Người Công Giáo chúng ta, hàng năm dành riêng tháng 11 để cầu nguyện cho những người đã qua đời, cầu cho các đẳng linh hồn. Còn Phật Giáo thì có ngày Lễ Vu Lan, tảo mộ để cầu cho các vong hồn.
Đặc biệt người Công Giáo còn dành riêng, ngày mồng 02 tháng 11 là ngày Lễ Trọng, để khắp mọi nơi trên thế giới cùng hợp ý với giáo đô Vatican, cầu nguyện chung cho các linh hồn.
Trong ngày 02 tháng 11, các linh mục dâng 3 thánh Lễ. Trong 3 thánh lễ này, có một thánh lễ cầu nguyện cách riêng cho các chiến sĩ trận vong.
Bên Việt Nam, vào ngày 02 tháng 11, đa số các giáo xứ đều có tổ chức rước Thánh Giá từ trong nhà thờ ra nghĩa trang và cử hành Thánh Lễ ngay bên phần mộ của những người đã quá Cố.
Nghĩa trang của các xứ thường thiết kế một khu vực ở trung tâm nghĩa trang, có bàn thờ và Thánh Giá lớn bằng đá hoa cương, rất bền và đẹp, có thể chịu đựng được nắng mưa.
Tại Adelaide. Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc cũng có thông lệ như vậy. Hàng năm cứ vào lúc 5 giờ 00 chiều, ngày mùng 02 tháng 11, có thánh lễ ngay trên nghĩa trang, khu Vườn Hồng, Wisteria Gardens của người Việt, trong Enfield Memorial Park.
Trong nghĩa trang, đôi khi gió lạnh, trời mưa, nhưng các tín hữu đồng hương vẫn tề tựu về đây rất đông, để tham dự Thánh Lễ cầu nguyện cho các thân nhân đang yên nghỉ dưới lòng đất.
Có nhiều gia đình mang theo cả vải bạt, trải lên thảm cỏ, ngồi chung quanh phần mộ của người thân, hướng về phía bàn thờ hiệp ý tham dự thánh Lễ.
Tôi đã có dịp qua Manila, Philipines, được thấy người dân Philipines đến ngày cầu nguyện cho các linh hồn, các gia đình đã bống bế nhau vào nghĩa trang, tổ chức những buổi pinic, cắm lều, trại ngay trên phần mộ của người thân qúa cố, họ cầu nguyện, ăn uống và ngủ nghỉ ngay bên phần mộ của người thân, một, hai ngày để tò tình thương mến, lưu luyến giữa thân nhân, họ hàng với người quá cố. Tập tục này rất hiếm có ở các quốc gia khác. Philipines là một quốc gia có 90% dân số theo đạo Công Giáo.
Người dân Úc chúng ta cũng có một một thông lệ rất hay, là đúng 11 giờ 00 trưa, ngày 11, tháng 11. Sẽ có tiếng còi hụ hoặc tiếng chuông báo, thì tất cả các văn phòng, các công xưởng ngưng làm việc, đứng dậy nghiêm chỉnh, cúi đầu, dành 1 phút để tưởng niệm cho những người quá cố và các chiến sĩ trận vong.
Hồi đó còn đi làm trong hãng xưởng, khi nghe tiếng còi hụ, thì mọi người đứng nghiêm, cúi đầu. Còn cá nhân tôi thì dành giây phút này đọc kinh “Vực Sâu” cầu cho các linh hồn.
Quê tôi ở bên VN, trước 1975 thì cứ đến ngày mồng 02 tháng 11, lúc 12 giờ trưa Cha Sở cho giựt chuông nhà thờ, để mọi người trong giáo xứ cùng hợp ý đọc kinh “Vực Sâu” cầu cho các linh hồn.
Tại nhà thờ, có người đọc trên Loa rất to, cho cả giáo xứ cùng đọc kinh theo. Bố mẹ tôi đang làm ruộng cũng ngưng tay làm dấu đọc kinh.
Tôi nghĩ, đây là một tập tục rất hay và có ý nghĩa, chúng ta nên bắt chước và làm theo truyền thống này. Các linh hồn nơi luyện ngục đang trông chờ lời cầu nguyện của chúng ta.
Theo kinh thánh của đạo Công Giáo, thì tất cả mọi người được sinh ra trên trần thế, ngay cả các em bé, đều mắc tội. Đó là tội tổ tông truyền, do ông Adong và bà Eva ăn trái cấm, bị phạm tội bất tuân lệnh truyền của Thiên Chúa, nên đã bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng và bị đầy đọa lam lũ nơi trần gian, con cháu bị vạ lây. Cho nên, sau khi các em bé chào đời, thì được Cha Mẹ đưa đến nhà thờ rửa tội, để tẩy xóa tội Tổ Tông truyền.
Nếu chẳng may, có những em nhỏ chưa có trí khôn mà qua đời, đã được rửa tội, thì các em được Thiên Chúa đón về Thiên Đàng ngay, vì các em còn trong trắng thơ ngây.
Chúng ta không cần phải cầu nguyện cho các em, mà chính các em ở trên Thiên Quốc cầu nguyện cho chúng ta.
Sau này con cháu Adam và Eva sinh sản ra đông đúc, nên phát sinh ra nhiều tội lỗi. Nhất là từ khi chúng ta có trí khôn, chúng ta đã phạm rất nhiều tội.
Trong 10 điều răn của Thiên Chúa, coi như là hiến pháp của nước Trời, có những điều luật mà chúng ta rất dễ phạm, khó tránh khỏi, như: ích kỷ, tham lam, bác ái, yêu thương, hằn thù ghen ghét. Chúng ta trở thành những tội nhân lúc nào, không hay. Do đó khi qua đời, linh hồn chúng ta cần được thanh luyện, để tẩy sạch hết các tội đã phạm và mắc trên trần thế, trước khi được Chúa đưa về Thiên Quốc xum họp với các Thánh.
Theo tín lý của đạo Công Giáo, thì tất cả các tín hữu khi qua đời đều phải qua một cuộc thanh luyện, chúng ta thường nói nôm na là xuống Lửa Luyện Tội hay Luyện Ngục để chúng ta được thanh luyện, tẩy uế hết các tội mà chúng ta đã vướng mắc khi còn sống ở thế gian. Ngoài trừ Mẹ Maria, vì ngài là Mẹ của Thiên Chúa.
Tội nhân ở luyện ngục, hình thức cũng giống như một tù nhân ở trần gian, đang bị giam giữ trong nhà tù, chờ ra tòa án phân xử.
Đối với linh hồn của những người qúa cố, thì tòa án ở đây là trước tòa Thiên Chúa, Chúa sẽ phân xử chúng ta theo luật công minh theo tội, phúc đã làm, khi còn ở trần thế.
Tội nhân trong nhà tù, thì không thể tự bào chữa cho chính mình được, cần phải có thân nhân ở ngoài chạy chữa, nhờ luật sư để biện hộ cho tù nhân.
Cũng vậy các linh hồn còn đang thanh luyện trong nhà giam nơi luyện ngục. Họ cần chúng ta là những người thân còn sống, chạy đến nhờ mẹ Maria và các Thánh bầu cử.
Mẹ Maria và các Thánh là những vị luật sư giỏi, biện hộ cho các tội nhân trước toà Thiên Chúa khi Ngài phán xét. Xin quan tòa là Thiên Chúa giảm, thứ các hình phạt và sớm đón nhận họ vào nước Thiên Đàng.
Hồi đi tù cải tạo, một số cán bộ CS và những người bạn tù thờ ông bà, họ tranh luận với anh em Công Giáo chúng tôi là, người Công Giáo không thờ Tổ Tiên Ông Bà, như vậy là người Công Giáo bất hiếu đã quên lãng Ông bà Tổ Tiên.
Chúng tôi phản pháo lại ngay với họ: Trong các đạo hiện hữu trên trái đất này, thì Công Giáo là đạo hiếu thảo nhất trên thế giới.
Hiến pháp nước Trời “Mười điều răn của Thiên Chúa”, người Công Giáo đều phải thuộc nằm lòng.
Sau 3 điều răn Top Ten dành cho Thiên Chúa, thì điều răn thứ IV là dành cho Ông Bà, Cha Mẹ. Thứ Bốn: “Thảo kính cha mẹ”
Có cả tỷ người Công Giáo trên toàn thế giới. Hàng ngày, mỗi cá nhân, mỗi gia đình đọc kinh cầu nguyện, thì chúng tôi đều phải cầu nguyện cho các linh hồn, thân nhân, cha mẹ, ông bà, tổ tiên và các linh hồn đã qua đời. Cầu nguyện một cách liên lỷ, hết đời này qua đời khác.
Rồi hàng triệu, triệu các linh mục, giám mục trên toàn thế giới, bắt buộc phải dâng thánh lễ hàng ngày. Trong các thánh lễ, các linh mục, giám mục ngay cả Đức Giáo Hoàng nữa, phải đọc lời nguyện Thánh Thể, cầu nguyện cho Tổ Tiên Ông Bà, thân quyến và các linh hồn đã qua đời, lời nguyện sau đây:
“Xin nhớ đến tôi tớ Chúa là linh hồn............mà Chúa đã gọi ra khỏi đời này về với Chúa. Xin ban cho kẻ đã chết như Con Chúa, thì cũng được sống lại như Người.
Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại và mọi người đã qua đời. Đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng con đã ly trần trong tình thương của Chúa. Xin cho hết thảy được vào hưởng ánh sáng Tôn Nhan Chúa.
Như vậy người Công Giáo chúng ta rất hãnh diện là những người luôn hiếu thảo, biết nhớ ơn cội nguồn, cha mẹ, ông bà tổ tiên trong các giờ kinh nguyện hàng ngày. Các tôn giáo khác, chưa chắc đã nhớ đến người thân quá cố, hàng ngày như chúng ta.
Quan niệm ngày xưa của các cụ, đã mọc thêm ra lời nguyện: “Cầu cho các linh hồn mồ côi.”
Xin thưa! Thần học ngày nay đã xác định, không có linh hồn nào mồ côi cả. Vì trong giờ kinh nguyện và các Thánh Lễ, chúng ta đã có lời cầu nguyện cho “Các Linh Hồn” rồi.
Từ ngữ “CÁC” và “NHỮNG” bao gồm, không thiếu một ai, không chừa người nào. Vì thế trong các giờ kinh, chúng ta không cần phải đọc, cầu cho các “Linh Hồn Mồ Côi” nữa.
Mồ côi có nghĩa là không có người chăm nom, coi sóc. Đàng này “Các Linh Hồn” luôn được chúng ta nhắc nhớ và cầu nguyện trong các giờ kinh, các thánh lẽ hàng ngày. Như vậy là đã đủ.
Khi còn sống, chúng ta hãy cầu nguyện cho những người quá cố. Xin Thiên Chúa là Cha Nhân Từ giải thoát họ khỏi chốn luyện hình và đưa họ về hưởng phúc trên quê Trời. Mai sau đến lượt chúng ta qua đời, thì bạn bè, thân quyến cũng sẽ cầu nguyện cho chúng ta, vì “Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó”
Triết gia Socrate trong tam đoạn luận có câu:
Tất cả mọi người đều phải chết
Vậy tôi là người
Tôi sẽ phải chết
Riêng cá nhân tôi, vào lúc 11 giờ 00 trưa, ngày 11, tháng 11. Tôi sẽ nhắc cả gia đình, dành 1 phút để dâng lời cầu nguyện:
“Chúng con cậy vì danh Chúa Nhân Từ, cho “CÁC LINH HỒN” được lên chốn nghỉ ngơi
Hằng xem, thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng”, AMEN.
Jo. Vĩnh SA
Đặc biệt người Công Giáo còn dành riêng, ngày mồng 02 tháng 11 là ngày Lễ Trọng, để khắp mọi nơi trên thế giới cùng hợp ý với giáo đô Vatican, cầu nguyện chung cho các linh hồn.
Trong ngày 02 tháng 11, các linh mục dâng 3 thánh Lễ. Trong 3 thánh lễ này, có một thánh lễ cầu nguyện cách riêng cho các chiến sĩ trận vong.
Bên Việt Nam, vào ngày 02 tháng 11, đa số các giáo xứ đều có tổ chức rước Thánh Giá từ trong nhà thờ ra nghĩa trang và cử hành Thánh Lễ ngay bên phần mộ của những người đã quá Cố.
Nghĩa trang của các xứ thường thiết kế một khu vực ở trung tâm nghĩa trang, có bàn thờ và Thánh Giá lớn bằng đá hoa cương, rất bền và đẹp, có thể chịu đựng được nắng mưa.
Tại Adelaide. Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc cũng có thông lệ như vậy. Hàng năm cứ vào lúc 5 giờ 00 chiều, ngày mùng 02 tháng 11, có thánh lễ ngay trên nghĩa trang, khu Vườn Hồng, Wisteria Gardens của người Việt, trong Enfield Memorial Park.
Trong nghĩa trang, đôi khi gió lạnh, trời mưa, nhưng các tín hữu đồng hương vẫn tề tựu về đây rất đông, để tham dự Thánh Lễ cầu nguyện cho các thân nhân đang yên nghỉ dưới lòng đất.
Có nhiều gia đình mang theo cả vải bạt, trải lên thảm cỏ, ngồi chung quanh phần mộ của người thân, hướng về phía bàn thờ hiệp ý tham dự thánh Lễ.
Tôi đã có dịp qua Manila, Philipines, được thấy người dân Philipines đến ngày cầu nguyện cho các linh hồn, các gia đình đã bống bế nhau vào nghĩa trang, tổ chức những buổi pinic, cắm lều, trại ngay trên phần mộ của người thân qúa cố, họ cầu nguyện, ăn uống và ngủ nghỉ ngay bên phần mộ của người thân, một, hai ngày để tò tình thương mến, lưu luyến giữa thân nhân, họ hàng với người quá cố. Tập tục này rất hiếm có ở các quốc gia khác. Philipines là một quốc gia có 90% dân số theo đạo Công Giáo.
Người dân Úc chúng ta cũng có một một thông lệ rất hay, là đúng 11 giờ 00 trưa, ngày 11, tháng 11. Sẽ có tiếng còi hụ hoặc tiếng chuông báo, thì tất cả các văn phòng, các công xưởng ngưng làm việc, đứng dậy nghiêm chỉnh, cúi đầu, dành 1 phút để tưởng niệm cho những người quá cố và các chiến sĩ trận vong.
Hồi đó còn đi làm trong hãng xưởng, khi nghe tiếng còi hụ, thì mọi người đứng nghiêm, cúi đầu. Còn cá nhân tôi thì dành giây phút này đọc kinh “Vực Sâu” cầu cho các linh hồn.
Quê tôi ở bên VN, trước 1975 thì cứ đến ngày mồng 02 tháng 11, lúc 12 giờ trưa Cha Sở cho giựt chuông nhà thờ, để mọi người trong giáo xứ cùng hợp ý đọc kinh “Vực Sâu” cầu cho các linh hồn.
Tại nhà thờ, có người đọc trên Loa rất to, cho cả giáo xứ cùng đọc kinh theo. Bố mẹ tôi đang làm ruộng cũng ngưng tay làm dấu đọc kinh.
Tôi nghĩ, đây là một tập tục rất hay và có ý nghĩa, chúng ta nên bắt chước và làm theo truyền thống này. Các linh hồn nơi luyện ngục đang trông chờ lời cầu nguyện của chúng ta.
Theo kinh thánh của đạo Công Giáo, thì tất cả mọi người được sinh ra trên trần thế, ngay cả các em bé, đều mắc tội. Đó là tội tổ tông truyền, do ông Adong và bà Eva ăn trái cấm, bị phạm tội bất tuân lệnh truyền của Thiên Chúa, nên đã bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng và bị đầy đọa lam lũ nơi trần gian, con cháu bị vạ lây. Cho nên, sau khi các em bé chào đời, thì được Cha Mẹ đưa đến nhà thờ rửa tội, để tẩy xóa tội Tổ Tông truyền.
Nếu chẳng may, có những em nhỏ chưa có trí khôn mà qua đời, đã được rửa tội, thì các em được Thiên Chúa đón về Thiên Đàng ngay, vì các em còn trong trắng thơ ngây.
Chúng ta không cần phải cầu nguyện cho các em, mà chính các em ở trên Thiên Quốc cầu nguyện cho chúng ta.
Sau này con cháu Adam và Eva sinh sản ra đông đúc, nên phát sinh ra nhiều tội lỗi. Nhất là từ khi chúng ta có trí khôn, chúng ta đã phạm rất nhiều tội.
Trong 10 điều răn của Thiên Chúa, coi như là hiến pháp của nước Trời, có những điều luật mà chúng ta rất dễ phạm, khó tránh khỏi, như: ích kỷ, tham lam, bác ái, yêu thương, hằn thù ghen ghét. Chúng ta trở thành những tội nhân lúc nào, không hay. Do đó khi qua đời, linh hồn chúng ta cần được thanh luyện, để tẩy sạch hết các tội đã phạm và mắc trên trần thế, trước khi được Chúa đưa về Thiên Quốc xum họp với các Thánh.
Theo tín lý của đạo Công Giáo, thì tất cả các tín hữu khi qua đời đều phải qua một cuộc thanh luyện, chúng ta thường nói nôm na là xuống Lửa Luyện Tội hay Luyện Ngục để chúng ta được thanh luyện, tẩy uế hết các tội mà chúng ta đã vướng mắc khi còn sống ở thế gian. Ngoài trừ Mẹ Maria, vì ngài là Mẹ của Thiên Chúa.
Tội nhân ở luyện ngục, hình thức cũng giống như một tù nhân ở trần gian, đang bị giam giữ trong nhà tù, chờ ra tòa án phân xử.
Đối với linh hồn của những người qúa cố, thì tòa án ở đây là trước tòa Thiên Chúa, Chúa sẽ phân xử chúng ta theo luật công minh theo tội, phúc đã làm, khi còn ở trần thế.
Tội nhân trong nhà tù, thì không thể tự bào chữa cho chính mình được, cần phải có thân nhân ở ngoài chạy chữa, nhờ luật sư để biện hộ cho tù nhân.
Cũng vậy các linh hồn còn đang thanh luyện trong nhà giam nơi luyện ngục. Họ cần chúng ta là những người thân còn sống, chạy đến nhờ mẹ Maria và các Thánh bầu cử.
Mẹ Maria và các Thánh là những vị luật sư giỏi, biện hộ cho các tội nhân trước toà Thiên Chúa khi Ngài phán xét. Xin quan tòa là Thiên Chúa giảm, thứ các hình phạt và sớm đón nhận họ vào nước Thiên Đàng.
Hồi đi tù cải tạo, một số cán bộ CS và những người bạn tù thờ ông bà, họ tranh luận với anh em Công Giáo chúng tôi là, người Công Giáo không thờ Tổ Tiên Ông Bà, như vậy là người Công Giáo bất hiếu đã quên lãng Ông bà Tổ Tiên.
Chúng tôi phản pháo lại ngay với họ: Trong các đạo hiện hữu trên trái đất này, thì Công Giáo là đạo hiếu thảo nhất trên thế giới.
Hiến pháp nước Trời “Mười điều răn của Thiên Chúa”, người Công Giáo đều phải thuộc nằm lòng.
Sau 3 điều răn Top Ten dành cho Thiên Chúa, thì điều răn thứ IV là dành cho Ông Bà, Cha Mẹ. Thứ Bốn: “Thảo kính cha mẹ”
Có cả tỷ người Công Giáo trên toàn thế giới. Hàng ngày, mỗi cá nhân, mỗi gia đình đọc kinh cầu nguyện, thì chúng tôi đều phải cầu nguyện cho các linh hồn, thân nhân, cha mẹ, ông bà, tổ tiên và các linh hồn đã qua đời. Cầu nguyện một cách liên lỷ, hết đời này qua đời khác.
Rồi hàng triệu, triệu các linh mục, giám mục trên toàn thế giới, bắt buộc phải dâng thánh lễ hàng ngày. Trong các thánh lễ, các linh mục, giám mục ngay cả Đức Giáo Hoàng nữa, phải đọc lời nguyện Thánh Thể, cầu nguyện cho Tổ Tiên Ông Bà, thân quyến và các linh hồn đã qua đời, lời nguyện sau đây:
“Xin nhớ đến tôi tớ Chúa là linh hồn............mà Chúa đã gọi ra khỏi đời này về với Chúa. Xin ban cho kẻ đã chết như Con Chúa, thì cũng được sống lại như Người.
Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại và mọi người đã qua đời. Đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng con đã ly trần trong tình thương của Chúa. Xin cho hết thảy được vào hưởng ánh sáng Tôn Nhan Chúa.
Như vậy người Công Giáo chúng ta rất hãnh diện là những người luôn hiếu thảo, biết nhớ ơn cội nguồn, cha mẹ, ông bà tổ tiên trong các giờ kinh nguyện hàng ngày. Các tôn giáo khác, chưa chắc đã nhớ đến người thân quá cố, hàng ngày như chúng ta.
Quan niệm ngày xưa của các cụ, đã mọc thêm ra lời nguyện: “Cầu cho các linh hồn mồ côi.”
Xin thưa! Thần học ngày nay đã xác định, không có linh hồn nào mồ côi cả. Vì trong giờ kinh nguyện và các Thánh Lễ, chúng ta đã có lời cầu nguyện cho “Các Linh Hồn” rồi.
Từ ngữ “CÁC” và “NHỮNG” bao gồm, không thiếu một ai, không chừa người nào. Vì thế trong các giờ kinh, chúng ta không cần phải đọc, cầu cho các “Linh Hồn Mồ Côi” nữa.
Mồ côi có nghĩa là không có người chăm nom, coi sóc. Đàng này “Các Linh Hồn” luôn được chúng ta nhắc nhớ và cầu nguyện trong các giờ kinh, các thánh lẽ hàng ngày. Như vậy là đã đủ.
Khi còn sống, chúng ta hãy cầu nguyện cho những người quá cố. Xin Thiên Chúa là Cha Nhân Từ giải thoát họ khỏi chốn luyện hình và đưa họ về hưởng phúc trên quê Trời. Mai sau đến lượt chúng ta qua đời, thì bạn bè, thân quyến cũng sẽ cầu nguyện cho chúng ta, vì “Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó”
Triết gia Socrate trong tam đoạn luận có câu:
Tất cả mọi người đều phải chết
Vậy tôi là người
Tôi sẽ phải chết
Riêng cá nhân tôi, vào lúc 11 giờ 00 trưa, ngày 11, tháng 11. Tôi sẽ nhắc cả gia đình, dành 1 phút để dâng lời cầu nguyện:
“Chúng con cậy vì danh Chúa Nhân Từ, cho “CÁC LINH HỒN” được lên chốn nghỉ ngơi
Hằng xem, thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng”, AMEN.
Jo. Vĩnh SA