Các nhà lãnh đạo các tôn giáo đã thảo luận về đề tài này trong cuộc họp về “Các Dân Tộc Và Các Tôn Giáo” giữa 400 vị đại diện của các tôn giáo diễn ra tại Palermo, Sicily, do Cộng Đoàn Thánh Egidio, một phong trào giáo dân ở Rôma tổ chức. Cuộc họp đã chấm dứt hôm thứ Ba 3/9/2002.
Hai diễn giả Mỹ và Li Băng đã diễn thuyết về đề tài này trong khóa họ. Theo ông David Smock Học Viện về Hòa Bình của Hoa Kỳ : “Không có một thời nào trong quá khứ gần đây lại diễn ra cảnh tượng quá hiển nhiên như ngày nay về một cuộc đụng độ nẩy lửa giữa các nền văn hóa”. Từ đó, ông nhấn mạnh rằng “Không có một thời nào trong quá khứ gần đây lại khẩn trương hơn nữa và thuận lợi hơn nữa, để các nhóm cộng đồng tôn giáo dấn thân thực hiện việc đối thoại để cổ võ hòa giải”. Diễn giả Mỹ này nhấn mạnh rằng “với những đáng tiếc thường hay xẩy ra trong quá khứ, tôn giáo thường là một yếu tố gây ra xung khắc quốc tế”, mặc dù nó không phải là nguyên nhân chính. Chính trong chiều hướng này mà biến cố ngày 11 Tháng 9 đã xảy ra và “đã cho thấy rõ ràng một cách đau lòng là cần phải cải tiến việc hiểu biết lẫn nhau giữa tín đồ Kitô Giáo, Hồi Giáo và Do Thái. Có nhiều ý nghĩ sai lạc và hiểu lầm, trong khi chỉ có một chút hiệu quả trong việc đả thông nhau thôi”. Chẳng hạn mối liên hệ về văn hóa giữa Hồi Giáo và Tây Phương đã bị hủy hoại bởi “những mối liên hệ về quyền lực bất quân bình theo lịch sử đã làm cho thế giới Tây Phương lên mặt và bất cần, còn thế giới Hồi Giáo lại thường thủ thân và lo lắng”.
Ông Ghassan Theni, chủ tịch Dar An-Nahar Publishing Group, người Li Băng giải thích rằng những nền văn minh hiện nay là kết quả của những di sản văn hóa tạo nên nhân loại. Bởi thế, nếu xẩy ra “một cuộc đụng độ giữa các nền văn minh, thì lối thoát duy nhất sẽ là tình trạng hủy hoại tất cả văn minh của cả đôi bên. Sẽ không có tự do cũng như bất cứ hình thức hòa bình nào trong một hoàn cảnh mà tất cả việc áp đặt hòa bình lại trở thành một nguồn xung khắc mới”. Theo ông Ghassan Theni, tình trạng ấy có thể được giải quyết bằng một thứ toàn cầu hóa biết tôn trọng “tính cách đa dạng và đa tạp”: “Việc cùng tìm kiếm một chính quyền biết tôn trọng những quyền lợi căn bản của con người không thể nào thực hiện bằng võ lực, mà là bằng cuộc sống chung được bắt nguồn từ hòa bình, công lý và tôn trọng người khác”.
Hai diễn giả Mỹ và Li Băng đã diễn thuyết về đề tài này trong khóa họ. Theo ông David Smock Học Viện về Hòa Bình của Hoa Kỳ : “Không có một thời nào trong quá khứ gần đây lại diễn ra cảnh tượng quá hiển nhiên như ngày nay về một cuộc đụng độ nẩy lửa giữa các nền văn hóa”. Từ đó, ông nhấn mạnh rằng “Không có một thời nào trong quá khứ gần đây lại khẩn trương hơn nữa và thuận lợi hơn nữa, để các nhóm cộng đồng tôn giáo dấn thân thực hiện việc đối thoại để cổ võ hòa giải”. Diễn giả Mỹ này nhấn mạnh rằng “với những đáng tiếc thường hay xẩy ra trong quá khứ, tôn giáo thường là một yếu tố gây ra xung khắc quốc tế”, mặc dù nó không phải là nguyên nhân chính. Chính trong chiều hướng này mà biến cố ngày 11 Tháng 9 đã xảy ra và “đã cho thấy rõ ràng một cách đau lòng là cần phải cải tiến việc hiểu biết lẫn nhau giữa tín đồ Kitô Giáo, Hồi Giáo và Do Thái. Có nhiều ý nghĩ sai lạc và hiểu lầm, trong khi chỉ có một chút hiệu quả trong việc đả thông nhau thôi”. Chẳng hạn mối liên hệ về văn hóa giữa Hồi Giáo và Tây Phương đã bị hủy hoại bởi “những mối liên hệ về quyền lực bất quân bình theo lịch sử đã làm cho thế giới Tây Phương lên mặt và bất cần, còn thế giới Hồi Giáo lại thường thủ thân và lo lắng”.
Ông Ghassan Theni, chủ tịch Dar An-Nahar Publishing Group, người Li Băng giải thích rằng những nền văn minh hiện nay là kết quả của những di sản văn hóa tạo nên nhân loại. Bởi thế, nếu xẩy ra “một cuộc đụng độ giữa các nền văn minh, thì lối thoát duy nhất sẽ là tình trạng hủy hoại tất cả văn minh của cả đôi bên. Sẽ không có tự do cũng như bất cứ hình thức hòa bình nào trong một hoàn cảnh mà tất cả việc áp đặt hòa bình lại trở thành một nguồn xung khắc mới”. Theo ông Ghassan Theni, tình trạng ấy có thể được giải quyết bằng một thứ toàn cầu hóa biết tôn trọng “tính cách đa dạng và đa tạp”: “Việc cùng tìm kiếm một chính quyền biết tôn trọng những quyền lợi căn bản của con người không thể nào thực hiện bằng võ lực, mà là bằng cuộc sống chung được bắt nguồn từ hòa bình, công lý và tôn trọng người khác”.