Nếu du khách muốn có một cuộc du ngoạn thành Istanbul vừa thong thả hóng mát, lại vừa được nghe lịch sử phong phú, nhất là lịch sử về kiến trúc và thăng trầm của thành phố sôi động và đông đúc này... nên mua một vé tầu hay đi một vòng trên du thuyền. Chuyến đi về chừng 4 giờ đồng hồ, đi từ trung tâm thành phố từ cầu Galata đi về hướng cầu Boshporus (con cầu nối liền Âu-Á). Đi xa hơn một chút nữa sẽ gặp cây cầ thứ hai là Fatih Sultan Mehmet khúc nối giáp vào Biển Đen (Black Sea). Tầu sẽ đi dưới 2 cây cầu dài và vao chót vót ở trên.


Du thuyền trên Vịnh Bosphorus

Từ cầu Mehmet tầu sẽ vòng qua phía bờ Á châu về lại trung tâm thành phố, bạn sẽ được chứng kiến hai bên bờ vịnh những tòa lâu đài, những kiến trúc huy hoàng, hay là những villas dinh thự tư nhân rất thẩm mỹ... Những kiến trúc này tiêu biểu cho quá trình thăng trầm và lịch sử của chính thành phố vậy.

Lịch sử thăng trầm của Constantinople (ngày nay là Istanbul) bắt đầu khoảng 660 trước Công nguyên khi có nhóm người Hy Lạp từ Megara thành lập Byzantium ở phía châu Âu của Bosphorus.

Thành phố trải qua một giai đoạn ngắn dưới sự cai trị của Ba Tư vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, nhưng người Hy Lạp chiếm lại nó sau đó. Byzantium sau đó tiếp tục là một phần của Liên Hiệp Athenian trước khi giành được độc lập vào năm 355 TCN. Sau đó Byzantine chính thức trở thành một phần của Đế chế La Mã vào năm 73 sau Công nguyên. Tiếp đến khoảng năm 200 sau Công nguyên, hoàng đế Severus đã bắt đầu xây dựng lại Byzantium, và thành phố bắt đầu trở nên thịnh vượng.

Constantine thực tế bắt đầu trở Hoàng Đế của toàn Đế quốc Roma vào tháng 9 năm 324. Hai tháng sau Hoàng đế Constantin bắt đầu hoạch định xây thành mới và chỉ định là thủ phủ phía Đông của đế quốc, thành phố được đặt tên là Nea Roma - Tân Roma; nhưng hầu hết mọi người đều gọi nó là Constantinople (thành của Constantin), tên tồn mãi cho đến thế kỷ 20.

Ngày 11 tháng 3 năm 330, thành Constantinople được tuyên bố là thủ đô của Đế quốc Byzantine hay là Đế quốc Roma phía Đồng.

Việc thành lập thành Constantinople chứng tỏ là một trong những thành tựu lâu dài nhất của Constantine, chuyển quyền từ La Mã về phía đông là Constantinole và trở thành một trung tâm văn hóa Hy Lạp và trung tâm Kitô giáo.

Nhiều nhà thờ được xây dựng trên toàn thành phố, bao gồm cả Hagia Sophia (vương cung thánh đường thánh Sophia) được xây dựng trong triều đại của Hoàng đế Justinianô và vẫn là nhà thờ lớn nhất thế giới cả một ngàn năm cho tới khi Đền thánh Phêrô được xây lại tại Roma.

Constantine cũng đã tiến hành cuộc đổi mới và mở rộng hí trường đua ngựa Hippodrome ở Constantinople với sức chứa hàng chục ngàn khán giả, hí trường đua ngựa đã trở thành trung tâm của đời sống dân sự, và trong thế kỷ thứ 5 và thứ 6, nó trở thành trung tâm chấn động của những bất ổn, bao gồm cả các cuộc bạo loạn Nika.

Vị trí Constantinople cũng đứng vững trước thử thách của thời gian; trong nhiều thế kỷ, các bức tường và bờ biển được bảo vệ chống lại quân xâm lược từ phía đông của Hồi giáo.

Trong phần lớn thời Trung cổ cho tới thời kỳ cuối của Byzantine, Constantinople là thành phố lớn nhất và giàu có nhất trên lục địa châu Âu và lúc đó cũng là lớn nhất trên thế giới.

Constantinople bắt giảm và thụt lùi sau khi Thập Tự Chinh thứ IV, thời gian đó thành bị vây hãm và bị cướp phá. Thành phố sau đó trở thành trung tâm của Đế quốc La tinh, được lập lên do Thập Tự quân Công Giáo thay thế Đế quốc Byzantine Chính thống giáo. Trong gần mười sáu thế kỷ nó được coi là thủ đô đế quốc La Mã và Byzantine (330-1204 và 1261-1453), Latin (1204-1261) và đế chế Ottoman (1453-1922).

Constantinople đã trở thành khí cụ cho việc đẩy mạnh và phát huy Kitô giáo trong thời La Mã và Byzantine, trước khi Ottoman chinh phục thành phố vào năm 1453 và chuyển đổi nó thành một thành trì Hồi giáo và ngai của thủ lãnh Caliphate thời Ottoman.

Vị trí chiến lược của Istanbul rất quan trọng, từ đường tơ lụa lịch sử (Silk Road) nối liền Âu Á, rồi mạng lưới đường sắt từ châu Âu tới Trung Đông, và tuyến đường biển duy nhất giữa Biển Đen và Địa Trung Hải đã biến dân cư Istanbul thành một khối dân quốc tế. Do đó thành phố cũng phá triển về mặt Nghệ thuật, Âm nhạc, Phim ảnh và các Lễ hội văn hóa được thành lập vào cuối của thế kỷ 20 và tiếp tục được tổ chức bởi thành phố hiện nay, cơ sở hạ tầng và cải tiến đã sản xuất một mạng lưới giao thông phức tạp.

Năm nay 2015 có khoảng gần 13 triệu du khách nước ngoài đến thăm Istanbul, do đó Istnbul cũng được đặt tên là một Thủ đô Văn hóa châu Âu, và là điểm đến du lịch thứ tư phổ biến nhất thế giới. Thành Istanbul với trung tâm lịch sử của nó, được liệt kê một phần là Di sản Thế giới của UNESCO, với bến cảng tự nhiên của thành phố, vùng Sừng Vàng, tân Istanbul là một trong những nền kinh tế đô thị phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Ngày nay Istanbul là một thành phố phồn thịnh, với một đường chân trời không ngừng phát triển là một trong những thành nổi bật nhất trong tất cả châu Âu và Tây Á. Phát triển mới liên tục được thực hiện bao gồm các đường tàu điện ngầm mới, khu dân cư và các công trình giao thông ngầm như hầm Marmaray đó là đường hầm ngầm sâu nhất thế giới. Cùng với những phát triển, thành phố đang ngày càng trở thành trung tâm của các hoạt động trong nhiều tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác Kinh tế Biển Đen, Hội đồng Turkic và Hội D-8 Tổ chức Hợp tác kinh tế.