SICILY - Sau một tuần lễ ở Roma thăm bạn bè và nghỉ ngơi, tôi đã đáp tầu Du Lịch Zuiderdam của hãng Holland America đi từ Civitavecchia và trong vòng hơn một tháng sẽ đi vòng vòng các thành phố và các đảo trong Vùng Địa Trung Hải.
Hình ảnh
Thành phố đầu tiên Tầu Zuiderdam cập bến là Messina, nó được ví như gót chiếc giầy - vì hình dạng nước Italia giống như một chiếu ủng mà Sicily là bàn chân.
Messina là thủ phủ của đảo Sicily và là thành phố lớn thứ 3 trên đảo Sicily, là thành phố lớn thứ 13 ở Italia, với dân số hơn 252.000 người, và cả tỉnh thì có 650.000 người. Nó nằm gần phía đông bắc của Sicily, tại eo biển Messina, đối diện Villa San Giovanni trên đất liền, và có quan hệ chặt chẽ với vùng Reggio Calabria, lãnh thổ của các "bố già mafia".
Messina cũng là một Tổng giáo phận quan trọng của Công Giáo Italia và đã có từ lâu đời từ năm 1548. Ở đây cũng có Đại học Messina, được thành lập năm 1548 bởi thánh Ignatiô Loyola.
Messina có nhiều nhà thờ nổi tiếng như Nhà thờ chính tòa Messina, Nhà thờ Annunziata dei Catalani.
Nhà thờ chính tòa Messina có từ thế kỉ 12, nơi đây chôn hài cốt của vua Conrad, vua người Đức cai trị Sicily vào thế kỷ 13. Đặc biệt tháp chuông có đồng hồ thiên văn lớn nhất thế giới, được xây dựng vào năm 1933 do Công ty Ungerer của Strasbourg. Tượng hoạt hình của tháp chuông, minh họa các sự kiện từ lịch sử của dân chúng và tôn giáo của thành phố, mỗi ngày vào buổi trưa, nó diễn ra và là một điểm thu hút du lịch nổi tiếng.
Nhà thờ danh tiếng khác là Santa Maria del Carmelo được xây dựng vào năm 1931, trong đó có một bức tượng nổi danh thế kỷ 17 hình Đức Trinh Nữ Maria.
Nhà thờ Annunziata dei Catalani (cuối thế kỷ 12 đầu thế kỷ 13) từ thời kỳ Norman. Nhà thờ này đáng chú ý là cách trang trí phản ánh rõ ràng ảnh hưởng kiến trúc Ả Rập.
Nhà thờ Santa Maria degli Alemanni (vào đầu thế kỷ 13), trước đây là nhà nguyện của các Hiệp sĩ Teutonic. Nhà thờ được kiến trúc theo mốt thuần Gothic ở Sicily.
Sau khi thăm nhà thờ chính tòa, chúng tôi đi tour vòng quanh đảo và đi xe bus leo lên sườn núi Etna. Một ngọn núi lửa có ba miệng vẫn còn đang hoạt động sôi xục, và lần phun lửa cuối cùng là ngày 16/05/2015. Dù với nguy hiểm trùng điệp như vậy, nhưng dân chúng ở đây an bình chăm lo cuộc sống. Phải đi chừng 3 giờ mới lên tới chỗ phún thạch tràn xuống khi phun lửa dữ dội vào năm 2013. Tại nơi đây có đặt tượng Đức Mẹ các tín hữu.
Lên đỉnh nú
i cao và nhìn xuống một vùng bao la xanh tươi với nhiều vườn nho mầu mỡ và các cây ăn trái.. . mới cảm nghiệm được sức mạnh của thiên nhiên, vừa là sức nuôi sống và vừa là mãnh lực tàn phá...
Messina thường được biết đến như cánh cửa mở vào Sicily. Cửa biển có hình dạng như một cái lưỡi liềm. Nó là ngã tư giao thương luôn tấp nập giữa Messina và đại lục, qua nhiều thế kỷ. Trong những năm gần đây, đã có nhiều thảo luận về việc xây dựng một cây cầu nối với đất liền hầu tạo điều kiện và cải thiện giao tiếp. Mặc dù là một ý tưởng thú vị trên phương diện lý thuyết, nhưng là điều gần như không thể thực hiện trong thực tế, do đất bờ biển không vững và luôn bị xói mòn. Do vậy việc vận tải giữa Sicily và đất liền vẫn là hệ thống của các bến phà, như truyền thống đã trải qua trong suốt nhiều thế kỷ.
Nguồn tài nguyên chính của thành phố là các bến cảng biển (thương mại, và nhà máy đóng tàu quân sự), du lịch tàu biển, thương mại, nông nghiệp (sản xuất rượu vang và chanh trồng, cam, quýt, và ô liu).
Nguyên thủy thành phố Messina được thành lập bởi người Hy Lạp trong thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên và coi như một thuộc địa, Messina ban đầu được gọi là Zancle (tiếng Hy Lạp có nghĩa là "lưỡi hái" vì hình dạng của cảng tự nhiên (mặc dù một huyền thoại cho rằng do vua Zanclus lập).
Thành phố này đã bị người Carthage chiếm đóng năm 397 BC và sau đó nó vua Dionysius I của Syracuse tái chinh chiếm đóng và đặt tên mới theo tên một thành phố Hy Lạp là Messene.
Vào năm 264 trước Công nguyên, quân đội La Mã được triển khai tới Sicily, lần đầu tiên một đội quân Roman hành quân ngoài bán đảo Ý. Vào cuối Chiến tranh Punic, thành Messina lần đầu tiên liên minh với Rome. Dưới thời quân Roma, nó được gọi là Messana.
Thành phố Messina đạt đến đỉnh cao huy hoàng trong những năm đầu thế kỷ 17, dưới sự thống trị của Tây Ban Nha: vào thời điểm đó là một trong mười thành phố lớn nhất ở châu Âu.
Năm 1783, một trận động đất tàn phá phần lớn thành phố, và cần nhiều thập kỷ để xây dựng lại. Rồi một lần nữa, thành phố này đã gần như hoàn toàn bị phá hủy bởi một trận động đất và liên kết với sóng thần vào sáng 28 tháng 12 năm 1908, thiên tai này giết chết khoảng 60.000 người, phá hủy hầu hết các kiến trúc cổ. Thành phố được xây dựng lại phần lớn trong các năm sau.
Messina phải chịu ách thống trị của nhiều đế chế: Sau đế quốc La Mã thì đến Byzantine, rồi Norman, triều đại Aragon, rồi Ả Rập xâm chiếm... Tất cả đều để lại dấu ấn của mình.
Ngày nay thành phố đang phát triển và đang phát triển dọc theo bờ biển, và do các trận động đất dữ dội tàn phá khu vực này nhiều lần và bị bom trong thế chiến thứ hai, nên có thể nói thành phố hầu như được xây lại gần như là hoàn toàn hiện đại. Rút kinh nghiệm từ bài học quá khứ, Messina hiện đại được xây dựng với sự an toàn tối đa. Đường rộng và các tòa nhà tương đối thấp.
Messina là một thị trấn với các lễ hội hàng năm và lễ kỷ niệm đặc trưng có lịch sử lâu dài. Vào ngày 13 và ngày 14 mỗi tháng Tám có cuộc "Diễu hành các người Khổng Lồ - Ride of the Giants", với hai bức tượng khổng lồ, một màu đen và một màu trắng, được gọi là Grifone và Mata diễu hành qua thành phố trên lưng ngựa trong lễ kỷ niệm những người sáng lập huyền thoại của thành phố.
Messina còn gắn bó với tên một họa sĩ thời danh là Caravaggio: Tại Viện Bảo tàng Regional Messina còn để lại hai trong số những tác phẩm của một trong những nghệ sĩ thời danh và bốc lửa nhất đó của Italia.
Lịch sử có ghi rằng: Caravaggio có lần thịnh nộ, khi đó là năm 1606, tại Piazza Navona ở Rome. Lúc đó ông chơi bài và cãi vã với một người. Cuộc cãi vã trở nên nóng bỏng và người kia đâm ông đã bị thương ở trán. Ông tấn công lại và đã đâm chết người kia.
Sau đó biết mình mang tội, ông chạy trốn khỏi Roma. Ông đã chạy tới trú ẩn ở Messina trong một thời gian trước khi đi tới ở Malta.
Nghệ sĩ này lưu lại 2 tuyệt tác ở đây là bức tranh vẽ "Các Mục đồng thờ lậy Chúa Hài Nhi" và "sự Phục sinh của Lazarô".
Xem ra như có một màn tối đen bao trùm khắp tác phẩm của Caravaggio từ đó về sau: nào là những nỗi đau khổ trong Kinh Thánh, bị thương, bị đâm, bị đóng đinh hoặc bị chết... Trong một số trường hợp nghệ sĩ còn vẽ nạn nhân có một vết thương trên trán của mình, giống như sát tình trạng cá nhân của ông.
Trong các tác phẩm của mình, Caravaggio đã xác định nỗi đau khổ, có lẽ là một biểu hiện của sự thanh tẩy và hối hận, minh chứng cho tình trạng ăn năn của mình, và nhấn mạnh trong nghệ thuật của lời cầu xin tha tội của ông.
Từ Messina, ông đã chạy sang Malta trước khi trở về Tuscany, nơi đây, ông nhận được mong muốn của mình là được Đức Giáo Hoàng ban phép tha tội. Và không lâu sau đó, ông đã qua đời trong an bình.
Nhà thờ chính tòa Messina |
Thành phố đầu tiên Tầu Zuiderdam cập bến là Messina, nó được ví như gót chiếc giầy - vì hình dạng nước Italia giống như một chiếu ủng mà Sicily là bàn chân.
Messina là thủ phủ của đảo Sicily và là thành phố lớn thứ 3 trên đảo Sicily, là thành phố lớn thứ 13 ở Italia, với dân số hơn 252.000 người, và cả tỉnh thì có 650.000 người. Nó nằm gần phía đông bắc của Sicily, tại eo biển Messina, đối diện Villa San Giovanni trên đất liền, và có quan hệ chặt chẽ với vùng Reggio Calabria, lãnh thổ của các "bố già mafia".
Messina cũng là một Tổng giáo phận quan trọng của Công Giáo Italia và đã có từ lâu đời từ năm 1548. Ở đây cũng có Đại học Messina, được thành lập năm 1548 bởi thánh Ignatiô Loyola.
Messina có nhiều nhà thờ nổi tiếng như Nhà thờ chính tòa Messina, Nhà thờ Annunziata dei Catalani.
Nhà thờ Annunziata dei Catalani |
Nhà thờ danh tiếng khác là Santa Maria del Carmelo được xây dựng vào năm 1931, trong đó có một bức tượng nổi danh thế kỷ 17 hình Đức Trinh Nữ Maria.
Nhà thờ Annunziata dei Catalani (cuối thế kỷ 12 đầu thế kỷ 13) từ thời kỳ Norman. Nhà thờ này đáng chú ý là cách trang trí phản ánh rõ ràng ảnh hưởng kiến trúc Ả Rập.
Nhà thờ Santa Maria degli Alemanni (vào đầu thế kỷ 13), trước đây là nhà nguyện của các Hiệp sĩ Teutonic. Nhà thờ được kiến trúc theo mốt thuần Gothic ở Sicily.
Sau khi thăm nhà thờ chính tòa, chúng tôi đi tour vòng quanh đảo và đi xe bus leo lên sườn núi Etna. Một ngọn núi lửa có ba miệng vẫn còn đang hoạt động sôi xục, và lần phun lửa cuối cùng là ngày 16/05/2015. Dù với nguy hiểm trùng điệp như vậy, nhưng dân chúng ở đây an bình chăm lo cuộc sống. Phải đi chừng 3 giờ mới lên tới chỗ phún thạch tràn xuống khi phun lửa dữ dội vào năm 2013. Tại nơi đây có đặt tượng Đức Mẹ các tín hữu.
Lên đỉnh nú
Phún thạch núi Etna |
Messina thường được biết đến như cánh cửa mở vào Sicily. Cửa biển có hình dạng như một cái lưỡi liềm. Nó là ngã tư giao thương luôn tấp nập giữa Messina và đại lục, qua nhiều thế kỷ. Trong những năm gần đây, đã có nhiều thảo luận về việc xây dựng một cây cầu nối với đất liền hầu tạo điều kiện và cải thiện giao tiếp. Mặc dù là một ý tưởng thú vị trên phương diện lý thuyết, nhưng là điều gần như không thể thực hiện trong thực tế, do đất bờ biển không vững và luôn bị xói mòn. Do vậy việc vận tải giữa Sicily và đất liền vẫn là hệ thống của các bến phà, như truyền thống đã trải qua trong suốt nhiều thế kỷ.
Nguồn tài nguyên chính của thành phố là các bến cảng biển (thương mại, và nhà máy đóng tàu quân sự), du lịch tàu biển, thương mại, nông nghiệp (sản xuất rượu vang và chanh trồng, cam, quýt, và ô liu).
Nguyên thủy thành phố Messina được thành lập bởi người Hy Lạp trong thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên và coi như một thuộc địa, Messina ban đầu được gọi là Zancle (tiếng Hy Lạp có nghĩa là "lưỡi hái" vì hình dạng của cảng tự nhiên (mặc dù một huyền thoại cho rằng do vua Zanclus lập).
Thành phố này đã bị người Carthage chiếm đóng năm 397 BC và sau đó nó vua Dionysius I của Syracuse tái chinh chiếm đóng và đặt tên mới theo tên một thành phố Hy Lạp là Messene.
Vào năm 264 trước Công nguyên, quân đội La Mã được triển khai tới Sicily, lần đầu tiên một đội quân Roman hành quân ngoài bán đảo Ý. Vào cuối Chiến tranh Punic, thành Messina lần đầu tiên liên minh với Rome. Dưới thời quân Roma, nó được gọi là Messana.
Thành phố Messina đạt đến đỉnh cao huy hoàng trong những năm đầu thế kỷ 17, dưới sự thống trị của Tây Ban Nha: vào thời điểm đó là một trong mười thành phố lớn nhất ở châu Âu.
Năm 1783, một trận động đất tàn phá phần lớn thành phố, và cần nhiều thập kỷ để xây dựng lại. Rồi một lần nữa, thành phố này đã gần như hoàn toàn bị phá hủy bởi một trận động đất và liên kết với sóng thần vào sáng 28 tháng 12 năm 1908, thiên tai này giết chết khoảng 60.000 người, phá hủy hầu hết các kiến trúc cổ. Thành phố được xây dựng lại phần lớn trong các năm sau.
Messina phải chịu ách thống trị của nhiều đế chế: Sau đế quốc La Mã thì đến Byzantine, rồi Norman, triều đại Aragon, rồi Ả Rập xâm chiếm... Tất cả đều để lại dấu ấn của mình.
Ngày nay thành phố đang phát triển và đang phát triển dọc theo bờ biển, và do các trận động đất dữ dội tàn phá khu vực này nhiều lần và bị bom trong thế chiến thứ hai, nên có thể nói thành phố hầu như được xây lại gần như là hoàn toàn hiện đại. Rút kinh nghiệm từ bài học quá khứ, Messina hiện đại được xây dựng với sự an toàn tối đa. Đường rộng và các tòa nhà tương đối thấp.
Messina là một thị trấn với các lễ hội hàng năm và lễ kỷ niệm đặc trưng có lịch sử lâu dài. Vào ngày 13 và ngày 14 mỗi tháng Tám có cuộc "Diễu hành các người Khổng Lồ - Ride of the Giants", với hai bức tượng khổng lồ, một màu đen và một màu trắng, được gọi là Grifone và Mata diễu hành qua thành phố trên lưng ngựa trong lễ kỷ niệm những người sáng lập huyền thoại của thành phố.
Messina còn gắn bó với tên một họa sĩ thời danh là Caravaggio: Tại Viện Bảo tàng Regional Messina còn để lại hai trong số những tác phẩm của một trong những nghệ sĩ thời danh và bốc lửa nhất đó của Italia.
Lịch sử có ghi rằng: Caravaggio có lần thịnh nộ, khi đó là năm 1606, tại Piazza Navona ở Rome. Lúc đó ông chơi bài và cãi vã với một người. Cuộc cãi vã trở nên nóng bỏng và người kia đâm ông đã bị thương ở trán. Ông tấn công lại và đã đâm chết người kia.
Sau đó biết mình mang tội, ông chạy trốn khỏi Roma. Ông đã chạy tới trú ẩn ở Messina trong một thời gian trước khi đi tới ở Malta.
Nghệ sĩ này lưu lại 2 tuyệt tác ở đây là bức tranh vẽ "Các Mục đồng thờ lậy Chúa Hài Nhi" và "sự Phục sinh của Lazarô".
Xem ra như có một màn tối đen bao trùm khắp tác phẩm của Caravaggio từ đó về sau: nào là những nỗi đau khổ trong Kinh Thánh, bị thương, bị đâm, bị đóng đinh hoặc bị chết... Trong một số trường hợp nghệ sĩ còn vẽ nạn nhân có một vết thương trên trán của mình, giống như sát tình trạng cá nhân của ông.
Trong các tác phẩm của mình, Caravaggio đã xác định nỗi đau khổ, có lẽ là một biểu hiện của sự thanh tẩy và hối hận, minh chứng cho tình trạng ăn năn của mình, và nhấn mạnh trong nghệ thuật của lời cầu xin tha tội của ông.
Từ Messina, ông đã chạy sang Malta trước khi trở về Tuscany, nơi đây, ông nhận được mong muốn của mình là được Đức Giáo Hoàng ban phép tha tội. Và không lâu sau đó, ông đã qua đời trong an bình.