của bản ngã tâm sinh dục của ta.
Bản ngã trên bao gồm một vũ trụ kích thích và đáp ứng bao la, đủ mọi nhậy cảm thẩm mỹ và gợi dục. Nhiều người coi các cố gắng dùng các hạn từ sinh học để giải thích vũ trụ này là một thái độ xấc xược, ngạo mạn. Có người không cho đó là ngạo mạn mà chỉ là cường điệu thổi phồng: họ sợ rằng đây chỉ là những khám phá để quảng cáo, không khéo chỉ dẫn tới đường cùng trí thức.
Burr cũng cho rằng điều không ai chối cãi là cuộc nghiên cứu sinh học thần kinh đôi khi được theo đuổi một cach hết sức ngu dốt. Bộ óc vẫn là một cơ quan mầu nhiệm nói chung, chưa kể tới các chức năng chuyên biệt. Phần lớn các khoa học gia vẫn tin là họ chưa biết được bao nhiêu.
Vả lại, theo Burr, hiện nay, vì vấn đề đồng tính sặc mùi chính trị, nên một số nhà nghiên cứu không hẳn được thúc đẩy bởi quan tâm khoa học mà bởi nhiều quan tâm bản thân khác. Chưa kể đa phần các nhà khoa học đang nghiên cứu đồng tính luyến ái đều là người đồng tính.
Có người cho rằng các nhận định trên đây của Burr đã lỗi thời. Từ 1993 đến nay, nhiều phát kiến mới trong lãnh vực này đã được thực hiện làm cho cách nhìn về đồng tính luyến ái đã thay đổi triệt để.
Thực hư ra sao? Bách khoa mở Wikipedia cho rằng: cho đến nay, người ta vẫn chưa chứng minh một cách dứt điểm được yếu tố duy nhất và độc đáo nào xác định ra khuynh hướng tính dục: các nghiên cứu khác nhau đang đưa tới các chủ trương khác nhau, thậm chí chống chọi nhau; nên phần đông các khoa học gia cho rằng một tổng hợp các nhân tố di truyền, kích thích tố và xã hội đã xác định ra khuynh hướng này. Ngay các lý thuyết sinh học, tức các lý thuyết đang ăn khách hiện nay, cũng có thể bao gồm hành động hỗ tương khá phức tạp của các nhân tố di truyền và môi trường tử cung lúc sớm: gien, kích thích tố tiền sinh và cơ cấu bộ não.
Như trên đã nói, Bailey và Pillard từng nghiên cứu các mẫu song sinh để tìm ra sự giống nhau về khuynh hướng tính dục. Nơi những người song sinh từ một trứng, họ tìm thấy tỷ lệ 52% giống nhau. Nhưng mẫu nghiên cứu của họ chỉ là 59 người. Năm 2000, Bailey cùng hai khoa học gia khác mở rộng mẫu nghiên cứu lên 4,901, thì tỷ lệ giống nhau chỉ còn là 20%.
Năm 2002, Bearman và Brückner còn tìm thấy một tỷ lệ thấp hơn nữa: họ nghiên cứu 289 cặp song sinh từ một trứng và 495 cặp song sinh từ hai trứng và chỉ tìm ra tỷ lệ giống nhau 7.7%, khiến họ kết luận rằng “kết quả này không cho thấy ảnh hưởng di truyền độc lập đối với bối cảnh xã hội”.
Kết quả tương tự như thế đã đến với cuộc nghiên cứu gần đây nhất vào năm 2010 trên tất cả các cặp song sinh trưởng thành tại Thụy Điển (hơn 7,600 người song sinh): tác phong đồng tính được giải thích bởi cả nhân tố di truyền lẫn các nguồn môi trường chuyên biệt cá thể, như môi trường tiền sinh, kinh nghiệm với bệnh tật và chấn thương, cũng như bạn bè cùng lứa, và kinh nghiệm tính dục); trong khi ấy, dù ảnh hưởng của các biến tố môi trường chung như môi trường gia đình và các tác phong xã hội có yếu hơn, nhưng vẫn gây hậu quả quan trọng. Kết luận là khuynh hướng tính dục không thể qui duy nhất cho các nhân tố di truyền.
Trên đây, chúng tôi cũng đã nhắc tới hy vọng của Burr rằng một ngày kia một gien đồng tính (gay gene) sẽ được tìm ra. Dean Hamer đã cố gắng làm việc này từ năm 1993: ông nghiên cứu sự liên kết nhiễm sắc thể X nơi các anh em đồng tính: 33 trong số 40 cặp anh em này có gien đẳng vị (alleles) giống nhau tại vùng Xq28. Vùng Xq28 này bao gồm các gien được gọi là gien đồng tính. Tuy nhiên, hai cuộc nghiên cứu sau đó trong thập niên 1990 mang lại các kết quả không đồng nhất. Một cuộc nghiên cứu không được công bố cho thấy sự liên kết yếu ớt với vùng Xq28, trong khi cuộc nghiên cứu năm 1999 không cho thấy sự liên kết có ý nghĩa nào về thống kê với gien đẳng vị. Chính Hamer, sau khi tổng duyệt các nghiên cứu của ông và hai cuộc nghiên cứu này, đã cho rằng vùng Xq28 gây 1 hậu quả có ý nghĩa nhưng không độc chiếm. Đàng khác cũng có nghiên cứu cho thấy các gien khác phải hiện diện mới giải thích được tính di truyền trọn vẹn của khuynh hướng tính dục.
Trong các cuộc phỏng vấn của báo chí, các nhà nghiên cứu vẫn nhấn mạnh rằng không nên coi chứng cớ về ảnh hưởng di truyền như là một thứ định mệnh thuyết. Theo Hamer và Bailey các khía cạnh di truyền chỉ là một trong nhiều nguyên nhân tạo ra đồng tính luyến ái.
Đúng là thống kê cho thấy hiện nay tại Hoa Kỳ, số người ủng hộ hôn nhân đồng tính nhiều hơn số người phản đối nó và khuynh hướng này rất nhất quán ít nhất từ năm 2001 tới năm 2015. Theo Pew, Năm 2001, số người ủng hộ hôn nhân đồng tính chỉ có 35%, trong khi những người chống đối chiếm 57%. Nhưng năm 2015, số người ủng hộ chiếm 55% trong khi số người chống đối chiếm 39%.
Điều đáng nói là xu hướng của người Công Giáo: năm 2001, 40% người Công Giáo ủng hộ hôn nhân đồng tính, nhưng tới năm 2015, họ chiếm tới 57%, vượt quá cả tỷ lệ của cả nước nói chung, chỉ thua người Thệ Phản Da Trắng (62%) nhưng hơn hẳn người Thệ Phản Da Đen (34%) và nhất là người Thệ Phản Da Trắng Tin Lành (white evangelical protestants) (24%). Chẳng lạ gì chánh án Kennedy, tuy là người Công Giáo, nhưng đã trở thành người cầm trịch phán quyết hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Không ai hoài nghi tính khoa học của các con số thống kê trên, nếu chỉ xét tới khía cạnh “end product” (sản phẩm cuối cùng) của nó. Ít có người thắc mắc do đâu mà có những con số như vậy. Như trên đã nói phe đồng tính đã và đang dùng đủ mọi phương tiện để len lỏi vào những cơ phận có ảnh hưởng lớn thuộc mọi phạm vi của đời sống xã hội để nhịp nhàng lèo lái tâm thức xã hội về phía họ. Họ không ngại “mua chuộc” cả thần học, như trên đã nói, song song với các ngành học thuật khác mà mạnh nhất vẫn là khoa học.
Diễn biến khoa học
Năm 1973, Hội Tâm Thần Hoa Kỳ chính thức loại đồng tính luyến ái ra khỏi bảng liệt kê các bệnh tâm thần mà chính họ đã liệt kê đầu tiên, và do đó, mở đầu cho một chiến dịch đại thể và ồ ạt tranh đấu đòi quyền bình đẳng cho người đồng tính.
Chandler Burr, một người đồng tính, trong bài “Homosexualtity and Biology”, cho rằng việc một số người làm tình với người đồng tính đã có từ thời cổ đại. Nhưng người ta lưu ý tới các hành vi đồng tính, chứ không lưu ý tới người làm hành vi ấy. Ngay thời Trung Cổ, dù hành vi đồng tính bị coi là một tội, nhưng người làm hành vi này không bị coi như một loại người khác. Thậm chí khỏang giữa thế kỷ 17 và thế kỷ 18, hành vi đồng tính còn bị coi là tội phạm nữa, nhưng người đồng tính vẫn không bị coi là một loại người bất thường.
Tâm thức trên thay đổi vào thế kỷ 19, khi ngành y khoa và nhất là ngành tâm thần coi đồng tính luyến ái là một hình thức của bệnh tâm thần. Cho tới thập niên 1940, đồng tính luyến ái vẫn được thảo luận như là một khía cạnh rối loạn nhân cách có tính tâm thần, hoang tưởng và xa lánh giao tiếp xã hội (schizoid).
Thái độ trên bắt đầu thay đổi với Alfred Kinsey. Trong phúc trình viết năm 1948 tựa là Tác Phong Tính Dục Nơi Người Phái Nam, nhà nghiên cứu tính dục này cho rằng đồng tính xẩy ra trong mọi gia đình, giai cấp, và bối cảnh giáo dục và địa dư. Nhưng chính Kinsey thì chưa có khả năng quả quyết đồng tính luyến ái không phải là một căn bệnh.
Chandler cho rằng khả năng này phải đợi tới năm 1956 với phúc trình của Evelyn Hooker đệ nạp tại Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ, mới có cơ phát triển. Nữ tâm lý gia này vốn được giáo dục để tin rằng đồng tính luyến ái là một bệnh tâm thần. Nhưng một ngày kia, người học trò đồng tính của cô khẩn khoản thưa với cô: “Này Evelyn, nhiệm vụ khoa học gia của cô là phải nghiên cứu những người như tôi”. Cô do dự. Nhưng rồi một khoa học gia khác khuyên cô nên làm cuộc nghiên cứu này: “anh ta nói đúng, mình đâu có biết gì về những người như anh ta”. Thế là, sau khi tìm và nhận được một cấp khoản của Viện Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Gia, cô chọn 30 người đàn ông đồng tính làm đối tượng nghiên cứu và 30 người đàn ông không đồng tính làm đối tượng so sánh (controls). Tất cả những người này chưa bao giờ nhận được sự điều trị tâm thần nào.
Cô cho họ làm nhiều trắc nghiệm tâm lý, kể cả trắc nghiệm Rorschach (ink-blot) để tạo ra 60 hồ sơ tâm lý. Cô loại bỏ bất cứ dấu chỉ căn cước nào khỏi 60 hồ sơ này, rồi trao chúng cho 3 tâm lý gia nổi tiếng giải thích. Cả ba tâm lý gia này đều không nhận ra ai là đồng tính ai là dị tính. Kết quả này chứng tỏ không thể định nghĩa đồng tính luyến ái là một bệnh tâm thần. Chính vì thế năm 1973, Hội Tâm Thần Hoa Kỳ đã loại nó ra khỏi bảng liệt kê các bệnh tâm thần của mình (DSM: Diagnostic and Statistical Manual).
Thực ra, vấn đề không đơn giản như thế. Robert R. Reilly, tác giả cuốn “Making Gay OK: How Rationalizing Homosexual Behavior Is Changing Everything” (Ignatius Press, 2014) và là cựu giám đốc Đài VOA, cựu phụ tá đặc biệt của TT R. Reagan, thì cho rằng quyết định trên là do sự dàn dựng của các nhà tranh đấu đồng tính.
Thực thế, theo Tiến Sĩ Ronald Bayer, một bác sĩ tâm thần ủng hộ đồng tính luyến ái, và là tác giả cuốn Đồng Tính Luyến Ái và Tâm Thần Học Hoa kỳ: Đường Lối Chính Trị của Chẩn Đoán (1981), vào năm 1970, các người cổ vũ đồng tính luyến ái đã tấn công Hiệp Hội Tâm Thần lần đầu tiên khi Hiệp Hội này tổ chức hội nghị tại San Francisco. Họ cắt ngang lời các diễn giả, la ó giễu cợt các bác sĩ tâm thần nào coi đồng tính luyến ái là rối loạn tâm lý. Năm sau, nhà vận động đồng tính Frank Kameny cùng với Mặt Trận Giải Phóng Đồng Tính đã diễu hành phản đối hội nghị của APA. Tại hội nghị 1971, Kameny đã cướp micrô và thét lên: “Giới chuyên gia tâm thần là hiện thân của kẻ thù. Các nhà tâm thần đã khơi mào một cuộc chiến hủy diệt không có hồi kết chống lại chúng tôi. Các ông nên xem đây là sự tuyên chiến chống lại các ông.”
Những người đồng tính đã giả mạo giấy tờ của Hiệp Hội và tiếp cận được khu vực trưng bày của hội nghị. Họ đe dọa bất cứ ai cho rằng đồng tính luyến ái cần phải được chữa trị. Kameny đã tìm được một đồng minh trong Hiệp Hội Tâm Thần Hoa Kỳ là Kent Robinson, người đã giúp ông yêu cầu loại đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần. Tại hội nghị năm 1972, những người hoạt động của phong trào đồng tính luyến ái đã được phép lập một gian trưng bày trong hội nghị với cái tên: “Đồng Tính-Tự Hào- Lành Mạnh.”
Kameny sau đó được phép trở thành một thành phần của ban hội thẩm, cùng các bác sĩ tâm thần thảo luận về đồng tính luyến ái. Việc loại đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách chẩn đoán bệnh là kết quả của quyền lực chính trị, sự đe dọa nhưng không phải là những khám phá khoa học. Với nhiều sức ép chính trị, một ủy ban của Hiệp Hội đã họp kín năm 1973 và biểu quyết rút đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh lý tâm thần.
Theo lời Tiến Sĩ Jeffrey Santinnover, tác giả cuốn Đồng Tính Luyến Ái và Chính Trị của Sự Thật, những người phản đối điều trên sẽ có 15 phút để phản biện. Tất nhiên họ không kịp xoay chuyển. Trong khi ấy, tổ chức Lực Lượng Những Người Đồng Tính Quốc Gia đã mua danh sách địa chỉ thư tín của các thành viên Hiệp Hội và gửi một lá thư đến các thành viên này, thúc giục họ bỏ phiếu để rút đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách rối nhiễu tâm thần. Không một thành viên nào biết được được rằng những thư tín đó được chi trả bởi nhóm cổ vũ đồng tính này.
Theo lời Satinnover, “hiện tại, càng lúc càng thấy rõ hơn quyết định của Hiệp Hội Tâm Thần năm 1973 bị thúc đẩy bởi chính trị nhiều như thế nào. Khi tham dự một hội thảo tại Anh năm 1994, tôi gặp một người, anh đã kể tôi nghe một chuyện mà anh chưa nói với ai. Anh ta đã từng sống trong giới đồng tính nhiều năm nhưng sau đó không tiếp tục nữa. Anh thuật lại tỉ mỉ rằng sau quyết định của Hiệp Hội Tâm Thần Hoa Kỳ năm 1973, anh ấy và người tình đồng tính cùng với một nhân vật cấp cao trong Ban Quản trị của Hiệp Hội và người tình đồng tính của nhân vật ấy đã tổ chức ăn mừng chiến thắng của họ như thế nào. Ông ta chính là một trong số những người nhân vật đồng tính được có vị trí cao trong Hiệp Hội, đã lèo lái mọi sự nhằm bảo đảm một chiến thắng bằng cách mua chuộc những nhân vật cao nhất để rồi trưng ra cho công chúng những thứ như thể chúng là một sự tìm tòi vô vị lợi vì sự thật.”
Trước hội nghị năm 1973 của Hiệp Hội Tâm Thần Hoa Kỳ, nhiều bác sĩ tâm thần đã cố gắng tập hợp nhau phản đối những nỗ lực của những người đồng tính luyến ái đang muốn loại hành vi tình dục đồng tính ra khỏi danh sách bệnh tâm thần. Đứng đầu nhóm bác sĩ này là Tiến sĩ Irving Bieber và Charles Socarides, những người đã thành lập ủy ban phản đối việc loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần.
Trong cuốn Chính Sách về Tình Dục và Lập Luận Khoa Học: Vấn Đề Đồng Tính Luyến Ái, Bác Sĩ Socarides cho hay “Để tuyên bố một căn bệnh ‘không phải là bệnh’, một nhóm các bác sĩ đa khoa (practitioner) đã loại nó ra khỏi danh sách các rối nhiễu tâm tính dục. Hành động này càng đáng nói hơn khi người ta xem nó như một hành động xem thường và loại bỏ một cách tùy tiện không chỉ hàng trăm báo cáo tâm thần học, phân tâm học mà còn gạt đi những nghiên cứu nghiêm túc của những nhóm bác sĩ tâm thần, các nhà tâm lý và giáo dục trong hơn 70 năm qua…”
Socarides nói tiếp: “Trong 18 năm sắp tới, quyết định này của Hiệp Hội sẽ như một con ngựa thành Troy, nó sẽ mở toang những cánh cổng để làm lan rộng những thay đổi xã hội và tâm lý trong những thói quen tập quán tình dục và hơn thế nữa. Quyết định này sẽ được sử dụng trong nhiều dịp, cho nhiều mục đích nhằm bình thường hóa chuyện đồng tính và nâng tầm nó lên đến một mức độ đáng trân trọng.
“Đối với một số nhà tâm thần học Hoa Kì, hành động loại bỏ này vẫn là một sự nhắc nhở ớn lạnh, đó là nếu người ta không chiến đấu cho những nguyên tắc mang tính khoa học thì những nguyên tắc đó sẽ bị mất đi – một lời cảnh tỉnh: nếu người ta không chấp nhận những ngoại lệ đối với khoa học, chúng ta sẽ trở thành cái bẫy của óc bè phái chính trị và là phương tiện truyền bá những điều dối trá cho đám đông quần chúng cả tin, thiếu thông tin, cho cả ngành y và khoa học nghiên cứu hành vi”.
Thua keo này bày keo khác
Việc Hiệp Hội Tâm Thần Hoa Kỳ bị vạch mặt như trên không làm nản lòng những người tranh đấu cho đồng tính. Họ quay qua các lãnh vực khác, các lãnh vực mà họ tin là sẽ đủ mạnh để đánh gục lý chứng những người chống đối đồng tính luyến ái.
Mà dù kết luận của Hiệp Hội Tâm Thần Hoa Kỳ có dựa trên khoa học đi chăng nữa, thì theo Chandler Burr, nó vẫn chỉ cho người ta thấy đồng tính luyến ái không là gì mà thôi, chứ chưa cho biết nó là cái gì và nhất là do đâu mà có. Căn bệnh học (etiology) vì thế chắc chắn phải nhờ sinh học thần kinh (neurobiology). Câu hỏi là: về phương diện sinh học, người đồng tính và người dị tính có khác nhau hay không?
Trước khi trả lời câu hỏi trên, các nhà sinh học muốn trước nhất trả lời câu hỏi có liên hệ: về phương diện thần kinh học, đàn ông khác đàn bà như thế nào?
Năm 1959, tại ĐH California ở Los Angeles, nhà thần kinh và nội tiết học (neuroendocrinologist) Charles Barraclough thấy rằng nếu một con chuột cái ngay trước hoặc sau khi sinh được chích testosterone, tức kích thích tố sinh dục nam, thì con chuột cái này mãi mãi vô sinh vì mất khả năng rụng trứng. Ngược lại, năm 1965, tại ĐH Oxford, nhà thần kinh và nội tiết học Geoffrey Harris khám phá thấy rằng nếu chích estrogen (kích thích tố sinh dục nữ) cho một con chuột đực đã lớn nhưng bị bị lấy mất testosterone từ trước, thì con chuột này có hiện tượng trải qua diễn trình rụng trứng như một con chuột cái bình thường.
Nghiên cứu thêm, Harris nhận ra một bất cân xứng: một con chuột đực mới sinh bị lấy mất testosterone sẽ có hiện tượng rụng trứng như con chuột cái, nhưng một con chuột cái mới sinh bị mất estrogen vẫn tiếp tục phát triển như con chuột cái: dù buồng trứng đã bị cắt bỏ, óc của nó vẫn sản sinh kích thích tố để rụng trứng. Thành thử, các khoa học gia hiểu ra rằng không có testosterone, thiết kế di truyền nam tính vô giá trị. Thực vậy, để óc con chuột đực được tổ chức thực sự như con đực, nó phải có testosterone nội trong 5 ngày đầu đời. Sau 5 ngày đó, cửa may mắn có nam tính của nó bị đóng lại, và con đực di truyền sẽ lớn lên với một óc “cái”. Ngược lại, óc con chuột cái không cần estrogen để được tổ chức; cứ để yên, nó vẫn trở thành con chuột cái.
Tóm lại, “óc ngầm định” (default brain) cho cả hai giới tính chuột là nữ, và testosterone cần thiết cho cả việc tạo ra óc nam lẫn việc tạo ra bộ phận sinh dục nam. Ý niệm này được khoa sinh học thần kinh dùng để nghiên cứu nguồn gốc xu hướng tính dục, căn cứ vào nguyên tắc “dị biệt hóa tính dục bộ óc”.
Nguyên tắc trên dẫn các nhà khoa học tới việc khám phá ra sự khác biệt trông thấy giữa óc chuộc đực và óc chuột cái. Chúng khác nhau về con số các nối kết tiếp hợp (synapses) giữa các tế bào óc tại vùng hypothalamus (điều khiển thân nhiệt, đói khát, tính dục…): chuột cái có nhiều tiếp hợp hơn, khiến não bộ của nó có hình dáng khác với hình dáng não bộ chuột đực. Họ gọi hiện tượng này là tính lưỡng hình về tính dục (sexual dimorphism).
Nhưng đó là chuột. Nơi óc người liệu có thứ lưỡng hình ấy hay không? Năm 1982, Christine de Lacoste-Utamsine và Ralph Holloway quả quyết là có. Nhưng thực ra, khám phá của họ bị tranh cãi rất nhiều.
Tuy vậy, vào năm 1990, Dick Swaab, một nhà nghiên cứu Hòa Lan, cho rằng mình đã tìm ra một nhóm tế bào trong óc người gọi là nhân thượng giao thoa (suprachiasmatic nucleus). Nhân này có tính lưỡng hình, nhưng đặc biệt lưỡng hình về xu hướng tính dục chứ không hẳn về phái tính nghĩa là ở đàn ông đồng tính, nó lớn gấp đôi so với đàn ông dị tính. Từ đó, có người kết luận về phương diện giải phẫu, có sự khác nhau giữa người đồng tính và người dị tính.
Nhưng theo Simon Levay, một nhà sinh học thần kinh Mỹ, phần óc được Swaab nghiên cứu không liên hệ gì tới việc điều hòa tác phong tính dục. Nhân thượng giao thoa điều khiển nhịp điệu hàng ngày của cơ thể; tính lưỡng hình tại đó chỉ tạo ra một hiệu quả, chứ không phải là nguyên nhân của xu hướng tính dục. Tại sao không khảo sát chính hypothalamus, vùng có liên hệ bẩm sinh với tác phong tính dục.
Năm 1991, LeVay công bố kết luận của mình trong một bài báo tựa là "A Difference in Hypothalamic Structure Between Heterosexual and Homosexual Men" (Một Dị Biệt trong Cơ Cấu Hypothalamus giữa Đàn Ông Dị Tính và Đàn Ông Đồng Tính). Ông bảo hai nhân INAH 2 (interstitial nuclei [nhân kẽ] of the anterior hypothalamus) và INAH 3 trong hypothalamus thì lớn nơi các cá nhân có xu hướng làm tình với đàn bà (tức đàn ông dị tính và đàn bà đồng tính), và nhỏ nơi các cá nhân có xu hướng làm tình với đàn ông (tức đàn bà dị tính và đàn ông đồng tính).
Ông đi đến kết luận đó nhờ mổ xẻ các mô trong óc 40 người đã qua đời, trong đó có 19 người đàn ông đồng tính, tất cả đều qua đời vì bệnh AIDS; 16 người được coi là đàn ông dị tính, trong đó, 6 người chích ma túy và qua đời vì bệnh AIDS; và 6 người được coi là đàn bà dị tính. Không có tế bào nào lấy từ đàn bà đồng tính.
Ông thấy: lượng nhân INAH3 nhiều gấp hai lần nơi đàn ông dị tính, hơn nơi đàn ông đồng tính và cũng có sự dị biệt tương tự giữa đàn ông dị tính và đàn bà dị tính.
Tuy nhiên, chính LeVay, theo Chandler Burr, cũng thừa nhận rằng nghiên cứu của ông có một số vấn đề: mẫu nghiên cứu nhỏ, quá khác nhau về cỡ của các nhân cá thể, và kết quả hơi thiên lệch vì tất cả đàn ông đồng tính đều mắc AIDS cả. Vả lại, cho tới năm 1993, chưa có nhà nghiên cứu nào khác xét nghiệm kết quả của LeVay cả. Burr cho rằng, cho tới lúc có xét nghiệm ấy, ý niệm cho rằng người đồng tính và dị tính khác biệt nhau về giải phẫu học chỉ là một giả thuyết mà thôi.
Chandler Burr cũng cho rằng cả vấn đề lưỡng hình của bộ óc cũng vẫn đang được tranh cãi gay gắt. Nhiều thử nghiệm sau này cho thấy những kết quả không nhất quán. Anne Fausto-Sterling và William Byne liệt kê các thử nghiệm nhằm xét nghiệm tính lưỡng hình tính dục và cho rằng: “1985: không có dị biệt giới tính về hình dáng, chiều rộng hay diện tích. 1988: ba quan sát viên độc lập không phân biệt được nam với nữ. 1989: đàn bà có các diện tích thuộc thể chai (callosal) nhỏ hơn nhưng lại có diện tích lớn hơn về phần trăm ở dải băng (splenium) và dải băng phồng ra hơn”…
Sự không nhất quán trên, theo Burr, một phần do phương pháp sử dụng, tức so sánh óc của những ai, và so sánh thế nào. Người đã chết hay người còn sống? Già hay trẻ hay cả hai? Khỏe mạnh hay đau yếu? Dùng chính bộ óc hay hình chụp?
Kích thích tố và di truyền học
Chính LeVay gọi việc nghiên cứu này là “vở tuồng ướt át kéo dài nhất xưa nay của khoa sinh học thần kinh”. Dù sao, thì cũng không thể dựa vào nó mà đưa ra các kết luận lố lăng. Thiết lập được sự dị biệt không đồng nghĩa với việc tìm được nguyên nhân. Giải phẫu học không phải là căn bệnh học, cùng lắm nó chỉ là khởi điểm cho các nghiên cứu sâu xa hơn về kích thích tố và di truyền học.
Trong nhiều thập niên, các nhà khoa học đã đưa ra “lý thuyết kích thích tố người lớn” về xu hướng tính dục, mà cho rằng người đàn ông đồng tính trưởng thành có lượng testosterone thấp hơn, hay ngược lại có lượng estrogen cao hơn người đàn ông dị tính, và người đàn bà đồng tính và người đàn bà dị tính cũng cho thấy cùng một mẫu mực như vậy.
Năm 1984, Heino Meyer-Bahlburg, một nhà sinh học thần kinh của ĐH Columbia, phân tích kết quả của 27 cuộc nghiên cứu để xét nghiệm lý thuyết trên. Theo ông, nhiều nghiên cứu không cho thấy sự khác nhau nào về mức testosterone và estrogen nơi người đàn ông đồng tính và nơi người đàn ông dị tính. Ba cuộc nghiên cứu cho thấy người đồng tính có mức testosterone thấp hơn nhiều, nhưng ông tin rằng 2 trong 3 cuộc nghiên cứu này không vững về phương diện phương pháp và cuộc nghiên cứu thứ ba cũng ít có giá trị vì tác dụng thuốc an thần của người được nghiên cứu.
Thành thử, các nhà nghiên cứu quay qua các đối tượng tiền sinh (prenatal). Vì họ nghĩ rằng mức kích thích tố khác nhau trước khi sinh có thể tạo ra các xu hướng tình dục khác nhau. Họ tập chú nghiên cứu sự hồi tác của kích thích tố hoàng thể hóa (luteinizing-hormone feedback).
Ta biết óc tiết ra một số kích thích tố, trong đó có kích thích tố hoàng thể hóa (LH), là kích thích tố sẽ khởi diễn việc phát triển trứng trong buồng trứng của người đàn bà. Trứng càng phát triển, buồng trứng càng tiết ra số lượng estrogen nhiều hơn, kích thích não tiết ra LH nhiều hơn, là kích thích tố cổ vũ việc sản xuất thêm nhiều estrogen nữa. Diễn trình này gọi là hồi tác tích cực (positive feedback) . Nơi đàn ông, estrogen hành động thường là để ngăn cản việc sản xuất ra kích thích tố hoàng thể hóa, việc này gọi là hồi tác tiêu cực. Các dị biệt trong hồi tác LH nơi người khiến các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết cho rằng đàn ông đồng tính, vì óc của họ, trước khi sinh, không được các kích thích tố của tinh hoàn tổ chức, giống như đàn bà vậy, nên họ sẽ có hồi tác tích cực LH, giống như đàn bà dị tính, thay vì hồi tác tiêu cực như đàn ông dị tính.
Để chứng minh giả thuyết này, họ phân tích máu đàn ông đồng tính bằng cách chích vào đó một lượng estrogen. Kết quả không lạc quan bao nhiêu. Sự thiếu chắc chắn thuộc hai loại. Trước nhất, câu hỏi là các mẫu hồi tác LH đang tìm kiếm có thực sự hiện hữu nơi người không? Thứ đến, câu hỏi là: dù mẫu hồi tác này có hiện hữu đi chăng nữa liệu nó có nói cho hay được điều gì về các biến cố xẩy ra trước khi sinh?
Các nhà khoa học về thần kinh đã không trả lời nhất quán cho cả hai câu hỏi trên, dù đã cố gắng hết sức. Các cuộc nghiên cứu khác nhau đã đem lại các dữ kiện mâu thuẫn nhau.
Trong một bài báo phát hành năm 1990 của tờ Journal of Child and Adolescent Psychopharmacology, Heino Meyer-Bahlberg, nhà sinh học thần kinh của ĐH Columbia, kết luận rằng “chứng cớ hiện có cho tới nay không nhất quán, phần lớn các cuộc nghiên cứu không thỏa đáng về phương pháp, và ta không thể loại bỏ các giải thích thay thế đối với các kết quả này”.
Chính vì thế, Richard Pillard, một nhà phân tâm học tại ĐH Y Khoa Boston đưa ra một giả thuyết khác về nguồn gốc của đồng tính luyến ái. Theo ông, lúc còn là bào thai (fetuses), con người thuộc cả hai giới tính đều khởi đầu với đủ bộ nguyên bào (anlages) nữ và nam, tức tiền thân của các cơ phận sinh dục bên trong: cửa mình, dạ con, và ống fallopian của đàn bà, và ống dẫn tinh, tuyến tinh dịch và ống xuất tinh của đàn ông. Những ống này có tên là ống Mullerian (nữ) và ống Wolffian (nam), chúng nằm ở phần dưới của bụng.
Lúc thụ thai, một bào thai được cung cấp nhiễm sắc thể giới tính (chromosomal sex) là thứ quyết định nó sẽ phát triển tinh hoàn hay buồng trứng. Nơi người, cũng như nơi chuột, bào thai nữ cứ thế phát triển, không cần bất cứ kích thích tố nào. Diễn trình trở thành nam thì phức tạp hơn, cần tới hai loại kích thích tố: kích thích tố nam (androgen) từ tinh hoàn thúc đẩy ống Wolffian phát triển và chất thứ hai gọi là kích thích tố ngăn cản Mullerian để chặn ống Mullerian không phát triển và phi nữ hóa bào thai nam.
Pillard tin rằng kích thích tố ngăn cản Mullerian có thể ảnh hưởng tới cơ cấu óc. Thiếu nó hay nó hoạt động không đúng cách có thể khiến óc không phi nữ hóa được, do đó, tạo ra tình trạng Pillard gọi là ái nam ái nữ tâm sinh dục (psychosexual androgyny).
Theo Chandler Burr, dù chứng cớ của các cuộc nghiên cứu về kích thích tố, trong một số trường hợp, có cho thấy sinh học đóng vai trò trong xu hướng tính dục, nhưng chưa đạt tới mức có thể kết luận vững chắc. William Byne, chẳng hạn, nói rằng: “Nếu giả thuyết kích thích tố tiền sinh đúng, thì người ta phải thấy tỷ lệ cao các người đồng tính có chứng cớ bị xáo trộn nội tiết trước khi sinh, như các bất bình thường về bộ phận sinh dục hay tuyến sinh dục. Nhưng ta không thấy điều này”.
Nhiều người vì thế đi sâu vào vấn đề bằng cách đi tìm nguyên nhân di truyền học của xu hướng đồng tính. Năm 1963, Kulbir Gill, một khoa học gia từ Ấn Độ nhưng làm việc tại ĐH Yale thử nghiệm trên ruồi dấm Drosophila: áp dụng quang tuyến X vào ruồi dấm rồi quan sát tác phong của con cái chúng, ông nhận thấy ruồi dấm nam do chúng đẻ ra “ve vãn” các con ruồi nam khác, thậm chí leo lên lưng con ruồi dấm nam, nhưng không giao hợp. Đặc tính này truyền tới cả hàng trăm thế hệ về sau. Tính di truyền này có thể áp dụng vào người hay không? Nhà khoa học Jeffrey Hall cho rằng nhân hình hóa tác phong của côn trùng là điều nguy hiểm. Làm sao ta có thể đặt tác phong của ruồi ngang hàng với một chuyện lớn lao vốn sản sinh ra những tri giác thẩm mỹ và trí thức nơi con người, với một điều nói lên cả nhu cầu xúc cảm lẫn tình yêu và cái đau của tình yêu nữa. Hall kết luận: di truyền học về đồng tính nhân bản khó có thể chỉ do một yếu tố như trong ruồi dấm Drosophiala.
Chính vì thế, nhà tâm lý học Michael Bailey của ĐH Northwestern và Richard Pillard của ĐH Boston bắt đầu nghiên cứu các đặc điểm di truyền của những cặp song sinh để tìm ra nguyên nhân của đồng tính nhân bản. Họ so sánh 56 người song sinh từ một trứng duy nhất (monozygotic twins), 54 người song sinh từ hai trứng (dizygotic twins) và 57 anh em nuôi không liên hệ gì về di truyền. Anh em song sinh từ một trứng, mà ta thường gọi là anh em sinnh đôi y hệt nhau (identical twins), rất quan trọng vì họ có bộ gien y hệt nhau, kể cả cặp nhiễm sắc thể tính dục. Nếu đồng tính luyến ái phần lớn do nguồn di truyền, thì càng có liên hệ máu mủ thì xu hướng tính dục càng giống nhau hơn. Và đó là điều hai nhà khoa học này tìm ra. Họ tìm thấy tỷ lệ tương đồng 11% cho anh em nuôi, 22% cho anh em song sinh từ hai trứng và 52% cho anh em song sinh từ một trứng. Từ đó, người ta cho rằng đồng tính luyến ái phần lớn do yếu tố di truyền.
Nhưng phần lớn vẫn không phải là tất cả. Pillard cho rằng các nhập lượng môi trường và sinh học mà đứa trẻ đang phát triển nhận được vừa lớn lao vừa hết sức phức tạp. Theo ông, “bất kể các biến tố khác này là gì, chúng cũng phải hiện diện từ sớm” trong diễn trình phát của đứa nhỏ. Hơn nữa, ông cũng buộc phải thừa nhận rằng: “chắc chắn có những nẻo đường khác nhau dẫn tới cùng một kết quả. Xét về cá thể, chắc chắn có những trường hợp phần lớn hay tất cả do gien, và có những trường hợp rất có thể hoàn toàn do môi trường. Cuộc phân tích của chúng tôi [về các người song sinh] không nói gì về cá thể cả”. Jeffrey Hall cũng nghĩ như thế. Ông cho rằng một tác phong đơn giản như nhẩy cao, chẳng hạn, cũng rất phức tạp về di truyền học, liên hệ tới đủ thứ gien và các yếu tố không ai biết khác. Mà thực sự nhận diện được các gien này lại là một chuyện khác nữa, vì đồng tính luyến ái có thể có tính đa gien (polygenic), trong đó, mỗi gien chỉ có một hậu qủa nhỏ”.
Hiện tình nghiên cứu sinh học đồng tính
Với những trình bầy mà chúng tôi cho là tương đối khách quan trên đây về khuynh hướng đồng tính và nguyên nhân gây ra nó, Chandler Burr, như trên đã nói, vốn là một người đồng tính, vẫn cho rằng “dù là ở một thời điểm tương đối sớm sủa như hiện nay, từ màng nhện đủ thứ phức tạp, người ta càng ngày càng thấy rõ: các yếu tố sinh học đóng một vai trò trong việc xác định ra xu hướng tính dục của con người”. Ông hy vọng một ngày kia người ta sẽ tìm ra một thứ “gien đồng tính”. Tuy nhiên theo ông, “khoa học chỉ có thể là cái giá ọp ẹp để dựng toà nhà nhân quyền. Khoa học có thể soi sáng, giáo huấn, phơi bầy các huyền thoại mà ta vốn sống với. Nó có thể đưa ra các phân biệt khách quan, như giữa bệnh lý học tính dục một bên và bên kia là khuynh hướng tính dục. Nhưng ta không thể dựa trên khoa học để cung cấp các câu trả lời đầy đủ cho các câu hỏi có tính nền tảng liên quan tới nhân quyền, tự do và khoan dung nhân bản. Vấn đề người đồng tính trong sinh hoạt Hoa Kỳ không xuất hiện trong phòng thí nghiệm. Các nguyên tắc để giải quyết vấn đề này cũng không từ đó mà có”.
Trong phần dẫn nhập, Chandler Burr cho rằng điều làm cho khoa học trong trường hợp này trở thành nghi vấn, ngoài những khó khăn kỹ thuật cố hữu trong nghiên cứu sinh học, nhất là nghiên cứu sinh học thần kinh, là ngành nghiên cứu quan trọng nhất trong cuộc tìm hiểu này, phải kể đến bản chất khôn lường (ineffable) của bản ngã tâm sinh dục của ta.
Bản ngã trên bao gồm một vũ trụ kích thích và đáp ứng bao la, đủ mọi nhậy cảm thẩm mỹ và gợi dục. Nhiều người coi các cố gắng dùng các hạn từ sinh học để giải thích vũ trụ này là một thái độ xấc xược, ngạo mạn. Có người không cho đó là ngạo mạn mà chỉ là cường điệu thổi phồng: họ sợ rằng đây chỉ là những khám phá để quảng cáo, không khéo chỉ dẫn tới đường cùng trí thức.
Burr cũng cho rằng điều không ai chối cãi là cuộc nghiên cứu sinh học thần kinh đôi khi được theo đuổi một cach hết sức ngu dốt. Bộ óc vẫn là một cơ quan mầu nhiệm nói chung, chưa kể tới các chức năng chuyên biệt. Phần lớn các khoa học gia vẫn tin là họ chưa biết được bao nhiêu.
Vả lại, theo Burr, hiện nay, vì vấn đề đồng tính sặc mùi chính trị, nên một số nhà nghiên cứu không hẳn được thúc đẩy bởi quan tâm khoa học mà bởi nhiều quan tâm bản thân khác. Chưa kể đa phần các nhà khoa học đang nghiên cứu đồng tính luyến ái đều là người đồng tính.
Có người cho rằng các nhận định trên đây của Burr đã lỗi thời. Từ 1993 đến nay, nhiều phát kiến mới trong lãnh vực này đã được thực hiện làm cho cách nhìn về đồng tính luyến ái đã thay đổi triệt để.
Thực hư ra sao? Bách khoa mở Wikipedia cho rằng: cho đến nay, người ta vẫn chưa chứng minh một cách dứt điểm được yếu tố duy nhất và độc đáo nào xác định ra khuynh hướng tính dục: các nghiên cứu khác nhau đang đưa tới các chủ trương khác nhau, thậm chí chống chọi nhau; nên phần đông các khoa học gia cho rằng một tổng hợp các nhân tố di truyền, kích thích tố và xã hội đã xác định ra khuynh hướng này. Ngay các lý thuyết sinh học, tức các lý thuyết đang ăn khách hiện nay, cũng có thể bao gồm hành động hỗ tương khá phức tạp của các nhân tố di truyền và môi trường tử cung lúc sớm: gien, kích thích tố tiền sinh và cơ cấu bộ não.
Như trên đã nói, Bailey và Pillard từng nghiên cứu các mẫu song sinh để tìm ra sự giống nhau về khuynh hướng tính dục. Nơi những người song sinh từ một trứng, họ tìm thấy tỷ lệ 52% giống nhau. Nhưng mẫu nghiên cứu của họ chỉ là 59 người. Năm 2000, Bailey cùng hai khoa học gia khác mở rộng mẫu nghiên cứu lên 4,901, thì tỷ lệ giống nhau chỉ còn là 20%.
Năm 2002, Bearman và Brückner còn tìm thấy một tỷ lệ thấp hơn nữa: họ nghiên cứu 289 cặp song sinh từ một trứng và 495 cặp song sinh từ hai trứng và chỉ tìm ra tỷ lệ giống nhau 7.7%, khiến họ kết luận rằng “kết quả này không cho thấy ảnh hưởng di truyền độc lập đối với bối cảnh xã hội”.
Kết quả tương tự như thế đã đến với cuộc nghiên cứu gần đây nhất vào năm 2010 trên tất cả các cặp song sinh trưởng thành tại Thụy Điển (hơn 7,600 người song sinh): tác phong đồng tính được giải thích bởi cả nhân tố di truyền lẫn các nguồn môi trường chuyên biệt cá thể, như môi trường tiền sinh, kinh nghiệm với bệnh tật và chấn thương, cũng như bạn bè cùng lứa, và kinh nghiệm tính dục); trong khi ấy, dù ảnh hưởng của các biến tố môi trường chung như môi trường gia đình và các tác phong xã hội có yếu hơn, nhưng vẫn gây hậu quả quan trọng. Kết luận là khuynh hướng tính dục không thể qui duy nhất cho các nhân tố di truyền.
Trên đây, chúng tôi cũng đã nhắc tới hy vọng của Burr rằng một ngày kia một gien đồng tính (gay gene) sẽ được tìm ra. Dean Hamer đã cố gắng làm việc này từ năm 1993: ông nghiên cứu sự liên kết nhiễm sắc thể X nơi các anh em đồng tính: 33 trong số 40 cặp anh em này có gien đẳng vị (alleles) giống nhau tại vùng Xq28. Vùng Xq28 này bao gồm các gien được gọi là gien đồng tính. Tuy nhiên, hai cuộc nghiên cứu sau đó trong thập niên 1990 mang lại các kết quả không đồng nhất. Một cuộc nghiên cứu không được công bố cho thấy sự liên kết yếu ớt với vùng Xq28, trong khi cuộc nghiên cứu năm 1999 không cho thấy sự liên kết có ý nghĩa nào về thống kê với gien đẳng vị. Chính Hamer, sau khi tổng duyệt các nghiên cứu của ông và hai cuộc nghiên cứu này, đã cho rằng vùng Xq28 gây 1 hậu quả có ý nghĩa nhưng không độc chiếm. Đàng khác cũng có nghiên cứu cho thấy các gien khác phải hiện diện mới giải thích được tính di truyền trọn vẹn của khuynh hướng tính dục.
Trong các cuộc phỏng vấn của báo chí, các nhà nghiên cứu vẫn nhấn mạnh rằng không nên coi chứng cớ về ảnh hưởng di truyền như là một thứ định mệnh thuyết. Theo Hamer và Bailey các khía cạnh di truyền chỉ là một trong nhiều nguyên nhân tạo ra đồng tính luyến ái.