Chúa Nhật III Mùa Chay C: Sám Hối
Xh 3,1-8a.13-15; 1Cr 10,1-6.10-12; Lc 13,1-9
Có hai tội nhân quyết tâm vào sa mạc để ăn chay đền tội. Nhiều tháng trời ròng rã, mỗi người giam mình trong một túp lều, ngày đêm đánh tội, ăn năn và cầu nguyện.
Ngày ngày các tu sĩ của một cộng đoàn ẩn tu mang thức ăn, nước uống đến tận căn lều của mỗi người. Sau đúng một năm thử thách, các tu sĩ nhận thấy có sự khác biệt giữa hai người. Một người thì khỏe mạnh, vui tươi, một người thì lại ốm o buồn phiền. Cả hai người đến trình diện trước vị bề trên của cộng đoàn để chờ đợi sự phán quyết của ngài, theo đó họ có xứng đáng gia nhập cộng đoàn hay không.
Khi được hỏi trong suốt một năm qua họ đã suy niệm về những gì. Con người ốm o buồn phiền lên tiếng đáp:
- Trong suốt một năm qua, ngày ngày tôi nhớ lại những tội lỗi tôi đã phạm. Từng giây từng phút tôi nghĩ đến hình phạt tôi sẽ gánh chịu, tôi sợ hãi đến mất ăn mất ngủ.
Ðến lượt mình, con người vui tươi khỏe mạnh trình bày như sau:
- Suốt một năm qua, từng giây từng phút tôi hằng nghĩ đến những ơn lành Thiên Chúa đã ban cho tôi, tôi luôn luôn nghĩ đến tình thương của Thiên Chúa.
Các tu sĩ trong cộng đoàn rất cảm kích về chứng từ của con người khỏe mạnh vui tươi. Vì lòng sám hối của anh đã biến thành lời ca chúc tụng, tri ân đối với tình yêu của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu kêu gọi phải sám hối... sám hối để sinh hoa trái, sinh hoa trái là lời ca tạ ơn tình thương của Thiên Chúa…
Con người trong thân phận tro bụi, yếu hèn, bị ảnh hưởng của tội nguyên tổ, nên sinh ra trong tội lỗi, hướng về sự dữ:
"Lúc chào đời con đã vương lầm lỗi,
đã mang tội khi mẹ mới hoài thai" (Tv 50,7)
Ngạn ngữ Latinh nói rằng: "con người là sai lầm" (errare humanum est). Cho nên Thánh Gioan khẳng định: "Kẻ nói mình không có tội là kẻ tự lừa dối mình" (1Ga 1,8). Nhưng Thiên Chúa là Tình yêu, Ngài đã cứu chuộc con người bằng chính cái chết cứu độ trên thập giá của con Ngài – Đức Giêsu Kitô, Ngài luôn kêu gọi sự trở về, và sám hối trở nên nét đẹp của con người : biết ăn năn, sám hối nhận ra lỗi lầm của mình trở về khi sửa đổi canh tân bản thân.
Động từ “sám hối” trong thánh kinh “metanoia” chỉ sự chuyển hướng nội tâm, trở về với Thiên Chúa. Sự trở về, chuyển hướng còn mang ý nghĩa thống hối, ăn năn không chỉ là hành vi bên ngoài mà sự thay đổi tận căn trong tâm.
Sám hối để hòa giải với Thiên Chúa, với anh em đóng một vai trò khá quan trọng trong đời sống niềm tin, đặc biệt là Công Giáo có bí tích Hòa giải. Mỗi ngày trong thánh lễ bắt đầu bằng nghi thức Sám hối để chuẩn bị đón nhận Lời Chúa và cử hành tiệc Thánh Thể. Trong năm, Giáo Hội lưu ý đến người tín hữu hãy sám hối trong hai mùa: Mùa Chay và Mùa Vọng. Thiên Chúa là cha qua Giáo Hội Mẹ Hiền luôn dành con đường quay về cho người lỗi lầm, Thánh Cyprian nói : “Với những người còn ở trần gian, không có sự sám hối nào là quá trễ. Con đường đến với lòng thương xót Thiên Chúa vẫn rộng mở”.
Kinh Thánh nói đến nhiều khuôn mặt nổi bật đã thực hành sám hối - đặc biệt là vua Ða vít: Ý thức tội lỗi đã phạm, vua Ðavít liền ăn năn sám hối, trở về với Chúa. Nhà vua thốt lên: Tôi đã đắc tội với Thiên Chúa (2Sm 12,13), chính sự hối cải đó mang tâm tình bằng Thánh vịnh : “ Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm, xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy.” (Tv 50,1)
Có nhiều tầm tình tự thú tội sám hối (x. Nkm 9; Ðn 9,4-19; và rải rác trong các thánh vịnh). Các ngôn sứ kêu gọi mọi cá nhân phải sám hối về hành động xấu của mình (x. Is 30,15; 55,7; Gr 18,11; Ed 18,30-32). Không chỉ cá nhân sám hối mà toàn dân cũng được kêu gọi ăn năn trở về cùng Chúa (x.Ed 18,30-32). Sám hối chính là suối nguồn của sự sống mới cho linh hồn (x. Ed 18,27), và là điều làm đẹp lòng Giavê Thiên Chúa (x. Ed 18,23). Các ngôn sứ nhấn mạnh về lòng thương xót vô cùng của Thiên Chúa tạo dựng, là Đấng muốn cho tội nhân ăn năn trở lại để được sống (x .Is 30,15; Hs 2,9), như Chúa nói qua Ngôn sứ Giêrêmia “Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối để được sống” (Ed 18,23). Sám hối không chỉ than khóc bề ngoài nhưng phài hối hận từ tâm can như Ngôn sứ Gioen nói Lời Chúa: “Ngay cả lúc này, các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta, hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van. Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng”(Ge 2,12-13).
Trong lịch sử, tội lỗi của Dân cứ kéo dài, bất chấp cả Giao Ước với Giave, khiến cho niềm trông đợi Ðấng Cứu Thế ngày càng trở nên mãnh liệt, vì chỉ có Ðấng ấy mới thực sự có thể ban cho dân một quả tim mới (x. Ed 36,26). Khi Ðức Giêsu, Ðấng Cứu Thế, xuất hiện, Người tuyên bố chính mình là Ðấng tha thứ tội lỗi, và Ngài đến để trao ban quyền tha thứ cho những kẻ Người tuyển chọn (x. Mt 9,1-8), Vì thế, Thánh Phêrô và các Tông Ðồ đã được quyền cầm buộc và tha tội (x. Mt 16,19; 18,18; Ga 20,23), do đó có bí tích Hòa giải cho người sám hối.
Khi đến với Bí Tích Hòa Giải chúng ta mang tâm tình sám hối của Davit, chúng ta mang thái độ của Maria người phụ nữ tội lỗi đi theo chân Chúa Giêsu, khi Ngài đến nhà người Pharisêu để dùng bữa. Cô qùy bên chân Chúa dùng tóc mà lau chân Chúa, lấy nước mắt mà tưới chân, rồi hôn chân Ngài (x. Lc 7,36-50). Tục Ngữ Việt có câu: “Cái răng cái tóc là vóc con con người”. Mái tóc tạo nên dáng vẻ đẹp đẽ yêu kiều, cùng với bước đi nhẹ nhàng, quần áo kín đáo sẽ tạo nên nét đẹp của người phụ nữ. Vậy mà cô dám dành trọn thân xác và con tim, qua cử chỉ lấy nước mắt rửa chân lấy mái tóc của mình lau chân Chúa, cô biểu lộ lòng thành sám hối. Trước cử chỉ chân thành của Maria, Chúa nói với chị: "tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, vi chị đã yêu mến nhiều" (Lc 7,47). Sau này Thánh Phêro lặp lại tâm tình của Chúa Giêsu dành cho hối nhân: “Tình yêu khỏa lấp muôn vàn tội lỗi” (1 Pr 4,8).
Thánh Phaolô chia sẻ kinh nghiệm sám hối của ngài: “Sám hối là làm hoà với Thiên Chúa”. Tội lỗi đã phá huỷ những liên hệ hài hoà giữa con người với Thiên Chúa, giữa con người với nhau. Sám hối là tái lập lại những liên hệ thân tình với Thiên Chúa, và với anh em. Thời gian sám hối là thời gian cua Thiên Chúa thi ân, thời Thiên Chúa cứu độ. Không chỉ ăn năn, nhưng sám hối và biến đổi như ý nghĩa métanoia, cho nên Thánh Phaolô nhấn mạnh: “Lột bỏ con người cũ và mặc lấy con người mới”. Con người mới đã được sám hối, và được biến đổi trong ân sủng “Phàm ai ở trong Đức Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi” (2Cr 5,17), tinh thần mới, thay đổi theo ân sủng của Thiên Chúa.
Sự sám hối trở về không chỉ là hành vi đấm ngực ăn năn mà còn phải chuyển hoá như ý nghĩa cua Métanoia, trong lời mời gọi của Chúa: "Hãy sinh hoa kết trái xứng với lòng ăn năn thống hối".Chúa Giêsu dùng dụ ngôn cây vả truyền cho chúng ta biến đổi sinh hoa kết trái. Thiên Chúa luôn nuôi hy vọng và chờ đợi ở nơi chúng ta trong kiếp người dù ở thân phận nào, kể cả tội nhân khi sám hối và đơm bông kết trái: Hoa trái của sự thánh thiện. Hoa trái của việc lành phúc đức. Hoa trái của đời sống công bằng bác ái. Hoa trái của đời sống yêu thương và phục vụ mọi người.
Mùa chay luôn vang trong tim: Sám hối, sinh hoa trái cho tương xứng... vang lời tạ ơn
Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn 27/02/2016
Xh 3,1-8a.13-15; 1Cr 10,1-6.10-12; Lc 13,1-9
Có hai tội nhân quyết tâm vào sa mạc để ăn chay đền tội. Nhiều tháng trời ròng rã, mỗi người giam mình trong một túp lều, ngày đêm đánh tội, ăn năn và cầu nguyện.
Ngày ngày các tu sĩ của một cộng đoàn ẩn tu mang thức ăn, nước uống đến tận căn lều của mỗi người. Sau đúng một năm thử thách, các tu sĩ nhận thấy có sự khác biệt giữa hai người. Một người thì khỏe mạnh, vui tươi, một người thì lại ốm o buồn phiền. Cả hai người đến trình diện trước vị bề trên của cộng đoàn để chờ đợi sự phán quyết của ngài, theo đó họ có xứng đáng gia nhập cộng đoàn hay không.
Khi được hỏi trong suốt một năm qua họ đã suy niệm về những gì. Con người ốm o buồn phiền lên tiếng đáp:
- Trong suốt một năm qua, ngày ngày tôi nhớ lại những tội lỗi tôi đã phạm. Từng giây từng phút tôi nghĩ đến hình phạt tôi sẽ gánh chịu, tôi sợ hãi đến mất ăn mất ngủ.
Ðến lượt mình, con người vui tươi khỏe mạnh trình bày như sau:
- Suốt một năm qua, từng giây từng phút tôi hằng nghĩ đến những ơn lành Thiên Chúa đã ban cho tôi, tôi luôn luôn nghĩ đến tình thương của Thiên Chúa.
Các tu sĩ trong cộng đoàn rất cảm kích về chứng từ của con người khỏe mạnh vui tươi. Vì lòng sám hối của anh đã biến thành lời ca chúc tụng, tri ân đối với tình yêu của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu kêu gọi phải sám hối... sám hối để sinh hoa trái, sinh hoa trái là lời ca tạ ơn tình thương của Thiên Chúa…
Con người trong thân phận tro bụi, yếu hèn, bị ảnh hưởng của tội nguyên tổ, nên sinh ra trong tội lỗi, hướng về sự dữ:
"Lúc chào đời con đã vương lầm lỗi,
đã mang tội khi mẹ mới hoài thai" (Tv 50,7)
Ngạn ngữ Latinh nói rằng: "con người là sai lầm" (errare humanum est). Cho nên Thánh Gioan khẳng định: "Kẻ nói mình không có tội là kẻ tự lừa dối mình" (1Ga 1,8). Nhưng Thiên Chúa là Tình yêu, Ngài đã cứu chuộc con người bằng chính cái chết cứu độ trên thập giá của con Ngài – Đức Giêsu Kitô, Ngài luôn kêu gọi sự trở về, và sám hối trở nên nét đẹp của con người : biết ăn năn, sám hối nhận ra lỗi lầm của mình trở về khi sửa đổi canh tân bản thân.
Động từ “sám hối” trong thánh kinh “metanoia” chỉ sự chuyển hướng nội tâm, trở về với Thiên Chúa. Sự trở về, chuyển hướng còn mang ý nghĩa thống hối, ăn năn không chỉ là hành vi bên ngoài mà sự thay đổi tận căn trong tâm.
Sám hối để hòa giải với Thiên Chúa, với anh em đóng một vai trò khá quan trọng trong đời sống niềm tin, đặc biệt là Công Giáo có bí tích Hòa giải. Mỗi ngày trong thánh lễ bắt đầu bằng nghi thức Sám hối để chuẩn bị đón nhận Lời Chúa và cử hành tiệc Thánh Thể. Trong năm, Giáo Hội lưu ý đến người tín hữu hãy sám hối trong hai mùa: Mùa Chay và Mùa Vọng. Thiên Chúa là cha qua Giáo Hội Mẹ Hiền luôn dành con đường quay về cho người lỗi lầm, Thánh Cyprian nói : “Với những người còn ở trần gian, không có sự sám hối nào là quá trễ. Con đường đến với lòng thương xót Thiên Chúa vẫn rộng mở”.
Kinh Thánh nói đến nhiều khuôn mặt nổi bật đã thực hành sám hối - đặc biệt là vua Ða vít: Ý thức tội lỗi đã phạm, vua Ðavít liền ăn năn sám hối, trở về với Chúa. Nhà vua thốt lên: Tôi đã đắc tội với Thiên Chúa (2Sm 12,13), chính sự hối cải đó mang tâm tình bằng Thánh vịnh : “ Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm, xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy.” (Tv 50,1)
Có nhiều tầm tình tự thú tội sám hối (x. Nkm 9; Ðn 9,4-19; và rải rác trong các thánh vịnh). Các ngôn sứ kêu gọi mọi cá nhân phải sám hối về hành động xấu của mình (x. Is 30,15; 55,7; Gr 18,11; Ed 18,30-32). Không chỉ cá nhân sám hối mà toàn dân cũng được kêu gọi ăn năn trở về cùng Chúa (x.Ed 18,30-32). Sám hối chính là suối nguồn của sự sống mới cho linh hồn (x. Ed 18,27), và là điều làm đẹp lòng Giavê Thiên Chúa (x. Ed 18,23). Các ngôn sứ nhấn mạnh về lòng thương xót vô cùng của Thiên Chúa tạo dựng, là Đấng muốn cho tội nhân ăn năn trở lại để được sống (x .Is 30,15; Hs 2,9), như Chúa nói qua Ngôn sứ Giêrêmia “Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối để được sống” (Ed 18,23). Sám hối không chỉ than khóc bề ngoài nhưng phài hối hận từ tâm can như Ngôn sứ Gioen nói Lời Chúa: “Ngay cả lúc này, các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta, hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van. Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng”(Ge 2,12-13).
Trong lịch sử, tội lỗi của Dân cứ kéo dài, bất chấp cả Giao Ước với Giave, khiến cho niềm trông đợi Ðấng Cứu Thế ngày càng trở nên mãnh liệt, vì chỉ có Ðấng ấy mới thực sự có thể ban cho dân một quả tim mới (x. Ed 36,26). Khi Ðức Giêsu, Ðấng Cứu Thế, xuất hiện, Người tuyên bố chính mình là Ðấng tha thứ tội lỗi, và Ngài đến để trao ban quyền tha thứ cho những kẻ Người tuyển chọn (x. Mt 9,1-8), Vì thế, Thánh Phêrô và các Tông Ðồ đã được quyền cầm buộc và tha tội (x. Mt 16,19; 18,18; Ga 20,23), do đó có bí tích Hòa giải cho người sám hối.
Khi đến với Bí Tích Hòa Giải chúng ta mang tâm tình sám hối của Davit, chúng ta mang thái độ của Maria người phụ nữ tội lỗi đi theo chân Chúa Giêsu, khi Ngài đến nhà người Pharisêu để dùng bữa. Cô qùy bên chân Chúa dùng tóc mà lau chân Chúa, lấy nước mắt mà tưới chân, rồi hôn chân Ngài (x. Lc 7,36-50). Tục Ngữ Việt có câu: “Cái răng cái tóc là vóc con con người”. Mái tóc tạo nên dáng vẻ đẹp đẽ yêu kiều, cùng với bước đi nhẹ nhàng, quần áo kín đáo sẽ tạo nên nét đẹp của người phụ nữ. Vậy mà cô dám dành trọn thân xác và con tim, qua cử chỉ lấy nước mắt rửa chân lấy mái tóc của mình lau chân Chúa, cô biểu lộ lòng thành sám hối. Trước cử chỉ chân thành của Maria, Chúa nói với chị: "tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, vi chị đã yêu mến nhiều" (Lc 7,47). Sau này Thánh Phêro lặp lại tâm tình của Chúa Giêsu dành cho hối nhân: “Tình yêu khỏa lấp muôn vàn tội lỗi” (1 Pr 4,8).
Thánh Phaolô chia sẻ kinh nghiệm sám hối của ngài: “Sám hối là làm hoà với Thiên Chúa”. Tội lỗi đã phá huỷ những liên hệ hài hoà giữa con người với Thiên Chúa, giữa con người với nhau. Sám hối là tái lập lại những liên hệ thân tình với Thiên Chúa, và với anh em. Thời gian sám hối là thời gian cua Thiên Chúa thi ân, thời Thiên Chúa cứu độ. Không chỉ ăn năn, nhưng sám hối và biến đổi như ý nghĩa métanoia, cho nên Thánh Phaolô nhấn mạnh: “Lột bỏ con người cũ và mặc lấy con người mới”. Con người mới đã được sám hối, và được biến đổi trong ân sủng “Phàm ai ở trong Đức Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi” (2Cr 5,17), tinh thần mới, thay đổi theo ân sủng của Thiên Chúa.
Sự sám hối trở về không chỉ là hành vi đấm ngực ăn năn mà còn phải chuyển hoá như ý nghĩa cua Métanoia, trong lời mời gọi của Chúa: "Hãy sinh hoa kết trái xứng với lòng ăn năn thống hối".Chúa Giêsu dùng dụ ngôn cây vả truyền cho chúng ta biến đổi sinh hoa kết trái. Thiên Chúa luôn nuôi hy vọng và chờ đợi ở nơi chúng ta trong kiếp người dù ở thân phận nào, kể cả tội nhân khi sám hối và đơm bông kết trái: Hoa trái của sự thánh thiện. Hoa trái của việc lành phúc đức. Hoa trái của đời sống công bằng bác ái. Hoa trái của đời sống yêu thương và phục vụ mọi người.
Mùa chay luôn vang trong tim: Sám hối, sinh hoa trái cho tương xứng... vang lời tạ ơn
Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn 27/02/2016