DÒNG SÔNG VĨNH BIỆT
(Cảm nhận từ sự kiện 10 học sinh chết đuối tại Quảng Ngãi trong 2 ngày 15 và 16/4/2016)
Trong tháng 3/2016 vừa qua, cả thế giới lại một lần ngã mũ trước một ứng xử văn hóa của dân tộc Phù Tang ngang qua một sự kiện thuộc vào tốp “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử giao thông thế giới. Sự kiện: Ga Kami-Shirataki đóng cửa vì một nữ sinh trung học không còn sử dụng.
Và đây là chi tiết câu chuyện “lạ đời” nầy:
Ga tàu Kami-Shirataki do nằm tại vùng hẻo lánh xa xôi tại đảo Hokkaido, Nhật Bản nên số người sử dụng ga tàu giảm mạnh, thậm chí, một số hãng hàng không buộc phải huỷ chuyến bay tới khu vực này. Ban đầu, ban giám đốc ga Hami-Shirataki có ý định đóng cửa ga đường sắt này, tuy nhiên, do nhận thấy vẫn còn một hành khách sử dụng tàu hoả hàng ngày, họ đã tạm dừng quyết định đó.
Hành khách này là một nữ sinh trung học hàng ngày phải đi tàu đến trường. Ban giám đốc ga tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì ga tàu cho đến khi nữ sinh tốt nghiệp trung học vào tháng 3/2016. Không những thế, lịch trình của những chuyến tàu cũng được điều chỉnh để phù hợp với lịch học của nữ sinh. Sau khi cô gái tốt nghiệp trung học, ga tàu sẽ được "khai tử" hoàn toàn.
Ôi ! Sao em hạnh phúc đến thế, người nữ sinh của đất nước Nhật Bản !
Trong khi đó, tại đất nước Việt Nam “ngàn năm văn hiến” của tôi, ngay trong những năm đầu của thế kỷ 21 nầy, cũng trong khoảng thời gian 3 năm ga xe lửa Kami-Shirataki phục vụ an toàn cho một nữ sinh đi học, thì chỉ tại một vùng tỉnh nhỏ Quảng Ngãi, mà đã có ít nhất 18 học sinh chết đuối.
- Ngày 22/5/2014: 3 nữ sinh lớp 9 của trường Trung học phổ thông Tịnh Giang đuối ở khu vực phía Tây sông Trà Khúc.
- Ngày 22/2/2015: 5 học sinh chết đuối tại bãi biển Mỹ Khê.
- Và mới nhất, ngày 15/4/2016: 9 em học sinh lớp 6 trường THCS Nghĩa Hà chết đuối bên bờ nam sông Trà Khúc ở đoạn thôn Thanh Khiết, Nghĩa Hà; và sau đó một ngày, 16/4, một nam sinh lớp 12 chết đuối tại Ba Động, Ba Tơ !
Mà đó mới chỉ là những sự kiện “gây ồn ào” nhất thời trên báo đài, chắc chắn còn không ít những trẻ em học sinh chết đuối tại những vùng sâu, vùng xa khác như Thác Trắng Minh Long, chết vì sụp hố ga ở Sơn Tịnh, vì lội sông đi học mùa nước lũ ở Sơn Tây, Sơn Hà, hay vì những nguyên do khác ở Tây Trà, Trà Bồng, Đức Phổ…
Ôi ! Những dòng sông quê tôi, những dòng sông hiền hòa, êm đẹp, nên thơ… đã bao đời gắn kết với nhịp sống của bao nhiêu con người, đã trở thành máu thịt hòa quyện thành chất thơ, chất nhạc, như cách diễn đạt của nhạc sĩ Hoàng Hiệp:
Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình
Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ
Con sông tôi tắm mát
Con sông tôi đã hát
Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà… [1]
Riêng, đối với người dân Quảng Ngãi, con sông Trà Khúc lại là một biểu tượng rất riêng ăn sâu vào tâm khảm của bao thế hệ con người đến độ dẫu có trôi dạt bốn phương trời vẫn giữ trọn một niềm thương nhớ:
Thương quê lòng nhủ lấy lòng,
Ai về Quảng Ngãi xuôi dòng Trà giang.
Nhớ non, nhớ nước, nhớ làng,
Tình quê lai láng, bàng hoàng lòng tôi…[2]
Có lẽ nào cũng chính dòng sông dịu hiền thân thương đó hôm nay đã “trở mặt” thành “dòng sông tử thần”, dòng sông đem theo chết chóc, ly biệt, khổ sầu ? Bởi chưng chỉ mới chưa đầy 3 năm mà đã mang đi gần 20 mạng con người trong lứa tuổi học trò tinh khôi trong sáng ?
Không. Con sông nào cũng đều vô tội. Chính con người mới là tên đồ tể vừa hành hạ không thương tiếc trên chính thân thể của dòng sông vì bao nhiêu công trình, tác động: nào thủy điện ngăn dòng, nào đập tràn chứa nước, nào khai thác gỗ rừng đầu nguồn, nào xả nước thải của các nhà máy, nào khai thác cát để xây dựng công trình, nào xả rác bừa bãi, nào châm điện, nào dùng hóa chất độc hại…vừa trở nên những cái bẫy giết người trong vóc dáng hiền hòa thân quen. Vâng, nét duyên dáng, trẻ trung, dịu dàng của dòng sông giờ đã trở nên sần sùi, già nua, lở lóa. Những bãi tắm thân quen để trẻ em tha hồ nô đùa, té nước, bơi lội, giờ đã thành những “hố sâu”, những bẫy ngầm của tử thần dang rình chờ những đôi chân bé bỏng, ngu ngơ…
Có lẽ tất cả những hệ lụy thương tâm đó đều có cội nguồn từ một não trạng, một tư duy: não trạng của cả một thế hệ con người không còn biết trân quý sự sống con người, tư duy của cả một thế hệ đánh giá con người bằng thước đo vật chất. Một thế hệ sẵn sàng nướng dăm sáu triệu con người cho việc xây dựng một lâu đài ý thức hệ hoang tưởng hay sẵn sàng vứt bỏ không thương tiếc hàng triệu thai nhi mỗi năm chỉ để đạt chỉ tiêu chương trình kế hoạch hóa !
Với những con người mang não trạng và tư duy như thế, thì vài ba chục học sinh chết đuối mỗi năm nào có là gì !
Và người chịu thiệt cuối cùng vẫn là các em tôi, những học sinh của quê nghèo xứ Quảng, những em thơ chỉ có một sân chơi duy nhất là bờ sông, con suối, là bãi cát ven sông, là khóm tre đầu làng. Hồ bơi của các em là bãi tắm sông thân quen đã hiện diện từ bao đời, là con suối theo em qua từng năm tháng. Các em nào có thể chen chân vào các hồ bơi sang trọng chỉ dành cho con của giới nhà giàu thành phố, các em cũng chẳng có đồng xu ten để lang thang vào các siêu thị hay các tụ điểm chơi games; lại càng quá xa cái chuyện được cùng bố mẹ đi tham quan du lịch ở các nơi danh lam thắng cảnh !
Thế nhưng, bây giờ dòng sông hiền hòa thân thương đã trở thành “dòng sông vĩnh biệt”, như lời một ca khúc cùng tên của Phạm Anh Dũng:
Bên sông anh nghe những lời oán than
Trôi theo cung Thương bóng người dần tan
Chiều vắng, chiều phủ dòng sông mầu tang
Chiều gió, chiều lạnh lan trắng tâm hồn…
Biết bao giờ dòng sông quê tôi sẽ không còn là “dòng sông vĩnh biệt” !
Chú Thích
[1] Trích đoạn trong ca khúc “trở về dòng sông tuổi thơ” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp
[2] Trần Điềm – Thương về Quảng Ngãi quê tôi
(Cảm nhận từ sự kiện 10 học sinh chết đuối tại Quảng Ngãi trong 2 ngày 15 và 16/4/2016)
Trong tháng 3/2016 vừa qua, cả thế giới lại một lần ngã mũ trước một ứng xử văn hóa của dân tộc Phù Tang ngang qua một sự kiện thuộc vào tốp “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử giao thông thế giới. Sự kiện: Ga Kami-Shirataki đóng cửa vì một nữ sinh trung học không còn sử dụng.
Và đây là chi tiết câu chuyện “lạ đời” nầy:
Ga tàu Kami-Shirataki do nằm tại vùng hẻo lánh xa xôi tại đảo Hokkaido, Nhật Bản nên số người sử dụng ga tàu giảm mạnh, thậm chí, một số hãng hàng không buộc phải huỷ chuyến bay tới khu vực này. Ban đầu, ban giám đốc ga Hami-Shirataki có ý định đóng cửa ga đường sắt này, tuy nhiên, do nhận thấy vẫn còn một hành khách sử dụng tàu hoả hàng ngày, họ đã tạm dừng quyết định đó.
Hành khách này là một nữ sinh trung học hàng ngày phải đi tàu đến trường. Ban giám đốc ga tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì ga tàu cho đến khi nữ sinh tốt nghiệp trung học vào tháng 3/2016. Không những thế, lịch trình của những chuyến tàu cũng được điều chỉnh để phù hợp với lịch học của nữ sinh. Sau khi cô gái tốt nghiệp trung học, ga tàu sẽ được "khai tử" hoàn toàn.
Ôi ! Sao em hạnh phúc đến thế, người nữ sinh của đất nước Nhật Bản !
- Ngày 22/5/2014: 3 nữ sinh lớp 9 của trường Trung học phổ thông Tịnh Giang đuối ở khu vực phía Tây sông Trà Khúc.
- Ngày 22/2/2015: 5 học sinh chết đuối tại bãi biển Mỹ Khê.
- Và mới nhất, ngày 15/4/2016: 9 em học sinh lớp 6 trường THCS Nghĩa Hà chết đuối bên bờ nam sông Trà Khúc ở đoạn thôn Thanh Khiết, Nghĩa Hà; và sau đó một ngày, 16/4, một nam sinh lớp 12 chết đuối tại Ba Động, Ba Tơ !
Mà đó mới chỉ là những sự kiện “gây ồn ào” nhất thời trên báo đài, chắc chắn còn không ít những trẻ em học sinh chết đuối tại những vùng sâu, vùng xa khác như Thác Trắng Minh Long, chết vì sụp hố ga ở Sơn Tịnh, vì lội sông đi học mùa nước lũ ở Sơn Tây, Sơn Hà, hay vì những nguyên do khác ở Tây Trà, Trà Bồng, Đức Phổ…
Ôi ! Những dòng sông quê tôi, những dòng sông hiền hòa, êm đẹp, nên thơ… đã bao đời gắn kết với nhịp sống của bao nhiêu con người, đã trở thành máu thịt hòa quyện thành chất thơ, chất nhạc, như cách diễn đạt của nhạc sĩ Hoàng Hiệp:
Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình
Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ
Con sông tôi tắm mát
Con sông tôi đã hát
Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà… [1]
Riêng, đối với người dân Quảng Ngãi, con sông Trà Khúc lại là một biểu tượng rất riêng ăn sâu vào tâm khảm của bao thế hệ con người đến độ dẫu có trôi dạt bốn phương trời vẫn giữ trọn một niềm thương nhớ:
Thương quê lòng nhủ lấy lòng,
Ai về Quảng Ngãi xuôi dòng Trà giang.
Nhớ non, nhớ nước, nhớ làng,
Tình quê lai láng, bàng hoàng lòng tôi…[2]
Có lẽ nào cũng chính dòng sông dịu hiền thân thương đó hôm nay đã “trở mặt” thành “dòng sông tử thần”, dòng sông đem theo chết chóc, ly biệt, khổ sầu ? Bởi chưng chỉ mới chưa đầy 3 năm mà đã mang đi gần 20 mạng con người trong lứa tuổi học trò tinh khôi trong sáng ?
Không. Con sông nào cũng đều vô tội. Chính con người mới là tên đồ tể vừa hành hạ không thương tiếc trên chính thân thể của dòng sông vì bao nhiêu công trình, tác động: nào thủy điện ngăn dòng, nào đập tràn chứa nước, nào khai thác gỗ rừng đầu nguồn, nào xả nước thải của các nhà máy, nào khai thác cát để xây dựng công trình, nào xả rác bừa bãi, nào châm điện, nào dùng hóa chất độc hại…vừa trở nên những cái bẫy giết người trong vóc dáng hiền hòa thân quen. Vâng, nét duyên dáng, trẻ trung, dịu dàng của dòng sông giờ đã trở nên sần sùi, già nua, lở lóa. Những bãi tắm thân quen để trẻ em tha hồ nô đùa, té nước, bơi lội, giờ đã thành những “hố sâu”, những bẫy ngầm của tử thần dang rình chờ những đôi chân bé bỏng, ngu ngơ…
Có lẽ tất cả những hệ lụy thương tâm đó đều có cội nguồn từ một não trạng, một tư duy: não trạng của cả một thế hệ con người không còn biết trân quý sự sống con người, tư duy của cả một thế hệ đánh giá con người bằng thước đo vật chất. Một thế hệ sẵn sàng nướng dăm sáu triệu con người cho việc xây dựng một lâu đài ý thức hệ hoang tưởng hay sẵn sàng vứt bỏ không thương tiếc hàng triệu thai nhi mỗi năm chỉ để đạt chỉ tiêu chương trình kế hoạch hóa !
Với những con người mang não trạng và tư duy như thế, thì vài ba chục học sinh chết đuối mỗi năm nào có là gì !
Và người chịu thiệt cuối cùng vẫn là các em tôi, những học sinh của quê nghèo xứ Quảng, những em thơ chỉ có một sân chơi duy nhất là bờ sông, con suối, là bãi cát ven sông, là khóm tre đầu làng. Hồ bơi của các em là bãi tắm sông thân quen đã hiện diện từ bao đời, là con suối theo em qua từng năm tháng. Các em nào có thể chen chân vào các hồ bơi sang trọng chỉ dành cho con của giới nhà giàu thành phố, các em cũng chẳng có đồng xu ten để lang thang vào các siêu thị hay các tụ điểm chơi games; lại càng quá xa cái chuyện được cùng bố mẹ đi tham quan du lịch ở các nơi danh lam thắng cảnh !
Thế nhưng, bây giờ dòng sông hiền hòa thân thương đã trở thành “dòng sông vĩnh biệt”, như lời một ca khúc cùng tên của Phạm Anh Dũng:
Bên sông anh nghe những lời oán than
Trôi theo cung Thương bóng người dần tan
Chiều vắng, chiều phủ dòng sông mầu tang
Chiều gió, chiều lạnh lan trắng tâm hồn…
Biết bao giờ dòng sông quê tôi sẽ không còn là “dòng sông vĩnh biệt” !
Chú Thích
[1] Trích đoạn trong ca khúc “trở về dòng sông tuổi thơ” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp
[2] Trần Điềm – Thương về Quảng Ngãi quê tôi