Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan nói rằng cộng đồng quốc tế đáng ra phải ngăn chặn được cuộc diệt chủng ở Rwanda cách đây 10 năm, vốn làm cho 800 ngàn người Tutsi và người Hutu ôn hòa thiệt mạng.
Ông Annan nói rằng nếu cộng đồng quốc tế hành động nhanh chóng hơn, và đội quân gìn giữ hòa bình được củng cố mạnh hơn, hàng trăm ngàn đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã không bị những người Hutu cực đoan giết hại.
Ông tuyên bố: "Chính bản thân tôi, với tư cách là người đứng đầu cơ quan gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc lúc bấy giờ, tôi đã kêu gọi hàng chục nước gửi thêm quân tới."
"Lúc đó tôi tin rằng tôi đã cố hết sức những sau cuộc diệt chủng tôi thấy rằng tôi có thể làm được nhiều hơn thế nữa. Đáng ra tôi phải rung chuông báo động và kêu gọi ủng hộ sớm hơn."
Người dân Rwanda đã tố cáo lực lượng gìn giữ hòa bình lúc bấy giờ không bảo vệ họ.
Bà Specios Kenya Bugoye kể lại chuyện 4000 người Tutsi tới trú ẩn gần chỗ đóng quân của binh lính Bỉ, hy vọng họ sẽ được an toàn.
Thông qua lời người phiên dịch bà kể lại chuyện lính Bỉ đã bỏ đi và các cuộc giết chóc diễn ra như thế nào.
Bà nói rằng trong cuộc thảm sát đó bà đã mất chồng, tất cả những người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm.
Bà kể lại bà đã ngủ giữa các xác chết trong suốt một đêm và sau đó bà phát hiện ra các con bà cũng đã bị chết tại Butare ở miền Nam. Bà nói bà đã cho các con tới đó vì tin rằng chúng sẽ được an toàn nhưng nạn diệt chủng đã xảy ra ở khăp nơi.
Trong khi đó Trung Tướng Romeo Dallaire, người đứng đầu lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Rwanda lúc bấy giờ nói rằng không ai quan tâm tới việc cứu giúp người Rwanda và đội quân của ông được lệnh rút đi.
Ông cũng cho rằng thái độ đó nay cũng chưa thay đổi: "Dù sao thì tôi vẫn tin rằng nếu có một tổ chức nào đó trên thế giới quyết định giết 320 con khỉ đột thì cộng đồng quốc tế sẽ có phản ứng mạnh hơn là khi họ ra tay ngăn chặn người dân Rwanda bị giết hại."
Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày 7 tháng Tư làm ngày quốc tế đánh dấu cuộc diệt chủng ở Rwanda.
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc nói ông ủng hộ lời kêu gọi của chính phủ Rwanda rằng thế giới để một phút tưởng nhớ các nạn nhân và quyết tâm không để một thảm kịch như vậy tái diễn. (BBC)
Ông Annan nói rằng nếu cộng đồng quốc tế hành động nhanh chóng hơn, và đội quân gìn giữ hòa bình được củng cố mạnh hơn, hàng trăm ngàn đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã không bị những người Hutu cực đoan giết hại.
Ông tuyên bố: "Chính bản thân tôi, với tư cách là người đứng đầu cơ quan gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc lúc bấy giờ, tôi đã kêu gọi hàng chục nước gửi thêm quân tới."
"Lúc đó tôi tin rằng tôi đã cố hết sức những sau cuộc diệt chủng tôi thấy rằng tôi có thể làm được nhiều hơn thế nữa. Đáng ra tôi phải rung chuông báo động và kêu gọi ủng hộ sớm hơn."
Người dân Rwanda đã tố cáo lực lượng gìn giữ hòa bình lúc bấy giờ không bảo vệ họ.
Bà Specios Kenya Bugoye kể lại chuyện 4000 người Tutsi tới trú ẩn gần chỗ đóng quân của binh lính Bỉ, hy vọng họ sẽ được an toàn.
Thông qua lời người phiên dịch bà kể lại chuyện lính Bỉ đã bỏ đi và các cuộc giết chóc diễn ra như thế nào.
Bà nói rằng trong cuộc thảm sát đó bà đã mất chồng, tất cả những người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm.
Bà kể lại bà đã ngủ giữa các xác chết trong suốt một đêm và sau đó bà phát hiện ra các con bà cũng đã bị chết tại Butare ở miền Nam. Bà nói bà đã cho các con tới đó vì tin rằng chúng sẽ được an toàn nhưng nạn diệt chủng đã xảy ra ở khăp nơi.
Trong khi đó Trung Tướng Romeo Dallaire, người đứng đầu lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Rwanda lúc bấy giờ nói rằng không ai quan tâm tới việc cứu giúp người Rwanda và đội quân của ông được lệnh rút đi.
Ông cũng cho rằng thái độ đó nay cũng chưa thay đổi: "Dù sao thì tôi vẫn tin rằng nếu có một tổ chức nào đó trên thế giới quyết định giết 320 con khỉ đột thì cộng đồng quốc tế sẽ có phản ứng mạnh hơn là khi họ ra tay ngăn chặn người dân Rwanda bị giết hại."
Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày 7 tháng Tư làm ngày quốc tế đánh dấu cuộc diệt chủng ở Rwanda.
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc nói ông ủng hộ lời kêu gọi của chính phủ Rwanda rằng thế giới để một phút tưởng nhớ các nạn nhân và quyết tâm không để một thảm kịch như vậy tái diễn. (BBC)