VATICAN 17-4-2004 -- Lá thư của Đức Thánh Cha gởi cho Đức Ông Walter Brandmueller, Chủ Tịch của Ủy Ban Giáo Hoàng về Khoa Học Lịch Sử được thành lập bởi Đức Cố Giáo Hoàng Pius XII vào ngày 7 tháng 4 năm 1954 đã được công khai hóa nhân kỷ niệm lần thứ 50 của Ủy Ban.
Trong bức thư đề ngày 16 tháng 4, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc trau dồi “kiến thức quan trọng có tính lịch sử trong nhiều lãnh vực khác nhau để qua đó cuộc sống của mỗi cá nhân và cộng đoàn được lưu truyền. Sự kém cỏi về quá khứ luôn luôn dẫn đến sự khủng hoảng và sự mất mát về nhân dạng của từng cá nhân và của các cộng đoàn. Khảo cứu sử học để tránh những định kiến, và được kết liên với những văn bản khoa học duy nhất, có một vai trò không thể nào có thể thay thế được trong việc loại bỏ những rào cản ngăn cách giữa các dân tộc. Thường thì, có những rào cản rất lớn được dựng lên xuyên suốt các thế kỷ chỉ vì có sự oán hận lẫn nhau và có định kiến trong việc ghi chép lại sử sách. Hậu quả của nó, đã dẫn đến sự hiểu lầm cho đến tận hôm nay, và đó cũng chính là cản trở để có được hòa bình và tình huynh đệ giữa con người và giữa các dân tộc với nhau.”
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị khẳng định rằng: “Hơn bao giờ hết, Giáo Hội rất quan tâm đến những kiến thức lịch sử có chiều sâu. Với mục đích này, ngày hôm nay những giảng dạy của Giáo Hội về lịch sử rất là chính xác hơn bất cứ các thời đại nào khác, và đó là điều tối cần cho tất cả những ứng viên bước vào đời sống linh mục, theo như Sắc Lệnh của Công Đồng Chung Vaticăn II “Optatam totius” đã chỉ ra. Tuy nhiên, để nghiên cứu truyền thống của Giáo Hội một cách đúng đắn, thì kiến thức vững chắc về tiếng La Tinh và tiếng Hy Lạp là điều không thể nào thiếu được. Không biết những ngôn ngữ này, thì không thể tài nào có thể tra cứu nguồn gốc của các tông huấn truyền thống. Biết được hai ngôn ngữ này, sẽ giúp cho việc tái khám phá thậm chí trong cả thời đại ngày nay, về sự phong phú, dồi dào, về kinh nghiệm cuộc sống và niềm tin mà Giáo Hội, đặc biệt dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, đã đúc kết lại trong hơn 2000 năm qua.”
Trong bức thư đề ngày 16 tháng 4, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc trau dồi “kiến thức quan trọng có tính lịch sử trong nhiều lãnh vực khác nhau để qua đó cuộc sống của mỗi cá nhân và cộng đoàn được lưu truyền. Sự kém cỏi về quá khứ luôn luôn dẫn đến sự khủng hoảng và sự mất mát về nhân dạng của từng cá nhân và của các cộng đoàn. Khảo cứu sử học để tránh những định kiến, và được kết liên với những văn bản khoa học duy nhất, có một vai trò không thể nào có thể thay thế được trong việc loại bỏ những rào cản ngăn cách giữa các dân tộc. Thường thì, có những rào cản rất lớn được dựng lên xuyên suốt các thế kỷ chỉ vì có sự oán hận lẫn nhau và có định kiến trong việc ghi chép lại sử sách. Hậu quả của nó, đã dẫn đến sự hiểu lầm cho đến tận hôm nay, và đó cũng chính là cản trở để có được hòa bình và tình huynh đệ giữa con người và giữa các dân tộc với nhau.”
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị khẳng định rằng: “Hơn bao giờ hết, Giáo Hội rất quan tâm đến những kiến thức lịch sử có chiều sâu. Với mục đích này, ngày hôm nay những giảng dạy của Giáo Hội về lịch sử rất là chính xác hơn bất cứ các thời đại nào khác, và đó là điều tối cần cho tất cả những ứng viên bước vào đời sống linh mục, theo như Sắc Lệnh của Công Đồng Chung Vaticăn II “Optatam totius” đã chỉ ra. Tuy nhiên, để nghiên cứu truyền thống của Giáo Hội một cách đúng đắn, thì kiến thức vững chắc về tiếng La Tinh và tiếng Hy Lạp là điều không thể nào thiếu được. Không biết những ngôn ngữ này, thì không thể tài nào có thể tra cứu nguồn gốc của các tông huấn truyền thống. Biết được hai ngôn ngữ này, sẽ giúp cho việc tái khám phá thậm chí trong cả thời đại ngày nay, về sự phong phú, dồi dào, về kinh nghiệm cuộc sống và niềm tin mà Giáo Hội, đặc biệt dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, đã đúc kết lại trong hơn 2000 năm qua.”