VATICAN (30-3-2004 (VIS) -- Vào ngày 24 tháng 3 vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại các văn phòng của Liên Hiệp Quốc ở Geneva bên Thụy sĩ đã phát biểu trong phiên họp lần thứ 60 của Ủy Ban Nhân Quyền về đề tài thứ 7, là đề tài nói về quyền phát triển. Phiên họp bắt đầu từ ngày 15 tháng 3 và kết thúc vào ngày 23 tháng 4 tới.
Ngài bắt đầu bài phát biểu bằng cách nêu ra rằng Tòa Thánh coi cuộc thảo luận ngày hôm nay là “một cuộc đối thoại hết sức quan trọng và đúng lúc vào chính ngay thời điểm này với Liên Hiệp Quốc khi hố ngăn cách giữa những nước giàu và nghèo ngày càng lớn rộng. Sự toàn cầu hóa đã cho phép nảy sinh ra một mối quan tâm thật sự trên khắp hành tinh này về sự bất công, sự nghèo đói, sự kỳ thị và sự hủy hoại về môi trường.”
Bản Tuyên Cáo về Quyền Phát Triển được thông qua bởi Đại Hội Đồng vào năm 1986 là một bản tuyên ngôn duy nhất trong số các chuẩn mực về nhân quyền quốc tế khác chính là ở chổ nó nhìn nhận ra vai trò của mỗi một cá nhân con người và quyền thừa kế của người đó với nhà nước-là người phải có trách nhiệm chính trong việc đảm bảo về quyền lợi đó. Đồng thời, nó cũng tạo ra một sự liên kết rõ ràng giữa quyền này và bổn phận về hợp tác quốc tế để hổ trợ cho những quốc gia cụ thể trong trách nhiệm của quốc gia đó như là nhà cổ võ và bảo vệ chính thức về quyền phát triển của mỗi cá nhân.
Ngài nói, “Sự toàn cầu hóa đã đặt một trách nhiệm hết sức nặng nề lên cho cộng đồng quốc tế trong việc điều phối các tài nguyên để giúp cho những người mà, Đức Thánh Cha đề cập đến, chính là những người thuộc khối đa số ngày nay và tất cả những ai không có phương tiện và công ăn việc làm để giúp họ có thể có được một cuộc sống đầy tính nhân phẩm và trở nên những thành phần hữu ích trong xã hội.”
Vị quan sát viên thường trực của Tòa Thánh nhấn mạnh rằng: “Sự liên đới giữa quyền lợi và trách nhiệm của những cá nhân, gia đình, xã hội và cộng đồng quốc tế là một chủ đề chính trong việc giảng dạy về xã hội của Tòa Thánh. Tuy nhiên, chúng tôi luôn tin rằng các quốc gia phải là người có trách nhiệm chính, trước tiên trong việc cổ võ, bảo vệ và thi hành về Quyền Phát Triển của mỗi cá nhân trong xã hội.”
Ngài bắt đầu bài phát biểu bằng cách nêu ra rằng Tòa Thánh coi cuộc thảo luận ngày hôm nay là “một cuộc đối thoại hết sức quan trọng và đúng lúc vào chính ngay thời điểm này với Liên Hiệp Quốc khi hố ngăn cách giữa những nước giàu và nghèo ngày càng lớn rộng. Sự toàn cầu hóa đã cho phép nảy sinh ra một mối quan tâm thật sự trên khắp hành tinh này về sự bất công, sự nghèo đói, sự kỳ thị và sự hủy hoại về môi trường.”
Bản Tuyên Cáo về Quyền Phát Triển được thông qua bởi Đại Hội Đồng vào năm 1986 là một bản tuyên ngôn duy nhất trong số các chuẩn mực về nhân quyền quốc tế khác chính là ở chổ nó nhìn nhận ra vai trò của mỗi một cá nhân con người và quyền thừa kế của người đó với nhà nước-là người phải có trách nhiệm chính trong việc đảm bảo về quyền lợi đó. Đồng thời, nó cũng tạo ra một sự liên kết rõ ràng giữa quyền này và bổn phận về hợp tác quốc tế để hổ trợ cho những quốc gia cụ thể trong trách nhiệm của quốc gia đó như là nhà cổ võ và bảo vệ chính thức về quyền phát triển của mỗi cá nhân.
Ngài nói, “Sự toàn cầu hóa đã đặt một trách nhiệm hết sức nặng nề lên cho cộng đồng quốc tế trong việc điều phối các tài nguyên để giúp cho những người mà, Đức Thánh Cha đề cập đến, chính là những người thuộc khối đa số ngày nay và tất cả những ai không có phương tiện và công ăn việc làm để giúp họ có thể có được một cuộc sống đầy tính nhân phẩm và trở nên những thành phần hữu ích trong xã hội.”
Vị quan sát viên thường trực của Tòa Thánh nhấn mạnh rằng: “Sự liên đới giữa quyền lợi và trách nhiệm của những cá nhân, gia đình, xã hội và cộng đồng quốc tế là một chủ đề chính trong việc giảng dạy về xã hội của Tòa Thánh. Tuy nhiên, chúng tôi luôn tin rằng các quốc gia phải là người có trách nhiệm chính, trước tiên trong việc cổ võ, bảo vệ và thi hành về Quyền Phát Triển của mỗi cá nhân trong xã hội.”