(Hoa Kỳ 27/2/2004). Năm 2002, các giám mục Hoa Kỳ kêu gọi một cuộc nghiên cứu quốc gia chưa từng có về bản thể và phạm vi của sự bạo hành tính dục bởi các linh mục từ năm 1950 đến 2002. Bá cáo kết quả bao gồm con số các vụ xẩy ra, người vi phạm, và nạn nhân của những vụ bạo hành tính dục trẻ em bởi các linh mục Công Giáo. Cuộc nghiên cứu này được thực hiện bởi Ðại Học John Jay tại Thành Phố Nữu Ước.
Ðại Học John Jay thực hiện cuộc nghiên cứu này với sự hợp tác của hầu hết các giáo phận Hoa Kỳ và đa số các dòng tu nam. Mục đích là tìm hiểu cách thức các linh mục gặp gỡ các nạn nhân, loại bạo hành nào đã được xử dụng, bao lâu và nhịp độ xẩy ra. Cuộc nghiên cứu cũng tìm hiểu tuổi tác và phái tính của mỗi nạn nhân, con số các nạn nhân lên án mỗi người bạo hành, ai là kẻ lên án đầu tiên, nhân vật nào trong giáo hội được tiếp xúc đầu tiên, và cách thức hành xử của giáo phận hay dòng tu khi được báo cáo. Cuộc nghiên cứu cũng hỏi xem người bạo hành có vấn đề nghiền rượu hay ma túy hay cả hai, và có dùng rượu, ma túy, phim ảnh dâm dục hay các phương tiện khác để dụ các nạn nhân không.
Còn nhiều câu hỏi khác nhắm tìm hiểu các phương thức bạo hành và rất nhiều các khía cạnh khác để phác họa một hình ảnh đầy đủ về bản chất và phạm vi của sự bạo hành các trẻ em bởi các linh mục từ năm 1950 đến 2002. Khi các câu hỏi được gửi đến các giáo phận và các dòng tu vào mùa xuân năm 2003, các tài liệu được gửi kèm và các câu hỏi được mang dấu Mật Kín. Nhưng chỉ vài tuần sau, các bản sao trên giấy và điện tử đã được phổ biến đến các báo chí và được đưa lên mạng lưới toàn cầu.
Mỗi giáo phận và dòng tu phải điền vào một phiếu thăm dò riêng biệt cho mỗi linh mục bị lên án và cho mỗi nạn nhân. Các câu hỏi tìm cách xác định xem vị linh mục đó có đến được với nạn nhân bằng cách nuôi dưỡng sự thân mật với gia đình nạn nhân, như một cha giải tội hay một linh hướng, như một linh mục triều làm việc với một em giúp lễ, qua các sự tiếp xúc tại các cơ sở như trường học, viện mồ côi, ca đoàn, nhóm trẻ, thể thao, trại hè, du ngoạn ban ngày, du ngoạn cuối tuần, hay những cách thức khác. Các câu hỏi cũng tìm xem nạn nhân có anh chị em cũng bị bạo hành không, và hoàn cảnh gia đình của nạn nhân có thể cho thấy có một mô thức chung cho việc bạo hành không?
Cuộc nghiên cứu cũng có các câu hỏi về bản chất của sự bạo hành, từ đàm thoại về tính dục nhưng không có sự đụng chạm thể xác, cho đến mức độ có sự giao hợp. Có những câu khác để tìm xem vị linh mục có được gửi đi chữa trị sau khi bị lên án không và cách thức chữa trị ra sao, chữa trị ở đâu, chữa trị bao lâu, mấy lần, và có hoàn tất không? Vị linh mục có bị cách chức hay bị loại khỏi hàng ngũ linh mục để trở về làm thường dân không? Vị này có được bổ nhiệm đi nơi khác sau khi được chữa trị không? Công việc mục vụ của vị này có bị giới hạn không, và có tái vi phạm sau khi được chữa trị không?
Mỗi khi bị lên án giáo phận hay dòng tu có điều tra nội bộ không? Cuộc điều tra diễn tiến ra sao, và những ai được thông báo kết quả điều tra. Những giới chức dân sự nào đã được thông báo, và nếu có, có đưa đến một cuộc điều tra của cảnh sát không? Ðương sự có bị kết án không? và nếu có thì hình phạt ra sao?
Cuộc nghiên cứu cũng tìm hiểu xem nạn nhân có được chữa trị không, có được bồi thường tài chánh không, và số tiền bao nhiêu? Bao nhiêu tiền được hãng bảo hiểm trả, bao nhiêu là ngân quỹ của giáo phận? Các giáo phận và dòng tu cũng được đòi hỏi phải báo cáo chi tiết tài chánh về tiền luật sư được trả qua nhiều năm để đối phó với các tố cáo về bạo hành tính dục nơi các linh mục. Mỗi giáo phận cũng phải trả lời các câu hỏi về con số linh mục phục vụ ở đó từ năm 1950 và về các dữ kiện cần thiết để phác họa một hình ảnh về giáo phận mình. Các dòng tu cũng nhận được các câu hỏi tương tự, được sửa đổi cho phù hợp với tổ chức của một dòng tu.
Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy con số linh mục vi phạm cao hơn phân xuất 2 phần trăm đã được các nhà lãnh đạo giáo hội phỏng đoán. Trong số linh mục vi phạm, một số đã qua đời, một số không còn được hành xử các chức năng của một linh mục.
Phản ứng của các linh mục khác về báo cáo này chắc chắn là đau buồn về vết nhơ trong lịch sử giáo hội này. Nhưng đa số linh mục là những người trung thành và công chính, họ sống cuộc đời tận hiến cho sứ vụ tông đồ mà họ quý trọng. Về phía giáo hội, đây là tiếng chuông thức tỉnh, và các giáo phận phải có những đáp ứng đầy đủ đối với sự bạo hành tính dục các trẻ em bởi các linh mục như sau:
1. tránh các vi phạm tương lai
2. làm cho các cơ sở của giáo hội trở nên những môi trường an toàn cho trẻ em và thanh thiếu niên
3. lo lắng nhiều hơn cho các nạn nhân
4. ngăn không cho làm mục vụ những người có thể gây nguy hại đến trẻ em
5. duyệt khảo và điều tra kỹ lưỡng các ứng viên muốn trở thành linh mục, cũng như tất cả nhân viên và các tình nguyện viên làm việc với trẻ em trong giáo phận.
Ðại Học John Jay thực hiện cuộc nghiên cứu này với sự hợp tác của hầu hết các giáo phận Hoa Kỳ và đa số các dòng tu nam. Mục đích là tìm hiểu cách thức các linh mục gặp gỡ các nạn nhân, loại bạo hành nào đã được xử dụng, bao lâu và nhịp độ xẩy ra. Cuộc nghiên cứu cũng tìm hiểu tuổi tác và phái tính của mỗi nạn nhân, con số các nạn nhân lên án mỗi người bạo hành, ai là kẻ lên án đầu tiên, nhân vật nào trong giáo hội được tiếp xúc đầu tiên, và cách thức hành xử của giáo phận hay dòng tu khi được báo cáo. Cuộc nghiên cứu cũng hỏi xem người bạo hành có vấn đề nghiền rượu hay ma túy hay cả hai, và có dùng rượu, ma túy, phim ảnh dâm dục hay các phương tiện khác để dụ các nạn nhân không.
Còn nhiều câu hỏi khác nhắm tìm hiểu các phương thức bạo hành và rất nhiều các khía cạnh khác để phác họa một hình ảnh đầy đủ về bản chất và phạm vi của sự bạo hành các trẻ em bởi các linh mục từ năm 1950 đến 2002. Khi các câu hỏi được gửi đến các giáo phận và các dòng tu vào mùa xuân năm 2003, các tài liệu được gửi kèm và các câu hỏi được mang dấu Mật Kín. Nhưng chỉ vài tuần sau, các bản sao trên giấy và điện tử đã được phổ biến đến các báo chí và được đưa lên mạng lưới toàn cầu.
Mỗi giáo phận và dòng tu phải điền vào một phiếu thăm dò riêng biệt cho mỗi linh mục bị lên án và cho mỗi nạn nhân. Các câu hỏi tìm cách xác định xem vị linh mục đó có đến được với nạn nhân bằng cách nuôi dưỡng sự thân mật với gia đình nạn nhân, như một cha giải tội hay một linh hướng, như một linh mục triều làm việc với một em giúp lễ, qua các sự tiếp xúc tại các cơ sở như trường học, viện mồ côi, ca đoàn, nhóm trẻ, thể thao, trại hè, du ngoạn ban ngày, du ngoạn cuối tuần, hay những cách thức khác. Các câu hỏi cũng tìm xem nạn nhân có anh chị em cũng bị bạo hành không, và hoàn cảnh gia đình của nạn nhân có thể cho thấy có một mô thức chung cho việc bạo hành không?
Cuộc nghiên cứu cũng có các câu hỏi về bản chất của sự bạo hành, từ đàm thoại về tính dục nhưng không có sự đụng chạm thể xác, cho đến mức độ có sự giao hợp. Có những câu khác để tìm xem vị linh mục có được gửi đi chữa trị sau khi bị lên án không và cách thức chữa trị ra sao, chữa trị ở đâu, chữa trị bao lâu, mấy lần, và có hoàn tất không? Vị linh mục có bị cách chức hay bị loại khỏi hàng ngũ linh mục để trở về làm thường dân không? Vị này có được bổ nhiệm đi nơi khác sau khi được chữa trị không? Công việc mục vụ của vị này có bị giới hạn không, và có tái vi phạm sau khi được chữa trị không?
Mỗi khi bị lên án giáo phận hay dòng tu có điều tra nội bộ không? Cuộc điều tra diễn tiến ra sao, và những ai được thông báo kết quả điều tra. Những giới chức dân sự nào đã được thông báo, và nếu có, có đưa đến một cuộc điều tra của cảnh sát không? Ðương sự có bị kết án không? và nếu có thì hình phạt ra sao?
Cuộc nghiên cứu cũng tìm hiểu xem nạn nhân có được chữa trị không, có được bồi thường tài chánh không, và số tiền bao nhiêu? Bao nhiêu tiền được hãng bảo hiểm trả, bao nhiêu là ngân quỹ của giáo phận? Các giáo phận và dòng tu cũng được đòi hỏi phải báo cáo chi tiết tài chánh về tiền luật sư được trả qua nhiều năm để đối phó với các tố cáo về bạo hành tính dục nơi các linh mục. Mỗi giáo phận cũng phải trả lời các câu hỏi về con số linh mục phục vụ ở đó từ năm 1950 và về các dữ kiện cần thiết để phác họa một hình ảnh về giáo phận mình. Các dòng tu cũng nhận được các câu hỏi tương tự, được sửa đổi cho phù hợp với tổ chức của một dòng tu.
Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy con số linh mục vi phạm cao hơn phân xuất 2 phần trăm đã được các nhà lãnh đạo giáo hội phỏng đoán. Trong số linh mục vi phạm, một số đã qua đời, một số không còn được hành xử các chức năng của một linh mục.
Phản ứng của các linh mục khác về báo cáo này chắc chắn là đau buồn về vết nhơ trong lịch sử giáo hội này. Nhưng đa số linh mục là những người trung thành và công chính, họ sống cuộc đời tận hiến cho sứ vụ tông đồ mà họ quý trọng. Về phía giáo hội, đây là tiếng chuông thức tỉnh, và các giáo phận phải có những đáp ứng đầy đủ đối với sự bạo hành tính dục các trẻ em bởi các linh mục như sau:
1. tránh các vi phạm tương lai
2. làm cho các cơ sở của giáo hội trở nên những môi trường an toàn cho trẻ em và thanh thiếu niên
3. lo lắng nhiều hơn cho các nạn nhân
4. ngăn không cho làm mục vụ những người có thể gây nguy hại đến trẻ em
5. duyệt khảo và điều tra kỹ lưỡng các ứng viên muốn trở thành linh mục, cũng như tất cả nhân viên và các tình nguyện viên làm việc với trẻ em trong giáo phận.