Chúa Nhật V Mùa Chay C
NGƯỜI PHỤ NỮ NGOẠI TÌNH
Is 43,16-21; Pl 3,8-14; Ga 8,1-11
Câu truyện xảy ra ở một hải đảo của nước Ý. Tại đây người ta quy định: Nếu một người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, người ta sẽ buộc vào cổ người đàn bà này một tảng đá lớn, và quẳng xuống biển cho chết chìm.
Vào một ngày kia, một người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội này. Bà đã bị kết án tử hình theo như luật định. Nhưng đến ngày xử mà người chồng vẫn còn đánh bắt cá ngoài khơi, khiến tòa án phải gia hạn thêm mấy ngày nữa. Người ta đã phải gia hạn nhều lần mà vẫn không thấy anh chồng trở về. Cuối cùng họ quyết thi hành án tử hình cho chị vợ, cho dù chồng có mặt hay không. Họ định ngày xử và dùng thuyền đưa chị ra vùng nước sâu, cột một hòn đá vào cổ chị ta, trước khi quăng chị ta xuống biển cho chết chìm.
Nhưng thật lạ lùng, ngày hôm sau mọi người đều kinh ngạc khi thấy chị ta xuất hiện ở trong làng. Thì ra, ngay từ đầu, nhờ được hai người bạn thân giúp đỡ, người chồng đã hay biết mọi sự. Cho dù bị vợ phản bội, nhưng người chồng vẫn luôn yêu thương và sẵn sàng tha thứ tội bất trung của vợ. Anh và mấy người bạn kia đã đặt ra một kế hoạch hoàn hảo để giải cứu người vợ. Do đó, thay vì sớm xuất đầu lộ diện để tham gia xét xử, anh ta đã lẩn trốn trong rừng một thời gian để làm kế hoãn binh. Đến ngày thi hành án, anh bí mật bơi lặn đến núp dưới một tảng đá ngầm, ngay tại nơi mà người chị vợ sẽ bị quăng xuống biển. Khi chị vợ bị quăng xuống, thì người chồng đã nhanh chóng tiến lại gần, dùng dao cắt đứt sợi dây cột đá và bí mật đưa vợ đi đường tắt về nhà…
Tình yêu của người chồng dành cho vợ dù nàng có ngoại tình gợi cho chúng ta tình yêu thủy chung của Thiên Chúa dành cho Dân Ngài, dù Dân có phản bội, có phạm tội…
Sau những tranh luận về thực thi luật với Chúa Giêsu, cuối cùng người Pharisiêu và Kinh Sư có thể đưa Người vào bẫy để tiêu diệt Người: Một người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Họ không tranh luận với Người nữa, mà họ điệu người phụ nữ này đến với Chúa Giêsu để Ngài phán xử: “Trong sách Luật, ông Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?”. Lề Luật tuyên bố minh nhiên: “Khi người đàn ông nào ngoại tình với đàn bà có chồng, ngoại tình với vợ người đồng loại, thì cả đàn ông ngoại tình lẫn đàn bà ngoại tình phải bị xử tử” (Lv 20,10; x. thêm Đnl 13,7-10; 17,2tt). Vụ việc đã quá rõ: người phụ nữ ngoại tình có tội, Đức Giêsu còn có thể làm gì nếu không phải là đồng thuận đi theo cách thực hành của các đối thủ, tức là yêu cầu ném đá người đàn bà tức khắc? Người đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc là ưng theo cách thực hành của họ, hoặc là Người chứng tỏ Người khinh thường Lề Luật khi xử đỡ cho chị. Tất cả mọi chuyện này xảy ra nơi thanh thiên bạch nhật, trước sự chứng kiến của dân chúng đang nghe Đức Giêsu. Nếu Người đồng thuận với cách xử sự của các đối thủ, Người cũng đồng thuận với lập trường của họ đối với những người tội lỗi, Người sẽ bị buộc phải phủ nhận những giáo huấn yêu thương tha thứ và cách xử sự của Người và thế là Người sẽ bị lật mặt nạ ra như là vị thầy giả hiệu. Ngược lại, nếu Người không chấp nhận lối xử sự của họ, Người sẽ phủ nhận một khoản luật rất rõ ràng và cũng sẽ bị toàn dân coi là kẻ vi phạm Lề Luật.
Phản ứng của Chúa Giêsu viết trên đất: Có nhiều gợi ý để cách nghĩa điểm này: Thánh Hiêrônimô cho rằng: Người vạch tội những kẻ tố cáo. Nhiều tác giả khác thì cho rằng: Người viết lại một câu trong Giêrêmia (Gr 17,l3): "tất cả những ai lìa bỏ Ngài sẽ phải hổ thẹn, những kẻ quay lưng lại với Ngài sẽ phải ghi tên mình trong lòng đất". A. Marchadour cho rằng: "Tốt nhất nên trung thành với sự mơ hồ của bản văn. Đức Giêsu vạch trên đất để kéo dài thời gian thinh lặng, làm cho lời phân xử sắp thốt ra thêm trọng lượng" (sđd; trg 124). Những cách giải thích hợp lý nhất, đó là Đức Giêsu chỉ vạch các đường nét trên mặt đất trong khi Người suy nghĩ, hoặc muốn tỏ ra không nao núng hay Người đang kềm hãm các cảm giác chán ngán về sự hăng hái đầy gian ác của những người tố cáo. E. Power ghi lại nhiều trường hợp từ nền văn chương Ả-rập cho thấy thói quen Sê-mít vẽ trên đất khi không muốn can thiệp vào vụ việc nào đó.
Thấy Chúa im lặng và vẽ trên đất, họ thúc Đức Giêsu phải có lập trường dứt khoát với người phụ nữ: bị ném đá hay là không. Ngài trả lời: “Ai trong các ông sạch tội, … ném trước … Đức Giêsu cũng trích dẫn Đnl 13,9-10 và ch. 17. Đnl 17,7 nhìn nhận rằng người làm chứng chống lại bị cáo có một trách nhiệm đặc biệt đối với cái chết của kẻ ấy.
Có ai trong gia đình nhân loại là người vô tội đâu? Bởi vì ai trong chúng ta cũng có tội cả. Và phạm tội mỗi ngày, cho nên càng nhiều tuổi thì lại càng phạm tội nhiều nên họ từ từ bỏ đi bắt đầu từ những người lớn tuổi nhất. Thật thế, sau này Thánh Phaolô khẳng định : con người «ai cũng phạm tội» (Rm 5,12): «Không ai là người công chính, dẫu một người cũng không» (Rm 3,10; x.1Ga 1,10). Như thế cho thấy câu trả lời của Chúa Giêsu: Nếu mình cũng phạm tội, là tội nhân tại sao mình lại dám kết án người khác...
Đức Giêsu không hề phạm tội (x.1Pr 2,22), nhưng Ngài lại không lên án ai như Ngài vẫn thường nói: "Phần tôi, tôi không xét đoán ai cả" (Ga 8,l5). "Tôi đến để tìm và cứu những gì đã mất" (Lc 19,10). “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ” (Ga 3,17)
Khi Đức Giêsu ngẩng đầu lên “lần thứ hai thì chỉ còn mình Người đối diện với người phụ nữ”. Vì mọi người đã bỏ đi hết. Thánh Augustinô chú giải về cử chỉ này: “Chỉ còn lại lòng thương xót và người được xót thương”. Ngài nói người tội nhân: "Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!".
Câu chuyện về vụ án xét xử người ngoại tình thật tuyệt vời, diễn tả sâu sắc chương trình và cách thức Thiên Chúa cứu độ loài người. Người phụ nữ bị tố cáo trải nghiệm lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa đến từ nơi Đức Giêsu. Những người tố cáo thì hiểu rằng chính họ cũng cần đến lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa vì họ cũng là tội nhân, cho nên chính họ cũng không được cư xử cách tự phụ và thiếu lòng từ bi với người thân cận ngay cả những tội nhân cũng cần có lòng khoan nhân tha thứ.
Trong thân phận của con người, chúng ta luôn có những thiếu sót và lầm lỗi. Cho nên, cũng cần đến với lòng kiên nhẫn và từ bi thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta cũng có chia sẻ thao thức của Đức Giêsu là thương xót và cứu chữa. Chúng ta cần ý thức rằng ơn gọi của chúng ta vừa lãnh nhận ơn tha thứ và cũng lại ra đi ban phát và làm chứng ơn cứu chữa như Đức Giêsu đã làm xưa kia...
Chúa đã tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình. Khi bị treo trên thập giá, Chúa đã tha thứ cho người trộm cướp biết ăn năn, tha thứ cho những kẻ đóng đinh Ngài - xin cũng tha thứ cho chúng con là kẻ tội lỗi.
Với anh em: đừng xét đoán, thì không bị Thiên Chúa xét đoán.... đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha (x. Lc 6,37).
“Lạy Chúa Trời, Đấng cứu độ chúng con, xin Ngài thương phù trợ, để danh Ngài rạng rỡ. Xin giải thoát chúng con, và thứ tha tội lỗi, vì danh dự của Ngài” (Tv 79,9).
Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn 12/03/2016
NGƯỜI PHỤ NỮ NGOẠI TÌNH
Is 43,16-21; Pl 3,8-14; Ga 8,1-11
Câu truyện xảy ra ở một hải đảo của nước Ý. Tại đây người ta quy định: Nếu một người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, người ta sẽ buộc vào cổ người đàn bà này một tảng đá lớn, và quẳng xuống biển cho chết chìm.
Vào một ngày kia, một người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội này. Bà đã bị kết án tử hình theo như luật định. Nhưng đến ngày xử mà người chồng vẫn còn đánh bắt cá ngoài khơi, khiến tòa án phải gia hạn thêm mấy ngày nữa. Người ta đã phải gia hạn nhều lần mà vẫn không thấy anh chồng trở về. Cuối cùng họ quyết thi hành án tử hình cho chị vợ, cho dù chồng có mặt hay không. Họ định ngày xử và dùng thuyền đưa chị ra vùng nước sâu, cột một hòn đá vào cổ chị ta, trước khi quăng chị ta xuống biển cho chết chìm.
Nhưng thật lạ lùng, ngày hôm sau mọi người đều kinh ngạc khi thấy chị ta xuất hiện ở trong làng. Thì ra, ngay từ đầu, nhờ được hai người bạn thân giúp đỡ, người chồng đã hay biết mọi sự. Cho dù bị vợ phản bội, nhưng người chồng vẫn luôn yêu thương và sẵn sàng tha thứ tội bất trung của vợ. Anh và mấy người bạn kia đã đặt ra một kế hoạch hoàn hảo để giải cứu người vợ. Do đó, thay vì sớm xuất đầu lộ diện để tham gia xét xử, anh ta đã lẩn trốn trong rừng một thời gian để làm kế hoãn binh. Đến ngày thi hành án, anh bí mật bơi lặn đến núp dưới một tảng đá ngầm, ngay tại nơi mà người chị vợ sẽ bị quăng xuống biển. Khi chị vợ bị quăng xuống, thì người chồng đã nhanh chóng tiến lại gần, dùng dao cắt đứt sợi dây cột đá và bí mật đưa vợ đi đường tắt về nhà…
Tình yêu của người chồng dành cho vợ dù nàng có ngoại tình gợi cho chúng ta tình yêu thủy chung của Thiên Chúa dành cho Dân Ngài, dù Dân có phản bội, có phạm tội…
Sau những tranh luận về thực thi luật với Chúa Giêsu, cuối cùng người Pharisiêu và Kinh Sư có thể đưa Người vào bẫy để tiêu diệt Người: Một người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Họ không tranh luận với Người nữa, mà họ điệu người phụ nữ này đến với Chúa Giêsu để Ngài phán xử: “Trong sách Luật, ông Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?”. Lề Luật tuyên bố minh nhiên: “Khi người đàn ông nào ngoại tình với đàn bà có chồng, ngoại tình với vợ người đồng loại, thì cả đàn ông ngoại tình lẫn đàn bà ngoại tình phải bị xử tử” (Lv 20,10; x. thêm Đnl 13,7-10; 17,2tt). Vụ việc đã quá rõ: người phụ nữ ngoại tình có tội, Đức Giêsu còn có thể làm gì nếu không phải là đồng thuận đi theo cách thực hành của các đối thủ, tức là yêu cầu ném đá người đàn bà tức khắc? Người đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc là ưng theo cách thực hành của họ, hoặc là Người chứng tỏ Người khinh thường Lề Luật khi xử đỡ cho chị. Tất cả mọi chuyện này xảy ra nơi thanh thiên bạch nhật, trước sự chứng kiến của dân chúng đang nghe Đức Giêsu. Nếu Người đồng thuận với cách xử sự của các đối thủ, Người cũng đồng thuận với lập trường của họ đối với những người tội lỗi, Người sẽ bị buộc phải phủ nhận những giáo huấn yêu thương tha thứ và cách xử sự của Người và thế là Người sẽ bị lật mặt nạ ra như là vị thầy giả hiệu. Ngược lại, nếu Người không chấp nhận lối xử sự của họ, Người sẽ phủ nhận một khoản luật rất rõ ràng và cũng sẽ bị toàn dân coi là kẻ vi phạm Lề Luật.
Phản ứng của Chúa Giêsu viết trên đất: Có nhiều gợi ý để cách nghĩa điểm này: Thánh Hiêrônimô cho rằng: Người vạch tội những kẻ tố cáo. Nhiều tác giả khác thì cho rằng: Người viết lại một câu trong Giêrêmia (Gr 17,l3): "tất cả những ai lìa bỏ Ngài sẽ phải hổ thẹn, những kẻ quay lưng lại với Ngài sẽ phải ghi tên mình trong lòng đất". A. Marchadour cho rằng: "Tốt nhất nên trung thành với sự mơ hồ của bản văn. Đức Giêsu vạch trên đất để kéo dài thời gian thinh lặng, làm cho lời phân xử sắp thốt ra thêm trọng lượng" (sđd; trg 124). Những cách giải thích hợp lý nhất, đó là Đức Giêsu chỉ vạch các đường nét trên mặt đất trong khi Người suy nghĩ, hoặc muốn tỏ ra không nao núng hay Người đang kềm hãm các cảm giác chán ngán về sự hăng hái đầy gian ác của những người tố cáo. E. Power ghi lại nhiều trường hợp từ nền văn chương Ả-rập cho thấy thói quen Sê-mít vẽ trên đất khi không muốn can thiệp vào vụ việc nào đó.
Thấy Chúa im lặng và vẽ trên đất, họ thúc Đức Giêsu phải có lập trường dứt khoát với người phụ nữ: bị ném đá hay là không. Ngài trả lời: “Ai trong các ông sạch tội, … ném trước … Đức Giêsu cũng trích dẫn Đnl 13,9-10 và ch. 17. Đnl 17,7 nhìn nhận rằng người làm chứng chống lại bị cáo có một trách nhiệm đặc biệt đối với cái chết của kẻ ấy.
Có ai trong gia đình nhân loại là người vô tội đâu? Bởi vì ai trong chúng ta cũng có tội cả. Và phạm tội mỗi ngày, cho nên càng nhiều tuổi thì lại càng phạm tội nhiều nên họ từ từ bỏ đi bắt đầu từ những người lớn tuổi nhất. Thật thế, sau này Thánh Phaolô khẳng định : con người «ai cũng phạm tội» (Rm 5,12): «Không ai là người công chính, dẫu một người cũng không» (Rm 3,10; x.1Ga 1,10). Như thế cho thấy câu trả lời của Chúa Giêsu: Nếu mình cũng phạm tội, là tội nhân tại sao mình lại dám kết án người khác...
Đức Giêsu không hề phạm tội (x.1Pr 2,22), nhưng Ngài lại không lên án ai như Ngài vẫn thường nói: "Phần tôi, tôi không xét đoán ai cả" (Ga 8,l5). "Tôi đến để tìm và cứu những gì đã mất" (Lc 19,10). “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ” (Ga 3,17)
Khi Đức Giêsu ngẩng đầu lên “lần thứ hai thì chỉ còn mình Người đối diện với người phụ nữ”. Vì mọi người đã bỏ đi hết. Thánh Augustinô chú giải về cử chỉ này: “Chỉ còn lại lòng thương xót và người được xót thương”. Ngài nói người tội nhân: "Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!".
Câu chuyện về vụ án xét xử người ngoại tình thật tuyệt vời, diễn tả sâu sắc chương trình và cách thức Thiên Chúa cứu độ loài người. Người phụ nữ bị tố cáo trải nghiệm lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa đến từ nơi Đức Giêsu. Những người tố cáo thì hiểu rằng chính họ cũng cần đến lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa vì họ cũng là tội nhân, cho nên chính họ cũng không được cư xử cách tự phụ và thiếu lòng từ bi với người thân cận ngay cả những tội nhân cũng cần có lòng khoan nhân tha thứ.
Trong thân phận của con người, chúng ta luôn có những thiếu sót và lầm lỗi. Cho nên, cũng cần đến với lòng kiên nhẫn và từ bi thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta cũng có chia sẻ thao thức của Đức Giêsu là thương xót và cứu chữa. Chúng ta cần ý thức rằng ơn gọi của chúng ta vừa lãnh nhận ơn tha thứ và cũng lại ra đi ban phát và làm chứng ơn cứu chữa như Đức Giêsu đã làm xưa kia...
Chúa đã tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình. Khi bị treo trên thập giá, Chúa đã tha thứ cho người trộm cướp biết ăn năn, tha thứ cho những kẻ đóng đinh Ngài - xin cũng tha thứ cho chúng con là kẻ tội lỗi.
Với anh em: đừng xét đoán, thì không bị Thiên Chúa xét đoán.... đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha (x. Lc 6,37).
“Lạy Chúa Trời, Đấng cứu độ chúng con, xin Ngài thương phù trợ, để danh Ngài rạng rỡ. Xin giải thoát chúng con, và thứ tha tội lỗi, vì danh dự của Ngài” (Tv 79,9).
Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn 12/03/2016