TẠI SAO CSVN SỢ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ DÂN CHỦ ?
Đòi hỏi sau 30 năm đổi mới kinh tế, đảng Cộng sản Việt Nam phải can đảm đổi mới chính trị để cứu nước ra khỏi chậm tiến và lạc hậu, nhưng đổi mới như thế nào thì chưa ai định hình được, ngoại trừ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người tiếp tục chống lại quyền làm chủ đất nước của nhân dân.
Ông Trọng nói:”Phải nắm vững và khẳng định: Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng, Nhà nước; mà là đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy; chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.” (theo VietNamExpress, 12/01/2015)
ĐỐI DIỆN VỚI THỰC TẾ
Nói như thế là cãi chầy cãi cối. Cơ chế của đảng và nhà nước Cộng sản là một tổ chức cầm quyền bằng bạo lực và độc tài tòan trị. Chính sách một đảng cầm quyền đã thất bại mọi mặt sau 30 năm đổi mới kinh tế với chủ trương “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”; làm theo kinh tế thị trường, nhưng lại phải đeo theo cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” cù nhầy, bảo thủ chỉ cốt làm giầu cho đảng và lãnh đạo.
Xuân Dương tiết lộ trên báo Giáo dục Việt Nam ngày 03/02/2016:”Hết năm 2014, tổng số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã lên tới 1,57 triệu tỷ đồng nghĩa là khoảng 70 tỷ USD.
“Có ý kiến cho rằng: “Khoản nợ của các doanh nghiệp nhà nước được Chính phủ bảo lãnh có nguy cơ đe dọa an ninh tài chính quốc gia nếu các doanh nghiệp này hoạt động không hiệu quả, không có khả năng trả nợ”.
Vậy mà Nghị quyết của đảng XII chỉ nói sẽ:”Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công.”
Đảng và nhà nước CSVN đã “chú trọng” suốt 5 năm trời trong khoá đảng XI (2011-2015) mà cho đến nay, các Tập đòan Kinh tế nhà nước và khối Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ vẫn không chịu giải thể, chậm bán cổ phần đang là mối nguy đe dọa kinh tế sẽ tụt hậu thêm trong 5 năm tới.
Lý do họ tiếp tục chai lì vì Doanh nghiệp nào cũng có phần ăn của các cá nhân, tổ chức đảng và nhà nước. Những người này đã cấu thành các nhóm lợi ích bao che và chia chác cho nhau nên rất khó giải quyết.
Cũng trong 5 năm của khóa đảng XI, nhà nước đã tái cơ cấu kinh tế 3 lần mà dân vẫn phải đi làm thuê cho các doanh nghiệp nước ngoài. Bây giờ, Nghị quyết XII lại hứa sẽ:”Cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.”
Nhưng bài học hứa cuội “phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” của ông Trọng và khóa đảng XI cũng đã tan theo mây khói.
Giờ đây, Nghị quyết XII lại tiếp tục thề ”Phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, nhưng “sớm” là bao nhiêu năm hay cũng sẽ mút mùa như bao nhiều lời hứa hão khác của đảng ?
Trong khi đó thì năng lực lao động và óc sáng tạo của công nhân Việt Nam vẫn còn nằm trong nhóm thấp nhất Châu Á.
Báo Doanh Nghiệp viết ngày 13/05/2014:”Nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố cho thấy năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất Châu Á – Thái Bình Dương (những nơi có thể thu thập số liệu) – thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật 11 lần và Hàn Quốc 10 lần.
So với các nước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao động của Việt Nam vẫn có khoảng cách lớn, chỉ bằng một phần năm Malaysia và hai phần năm Thái Lan.
Một xu hướng đáng chú ý là tốc độ tăng của năng suất lao động giảm đi tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2002-2007, năng suất lao động tăng trung bình 5,2% mỗi năm - mức cao nhất trong khu vực. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng năng suất trung bình hàng năm của Việt Nam chậm lại, chỉ còn 3,3%.”
Ngoài chủ trương mở cửa nửa vời vì sợ mất quyền, tan đảng, chế độ giở giăng giở đèn ở Việt Nam còn theo chân đàn anh Tầu để “kiên định và tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa phá sản Mác-Lênin” để cướp đi quyền làm chủ đất nước của dân. Nhân dân Nga đã ruồng bỏ nó trước điện Cẩm Linh năm 1991 mà đảng CSVN lại đặt miếng giẻ rách này lên bàn thờ bắt dân phải nhang khói thì chỉ có những người mắc bệnh tâm thần mới làm như thế.
Với tư duy hủ lậu và thoái trào như vậy nên bộ máy cầm quyền của đảng và nhà nước tiếp tục cồng kềnh và nặng nề. Càng cải tổ hành chính, đơn gỉan hóa thủ tục và gỉảm biên chế để bộ máy nhà nước phục vụ dân đắc lực hơn thì nó lại phình ra to hơn để hành dân; thủ tục giấy tờ chồng chéo lên nhau nhiều hơn và lại có thêm nhiều nhân viên, cán bộ ngồi chơi ăn lương.
CHỐNG CÁI GÌ-CHỐNG AI ?
Bước sang lĩnh vực chống tham nhũng, quan liêu và lãng phí thì ai ở Việt Nam cũng biết đó là thất bại hàng đầu của cá nhân ông Trọng nói riêng và tòan đảng và nhà nước nói chung sau 3 năm thi hành Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” (ban hành 16/01/2012). Vì vậy công tác này lại được đặt lên hàng đầu trong số nhiệm vụ trong 5 năm tới của khóa đảng XII vừa mới kết thúc ngày 28/01/2016, nhưng qúa khứ là bằng chứng khiến mấy ai tin ông Tổng Bí thư Trọng, người còn kiêm chức Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng sẽ làm được gì ?
Còn chuyện gọi là “tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia” trong câu nói của ông Trọng, chẳng qua cũng chỉ là một cách nói cho có nói vì đảng và nhà nước CSVN đã bất lực từ lâu trước những hoạt động quân sự và bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc ở Trường Sa.
Chính phủ Việt Nam đã ru ngủ dân trong nhiều năm bằng chiêu bài “đấu tranh bằng biện pháp hòa bình” để tránh xung đột võ trang với quân xâm lược Bắc Kinh. Nhưng Chính phủ Trung Hoa không coi Việt Nam ra gì mà còn tiếp tục khống chế, đàn áp dã man ngư dân Việt Nam ở Biển Đông. Bắc Kinh còn không thèm nhắc đến chuyện họ chiếm Hòang Sa năm 1974 mỗi khi Việt Nam nói đến.
Thái độ lừng khừng ở Biển Đông của Việt Nam đã được chứng minh bởi Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội.
Tướng Lịch là người dự kiến sẽ thay Tướng Phùng Quang Thanh giữ Bộ Quốc phòng nói:” Trên Biển Đông, ngoài sự cạnh tranh giữa "5 nước, 6 bên" (Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Nam Dương, Brunei, (Đài Loan và Trung Quốc) , đây còn là nơi diễn ra tranh chấp của các nước lớn, tập trung là Trung Quốc và Mỹ. Trong đó, Trung Quốc đẩy mạnh ý đồ kiểm soát, gia tăng hoạt động xây đắp đảo, nỗ lực thay đổi hiện trạng.
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) viết : “Theo tướng Lịch, sắp tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực thi chủ quyền trên thực tế bằng biện pháp dân sự và tuyên bố khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa cũng như toàn bộ phạm vi đường 9 đoạn. Nước này không giấu diếm ý đồ từng bước quân sự hóa Hoàng Sa, Trường Sa và kiểm soát gần trọn Biển Đông.”
Vậy Việt Nam phải làm gì ? Cũng như ông Trọng, tướng Lịch lại dịu giọng để hòa hoãn với láng giềng phương Bắc khi ông bảo:”Đứng trước hoàn cảnh này, chủ trương nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh để giữ vững lãnh thổ, lợi ích quốc gia; giữ môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng phát triển. Chúng ta phải giữ mối quan hệ hữu nghị với các nước lớn đồng thời phải không để rơi vào cái bẫy của họ".
Nhưng ai giăng bẫy và bẫy gì ? Đã nhiều lần phía Việt Nam ngụ ý nói đến trường hợp Trung Quốc có thể mượn cớ bị Việt Nam khiêu khích sẽ tấn công quân sự nên Việt Nam phải khôn khéo để tránh đổ máu mà vẫn bảo vệ được lãnh thổ. Nhưng liệu mặt trái của sự dè dặt này có khỏi làm ô uế lịch sử quật cường chống Bắc thuộc của Tổ tiên ta không ?
TTXVN viết tiếp:”Nhắc lại 3 giải pháp với vấn đề Biển Đông (đối thoại, pháp lý, quân sự), tướng Lịch khẳng định, không nước nào muốn chiến tranh xảy ra. "Biện pháp tối ưu là kiên trì thực hiện giải pháp hòa bình và đối thoại hòa bình. Chúng ta tuân thủ pháp luật quốc tế để giữ vững, khẳng định độc lập, chủ quyền của đất nước".
Tướng Lịch đã nói như thế tại cuộc gặp mặt đại biểu cán bộ cấp cao Quân đội nghỉ hưu, nghỉ công tác tổ chức tại Bộ Quốc phòng ngày 30/01/2016.
Cũng nên để ý trong câu nói về “đổi mới chính trị” theo quan điểm của ông Nguyễn Phú Trọng, thì ngoài “tăng cường quốc phòng” đảng còn phải tăng cường cả về “an ninh” nữa. Cụm từ “an ninh” của ông Trọng nên được hiểu là thứ “an ninh nội bộ” và giữa đảng và dân. Lực lượng võ trang gồm Quân đội và Cộng an đã được lệnh giữ vai chủ động để bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ chống lại điều được gọi là “các thế lực thù địch” và “diễn biến hòa bình” chống phá đảng, nhà nước và nhân dân !
Nhiều lần trong nhiệm kỳ khóa XI, ông Trọng đã công khai chỉ thị cho Quân đội và Công an phải theo dõi chặt chẽ tư tưởng của binh lính, công an và phải canh chừng các tổ chức nhân dân không thân thiện với đảng. Trong số này có các Tổ chức Xã hội Dân sự , Tôn giáo, các Nhà báo tự do. Các vùng dân cư được gọi là “các điểm nóng” trong xã hội như người Dân tộc ở dọc biên giới Trung-Việt, Lào-Việt, Kampuchia-Việt Nam, Tây Nguyên và những vùng đồng bào Tôn giáo cũng được quan tâm theo dõi.
Một trong những lệnh của đảng là tuyết đối không để hình thành các Tổ chức chính trị đối lập, kiên quyết không cho tư nhân ra báo và phải ngăn chận chia rẽ trong cán bộ, đảng viên.
Vì vậy mà Nghị quyết XII tiếp tục nhìn nhận:” Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ "diễn biến hòa bình" của thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; sự tồn tại và những diễn biến phức tạp của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí...”
Như vậy là ông Trọng muốn đảng tiếp tục kìm kẹp dân, không cho dân được hưởng các quyền tự do đã quy định trong Hiến Pháp. Đảng CSVN cũng nhất quyết không cho dân có quyền “làm chủ đất nước” như đảng vẫn ra rả tuyên truyền ngày đêm rằng “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân”.
Vì vậy mà Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã mạnh dạn phát biểu tại Đại hội đảng XII ngày 23/01/2016:”“Thực tế năm năm qua, chúng ta đã tích cực đổi mới về thể chế kinh tế, đạt kết quả nhất định. Nhưng đổi mới hệ thống chính trị thì hầu như chưa làm. Chính vì vậy, công cuộc đổi mới năm năm qua chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.”
Ông Vinh là một trong số 14 Bộ trưởng trong Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng không được tái bầu vào Ban Chấp hành Trung ương đảng khoá XII đã nói thẳng trước mặt ông Trọng: “Bao năm qua, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của Đảng, Nhà nước, đoàn thể các cấp gần như không thay đổi. Nền chính trị phù hợp với nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa trước đây, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến tranh, nay không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường. Thậm chí còn là rào cản, trở ngại cho phát triển. Vì vậy, trong giai đoạn tới, việc đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới về kinh tế là yêu cầu hết sức cấp bách.”
Rất tiếc, những lời nói công chính rất được lòng mọi người của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã bay qua tai ông Nguyễn Phú Trọng như nước đổ đầu vịt.
Tại vì ông Trọng và đảng CSVN sợ dân chủ và sợ mất quyền cai trị độc quyền nên ông mới nói:” Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng, Nhà nước.”
Lời nói nghe chói tai và lãng nhách này của ông Trọng không khác gì chủ trương ”Đổi mới tư duy nhưng vẫn làm như cũ” .
Như thế thì thà nói chuyện với đầu gối còn lý thú hơn. -/-
Phạm Trần
(02/016)
Đòi hỏi sau 30 năm đổi mới kinh tế, đảng Cộng sản Việt Nam phải can đảm đổi mới chính trị để cứu nước ra khỏi chậm tiến và lạc hậu, nhưng đổi mới như thế nào thì chưa ai định hình được, ngoại trừ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người tiếp tục chống lại quyền làm chủ đất nước của nhân dân.
Ông Trọng nói:”Phải nắm vững và khẳng định: Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng, Nhà nước; mà là đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy; chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.” (theo VietNamExpress, 12/01/2015)
ĐỐI DIỆN VỚI THỰC TẾ
Nói như thế là cãi chầy cãi cối. Cơ chế của đảng và nhà nước Cộng sản là một tổ chức cầm quyền bằng bạo lực và độc tài tòan trị. Chính sách một đảng cầm quyền đã thất bại mọi mặt sau 30 năm đổi mới kinh tế với chủ trương “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”; làm theo kinh tế thị trường, nhưng lại phải đeo theo cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” cù nhầy, bảo thủ chỉ cốt làm giầu cho đảng và lãnh đạo.
Xuân Dương tiết lộ trên báo Giáo dục Việt Nam ngày 03/02/2016:”Hết năm 2014, tổng số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã lên tới 1,57 triệu tỷ đồng nghĩa là khoảng 70 tỷ USD.
“Có ý kiến cho rằng: “Khoản nợ của các doanh nghiệp nhà nước được Chính phủ bảo lãnh có nguy cơ đe dọa an ninh tài chính quốc gia nếu các doanh nghiệp này hoạt động không hiệu quả, không có khả năng trả nợ”.
Vậy mà Nghị quyết của đảng XII chỉ nói sẽ:”Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công.”
Đảng và nhà nước CSVN đã “chú trọng” suốt 5 năm trời trong khoá đảng XI (2011-2015) mà cho đến nay, các Tập đòan Kinh tế nhà nước và khối Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ vẫn không chịu giải thể, chậm bán cổ phần đang là mối nguy đe dọa kinh tế sẽ tụt hậu thêm trong 5 năm tới.
Lý do họ tiếp tục chai lì vì Doanh nghiệp nào cũng có phần ăn của các cá nhân, tổ chức đảng và nhà nước. Những người này đã cấu thành các nhóm lợi ích bao che và chia chác cho nhau nên rất khó giải quyết.
Cũng trong 5 năm của khóa đảng XI, nhà nước đã tái cơ cấu kinh tế 3 lần mà dân vẫn phải đi làm thuê cho các doanh nghiệp nước ngoài. Bây giờ, Nghị quyết XII lại hứa sẽ:”Cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.”
Nhưng bài học hứa cuội “phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” của ông Trọng và khóa đảng XI cũng đã tan theo mây khói.
Giờ đây, Nghị quyết XII lại tiếp tục thề ”Phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, nhưng “sớm” là bao nhiêu năm hay cũng sẽ mút mùa như bao nhiều lời hứa hão khác của đảng ?
Trong khi đó thì năng lực lao động và óc sáng tạo của công nhân Việt Nam vẫn còn nằm trong nhóm thấp nhất Châu Á.
Báo Doanh Nghiệp viết ngày 13/05/2014:”Nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố cho thấy năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất Châu Á – Thái Bình Dương (những nơi có thể thu thập số liệu) – thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật 11 lần và Hàn Quốc 10 lần.
So với các nước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao động của Việt Nam vẫn có khoảng cách lớn, chỉ bằng một phần năm Malaysia và hai phần năm Thái Lan.
Một xu hướng đáng chú ý là tốc độ tăng của năng suất lao động giảm đi tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2002-2007, năng suất lao động tăng trung bình 5,2% mỗi năm - mức cao nhất trong khu vực. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng năng suất trung bình hàng năm của Việt Nam chậm lại, chỉ còn 3,3%.”
Ngoài chủ trương mở cửa nửa vời vì sợ mất quyền, tan đảng, chế độ giở giăng giở đèn ở Việt Nam còn theo chân đàn anh Tầu để “kiên định và tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa phá sản Mác-Lênin” để cướp đi quyền làm chủ đất nước của dân. Nhân dân Nga đã ruồng bỏ nó trước điện Cẩm Linh năm 1991 mà đảng CSVN lại đặt miếng giẻ rách này lên bàn thờ bắt dân phải nhang khói thì chỉ có những người mắc bệnh tâm thần mới làm như thế.
Với tư duy hủ lậu và thoái trào như vậy nên bộ máy cầm quyền của đảng và nhà nước tiếp tục cồng kềnh và nặng nề. Càng cải tổ hành chính, đơn gỉan hóa thủ tục và gỉảm biên chế để bộ máy nhà nước phục vụ dân đắc lực hơn thì nó lại phình ra to hơn để hành dân; thủ tục giấy tờ chồng chéo lên nhau nhiều hơn và lại có thêm nhiều nhân viên, cán bộ ngồi chơi ăn lương.
CHỐNG CÁI GÌ-CHỐNG AI ?
Bước sang lĩnh vực chống tham nhũng, quan liêu và lãng phí thì ai ở Việt Nam cũng biết đó là thất bại hàng đầu của cá nhân ông Trọng nói riêng và tòan đảng và nhà nước nói chung sau 3 năm thi hành Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” (ban hành 16/01/2012). Vì vậy công tác này lại được đặt lên hàng đầu trong số nhiệm vụ trong 5 năm tới của khóa đảng XII vừa mới kết thúc ngày 28/01/2016, nhưng qúa khứ là bằng chứng khiến mấy ai tin ông Tổng Bí thư Trọng, người còn kiêm chức Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng sẽ làm được gì ?
Còn chuyện gọi là “tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia” trong câu nói của ông Trọng, chẳng qua cũng chỉ là một cách nói cho có nói vì đảng và nhà nước CSVN đã bất lực từ lâu trước những hoạt động quân sự và bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc ở Trường Sa.
Chính phủ Việt Nam đã ru ngủ dân trong nhiều năm bằng chiêu bài “đấu tranh bằng biện pháp hòa bình” để tránh xung đột võ trang với quân xâm lược Bắc Kinh. Nhưng Chính phủ Trung Hoa không coi Việt Nam ra gì mà còn tiếp tục khống chế, đàn áp dã man ngư dân Việt Nam ở Biển Đông. Bắc Kinh còn không thèm nhắc đến chuyện họ chiếm Hòang Sa năm 1974 mỗi khi Việt Nam nói đến.
Thái độ lừng khừng ở Biển Đông của Việt Nam đã được chứng minh bởi Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội.
Tướng Lịch là người dự kiến sẽ thay Tướng Phùng Quang Thanh giữ Bộ Quốc phòng nói:” Trên Biển Đông, ngoài sự cạnh tranh giữa "5 nước, 6 bên" (Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Nam Dương, Brunei, (Đài Loan và Trung Quốc) , đây còn là nơi diễn ra tranh chấp của các nước lớn, tập trung là Trung Quốc và Mỹ. Trong đó, Trung Quốc đẩy mạnh ý đồ kiểm soát, gia tăng hoạt động xây đắp đảo, nỗ lực thay đổi hiện trạng.
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) viết : “Theo tướng Lịch, sắp tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực thi chủ quyền trên thực tế bằng biện pháp dân sự và tuyên bố khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa cũng như toàn bộ phạm vi đường 9 đoạn. Nước này không giấu diếm ý đồ từng bước quân sự hóa Hoàng Sa, Trường Sa và kiểm soát gần trọn Biển Đông.”
Vậy Việt Nam phải làm gì ? Cũng như ông Trọng, tướng Lịch lại dịu giọng để hòa hoãn với láng giềng phương Bắc khi ông bảo:”Đứng trước hoàn cảnh này, chủ trương nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh để giữ vững lãnh thổ, lợi ích quốc gia; giữ môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng phát triển. Chúng ta phải giữ mối quan hệ hữu nghị với các nước lớn đồng thời phải không để rơi vào cái bẫy của họ".
Nhưng ai giăng bẫy và bẫy gì ? Đã nhiều lần phía Việt Nam ngụ ý nói đến trường hợp Trung Quốc có thể mượn cớ bị Việt Nam khiêu khích sẽ tấn công quân sự nên Việt Nam phải khôn khéo để tránh đổ máu mà vẫn bảo vệ được lãnh thổ. Nhưng liệu mặt trái của sự dè dặt này có khỏi làm ô uế lịch sử quật cường chống Bắc thuộc của Tổ tiên ta không ?
TTXVN viết tiếp:”Nhắc lại 3 giải pháp với vấn đề Biển Đông (đối thoại, pháp lý, quân sự), tướng Lịch khẳng định, không nước nào muốn chiến tranh xảy ra. "Biện pháp tối ưu là kiên trì thực hiện giải pháp hòa bình và đối thoại hòa bình. Chúng ta tuân thủ pháp luật quốc tế để giữ vững, khẳng định độc lập, chủ quyền của đất nước".
Tướng Lịch đã nói như thế tại cuộc gặp mặt đại biểu cán bộ cấp cao Quân đội nghỉ hưu, nghỉ công tác tổ chức tại Bộ Quốc phòng ngày 30/01/2016.
Cũng nên để ý trong câu nói về “đổi mới chính trị” theo quan điểm của ông Nguyễn Phú Trọng, thì ngoài “tăng cường quốc phòng” đảng còn phải tăng cường cả về “an ninh” nữa. Cụm từ “an ninh” của ông Trọng nên được hiểu là thứ “an ninh nội bộ” và giữa đảng và dân. Lực lượng võ trang gồm Quân đội và Cộng an đã được lệnh giữ vai chủ động để bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ chống lại điều được gọi là “các thế lực thù địch” và “diễn biến hòa bình” chống phá đảng, nhà nước và nhân dân !
Nhiều lần trong nhiệm kỳ khóa XI, ông Trọng đã công khai chỉ thị cho Quân đội và Công an phải theo dõi chặt chẽ tư tưởng của binh lính, công an và phải canh chừng các tổ chức nhân dân không thân thiện với đảng. Trong số này có các Tổ chức Xã hội Dân sự , Tôn giáo, các Nhà báo tự do. Các vùng dân cư được gọi là “các điểm nóng” trong xã hội như người Dân tộc ở dọc biên giới Trung-Việt, Lào-Việt, Kampuchia-Việt Nam, Tây Nguyên và những vùng đồng bào Tôn giáo cũng được quan tâm theo dõi.
Một trong những lệnh của đảng là tuyết đối không để hình thành các Tổ chức chính trị đối lập, kiên quyết không cho tư nhân ra báo và phải ngăn chận chia rẽ trong cán bộ, đảng viên.
Vì vậy mà Nghị quyết XII tiếp tục nhìn nhận:” Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ "diễn biến hòa bình" của thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; sự tồn tại và những diễn biến phức tạp của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí...”
Như vậy là ông Trọng muốn đảng tiếp tục kìm kẹp dân, không cho dân được hưởng các quyền tự do đã quy định trong Hiến Pháp. Đảng CSVN cũng nhất quyết không cho dân có quyền “làm chủ đất nước” như đảng vẫn ra rả tuyên truyền ngày đêm rằng “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân”.
Vì vậy mà Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã mạnh dạn phát biểu tại Đại hội đảng XII ngày 23/01/2016:”“Thực tế năm năm qua, chúng ta đã tích cực đổi mới về thể chế kinh tế, đạt kết quả nhất định. Nhưng đổi mới hệ thống chính trị thì hầu như chưa làm. Chính vì vậy, công cuộc đổi mới năm năm qua chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.”
Ông Vinh là một trong số 14 Bộ trưởng trong Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng không được tái bầu vào Ban Chấp hành Trung ương đảng khoá XII đã nói thẳng trước mặt ông Trọng: “Bao năm qua, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của Đảng, Nhà nước, đoàn thể các cấp gần như không thay đổi. Nền chính trị phù hợp với nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa trước đây, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến tranh, nay không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường. Thậm chí còn là rào cản, trở ngại cho phát triển. Vì vậy, trong giai đoạn tới, việc đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới về kinh tế là yêu cầu hết sức cấp bách.”
Rất tiếc, những lời nói công chính rất được lòng mọi người của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã bay qua tai ông Nguyễn Phú Trọng như nước đổ đầu vịt.
Tại vì ông Trọng và đảng CSVN sợ dân chủ và sợ mất quyền cai trị độc quyền nên ông mới nói:” Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng, Nhà nước.”
Lời nói nghe chói tai và lãng nhách này của ông Trọng không khác gì chủ trương ”Đổi mới tư duy nhưng vẫn làm như cũ” .
Như thế thì thà nói chuyện với đầu gối còn lý thú hơn. -/-
Phạm Trần
(02/016)