Vatican: Vào ngày Thứ Năm 6/5, 33 tân Vệ Binh Thụy Sĩ đã tuyên thệ tại Vatican, đây là Lực Lượng Quân Đội nhỏ nhất của một quốc gia trên thế giới.
Đã gần 500 năm, theo truyền thống đây và theo giòng lịch sử Lực Lượng Vệ Binh Thụy Sĩ bảo vệ Giáo Hoàng vẫn còn tiếp tục hoạt động cho tới ngày nay.
Vào ngày 5/5, Lực Lượng Vệ Binh đã đưa ra những hoạch định chương trình kỷ niệm 500 năm thành lập sẽ được diễn ra vào năm 2006. Những biến cố bao gồm đến cuộc tuần hành tưởng niệm từ Thụy Sĩ tới Roma để diễn lại lực lượng Vệ Binh tiến vào thành Roma cách đây nửa thiên niên kỷ, và tái khẳng định nói lên tinh thần bất khuất của Vệ Binh và sự cống hiến bảo vệ Đức Giáo Hoàng không bao giờ phai mờ.
Tuy nhiên rất nhiều người chỉ nhìn thấy một khía cạnh khi các vệ binh đứng canh gác tại các nơi ra vào ở Vatican. Nhiều du khách nghĩ rằng các vệ binh chỉ là những người lính kiểng thật hoàn hảo để chụp những tấm hình lưu niệm.
Theo Đức Ông Charles Burn, một sử gia giáo hội đã làm việc hơn 25 năm tại văn phòng văn khố Tòa Thánh cho biết: "Họ không phải là những người e thẹn chỉ để phô trương, họ là những người được huấn luyện rất có trình độ cho bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào.". Khi so sánh với lực lượng cảnh sát Italia, Đức Ông nói "Họ không phải là những anh lính gác ủy mị. Quý vị sẽ không thấy họ đi ỏng ảnh hay lang thang với điếu thuốc trên tay giống như anh cầm súng trường".
Đức Ông nói thêm Vệ Binh Thụy Sĩ "thi hành nhiệm vụ một cách triệt để và hết sức tận tâm"
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bày tỏ lòng tri ân vào ngày 6/5 trước khi 33 tân Vệ Binh Thụy Sĩ tuyên thệ.
"Cám ơn các con trong việc phục vụ của các con đã dành cho người kế vị Thánh Phêrô và những cộng sự viên của Ngài tại Vatican. Nó là một công việc đòi hỏi và có lắm lúc nhàm chán, nhưng Thiên Chúa sẽ thưởng công cho các con".
Trong suốt 24 giờ chia ca đứng gác tại cổng ra vào, hầu hết các Vệ Binh Thụy Sĩ phải gặp sự cố vì phải trả lời cho cả ngàn du khách cho cùng những câu hỏi giống nhau như: "Ở đó có nhà tắm không?; Đường nào đi vào bảo tàng viện Vatican? hay "Tại sao tôi không thể trông thấy Đức Giáo Hoàng? Nhưng các anh Vệ Binh vẫn lịch sự trả lời cho những câu hỏi giống nhau từ ngày này qua ngày khác và đôi khi còn cười mím chi nữa.
Ngày tuyên thệ của Tân Vệ Binh Thụy Sĩ được tổ chức hàng năm vào đúng ngày tưởng niệm tuyên dương 147 Vệ Binh đã hy sinh tính mạng để bảo vệ Đức Giáo Hoàng Clement VII khi thành Roma bị thất thử vào năm 1527. Trong trận chiến đó chỉ có 42 Vệ Binh sống sót. Các Tân Vệ Binh tuyên thệ đúng vào ngày này để nhắc nhở cho họ tính chất nghiêm trọng trong sự cam kết của họ.
Thành Roma bị thất thủ đánh dấu một ngày đẫm máu nhất trong lịch sử của Vệ Binh Thụy Sĩ, sau trận chiến đó không còn trận chiến nào gây tử thương nữa.
Không được trang bị gì cả ngoại trừ vũ khi từ thời Phục Hưng, thế nhưng một lực lượng quân đội nhỏ như thế đã giữ không để quân Nazi vào thành Vatican khi quân Đức chiếm đóng Roma trong thời Đệ Nhị Thế Chiến.
Lần cuối cùng lực lượng Vệ Binh đã thất trận vào năm 1798 khi quân Napoleon tiến chiếm tướt đọat vũ khí, giải trử lực lượng và bắt giải đi 2 vị Giáo Hoàng trong 2 năm. Một trong 2 vị Giáo Hoàng là Đức Piô VI đã bị chết rũ tù.
Sau khi lực lượng được thành lập lại vào năm 1800, theo hồ sơ biên bản cho thấy Lực Lượng Vệ Binh rất hoàn hảo, đã bảo vệ Đức Giáo Hoàng và giữ an toàn lãnh thổ giáo hoàng.
Khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bị tên Thổ mưu sát tại Quảng Trường thánh Phêrô vào ngày 13/5/1981, người Vệ Binh Thụy Sĩ mặt thường phục đã nhảy lên ôm lấy Đức Giáo Hoàng làm bia đỡ đạn. Ông chính là Đại Tá Alois Estermann sau này được lên làm Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Vệ Binh Thụy Sĩ.
Có lẽ một ngày đen tối nhất đến với Lực Lượng Vệ Binh Thụy Sĩ đã xảy ra vào năm 1988, khi Đại Tá Alois Estermann và phu nhân đã bị Vệ Binh Cedric Tornay ám sát chết và quay súng vào đầu tự tử.
Ngày nay, lực lượng Vệ Binh Thụy Sĩ tổng cộng 110 người, quả thật là một lực lượng quân đội nhỏ nhất trên thế giới.
Nổi danh vì lòng can đảm và trung thành, vào tháng 6/1506 Đức Giáo Hoàng Julius II đã chính thức xin Thụy Sĩ cung cấp những người lính phục vụ cho Đức Giáo Hoàng. Chỉ 3 tháng sau, một đạo binh đã rời Thụy Sĩ và tiến về Roma bằng đường bộ. 150 lính Thụy Sĩ đã tới thành Vatican vào ngày 22/1/1506, cũng là ngày chính thức đánh dấu thành lập Lực Lượng Vệ Binh Thụy Sĩ. Vào năm 1564, nhà nghệ thuật lừng danh Michelangelo đã vẽ kiểu áo gồm có ba màu đỏ, vàng và xanh đậm. Bộ áo rực rỡ ấy vẫn còn được mặc cho tới ngày nay.
Suốt giòng thời gian gần 500 năm, Lực Lượng Vệ Binh Thụy Sĩ đang chuẩn bị cho hơn một năm rưỡi mừng ngày kỷ niệm. Trong cuộc họp báo vào ngày 5/5, Trung Tướng Beat Fischer, chỉ huy trưởng Quân Lực Thụy Sĩ và cũng là Chủ Tịch Ủy Ban Mừng Lễ Kỷ Niệm cho biết có ít nhất 100 cựu Vệ Binh Thụy Sĩ sẽ rời Bellinzona, Thụy Sĩ vào đầu tháng 4/2006 và tiến về Roma bằng đường bộ. Sau khi tới Milan, Italia họ sẽ đi theo con đường lịch sử trên con đường Francigena.
Khi rời Thụy Sĩ vào đầu tháng 4, họ sẽ tránh băng qua rừng Alps vào mùa Đông. Họ sẽ dừng lại chỉ có 26 chặng tượng trưng cho 26 bang của Thụy Sĩ, và sẽ tới kịp Roma để tham dự lễ tuyên thệ của tân Vệ Binh Thụy Sĩ vào ngày 6/5/2006 ở thành Vatican.
Trong cuộc họp báo có người hỏi liệu sẽ có Vệ Binh Thụy Sĩ Gái không? Đại Tá Elmar Mader, Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Vệ Binh Thụy Sĩ thẳng thắn trả lời "sẽ không có trường hợp đó xảy ra dưới quyền chỉ huy của tôi. Đây là môi trường giáo hội. Và 60% trong lực lượng của tôi trong lứa tuổi 25; nếu phụ nữ ở cùng trong trại như những người nam sẽ gây ra nhiều sự cố lớn..."
Đã gần 500 năm, theo truyền thống đây và theo giòng lịch sử Lực Lượng Vệ Binh Thụy Sĩ bảo vệ Giáo Hoàng vẫn còn tiếp tục hoạt động cho tới ngày nay.
Vào ngày 5/5, Lực Lượng Vệ Binh đã đưa ra những hoạch định chương trình kỷ niệm 500 năm thành lập sẽ được diễn ra vào năm 2006. Những biến cố bao gồm đến cuộc tuần hành tưởng niệm từ Thụy Sĩ tới Roma để diễn lại lực lượng Vệ Binh tiến vào thành Roma cách đây nửa thiên niên kỷ, và tái khẳng định nói lên tinh thần bất khuất của Vệ Binh và sự cống hiến bảo vệ Đức Giáo Hoàng không bao giờ phai mờ.
Tuy nhiên rất nhiều người chỉ nhìn thấy một khía cạnh khi các vệ binh đứng canh gác tại các nơi ra vào ở Vatican. Nhiều du khách nghĩ rằng các vệ binh chỉ là những người lính kiểng thật hoàn hảo để chụp những tấm hình lưu niệm.
Theo Đức Ông Charles Burn, một sử gia giáo hội đã làm việc hơn 25 năm tại văn phòng văn khố Tòa Thánh cho biết: "Họ không phải là những người e thẹn chỉ để phô trương, họ là những người được huấn luyện rất có trình độ cho bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào.". Khi so sánh với lực lượng cảnh sát Italia, Đức Ông nói "Họ không phải là những anh lính gác ủy mị. Quý vị sẽ không thấy họ đi ỏng ảnh hay lang thang với điếu thuốc trên tay giống như anh cầm súng trường".
Đức Ông nói thêm Vệ Binh Thụy Sĩ "thi hành nhiệm vụ một cách triệt để và hết sức tận tâm"
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bày tỏ lòng tri ân vào ngày 6/5 trước khi 33 tân Vệ Binh Thụy Sĩ tuyên thệ.
"Cám ơn các con trong việc phục vụ của các con đã dành cho người kế vị Thánh Phêrô và những cộng sự viên của Ngài tại Vatican. Nó là một công việc đòi hỏi và có lắm lúc nhàm chán, nhưng Thiên Chúa sẽ thưởng công cho các con".
Trong suốt 24 giờ chia ca đứng gác tại cổng ra vào, hầu hết các Vệ Binh Thụy Sĩ phải gặp sự cố vì phải trả lời cho cả ngàn du khách cho cùng những câu hỏi giống nhau như: "Ở đó có nhà tắm không?; Đường nào đi vào bảo tàng viện Vatican? hay "Tại sao tôi không thể trông thấy Đức Giáo Hoàng? Nhưng các anh Vệ Binh vẫn lịch sự trả lời cho những câu hỏi giống nhau từ ngày này qua ngày khác và đôi khi còn cười mím chi nữa.
Ngày tuyên thệ của Tân Vệ Binh Thụy Sĩ được tổ chức hàng năm vào đúng ngày tưởng niệm tuyên dương 147 Vệ Binh đã hy sinh tính mạng để bảo vệ Đức Giáo Hoàng Clement VII khi thành Roma bị thất thử vào năm 1527. Trong trận chiến đó chỉ có 42 Vệ Binh sống sót. Các Tân Vệ Binh tuyên thệ đúng vào ngày này để nhắc nhở cho họ tính chất nghiêm trọng trong sự cam kết của họ.
Thành Roma bị thất thủ đánh dấu một ngày đẫm máu nhất trong lịch sử của Vệ Binh Thụy Sĩ, sau trận chiến đó không còn trận chiến nào gây tử thương nữa.
Không được trang bị gì cả ngoại trừ vũ khi từ thời Phục Hưng, thế nhưng một lực lượng quân đội nhỏ như thế đã giữ không để quân Nazi vào thành Vatican khi quân Đức chiếm đóng Roma trong thời Đệ Nhị Thế Chiến.
Lần cuối cùng lực lượng Vệ Binh đã thất trận vào năm 1798 khi quân Napoleon tiến chiếm tướt đọat vũ khí, giải trử lực lượng và bắt giải đi 2 vị Giáo Hoàng trong 2 năm. Một trong 2 vị Giáo Hoàng là Đức Piô VI đã bị chết rũ tù.
Sau khi lực lượng được thành lập lại vào năm 1800, theo hồ sơ biên bản cho thấy Lực Lượng Vệ Binh rất hoàn hảo, đã bảo vệ Đức Giáo Hoàng và giữ an toàn lãnh thổ giáo hoàng.
Khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bị tên Thổ mưu sát tại Quảng Trường thánh Phêrô vào ngày 13/5/1981, người Vệ Binh Thụy Sĩ mặt thường phục đã nhảy lên ôm lấy Đức Giáo Hoàng làm bia đỡ đạn. Ông chính là Đại Tá Alois Estermann sau này được lên làm Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Vệ Binh Thụy Sĩ.
Có lẽ một ngày đen tối nhất đến với Lực Lượng Vệ Binh Thụy Sĩ đã xảy ra vào năm 1988, khi Đại Tá Alois Estermann và phu nhân đã bị Vệ Binh Cedric Tornay ám sát chết và quay súng vào đầu tự tử.
Ngày nay, lực lượng Vệ Binh Thụy Sĩ tổng cộng 110 người, quả thật là một lực lượng quân đội nhỏ nhất trên thế giới.
Nổi danh vì lòng can đảm và trung thành, vào tháng 6/1506 Đức Giáo Hoàng Julius II đã chính thức xin Thụy Sĩ cung cấp những người lính phục vụ cho Đức Giáo Hoàng. Chỉ 3 tháng sau, một đạo binh đã rời Thụy Sĩ và tiến về Roma bằng đường bộ. 150 lính Thụy Sĩ đã tới thành Vatican vào ngày 22/1/1506, cũng là ngày chính thức đánh dấu thành lập Lực Lượng Vệ Binh Thụy Sĩ. Vào năm 1564, nhà nghệ thuật lừng danh Michelangelo đã vẽ kiểu áo gồm có ba màu đỏ, vàng và xanh đậm. Bộ áo rực rỡ ấy vẫn còn được mặc cho tới ngày nay.
Suốt giòng thời gian gần 500 năm, Lực Lượng Vệ Binh Thụy Sĩ đang chuẩn bị cho hơn một năm rưỡi mừng ngày kỷ niệm. Trong cuộc họp báo vào ngày 5/5, Trung Tướng Beat Fischer, chỉ huy trưởng Quân Lực Thụy Sĩ và cũng là Chủ Tịch Ủy Ban Mừng Lễ Kỷ Niệm cho biết có ít nhất 100 cựu Vệ Binh Thụy Sĩ sẽ rời Bellinzona, Thụy Sĩ vào đầu tháng 4/2006 và tiến về Roma bằng đường bộ. Sau khi tới Milan, Italia họ sẽ đi theo con đường lịch sử trên con đường Francigena.
Khi rời Thụy Sĩ vào đầu tháng 4, họ sẽ tránh băng qua rừng Alps vào mùa Đông. Họ sẽ dừng lại chỉ có 26 chặng tượng trưng cho 26 bang của Thụy Sĩ, và sẽ tới kịp Roma để tham dự lễ tuyên thệ của tân Vệ Binh Thụy Sĩ vào ngày 6/5/2006 ở thành Vatican.
Trong cuộc họp báo có người hỏi liệu sẽ có Vệ Binh Thụy Sĩ Gái không? Đại Tá Elmar Mader, Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Vệ Binh Thụy Sĩ thẳng thắn trả lời "sẽ không có trường hợp đó xảy ra dưới quyền chỉ huy của tôi. Đây là môi trường giáo hội. Và 60% trong lực lượng của tôi trong lứa tuổi 25; nếu phụ nữ ở cùng trong trại như những người nam sẽ gây ra nhiều sự cố lớn..."