Chương Năm: Lòng yêu thương sinh hoa trái
165. Lòng yêu thương luôn đem lại sự sống. Lòng yêu thương phu thê “không chấm dứt với cặp vợ chồng... Khi hiến thân cho nhau, cặp vợ chồng không trao ban cho nhau mà thôi mà còn trao ban thực tại con cái nữa, vốn phản ảnh một cách sống động lòng yêu thương của họ, một dấu chỉ vĩnh viễn sự hợp nhất phu thê của họ và là một tổng hợp sinh động và bất khả phân tư cách làm cha làm mẹ của họ” (176).
Chào đón sự sống mới
166. Gia đình là khung cảnh trong đó sự sống mới không những được sinh ra mà còn được chào đón như một ơn phúc của Thiên Chúa. Mỗi sự sống mới “đều giúp chúng ta biết đánh giá chiều kích hoàn toàn nhưng không của lòng yêu thương, điều không lúc nào không làm chúng ta thán phục. Đó chính là vẻ đẹp của việc được thương yêu trước: con cái được yêu thương trước cả khi ra đời” (177). Ở đây, ta thấy có sự phản ảnh tính ưu vị (primacy) của tình yêu Thiên Chúa, Đấng luôn đưa ra sáng kiến, vì con cái “được yêu thương trước khi làm bất cứ điều gì để đáng được như thế” (178). Ấy thế nhưng, “từ những giây phút đầu tiên trong đời chúng, nhiều trẻ em đã không được chấp nhận, bị bỏ rơi và bị tước hết tuổi thơ và tương lai. Như để tự biện minh, có những người dám nói rằng đưa những đứa trẻ này vào đời là một sai lầm. Họ thực đáng xấu hổ!... Làm thế nào ta có thể long trọng tuyên bố về nhân quyền và quyền trẻ em nếu sau đó ta trừng phạt trẻ em vì các sai lầm của người lớn?” (179). Nếu một đứa trẻ ra đời trong những hoàn cảnh không mong muốn, thì cha mẹ và các thành viên khác của gia đình phải làm mọi sự có thể để nhận đứa trẻ này như một ơn phúc của Thiên Chúa và nhận trách nhiệm chấp nhận em với sự cởi mở và lòng âu yếm. Vì “khi nói tới các trẻ em sinh ra đời, không hy sinh nào của người lớn được coi là quá đắt hay quá lớn, nếu có nghĩa em không bao giờ phải cảm nhận mình là một sai lầm hay vô giá trị hoặc bị bỏ bê cho gió sương và sự ngạo mạn của con người” (180). Ơn phúc đứa con mới, được Thiên Chúa ủy thác cho một người cha và một người mẹ, bắt đầu với việc chấp nhận, tiếp diễn với việc che chở suốt đời và có niềm vui cuộc sống vĩnh cửu làm mục tiêu cuối cùng. Thanh thản chiêm niệm sự thành toàn tối hậu của mỗi con người nhân bản, các cha mẹ càng ý thức được ơn phúc qúy giá đã ủy thác cho họ. Vì Thiên Chúa cho phép các cha mẹ chọn tên để Người dùng gọi con họ vào cõi vĩnh hằng (181).
167. Các gia đình lớn là một niềm vui cho Giáo Hội. Họ nói lên tính sinh hoa trái của lòng yêu thương. Đồng thời, Thánh Gioan Phaolô II rất đúng khi giải thích rằng làm cha mẹ có trách nhiệm không có nghĩa “sinh đẻ vô giới hạn hay không ý thức những điều có liên hệ với việc dưỡng dục con cái, nhưng đúng hơn là giúp các cặp vợ chồng có khả năng sử dụng sự tự do bất khả xâm phạm của họ một cách khôn ngoan và có trách nhiệm, có tính đến các thực tại xã hội và dân số, cũng như hoàn cảnh riêng và các nguyện vọng chính đáng của họ” (182).
Lòng yêu thương và việc thai nghén
168. Thai nghén là một thời gian khó khăn nhưng kỳ diệu. Người mẹ hợp tác với Thiên Chúa để sản sinh phép lạ sự sống mới. Làm mẹ là hoa trái của “một tiềm năng sáng tạo đặc thù của thân xác phụ nữ, được điều hướng cho việc thụ thai và sinh hạ một con người nhân bản mới” (183). Mỗi người đàn bà đều được dự phần vào “mầu nhiệm sáng tạo được đổi mới với mỗi lần sinh hạ” (184). Thánh vịnh gia viết rằng: “Ngài dệt nên con trong lòng mẹ con” (Tv 139:13). Mọi đứa trẻ lớn lên trong lòng mẹ đều là một phần trong kế hoạch yêu thương đời đời của Chúa Cha: “trước khi tạo hình con trong dạ mẹ, Ta đã biết con, và trước khi con sinh ra, Ta đã thánh hiến con” (Grm 1:5). Mỗi đứa con đều có một chỗ đặc biệt trong trái tim Thiên Chúa từ thuở đời đời; khi em được thụ thai, giấc mơ đời đời của Thiên Chúa thành sự thực. Ta hãy dừng lại để nghĩ tới giá trị lớn lao của bào thai từ lúc được thụ thai. Ta cần nhìn em bằng đôi mắt của Thiên Chúa, Đấng luôn nhìn quá bên kia các vẻ bề ngoài.
169.Người đàn bà mang thai có thể tham dự vào kế hoạch của Thiên Chúa bằng cách mơ tưởng tới đứa con của mình. “Suốt chín tháng, mọi người mẹ và người cha đều mơ tưởng tới đứa con của họ... Bạn không thể có một gia đình mà lại không có những giấc mơ. Gia đình nào đánh mất khả năng mơ, thì con cái họ không lớn lên, lòng yêu thương không lớn mạnh, sự sống quắt lại và chết” (185). Đối với một cặp vợ chồng Kitô hữu, phép rửa nhất thiết phải là một phần của giấc mơ này. Với lời cầu nguyện của họ, các cha mẹ sẽ chuẩn bị cho phép rửa, phó thác con thơ của mình cho Chúa Giêsu ngay cả trước khi em ra đời.
170. Ngày nay, các tiến bộ khoa học giúp ta biết trước mầu tóc của đứa con, căn bệnh có thể một ngày kia đứa con sẽ mắc phải, vì mọi đặc điểm của thân xác một con người đã được viết trong mã di truyền ngay ở giai đoạn bào thai. Ấy thế nhưng chỉ có Chúa Cha, Đấng Tạo Dựng, mới biết đứa con cách trọn vẹn; chỉ một mình Người biết bản sắc và giá trị sâu kín nhất của nó. Các bà mẹ đang mang thai cần cầu xin Thiên Chúa ban cho mình sự khôn ngoan để hiểu biết con cái mình một cách trọn vẹn và chấp nhận chúng trong con người thực của chúng. Một số cha mẹ cảm thấy đứa con của họ không đến đúng lúc tốt nhất. Họ nên cầu xin Chúa chữa lành và tăng sức để họ chấp nhận đứa con của họ một cách trọn vẹn và hết tâm trí. Điều quan trọng đối với đứa con là cảm nhận mình được ước muốn. Nó không phải là một đồ phụ tùng hay một giải pháp giải quyết một nhu cầu bản thân nào đó. Đứa con là một hữu thể nhân bản có giá trị vô song và không bao giờ có thể bị sử dụng cho một lợi ích riêng nào của người ta. Thành thử sự sống mới này có thuận lợi cho anh chị em hay không, nó có những đặc điểm làm anh chị em vui lòng hay không, hay nó có thuận theo các kế hoạch và hoài mong của anh chị em hay không, điều này ít quan trọng. Vì “con cái luôn là một ơn phúc. Mỗi đứa con đều độc đáo và không thể thay thế... Ta yêu con cái ta vì chúng là con cái ta, không phải vì chúng đẹp đẽ, hay trông giống hoặc suy nghĩ như ta, hay hiện thân các giấc mơ của ta. Ta yêu chúng vì chúng là con cái ta. Đứa con là đứa con” (186). Lòng yêu thương của cha mẹ là phương thế Chúa Cha dùng để biểu lộ lòng yêu thương của chính Người. Người mong chờ sự sinh hạ của mỗi đứa con, chấp nhận đứa con này một cách vô điều kiện và đón chào em một cách hoàn toàn tự do.
171. Với một lòng âu yếm lớn lao, tôi thúc giục mọi bà mẹ tương lai: hãy luôn hạnh phúc và đừng để bất cứ điều gì tước mất của các con niềm vui sướng nội tâm được làm mẹ. Đứa con của các con xứng đáng để các con được hạnh phúc. Đừng để các sợ sệt, lo lắng của các con, cũng như lời bình phẩm hay các câu hỏi của người khác làm giảm niềm vui của các con được làm phương thế để Thiên Chúa đem một sự sống mới vào thế gian. Hãy chuẩn bị để đứa con của các con ra đời, nhưng đừng bị ám ảnh, hãy cùng Đức Mẹ hát lên bài ca hân hoan: “Linh hồn con ca tụng sự cao cả của Chúa và thần trí con hớn hở trong Thiên Chúa, Đấng cứu độ con, vì Người đã đoái nhìn phận hèn của tôi tớ Người” (Lc 1:46-48). Hãy cố gắng cảm nhận sự hứng khởi thanh thản này giữa mọi ưu tư của các con, và hãy xin Chúa gìn giữ niềm vui của các con, để các con có thể chuyền niềm vui này cho đứa con của các con.
Lòng yêu thương của người mẹ và người cha
172. “Con cái, vừa sinh ra, song song với việc nuôi dưỡng và săn sóc, đã bắt đầu nhận lãnh ơn phúc thiêng liêng để biết chắc chắn mình được yêu thương. Lòng yêu thương này được biểu lộ cho các em qua việc ban cho một tên riêng, một ngôn ngữ chung, những cái nhìn yêu thương và nét tươi thắm của nụ cười. Nhờ cách này, các em học biết được rằng vẻ đẹp trong các mối liên hệ nhân bản đụng tới linh hồn ta, mưu cầu tự do cho ta, chấp nhận sự dị biệt nơi người khác, thừa nhận và tôn trọng họ như người đồng đối thoại... Đó chính là lòng yêu thương, và nó chứa tia lửa yêu thương của Thiên Chúa!” (187). Mỗi đứa con đều có quyền nhận được lòng yêu thương của một người mẹ và một người cha; cả hai người đều cần thiết đối với sự phát triển toàn diện và hoà hợp của đứa con. Như các giám mục Úc Châu đã nhận xét, mỗi người phối ngẫu “góp phần một cách khác biệt vào việc dưỡng dục đứa con. Tôn trọng phẩm giá đứa con có nghĩa phải xác nhận nhu cầu của nó và quyên tự nhiên của nó được có một người mẹ và một người cha” (188). Chúng ta đang nói không những đến lòng yêu thương của người cha và người mẹ như những cá nhân, mà còn đến cả lòng yêu thương hỗ tương của họ nữa, được nhận rõ như nguồn sự sống của người ta và là nền tảng vững chắc của gia đình. Không có lòng yêu thương này, đứa con chỉ có thể trở thành một đồ chơi nguyên vẹn. Chồng và vợ, cha và mẹ, cả hai phải “hợp tác với lòng yêu thương của Thiên Chúa Hóa Công, và là các giải thích viên của Người, theo một nghĩa nào đó” (189). Họ biểu lộ với con cái gương mặt mẫu thân và phụ thân của Chúa. Cùng với nhau, họ dạy dỗ giá trị của tính hỗ tương, của sự tôn trọng các dị biệt và của khả năng cho và nhận. Nếu vì một lý do bất khả kháng, mà thiếu cha hoặc mẹ, thì điều quan trọng là phài bù trừ sự mất mát này, để đứa con phát triển cách lành mạnh cho tới lúc trưởng thành.
173. Ngày nay, cảm thức bị mồ côi, hiện đang ảnh hưởng tới nhiều trẻ em và thiếu niên, thực ra sâu xa hơn ta nghĩ. Hiện nay, chúng ta đã thừa nhận là hợp pháp và là điều thực sự đáng ước mong việc phụ nữ muốn được học hành, làm việc, phát triển các kỹ năng của họ và có các mục tiêu riêng. Đồng thời, ta cũng không thể không biết tới việc con cái cần sự hiện diện của người mẹ, nhất là trong các năm tháng đầu đời. Thực vậy, “người đàn bà đứng trước người đàn ông trong tư cách người mẹ, chủ thể sự sống nhân bản mới đã được thụ thai và đang phát triển trong họ, và từ họ, được sinh hạ vào thế gian” (190). Việc làm cho sự hiện diện mẫu thân với các phẩm chất nữ tính này ra suy yếu đang đặt ra một nguy cơ trầm trọng cho thế giới. Tôi chắc chắn qúy trọng phong trào nữ quyền, nhưng là một nữ quyền không đòi tính độc dạng hay bác bỏ chức phận làm mẹ. Vì sự cao cả của phụ nữ bao gồm mọi thứ quyền phát xuất từ nhân phẩm bất khả nhượng của họ nhưng cũng bao gồm nét thiên tài nữ tính của họ nữa, một nét thiên tài hết sức chủ yếu đối với xã hội. Các khả năng nữ tính chuyên biệt của họ, nhất là khả năng làm mẹ, cũng đem lại nhiều bổn phận, vì chức phận làm phụ nữ bao hàm một sứ mệnh đặc biệt trong thế giới, một sứ mệnh mà xã hội phải bảo vệ và duy trì ví lợi ích mọi người (191).
174. “Các bà mẹ là đối cực mạnh mẽ nhất chống lại việc lan tràn thứ chủ nghĩa duy cá nhân chỉ biết có mình... Chính họ chứng thực cho vẻ đẹp của sự sống” (192). Chắc chắn, “xã hội nào không có các bà mẹ đều sẽ bị phi nhân hóa, vì các bà mẹ luôn luôn là chứng nhân của lòng âu yếm, tận tụy và sức mạnh tinh thần, ngay trong các thời khắc tồi tệ nhất. Các bà mẹ thường thông truyền ý nghĩa sâu sắc nhất của việc thực hành tôn giáo trong các lời cầu nguyện và hành vi sùng kính đầu tiên mà con cái họ học được... Không có các bà mẹ, không những không có các tín hữu mới, mà chính đức tin cũng sẽ mất cái phần tốt đẹp là sự ấm áp đơn sơ và sâu sắc của nó... Hỡi các bà mẹ thân yêu: Xin cám ơn các bà! Xin cám ơn các bà về con người của các bà trong gia đình và về những gì các bà hiến tặng Giáo Hội và thế giới” (193).
175. Người mẹ nào chăm sóc đứa con của mình một cách âu yếm và cảm thương sẽ giúp nó lớn lên đầy tin tưởng và cảm nghiệm được rằng thế giới quả là nơi tốt đẹp và đầy chào đón. Điều này giúp đứa con lớn lên trong tự trọng và, ngược lại, khai triển được khả năng biết nhận ra các giới hạn của đời sống, biết cởi mở trước các thách đố của thế giới rộng lớn, và biết nhìn thấy việc phải chăm chỉ làm việc và hăng hái cố gắng. Người cha nào có được một căn tính nam giới rõ ràng và thanh thản, biết biểu lộ âu yếm và quan tâm đối với vợ, cũng là người cần thiết như người mẹ biết chăm nom. Có thể có một sự linh động nào đó trong các vai trò và trách nhiệm, tùy hoàn cảnh cụ thể của mỗi gia đình. Nhưng sự hiện diện rõ ràng và được xác định đàng hoàng của cả hai nhân vật nam và nữ này tạo nên môi trường trường thích đáng nhất cho việc phát triển của đứa con.
176. Ta thường nghe nói rằng xã hội của ta là “một xã hội không có các người cha”. Trong nền văn hóa Tây Phương, người ta cho rằng gương mặt người cha đang vắng bóng, mất hút hay mất dạng một cách đầy biểu tượng. Chính đàn ông tính cũng đang bị nghi vấn. Kết quả là một sự mơ hồ có thể hiểu được. “Thoạt đầu, điều này được nhận thức như một cuộc giải thoát: giải thoát khỏi người cha như một bạo chúa, khỏi người cha như một đại diện của luật lệ áp đặt từ bên ngoài, khỏi người cha như một quan tòa phân xử hạnh phúc của con cái và như một trở lực đối với việc giải phóng và quyền tự lập của giới trẻ. Trong một số gia hộ, chủ nghĩa độc đoán có thời đã thống trị và đôi lúc còn áp chế nữa” (194). Ấy thế nhưng, “như thường xẩy ra, người ta từ cực đoan này bước sang cực đoan nọ. Ngày nay, vấn đề xem ra không còn phải là sự hiện diện độc đoán của người cha nữa cho bằng sự vắng mặt của họ, sự không có đó của họ. Các người cha thường tập chú vào chính họ hay công việc của họ, và đôi lúc, vào việc thành tựu bản thân của họ đến nỗi lãng quên cả gia đình. Họ để mặc trẻ thơ và người trẻ tự lo liệu lấy” (195). Sự hiện diện của người cha, và do đó, uy quyền của ông, cũng chịu tác động của lượng thời gian dành cho truyền thông và các phương tiện giải trí trên truyền thông. Ngày nay, uy quyền thường bị coi là đáng ngờ vực và người lớn thường bị đối xử cách hỗn xược. Chính người lớn cũng trở nên không chắc chắn và do đó, không cung cấp cho con cái họ các hướng dẫn chắc chắn và vững vàng. Việc lật ngược các vai trò của cha mẹ và con cái là điều không lành mạnh, vì nó ngăn cản diễn trình phát triển thích đáng mà con cái cần được cảm nhận, và nó tước mất của chúng lòng yêu thương và sự hướng dẫn cần thiết để trưởng thành” (196).
177. Thiên Chúa đặt người cha trong gia đình để nhờ các ơn phúc nam tính của mình, ông có thể “gần gũi vợ ông và chia sẻ mọi sự, cả vui lẫn buồn, hy vọng lẫn gian nan. Và để gần gũi con cái khi chúng lớn lên, khi chúng chơi đùa và khi chúng làm việc, khi chúng vô tư và khi chúng đau buồn, khi chúng liến thoắng và khi chúng im lặng, khi chúng dạn dĩ và khi chúng sợ sệt, khi chúng lầm lỡ và khi chúng trở về chính lộ. Để làm một người cha luôn có mặt. Khi nói ‘có mặt’ tôi không có ý nói ‘kiểm soát’. Những người cha quá kiểm soát sẽ làm lu mờ con cái mình, không để chúng phát triển” (197). Một số người cha cảm thấy mình vô dụng hay không cần thiết, nhưng sự thật vẫn là “con cái cần nhìn thấy một người cha chờ đợi chúng khi chúng về nhà với những vấn đề của chúng. Có thể chúng không muốn nhìn nhận việc này, không muốn biểu lộ nó ra, nhưng chúng cần nó” (198). Điều không tốt chút nào là con cái thiếu một người cha và phải lớn lên trước khi chúng sẵn sàng.
Kỳ sau: Tính sinh hoa trái mở rộng
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
(176) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio, (22 tháng 11, 1981), 14: AAS 74 (1982), 96.
(177) Bài Giáo Lý (11 tháng 2, 2015): L’Osservatore Romano, 12 tháng 2, 2015, p. 8.
(178) Ibid.
(179) Bài Giáo Lý (8 tháng 4, 2015): L’Osservatore Romano, 9 tháng 4, 2015, p. 8.
(180) Ibid.
(181) Cf. Gaudium et Spes, 51: " Mọi người đều phải ý thức rằng: đời sống nhân loại và bổn phận lưu truyền sự sống ấy không chỉ giới hạn ở đời này cũng như không thể hiểu và đo lường được ở đời này, nhưng luôn qui chiếu về định mệnh vĩnh cửu của con người"
(182) Thư gửi Tông Thư Ký Liên Hiệp Quốc về Dân Số và Phát Triển (18 tháng 3, 1994): Insegnamenti XVII/1 (1994), 750-751.
(183) Đức Gioan Phaolô II, Bài Giáo Lý (12 tháng 3, 1980), 3:
Insegnamenti III/1 (1980), 543.
(184) Ibid.
(185) Diễn Văn tại Cuộc Họp Mặt các Gia Đình ở Manila (16 tháng 1, 2015): AAS 107 (2015), 176.
(186) Diễn Văn (11 tháng 2, 2015): L’Osservatore Romano, 12 tháng 2, 2015, p. 8.
(187) Bài Giáo Lý (14 tháng 10, 2015): L’Osservatore Romano, 15 tháng 10, 2015, p. 8.
(188) Hội Đồng Giám Mục Úc Châu, Pastoral Letter Don’t Mess with Marriage (24 tháng 11, 2015), 13.
(189) Gaudium et Spes, 50.
(190) Đức Gioan Phaolô II, Bài Giáo Lý (12 tháng 3, 1980), 2:
Insegnamenti III/1 (1980), 542.
(191) Cf. id., Tông Thư Mulieris Dignitatem (15 tháng 8, 1988), 30-31: AAS 80 (1988), 1726-1729.
(192) Bài Giáo Lý (7 tháng 1, 2015): L’Osservatore Romano, 7-8 tháng 1, 2015, p. 8.
(193) Ibid.
(194) Bài Giáo Lý (28 tháng 1, 2015): L’Osservatore Romano, 29 tháng 1, 2015, p. 8.
(195) Ibid.
(196) Cf. Relatio Finalis 2015, 28.
(197) Bài Giáo Lý (4 tháng 2, 2015), L’Osservatore Romano, 5 tháng 2, 2015, p. 8.
(198) Ibid.
165. Lòng yêu thương luôn đem lại sự sống. Lòng yêu thương phu thê “không chấm dứt với cặp vợ chồng... Khi hiến thân cho nhau, cặp vợ chồng không trao ban cho nhau mà thôi mà còn trao ban thực tại con cái nữa, vốn phản ảnh một cách sống động lòng yêu thương của họ, một dấu chỉ vĩnh viễn sự hợp nhất phu thê của họ và là một tổng hợp sinh động và bất khả phân tư cách làm cha làm mẹ của họ” (176).
Chào đón sự sống mới
166. Gia đình là khung cảnh trong đó sự sống mới không những được sinh ra mà còn được chào đón như một ơn phúc của Thiên Chúa. Mỗi sự sống mới “đều giúp chúng ta biết đánh giá chiều kích hoàn toàn nhưng không của lòng yêu thương, điều không lúc nào không làm chúng ta thán phục. Đó chính là vẻ đẹp của việc được thương yêu trước: con cái được yêu thương trước cả khi ra đời” (177). Ở đây, ta thấy có sự phản ảnh tính ưu vị (primacy) của tình yêu Thiên Chúa, Đấng luôn đưa ra sáng kiến, vì con cái “được yêu thương trước khi làm bất cứ điều gì để đáng được như thế” (178). Ấy thế nhưng, “từ những giây phút đầu tiên trong đời chúng, nhiều trẻ em đã không được chấp nhận, bị bỏ rơi và bị tước hết tuổi thơ và tương lai. Như để tự biện minh, có những người dám nói rằng đưa những đứa trẻ này vào đời là một sai lầm. Họ thực đáng xấu hổ!... Làm thế nào ta có thể long trọng tuyên bố về nhân quyền và quyền trẻ em nếu sau đó ta trừng phạt trẻ em vì các sai lầm của người lớn?” (179). Nếu một đứa trẻ ra đời trong những hoàn cảnh không mong muốn, thì cha mẹ và các thành viên khác của gia đình phải làm mọi sự có thể để nhận đứa trẻ này như một ơn phúc của Thiên Chúa và nhận trách nhiệm chấp nhận em với sự cởi mở và lòng âu yếm. Vì “khi nói tới các trẻ em sinh ra đời, không hy sinh nào của người lớn được coi là quá đắt hay quá lớn, nếu có nghĩa em không bao giờ phải cảm nhận mình là một sai lầm hay vô giá trị hoặc bị bỏ bê cho gió sương và sự ngạo mạn của con người” (180). Ơn phúc đứa con mới, được Thiên Chúa ủy thác cho một người cha và một người mẹ, bắt đầu với việc chấp nhận, tiếp diễn với việc che chở suốt đời và có niềm vui cuộc sống vĩnh cửu làm mục tiêu cuối cùng. Thanh thản chiêm niệm sự thành toàn tối hậu của mỗi con người nhân bản, các cha mẹ càng ý thức được ơn phúc qúy giá đã ủy thác cho họ. Vì Thiên Chúa cho phép các cha mẹ chọn tên để Người dùng gọi con họ vào cõi vĩnh hằng (181).
167. Các gia đình lớn là một niềm vui cho Giáo Hội. Họ nói lên tính sinh hoa trái của lòng yêu thương. Đồng thời, Thánh Gioan Phaolô II rất đúng khi giải thích rằng làm cha mẹ có trách nhiệm không có nghĩa “sinh đẻ vô giới hạn hay không ý thức những điều có liên hệ với việc dưỡng dục con cái, nhưng đúng hơn là giúp các cặp vợ chồng có khả năng sử dụng sự tự do bất khả xâm phạm của họ một cách khôn ngoan và có trách nhiệm, có tính đến các thực tại xã hội và dân số, cũng như hoàn cảnh riêng và các nguyện vọng chính đáng của họ” (182).
Lòng yêu thương và việc thai nghén
168. Thai nghén là một thời gian khó khăn nhưng kỳ diệu. Người mẹ hợp tác với Thiên Chúa để sản sinh phép lạ sự sống mới. Làm mẹ là hoa trái của “một tiềm năng sáng tạo đặc thù của thân xác phụ nữ, được điều hướng cho việc thụ thai và sinh hạ một con người nhân bản mới” (183). Mỗi người đàn bà đều được dự phần vào “mầu nhiệm sáng tạo được đổi mới với mỗi lần sinh hạ” (184). Thánh vịnh gia viết rằng: “Ngài dệt nên con trong lòng mẹ con” (Tv 139:13). Mọi đứa trẻ lớn lên trong lòng mẹ đều là một phần trong kế hoạch yêu thương đời đời của Chúa Cha: “trước khi tạo hình con trong dạ mẹ, Ta đã biết con, và trước khi con sinh ra, Ta đã thánh hiến con” (Grm 1:5). Mỗi đứa con đều có một chỗ đặc biệt trong trái tim Thiên Chúa từ thuở đời đời; khi em được thụ thai, giấc mơ đời đời của Thiên Chúa thành sự thực. Ta hãy dừng lại để nghĩ tới giá trị lớn lao của bào thai từ lúc được thụ thai. Ta cần nhìn em bằng đôi mắt của Thiên Chúa, Đấng luôn nhìn quá bên kia các vẻ bề ngoài.
169.Người đàn bà mang thai có thể tham dự vào kế hoạch của Thiên Chúa bằng cách mơ tưởng tới đứa con của mình. “Suốt chín tháng, mọi người mẹ và người cha đều mơ tưởng tới đứa con của họ... Bạn không thể có một gia đình mà lại không có những giấc mơ. Gia đình nào đánh mất khả năng mơ, thì con cái họ không lớn lên, lòng yêu thương không lớn mạnh, sự sống quắt lại và chết” (185). Đối với một cặp vợ chồng Kitô hữu, phép rửa nhất thiết phải là một phần của giấc mơ này. Với lời cầu nguyện của họ, các cha mẹ sẽ chuẩn bị cho phép rửa, phó thác con thơ của mình cho Chúa Giêsu ngay cả trước khi em ra đời.
170. Ngày nay, các tiến bộ khoa học giúp ta biết trước mầu tóc của đứa con, căn bệnh có thể một ngày kia đứa con sẽ mắc phải, vì mọi đặc điểm của thân xác một con người đã được viết trong mã di truyền ngay ở giai đoạn bào thai. Ấy thế nhưng chỉ có Chúa Cha, Đấng Tạo Dựng, mới biết đứa con cách trọn vẹn; chỉ một mình Người biết bản sắc và giá trị sâu kín nhất của nó. Các bà mẹ đang mang thai cần cầu xin Thiên Chúa ban cho mình sự khôn ngoan để hiểu biết con cái mình một cách trọn vẹn và chấp nhận chúng trong con người thực của chúng. Một số cha mẹ cảm thấy đứa con của họ không đến đúng lúc tốt nhất. Họ nên cầu xin Chúa chữa lành và tăng sức để họ chấp nhận đứa con của họ một cách trọn vẹn và hết tâm trí. Điều quan trọng đối với đứa con là cảm nhận mình được ước muốn. Nó không phải là một đồ phụ tùng hay một giải pháp giải quyết một nhu cầu bản thân nào đó. Đứa con là một hữu thể nhân bản có giá trị vô song và không bao giờ có thể bị sử dụng cho một lợi ích riêng nào của người ta. Thành thử sự sống mới này có thuận lợi cho anh chị em hay không, nó có những đặc điểm làm anh chị em vui lòng hay không, hay nó có thuận theo các kế hoạch và hoài mong của anh chị em hay không, điều này ít quan trọng. Vì “con cái luôn là một ơn phúc. Mỗi đứa con đều độc đáo và không thể thay thế... Ta yêu con cái ta vì chúng là con cái ta, không phải vì chúng đẹp đẽ, hay trông giống hoặc suy nghĩ như ta, hay hiện thân các giấc mơ của ta. Ta yêu chúng vì chúng là con cái ta. Đứa con là đứa con” (186). Lòng yêu thương của cha mẹ là phương thế Chúa Cha dùng để biểu lộ lòng yêu thương của chính Người. Người mong chờ sự sinh hạ của mỗi đứa con, chấp nhận đứa con này một cách vô điều kiện và đón chào em một cách hoàn toàn tự do.
171. Với một lòng âu yếm lớn lao, tôi thúc giục mọi bà mẹ tương lai: hãy luôn hạnh phúc và đừng để bất cứ điều gì tước mất của các con niềm vui sướng nội tâm được làm mẹ. Đứa con của các con xứng đáng để các con được hạnh phúc. Đừng để các sợ sệt, lo lắng của các con, cũng như lời bình phẩm hay các câu hỏi của người khác làm giảm niềm vui của các con được làm phương thế để Thiên Chúa đem một sự sống mới vào thế gian. Hãy chuẩn bị để đứa con của các con ra đời, nhưng đừng bị ám ảnh, hãy cùng Đức Mẹ hát lên bài ca hân hoan: “Linh hồn con ca tụng sự cao cả của Chúa và thần trí con hớn hở trong Thiên Chúa, Đấng cứu độ con, vì Người đã đoái nhìn phận hèn của tôi tớ Người” (Lc 1:46-48). Hãy cố gắng cảm nhận sự hứng khởi thanh thản này giữa mọi ưu tư của các con, và hãy xin Chúa gìn giữ niềm vui của các con, để các con có thể chuyền niềm vui này cho đứa con của các con.
Lòng yêu thương của người mẹ và người cha
172. “Con cái, vừa sinh ra, song song với việc nuôi dưỡng và săn sóc, đã bắt đầu nhận lãnh ơn phúc thiêng liêng để biết chắc chắn mình được yêu thương. Lòng yêu thương này được biểu lộ cho các em qua việc ban cho một tên riêng, một ngôn ngữ chung, những cái nhìn yêu thương và nét tươi thắm của nụ cười. Nhờ cách này, các em học biết được rằng vẻ đẹp trong các mối liên hệ nhân bản đụng tới linh hồn ta, mưu cầu tự do cho ta, chấp nhận sự dị biệt nơi người khác, thừa nhận và tôn trọng họ như người đồng đối thoại... Đó chính là lòng yêu thương, và nó chứa tia lửa yêu thương của Thiên Chúa!” (187). Mỗi đứa con đều có quyền nhận được lòng yêu thương của một người mẹ và một người cha; cả hai người đều cần thiết đối với sự phát triển toàn diện và hoà hợp của đứa con. Như các giám mục Úc Châu đã nhận xét, mỗi người phối ngẫu “góp phần một cách khác biệt vào việc dưỡng dục đứa con. Tôn trọng phẩm giá đứa con có nghĩa phải xác nhận nhu cầu của nó và quyên tự nhiên của nó được có một người mẹ và một người cha” (188). Chúng ta đang nói không những đến lòng yêu thương của người cha và người mẹ như những cá nhân, mà còn đến cả lòng yêu thương hỗ tương của họ nữa, được nhận rõ như nguồn sự sống của người ta và là nền tảng vững chắc của gia đình. Không có lòng yêu thương này, đứa con chỉ có thể trở thành một đồ chơi nguyên vẹn. Chồng và vợ, cha và mẹ, cả hai phải “hợp tác với lòng yêu thương của Thiên Chúa Hóa Công, và là các giải thích viên của Người, theo một nghĩa nào đó” (189). Họ biểu lộ với con cái gương mặt mẫu thân và phụ thân của Chúa. Cùng với nhau, họ dạy dỗ giá trị của tính hỗ tương, của sự tôn trọng các dị biệt và của khả năng cho và nhận. Nếu vì một lý do bất khả kháng, mà thiếu cha hoặc mẹ, thì điều quan trọng là phài bù trừ sự mất mát này, để đứa con phát triển cách lành mạnh cho tới lúc trưởng thành.
173. Ngày nay, cảm thức bị mồ côi, hiện đang ảnh hưởng tới nhiều trẻ em và thiếu niên, thực ra sâu xa hơn ta nghĩ. Hiện nay, chúng ta đã thừa nhận là hợp pháp và là điều thực sự đáng ước mong việc phụ nữ muốn được học hành, làm việc, phát triển các kỹ năng của họ và có các mục tiêu riêng. Đồng thời, ta cũng không thể không biết tới việc con cái cần sự hiện diện của người mẹ, nhất là trong các năm tháng đầu đời. Thực vậy, “người đàn bà đứng trước người đàn ông trong tư cách người mẹ, chủ thể sự sống nhân bản mới đã được thụ thai và đang phát triển trong họ, và từ họ, được sinh hạ vào thế gian” (190). Việc làm cho sự hiện diện mẫu thân với các phẩm chất nữ tính này ra suy yếu đang đặt ra một nguy cơ trầm trọng cho thế giới. Tôi chắc chắn qúy trọng phong trào nữ quyền, nhưng là một nữ quyền không đòi tính độc dạng hay bác bỏ chức phận làm mẹ. Vì sự cao cả của phụ nữ bao gồm mọi thứ quyền phát xuất từ nhân phẩm bất khả nhượng của họ nhưng cũng bao gồm nét thiên tài nữ tính của họ nữa, một nét thiên tài hết sức chủ yếu đối với xã hội. Các khả năng nữ tính chuyên biệt của họ, nhất là khả năng làm mẹ, cũng đem lại nhiều bổn phận, vì chức phận làm phụ nữ bao hàm một sứ mệnh đặc biệt trong thế giới, một sứ mệnh mà xã hội phải bảo vệ và duy trì ví lợi ích mọi người (191).
174. “Các bà mẹ là đối cực mạnh mẽ nhất chống lại việc lan tràn thứ chủ nghĩa duy cá nhân chỉ biết có mình... Chính họ chứng thực cho vẻ đẹp của sự sống” (192). Chắc chắn, “xã hội nào không có các bà mẹ đều sẽ bị phi nhân hóa, vì các bà mẹ luôn luôn là chứng nhân của lòng âu yếm, tận tụy và sức mạnh tinh thần, ngay trong các thời khắc tồi tệ nhất. Các bà mẹ thường thông truyền ý nghĩa sâu sắc nhất của việc thực hành tôn giáo trong các lời cầu nguyện và hành vi sùng kính đầu tiên mà con cái họ học được... Không có các bà mẹ, không những không có các tín hữu mới, mà chính đức tin cũng sẽ mất cái phần tốt đẹp là sự ấm áp đơn sơ và sâu sắc của nó... Hỡi các bà mẹ thân yêu: Xin cám ơn các bà! Xin cám ơn các bà về con người của các bà trong gia đình và về những gì các bà hiến tặng Giáo Hội và thế giới” (193).
175. Người mẹ nào chăm sóc đứa con của mình một cách âu yếm và cảm thương sẽ giúp nó lớn lên đầy tin tưởng và cảm nghiệm được rằng thế giới quả là nơi tốt đẹp và đầy chào đón. Điều này giúp đứa con lớn lên trong tự trọng và, ngược lại, khai triển được khả năng biết nhận ra các giới hạn của đời sống, biết cởi mở trước các thách đố của thế giới rộng lớn, và biết nhìn thấy việc phải chăm chỉ làm việc và hăng hái cố gắng. Người cha nào có được một căn tính nam giới rõ ràng và thanh thản, biết biểu lộ âu yếm và quan tâm đối với vợ, cũng là người cần thiết như người mẹ biết chăm nom. Có thể có một sự linh động nào đó trong các vai trò và trách nhiệm, tùy hoàn cảnh cụ thể của mỗi gia đình. Nhưng sự hiện diện rõ ràng và được xác định đàng hoàng của cả hai nhân vật nam và nữ này tạo nên môi trường trường thích đáng nhất cho việc phát triển của đứa con.
176. Ta thường nghe nói rằng xã hội của ta là “một xã hội không có các người cha”. Trong nền văn hóa Tây Phương, người ta cho rằng gương mặt người cha đang vắng bóng, mất hút hay mất dạng một cách đầy biểu tượng. Chính đàn ông tính cũng đang bị nghi vấn. Kết quả là một sự mơ hồ có thể hiểu được. “Thoạt đầu, điều này được nhận thức như một cuộc giải thoát: giải thoát khỏi người cha như một bạo chúa, khỏi người cha như một đại diện của luật lệ áp đặt từ bên ngoài, khỏi người cha như một quan tòa phân xử hạnh phúc của con cái và như một trở lực đối với việc giải phóng và quyền tự lập của giới trẻ. Trong một số gia hộ, chủ nghĩa độc đoán có thời đã thống trị và đôi lúc còn áp chế nữa” (194). Ấy thế nhưng, “như thường xẩy ra, người ta từ cực đoan này bước sang cực đoan nọ. Ngày nay, vấn đề xem ra không còn phải là sự hiện diện độc đoán của người cha nữa cho bằng sự vắng mặt của họ, sự không có đó của họ. Các người cha thường tập chú vào chính họ hay công việc của họ, và đôi lúc, vào việc thành tựu bản thân của họ đến nỗi lãng quên cả gia đình. Họ để mặc trẻ thơ và người trẻ tự lo liệu lấy” (195). Sự hiện diện của người cha, và do đó, uy quyền của ông, cũng chịu tác động của lượng thời gian dành cho truyền thông và các phương tiện giải trí trên truyền thông. Ngày nay, uy quyền thường bị coi là đáng ngờ vực và người lớn thường bị đối xử cách hỗn xược. Chính người lớn cũng trở nên không chắc chắn và do đó, không cung cấp cho con cái họ các hướng dẫn chắc chắn và vững vàng. Việc lật ngược các vai trò của cha mẹ và con cái là điều không lành mạnh, vì nó ngăn cản diễn trình phát triển thích đáng mà con cái cần được cảm nhận, và nó tước mất của chúng lòng yêu thương và sự hướng dẫn cần thiết để trưởng thành” (196).
177. Thiên Chúa đặt người cha trong gia đình để nhờ các ơn phúc nam tính của mình, ông có thể “gần gũi vợ ông và chia sẻ mọi sự, cả vui lẫn buồn, hy vọng lẫn gian nan. Và để gần gũi con cái khi chúng lớn lên, khi chúng chơi đùa và khi chúng làm việc, khi chúng vô tư và khi chúng đau buồn, khi chúng liến thoắng và khi chúng im lặng, khi chúng dạn dĩ và khi chúng sợ sệt, khi chúng lầm lỡ và khi chúng trở về chính lộ. Để làm một người cha luôn có mặt. Khi nói ‘có mặt’ tôi không có ý nói ‘kiểm soát’. Những người cha quá kiểm soát sẽ làm lu mờ con cái mình, không để chúng phát triển” (197). Một số người cha cảm thấy mình vô dụng hay không cần thiết, nhưng sự thật vẫn là “con cái cần nhìn thấy một người cha chờ đợi chúng khi chúng về nhà với những vấn đề của chúng. Có thể chúng không muốn nhìn nhận việc này, không muốn biểu lộ nó ra, nhưng chúng cần nó” (198). Điều không tốt chút nào là con cái thiếu một người cha và phải lớn lên trước khi chúng sẵn sàng.
Kỳ sau: Tính sinh hoa trái mở rộng
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
(176) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio, (22 tháng 11, 1981), 14: AAS 74 (1982), 96.
(177) Bài Giáo Lý (11 tháng 2, 2015): L’Osservatore Romano, 12 tháng 2, 2015, p. 8.
(178) Ibid.
(179) Bài Giáo Lý (8 tháng 4, 2015): L’Osservatore Romano, 9 tháng 4, 2015, p. 8.
(180) Ibid.
(181) Cf. Gaudium et Spes, 51: " Mọi người đều phải ý thức rằng: đời sống nhân loại và bổn phận lưu truyền sự sống ấy không chỉ giới hạn ở đời này cũng như không thể hiểu và đo lường được ở đời này, nhưng luôn qui chiếu về định mệnh vĩnh cửu của con người"
(182) Thư gửi Tông Thư Ký Liên Hiệp Quốc về Dân Số và Phát Triển (18 tháng 3, 1994): Insegnamenti XVII/1 (1994), 750-751.
(183) Đức Gioan Phaolô II, Bài Giáo Lý (12 tháng 3, 1980), 3:
Insegnamenti III/1 (1980), 543.
(184) Ibid.
(185) Diễn Văn tại Cuộc Họp Mặt các Gia Đình ở Manila (16 tháng 1, 2015): AAS 107 (2015), 176.
(186) Diễn Văn (11 tháng 2, 2015): L’Osservatore Romano, 12 tháng 2, 2015, p. 8.
(187) Bài Giáo Lý (14 tháng 10, 2015): L’Osservatore Romano, 15 tháng 10, 2015, p. 8.
(188) Hội Đồng Giám Mục Úc Châu, Pastoral Letter Don’t Mess with Marriage (24 tháng 11, 2015), 13.
(189) Gaudium et Spes, 50.
(190) Đức Gioan Phaolô II, Bài Giáo Lý (12 tháng 3, 1980), 2:
Insegnamenti III/1 (1980), 542.
(191) Cf. id., Tông Thư Mulieris Dignitatem (15 tháng 8, 1988), 30-31: AAS 80 (1988), 1726-1729.
(192) Bài Giáo Lý (7 tháng 1, 2015): L’Osservatore Romano, 7-8 tháng 1, 2015, p. 8.
(193) Ibid.
(194) Bài Giáo Lý (28 tháng 1, 2015): L’Osservatore Romano, 29 tháng 1, 2015, p. 8.
(195) Ibid.
(196) Cf. Relatio Finalis 2015, 28.
(197) Bài Giáo Lý (4 tháng 2, 2015), L’Osservatore Romano, 5 tháng 2, 2015, p. 8.
(198) Ibid.