Nếu vấn đề chỉ liên hệ đến tài chánh thì dễ dàng giải quyết hơn nhiều. Châu Âu là nơi giàu có. Nước Úc và Hoa Kỳ cũng vậy. Việc định cư và cưu mang người tỵ nạn rõ ràng chẳng phải là vấn đề không có đủ tiền. Cho dù người tỵ nạn cần được trợ giúp ngày càng đông. Về lâu về dài, chính một chương trình như vậy cũng tự giúp giải quyết vần đề tài chánh. Việc nhập cư là một khía cạnh mang tính tích cực xét về mặt kinh tế cho chính người nhập cư cũng như cho quốc gia là quê hương mới của họ.
Nhưng thực tế vấn đề không phải là tiền. Mà trên hết, thử thách là ở chỗ vượt qua được những thế lực chính trị nội địa đang lèo lái những chính sách mang nặng tính dân tộc, chủ nghĩa cực hữu và chính sách chống lại chuyện nhập cư. Những lực lượng chính trị này vô cùng phức tạp. Chúng thường dẫn đến thái độ e ngại về một sự thay đổi.
Khi phải chấp nhận một số đông người tỵ nạn có nghĩa là phải chấp nhận rằng họ sẽ mang đến những thay đổi về bản sắc và văn hoá tại quốc gia mình. Điều đó dĩ nhiên thường mang tính tốt đẹp. Những người tỵ nạn đã làm phong phú những quốc gia tiếp đón họ qua nhiều thế hệ, đã cải tiến nhiều mặt từ những thức ăn vặt cho đến những khám phá về khoa học. Tuy nhiên, chấp nhận họ cũng là chấp nhận những thay đổi có thể gây e ngại. Như Max Fisher đã viết, khi chấp nhận một số đông người mới đến có nghĩa là phải thay đổi, dù là tiệm tiến, từng chút một, hình ảnh những thị trấn và làng mạc của bạn và dĩ nhiên cũng phải mở rộng định nghĩa của nền văn hoá cộng đồng của bạn.
Chính ở điểm này nảy sinh một vấn đề thực sự. Cuộc khủng hoảng đã xảy ra khi nhiều người tại các quốc gia giàu có đã hoàn toàn cảm thấy bị đe doạ một cách nghiêm trọng trước làn sóng người di dân và bởi ý tưởng cho rằng những thị trấn, cộng đồng và nền văn hoá của họ sẽ bị thay đổi khiến họ cảm thấy không thoải mái hay sợ hãi.
Điều này diễn ra đặc biệt gay gắt tại Châu Âu một phần là vì những sức ép và đe doạ về kinh tế đã dẫn đến sự nổi dậy của những đảng phái cánh hữu, đang ra sức chống Liên Hiệp Âu Châu và cả việc di dân. Một phần khác là vì những cuộc di dân bên trong Châu Âu đã làm gia tăng những lo ngại sẵn có về sự hiện diện của người ngoại quốc. Tại Hoa Kỳ, Ứng viên Tổng Thống Donald Trump đã đi đầu trong việc khơi dậy làn sóng tình cảm chống di dân để leo lên dẫn đầu các ứng viên Đảng Cộng Hoà trong những cuộc thăm dò cử tri. Điều đó cho thấy mức độ chống di dân đã dâng lên mạnh mẽ như thế nào.
Sự lo sợ người tỵ nạn và di dân thực sự là sự lo sợ không muốn thay đổi
Nhà nghiên cứu về chính trị, Deborah Schildkraut, người đã nghiên cứu về tương quan giữa di dân và bản sắc dân tộc nói rằng hình thức chống di dân của một số đông dân chúng thường được thúc đẩy bởi một tình cảm sâu đậm về những bất an do những thay đổi về dân số hay nhân khẩu học gây ra.
Tại nước Mỹ, chẳng hạn, những nghiên cứu đã cho thấy rằng khi báo chí chạy những hàng tít lớn cho rằng Hoa Kỳ đang trở thành một quốc gia đa sắc tộc thì điều đó đã làm họ bảo thủ hơn đối với nhiều vấn để, bao gồm cả những vấn đề chẳng liên quan gì đến di dân. Chính việc đó đã đẩy Ứng viên Donald Trump lên mức được ưa chuộng đến chóng mặt tại Hoa Kỳ năm nay, như Dara Lind đã viết, sức lôi cuốn của chính sách mị dân chống người nhập cư không phải là mất việc làm hay khó khăn của nền kinh tế, mà thực sự là sự lo sợ.
Một nghiên cứu cho thấy rằng người Mỹ da trắng cảm thấy thoải mái hơn với những người nhập cư giống như họ - nghĩa là cũng là người da trắng hay người Thiên Chúa Giáo, hoặc là do họ cũng đến từ một quốc gia Châu Âu có nền văn hoá tương tự như người Mỹ - hơn là những người không cùng chia sẻ niềm tin tôn giáo, nguồn gốc chủng tộc hay cội nguồn văn hoá.
Tại Châu Âu, sự cảm nhận bất an tương tự cũng đã đẩy mạnh đường lối của những đảng phái và những chính sách chống di dân. Tại Vương Quốc Anh, nơi mà một cuộc thăm dò gần đây cho thấy một con số lên tới 67 phần trăm cho rằng chính phủ nên bố trí quân đội để ngăn người nhập cư vào nước Anh qua đường hầm xuyên qua eo biển. Cuộc thăm dò lấy tên Outfit gần đây đã kết luận rằng, “Khi chúng ta nghĩ về sự di dân như một vấn đề, thì chúng ta đã gắn liền chính phủ với sự thất bại, sự bất an về kinh tế và sự thối lui về vị trí vĩ đại của nước Anh.” Bộ trưởng Ngoại Giao Anh Quốc, Philip Hammond, tuyên bố tháng Tám vừ qua rằng người di dân từ Phi Châu là một đe doạ cho “tiêu chuẩn sống và hạ tầng cơ sở về xã hội”.
Thứ Năm vừa qua, Thủ Tướng Hungary, Victor Orban, khi lên tiếng bảo vệ cho cách đối xử thô bạo của chính phủ Hungary đối với người tỵ nạn đã công khai gọi họ là những đe doạ cho đặc tính Thiên Chúa Giáo của Châu Âu. Ông nói, “Chúng ta không nên quên rằng những người đến đây dã lớn lên theo một niềm tin tôn giáo khác và mang những nét văn hoá hoàn toàn khác. Phần lớn họ không phải là người Thiên Chúa Giáo, nhưng là những tín đồ Hồi Giáo.” Ông nói tiếp, “Họ cũng chẳng băn khoăn xem nền văn hoá Thiên Chúa Giáo tại Châu Âu đã hoàn toàn rõ ràng có khả năng duy trì những hệ thống giá trị Thiên Chúa giáo như thế nào!”
Nhiều quốc gia Âu Châu có ý định không làm gì cả, nhưng điều đó không thể kéo dài
Dĩ nhiên, sự thật là, người ta không thể nào đóng băng một nền văn hoá hay những giá trị của một quốc gia trong một hiện trạng cứng nhắc. Cho dù Châu Âu có đưa ra những chính sách về người di dân như thế nào đi chăng nữa thì những qui tắc về văn hoá và xã hội ở đó vẫn tiếp tục thay đổi, như nó đã từng xảy ra. Nhưng não trạng không muốn đổi thay vẫn tiếp tục là một phần của những yếu tố hình thành nên những chính sách chống di dân. Làm thế nào họ có thể tiếp tục đối xử vô nhân đạo bởi vì cho dù họ không nhận một người tỵ nạn nào, họ cũng đang đối diện với một cuộc chiến đã thất bại.
Nhiều quốc gia Châu Âu khi không muốn đối diện với thực tại này, đã chấp nhận thái độ làm ngơ không biết đến cuộc khủng hoảng này và coi đó như trách nhiệm của một ai khác, không phải của họ. Nước Anh muốn nước Pháp ngăn không cho người tỵ nạn vào nước Anh. Nước Pháp muốn nước Ý không cho người tỵ nạn vào nước Pháp. Nước Ý, cũng như nước Hy Lạp, muốn tất cả những nước còn lại của Châu Âu cùng tiếp đón người tỵ nạn. Nhưng đa số những nước Châu Âu đồng ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ, nước đã cưu mang nhiều di dân nhất trên thế giới mà phần lớn là người Syria, lần này nên tiếp tục thâu nhận họ.
Hoa Kỳ, về phần mình, có nguồn tài nguyên dồi dào để định cư nhiều người hơn và có một chương trình mang tính rất chuyên môn để tiếp nhận họ, nhưng cũng đã tìm cách làm ngơ trách nhiệm với cộng đồng thế giới. Nước Mỹ cảm thấy an toàn rằng Đại Tây Dương bao la bát ngát sẽ ngăn cản vấn đề tị nạn ập đến bất ngờ.
Với trường hợp ngoại lệ hiếm có của nước Đức, các quốc gia khác đều đang cố gắng đẩy gánh nặng lên nước khác. Điều đó có nghĩa là chẳng có ai thực sự muốn nhúng tay vào cuộc khủng hoảng này. Và đó cũng có nghĩa là cuộc khủng hoảng sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
Nhưng cuộc khủng hoảng hiện đang diễn ra ở đây. Những người tỵ nạn tuyệt vọng kia phải được đưa đến một nơi nào đó. Để mặc họ chết dưới bom đạn, hay bị hành hạ bởi những nhà độc tài, hoặc bỏ mặc họ sống hết thế hệ này sang thế hệ khác trong những trại tạm cư chật cứng tại Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ hay đảo Kos thì thật sự không thể là một lựa chọn, nhưng đó lại là lựa chọn mà thế giới đang thực hiện. Thực sự đó là một đường lối thất bại. Và đơn giản đó là một cái giá quá cao phải trả để tự xoa dịu những bất an của chính chúng ta.
Nhưng thực tế vấn đề không phải là tiền. Mà trên hết, thử thách là ở chỗ vượt qua được những thế lực chính trị nội địa đang lèo lái những chính sách mang nặng tính dân tộc, chủ nghĩa cực hữu và chính sách chống lại chuyện nhập cư. Những lực lượng chính trị này vô cùng phức tạp. Chúng thường dẫn đến thái độ e ngại về một sự thay đổi.
Biểu tình bài người tị nạn |
Chính ở điểm này nảy sinh một vấn đề thực sự. Cuộc khủng hoảng đã xảy ra khi nhiều người tại các quốc gia giàu có đã hoàn toàn cảm thấy bị đe doạ một cách nghiêm trọng trước làn sóng người di dân và bởi ý tưởng cho rằng những thị trấn, cộng đồng và nền văn hoá của họ sẽ bị thay đổi khiến họ cảm thấy không thoải mái hay sợ hãi.
Điều này diễn ra đặc biệt gay gắt tại Châu Âu một phần là vì những sức ép và đe doạ về kinh tế đã dẫn đến sự nổi dậy của những đảng phái cánh hữu, đang ra sức chống Liên Hiệp Âu Châu và cả việc di dân. Một phần khác là vì những cuộc di dân bên trong Châu Âu đã làm gia tăng những lo ngại sẵn có về sự hiện diện của người ngoại quốc. Tại Hoa Kỳ, Ứng viên Tổng Thống Donald Trump đã đi đầu trong việc khơi dậy làn sóng tình cảm chống di dân để leo lên dẫn đầu các ứng viên Đảng Cộng Hoà trong những cuộc thăm dò cử tri. Điều đó cho thấy mức độ chống di dân đã dâng lên mạnh mẽ như thế nào.
Sự lo sợ người tỵ nạn và di dân thực sự là sự lo sợ không muốn thay đổi
Xua đuổi |
Donald Trump |
Một nghiên cứu cho thấy rằng người Mỹ da trắng cảm thấy thoải mái hơn với những người nhập cư giống như họ - nghĩa là cũng là người da trắng hay người Thiên Chúa Giáo, hoặc là do họ cũng đến từ một quốc gia Châu Âu có nền văn hoá tương tự như người Mỹ - hơn là những người không cùng chia sẻ niềm tin tôn giáo, nguồn gốc chủng tộc hay cội nguồn văn hoá.
Tại Châu Âu, sự cảm nhận bất an tương tự cũng đã đẩy mạnh đường lối của những đảng phái và những chính sách chống di dân. Tại Vương Quốc Anh, nơi mà một cuộc thăm dò gần đây cho thấy một con số lên tới 67 phần trăm cho rằng chính phủ nên bố trí quân đội để ngăn người nhập cư vào nước Anh qua đường hầm xuyên qua eo biển. Cuộc thăm dò lấy tên Outfit gần đây đã kết luận rằng, “Khi chúng ta nghĩ về sự di dân như một vấn đề, thì chúng ta đã gắn liền chính phủ với sự thất bại, sự bất an về kinh tế và sự thối lui về vị trí vĩ đại của nước Anh.” Bộ trưởng Ngoại Giao Anh Quốc, Philip Hammond, tuyên bố tháng Tám vừ qua rằng người di dân từ Phi Châu là một đe doạ cho “tiêu chuẩn sống và hạ tầng cơ sở về xã hội”.
Thứ Năm vừa qua, Thủ Tướng Hungary, Victor Orban, khi lên tiếng bảo vệ cho cách đối xử thô bạo của chính phủ Hungary đối với người tỵ nạn đã công khai gọi họ là những đe doạ cho đặc tính Thiên Chúa Giáo của Châu Âu. Ông nói, “Chúng ta không nên quên rằng những người đến đây dã lớn lên theo một niềm tin tôn giáo khác và mang những nét văn hoá hoàn toàn khác. Phần lớn họ không phải là người Thiên Chúa Giáo, nhưng là những tín đồ Hồi Giáo.” Ông nói tiếp, “Họ cũng chẳng băn khoăn xem nền văn hoá Thiên Chúa Giáo tại Châu Âu đã hoàn toàn rõ ràng có khả năng duy trì những hệ thống giá trị Thiên Chúa giáo như thế nào!”
Nhiều quốc gia Âu Châu có ý định không làm gì cả, nhưng điều đó không thể kéo dài
Dĩ nhiên, sự thật là, người ta không thể nào đóng băng một nền văn hoá hay những giá trị của một quốc gia trong một hiện trạng cứng nhắc. Cho dù Châu Âu có đưa ra những chính sách về người di dân như thế nào đi chăng nữa thì những qui tắc về văn hoá và xã hội ở đó vẫn tiếp tục thay đổi, như nó đã từng xảy ra. Nhưng não trạng không muốn đổi thay vẫn tiếp tục là một phần của những yếu tố hình thành nên những chính sách chống di dân. Làm thế nào họ có thể tiếp tục đối xử vô nhân đạo bởi vì cho dù họ không nhận một người tỵ nạn nào, họ cũng đang đối diện với một cuộc chiến đã thất bại.
Nhiều quốc gia Châu Âu khi không muốn đối diện với thực tại này, đã chấp nhận thái độ làm ngơ không biết đến cuộc khủng hoảng này và coi đó như trách nhiệm của một ai khác, không phải của họ. Nước Anh muốn nước Pháp ngăn không cho người tỵ nạn vào nước Anh. Nước Pháp muốn nước Ý không cho người tỵ nạn vào nước Pháp. Nước Ý, cũng như nước Hy Lạp, muốn tất cả những nước còn lại của Châu Âu cùng tiếp đón người tỵ nạn. Nhưng đa số những nước Châu Âu đồng ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ, nước đã cưu mang nhiều di dân nhất trên thế giới mà phần lớn là người Syria, lần này nên tiếp tục thâu nhận họ.
Hoa Kỳ, về phần mình, có nguồn tài nguyên dồi dào để định cư nhiều người hơn và có một chương trình mang tính rất chuyên môn để tiếp nhận họ, nhưng cũng đã tìm cách làm ngơ trách nhiệm với cộng đồng thế giới. Nước Mỹ cảm thấy an toàn rằng Đại Tây Dương bao la bát ngát sẽ ngăn cản vấn đề tị nạn ập đến bất ngờ.
Với trường hợp ngoại lệ hiếm có của nước Đức, các quốc gia khác đều đang cố gắng đẩy gánh nặng lên nước khác. Điều đó có nghĩa là chẳng có ai thực sự muốn nhúng tay vào cuộc khủng hoảng này. Và đó cũng có nghĩa là cuộc khủng hoảng sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
Nhưng cuộc khủng hoảng hiện đang diễn ra ở đây. Những người tỵ nạn tuyệt vọng kia phải được đưa đến một nơi nào đó. Để mặc họ chết dưới bom đạn, hay bị hành hạ bởi những nhà độc tài, hoặc bỏ mặc họ sống hết thế hệ này sang thế hệ khác trong những trại tạm cư chật cứng tại Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ hay đảo Kos thì thật sự không thể là một lựa chọn, nhưng đó lại là lựa chọn mà thế giới đang thực hiện. Thực sự đó là một đường lối thất bại. Và đơn giản đó là một cái giá quá cao phải trả để tự xoa dịu những bất an của chính chúng ta.