Yêu tiếng Việt là mẫu số chung của các thầy cô tham gia dạy Việt ngữ. Quả thật, cần phải có “tình yêu” mới giữ cho tiếng Việt được tồn tại ở xứ sở văn minh này. Có phải quá đáng không? Chẳng chút nào! Chỉ cần nhìn lại những di dân đã tới đất nước này trước như người Ý, Pháp, Đức, Nhật, Phi… sẽ thấy, vốn ngôn ngữ mẹ đẻ của họ ngày nay còn được bao nhiêu?
Hình ảnh Photo William Nguyễn
Đã bao năm qua, kể từ khi người Việt tỵ nạn đặt chân lên đất nước này, tiếng Việt đã được một số người yêu thích miệt mài bảo vệ bằng những lớp Việt ngữ tại các nhà thờ và chùa chiền; có thể nói rằng với chẳng một chút lợi lộc nào, ngay cả vài danh xưng hão huyền. Họ chỉ được đơn giản gọi là thầy cô giáo Việt ngữ, không “sư” mà cũng không “sĩ”. Buồn hơn nữa, chẳng khi nào thấy truyền thông báo chí Việt ngữ dành cho “Việt ngữ” một góc quảng bá; thực ra, thỉnh thoảng Việt ngữ cũng được đưa lên báo chí hay truyền hình đấy chứ, nhưng chỉ được chiếu cố ở khía cạnh “văn nghệ” vì mảnh này thu hút khán thính giả.
Tuy với hoàn cảnh đơn côi nhưng các lớp học Việt ngữ vẫn lặng lẽ tiến bước. Tuy không bốc lên vùn vụt nhưng cũng không đến nỗi tẻ lạnh. Mỗi ngày con số học sinh ghi danh học Việt ngữ càng tăng. Có lẽ do dân số gia tăng chăng? Hay ý thức về sự cần thiết của tiếng Việt của những người Việt xa xứ bỗng bùng phát? Dù sao đây cũng là tin vui cho những người yêu tiếng Việt, các thầy cô day Việt ngữ. Ít ra công sức bỏ ra đã không bị uổng phí do cây trồng bắt đầu kết trái.
Và hôm nay, ngày 16 tháng 4, 2016, tại Trung Tâm Công Giáo của Giáo Phận Orange một cuộc thi đố vui để học đã xảy ra. Đây là kỳ thi được tổ chức hàng năm cho các học sinh của 14 trường Công Giáo thuộc giáo phận Orange từ 7 đến 15 tuổi và vẫn liên tục được tổ chức từ ngày thành lập từ năm 2008. Kỳ thi được tổ chức ngày một hoàn hảo hơn với sự chung sức của các thầy cô các trường cùng làm việc với nhau trong sự hài hòa. Bởi thế mỗi lần tới ngày thi, học sinh thì lo học nhưng thầy cô thì háo hức mong đợi một sinh hoạt vui nhộn, đơn giản chỉ vì có dịp “phục vụ” các em học sinh.
Đố vui để học đã từng có ở Việt Nam như một trò chơi kiến thức, là đố vui kiến thức! Nhưng đối với trẻ em sinh ra ở Mỹ thì làm sao có thể đố kiến thức khi khả năng nghe và nói vẫn còn hạn chế? Khi nghe và nói chưa thạo thì chuyện đọc và viết dĩ nhiên chưa thể nói đến. Vậy thì làm sao có chuyện hỏi đố về kiến thức? Chuyện hoang đường! Bởi thế đố vui để học (thể loại đố kiến thức) chưa từng xuất hiện trên truyền hình Việt ngữ ở hải ngoại, cho đến ngày nay!
Nhưng đố vui để học đã hiện diện liên tục trong các trường Việt ngữ Công Giáo ở quận Orange từ 8 năm qua. Sự xuất hiện và sống còn của chương trình hẳn phải có lý do. Thật vậy, nguyên tắc thi đố vui để tìm thần đồng được thay bằng tinh thần “vui để học”. Sở dĩ phải tạo nên tinh thần “vui để học” để khuyến khích chuyện học tiếng Việt, vì học Việt ngữ rất nhàm chán; “boring” là câu trả lời của hầu hết học sinh Việt ngữ.
Với mục đích giáo dục và tạo vui thú trong việc học tiếng Việt, chương trình đố vui này chỉ bao gồm những kiến thức tổng quát giúp cho sự giao tiếp thường ngày. Học sinh chỉ được yêu cầu học một số kiến thức hạn chế và phù hợp với trình độ để không gây căng thẳng và chán nản. Có thể nói, chương trình học của đố vui là một giáo trình học chuyên về đối thoại. Học sinh tham gia chương trình thi có thể học thêm những kiến thức và văn hóa thường ngày mà trong các chương trình dạy chính thống không cung cấp.
Ngoài thi đố vui để học, các trường Việt ngữ GP Orange, qua tổ chức Liên trường Việt ngữ Công Giáo của GP Orange, vẫn thường có một cuộc thi khác, thi Chính tả và Luận văn. Đây là một loại thi cử mà có lẽ không có mấy học sinh ưa thích. Tuy vậy vẫn phải có và phải được tổ chức để thúc đẩy việc học tiếng Việt và tiếp tục giữ cho giáo trình giảng dạy giữ vững phẩm chất cao; để học sinh đạt tới trình độ viết luận văn.
Các thầy cô miệt mài đi dạy Việt ngữ mỗi tuần, không nhận được một phần thưởng nào, ngay cả lời biết ơn của cộng đồng người Việt nói chung, nhưng tất cả vẫn như những con kiến kiên trì tha mồi về tổ, chỉ biết làm phận sự của mình. Các thầy cô quả là, có thể nói, những tâm hồn cao thượng. Họ đang xây dựng nền tảng cho sự tồn tại của cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Thử hỏi bắt đầu từ hôm nay, các lớp dạy Việt ngữ biến mất trong cộng đồng thì 10 năm tới có còn báo chí hay truyền thông Việt ngữ hay không? Dĩ nhiên vẫn còn chứ, nhưng chỉ để phục vụ tầng lớp cao niên!
Dù với sự cảm nhận của cộng đồng về Việt ngữ như thế nào, các thầy cô dạy Việt ngữ vẫn luôn vui vẻ khi có học sinh tới học tiếng Việt. Chỉ giản dị thế thôi.
Liên trường Việt ngữ Công Giáo GP Orange xin cám ơn tất cả quý thầy cô đã hy sinh thì giờ để làm một công việc cao quý nhưng rất âm thầm và quý phụ huynh ý thức được chuyện học tiếng Việt giúp huấn luyện nên những đứa trẻ lễ phép và tốt lành, cùng các em học sinh yêu mến tiếng Việt.
Mong rằng người Việt ở hải ngoại không đánh mất ý thức lưu truyền tiếng Việt lại cho các thế hệ tiếp nối và thay vào đó bằng nhận thức rằng việc giữ gìn tiếng Việt chính là duy trì dòng giống Con Rồng Cháu Tiên và 4 ngàn năm văn hiến.
Hình ảnh Photo William Nguyễn
Đã bao năm qua, kể từ khi người Việt tỵ nạn đặt chân lên đất nước này, tiếng Việt đã được một số người yêu thích miệt mài bảo vệ bằng những lớp Việt ngữ tại các nhà thờ và chùa chiền; có thể nói rằng với chẳng một chút lợi lộc nào, ngay cả vài danh xưng hão huyền. Họ chỉ được đơn giản gọi là thầy cô giáo Việt ngữ, không “sư” mà cũng không “sĩ”. Buồn hơn nữa, chẳng khi nào thấy truyền thông báo chí Việt ngữ dành cho “Việt ngữ” một góc quảng bá; thực ra, thỉnh thoảng Việt ngữ cũng được đưa lên báo chí hay truyền hình đấy chứ, nhưng chỉ được chiếu cố ở khía cạnh “văn nghệ” vì mảnh này thu hút khán thính giả.
Tuy với hoàn cảnh đơn côi nhưng các lớp học Việt ngữ vẫn lặng lẽ tiến bước. Tuy không bốc lên vùn vụt nhưng cũng không đến nỗi tẻ lạnh. Mỗi ngày con số học sinh ghi danh học Việt ngữ càng tăng. Có lẽ do dân số gia tăng chăng? Hay ý thức về sự cần thiết của tiếng Việt của những người Việt xa xứ bỗng bùng phát? Dù sao đây cũng là tin vui cho những người yêu tiếng Việt, các thầy cô day Việt ngữ. Ít ra công sức bỏ ra đã không bị uổng phí do cây trồng bắt đầu kết trái.
Và hôm nay, ngày 16 tháng 4, 2016, tại Trung Tâm Công Giáo của Giáo Phận Orange một cuộc thi đố vui để học đã xảy ra. Đây là kỳ thi được tổ chức hàng năm cho các học sinh của 14 trường Công Giáo thuộc giáo phận Orange từ 7 đến 15 tuổi và vẫn liên tục được tổ chức từ ngày thành lập từ năm 2008. Kỳ thi được tổ chức ngày một hoàn hảo hơn với sự chung sức của các thầy cô các trường cùng làm việc với nhau trong sự hài hòa. Bởi thế mỗi lần tới ngày thi, học sinh thì lo học nhưng thầy cô thì háo hức mong đợi một sinh hoạt vui nhộn, đơn giản chỉ vì có dịp “phục vụ” các em học sinh.
Đố vui để học đã từng có ở Việt Nam như một trò chơi kiến thức, là đố vui kiến thức! Nhưng đối với trẻ em sinh ra ở Mỹ thì làm sao có thể đố kiến thức khi khả năng nghe và nói vẫn còn hạn chế? Khi nghe và nói chưa thạo thì chuyện đọc và viết dĩ nhiên chưa thể nói đến. Vậy thì làm sao có chuyện hỏi đố về kiến thức? Chuyện hoang đường! Bởi thế đố vui để học (thể loại đố kiến thức) chưa từng xuất hiện trên truyền hình Việt ngữ ở hải ngoại, cho đến ngày nay!
Nhưng đố vui để học đã hiện diện liên tục trong các trường Việt ngữ Công Giáo ở quận Orange từ 8 năm qua. Sự xuất hiện và sống còn của chương trình hẳn phải có lý do. Thật vậy, nguyên tắc thi đố vui để tìm thần đồng được thay bằng tinh thần “vui để học”. Sở dĩ phải tạo nên tinh thần “vui để học” để khuyến khích chuyện học tiếng Việt, vì học Việt ngữ rất nhàm chán; “boring” là câu trả lời của hầu hết học sinh Việt ngữ.
Với mục đích giáo dục và tạo vui thú trong việc học tiếng Việt, chương trình đố vui này chỉ bao gồm những kiến thức tổng quát giúp cho sự giao tiếp thường ngày. Học sinh chỉ được yêu cầu học một số kiến thức hạn chế và phù hợp với trình độ để không gây căng thẳng và chán nản. Có thể nói, chương trình học của đố vui là một giáo trình học chuyên về đối thoại. Học sinh tham gia chương trình thi có thể học thêm những kiến thức và văn hóa thường ngày mà trong các chương trình dạy chính thống không cung cấp.
Ngoài thi đố vui để học, các trường Việt ngữ GP Orange, qua tổ chức Liên trường Việt ngữ Công Giáo của GP Orange, vẫn thường có một cuộc thi khác, thi Chính tả và Luận văn. Đây là một loại thi cử mà có lẽ không có mấy học sinh ưa thích. Tuy vậy vẫn phải có và phải được tổ chức để thúc đẩy việc học tiếng Việt và tiếp tục giữ cho giáo trình giảng dạy giữ vững phẩm chất cao; để học sinh đạt tới trình độ viết luận văn.
Các thầy cô miệt mài đi dạy Việt ngữ mỗi tuần, không nhận được một phần thưởng nào, ngay cả lời biết ơn của cộng đồng người Việt nói chung, nhưng tất cả vẫn như những con kiến kiên trì tha mồi về tổ, chỉ biết làm phận sự của mình. Các thầy cô quả là, có thể nói, những tâm hồn cao thượng. Họ đang xây dựng nền tảng cho sự tồn tại của cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Thử hỏi bắt đầu từ hôm nay, các lớp dạy Việt ngữ biến mất trong cộng đồng thì 10 năm tới có còn báo chí hay truyền thông Việt ngữ hay không? Dĩ nhiên vẫn còn chứ, nhưng chỉ để phục vụ tầng lớp cao niên!
Dù với sự cảm nhận của cộng đồng về Việt ngữ như thế nào, các thầy cô dạy Việt ngữ vẫn luôn vui vẻ khi có học sinh tới học tiếng Việt. Chỉ giản dị thế thôi.
Liên trường Việt ngữ Công Giáo GP Orange xin cám ơn tất cả quý thầy cô đã hy sinh thì giờ để làm một công việc cao quý nhưng rất âm thầm và quý phụ huynh ý thức được chuyện học tiếng Việt giúp huấn luyện nên những đứa trẻ lễ phép và tốt lành, cùng các em học sinh yêu mến tiếng Việt.
Mong rằng người Việt ở hải ngoại không đánh mất ý thức lưu truyền tiếng Việt lại cho các thế hệ tiếp nối và thay vào đó bằng nhận thức rằng việc giữ gìn tiếng Việt chính là duy trì dòng giống Con Rồng Cháu Tiên và 4 ngàn năm văn hiến.