Mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, ngày 15/5/2016 nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh đã tổ chức một chuyến công tác đến giáo xứ Bảo Vinh, giáo phận Xuân Lộc (thuộc xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) để chia sẻ cho 120 gia đình, giúp các học sinh hiếu học và vui cùng Thiếu Nhi Thánh Thể của giáo xứ.
Hình ảnh
Đây là chuyến đi kỷ niệm 24 năm thành lập Bông Hồng Xanh mà khá bất ngờ đối với các thành viên và cộng tác viên của nhóm. Vì ban đầu, nhóm chỉ có một số tiền đủ để giúp các bạn học sinh hiếu học, bỗng dưng có một người ngoại đạo sống trên địa bàn thị xã Long Khánh, muốn chia sẻ quà cho các gia đình Công Giáo đang sống bằng công việc làm ruộng làm rẫy ở giáo xứ Bảo Vinh. Thế là chúng tôi cùng chung sức mà hình thành một chuyến đi đầy tình yêu thương này.
Con đường cao tốc Sài Gòn – Dầu Giây sáng Chúa Nhật rộng thoáng, ít xe làm cho người tham gia giao thông thấy dễ chịu. Chúng tôi ăn sáng trên xe và vừa nói vài câu chuyện thì đã đến thị xã Long Khánh rồi.
Cả đoàn chào cha chánh xứ và quí Hội Đồng Mục Vụ xong là phân công làm công việc chia quà - một cộng việc quá đỗi quen thuộc với nhóm chúng tôi nhưng chưa bao giờ đánh mất cảm xúc.
Theo thứ tự, ban Giáo lý viên tập trung thiếu nhi bên cánh phải nhà thờ, chúng tôi giới thiệu nhóm, sinh hoạt vui với các em một chút rồi phát kẹo. Những thùng kẹo dẻo thơm ngon được khui ra và trao đến 230 em.
Khi chúng tôi phát học bổng, cha chánh xứ Phêrô Maria Mai Văn Sâm cho biết: “Các em được chọn là ở trong đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, vừa siêng năng việc “nhà Chúa” vừa học giỏi ở trường, gia cảnh có khó khăn so với những em khác. Việc khuyến khích các em lúc nào cũng nằm trong tâm tư của chúng tôi”. Đáp lời cha, chúng tôi nói những lời nhẹ nhàng, vắn gọn để các em hiểu được có học tập tốt thì mới giúp ích cho Giáo Hội và xã hội sau này.
Phát quà tặng cho người lớn, chúng tôi luôn phải có những lời nói trân trọng và cử chỉ lịch sự. Người giáo dân ở đây trông hiền hòa, cái vẻ chịu thương chịu khó ẩn thấp thoáng trên khuôn mặt. Chúng tôi giới thiệu vài nét về công việc của nhóm Bông Hồng Xanh trên nhiều nẻo đường đất Việt; lý do tặng quà trong dịp lễ Chúa Thánh Thần và gởi lời chúc sức khỏe đến bà con giáo dân. Sau đó từng người đưa phiếu lên nhận quà là đường, sữa, bánh và một phong bì tiền. Còn các thành viên nhóm chúng tôi cũng xếp hàng, thay phiên nhau trao tặng. Công việc trật tự, nhịp nhàng mà chúng tôi nghĩ rằng đó là nề nếp của một giáo xứ chứ không phải do cha xứ có mặt ở đó.
Giáo xứ Bảo Vinh được thành lập năm 1930. Ban đầu là một số gia đình Công Giáo gốc Quảng Trị, Nam Định, Thái Bình di cư đến khu vực Long Khánh để lập nghiệp. Năm 1954, nơi đây có thêm một số người Công Giáo đến và hình thành một giáo điểm truyền giáo trực thuộc giáo xứ Chính Tòa Xuân Lộc. Năm năm sau, giáo xứ Bảo Vinh được thành lập và cha Đaminh Đinh Cao Đàm coi sóc giáo xứ. Lúc này giáo xứ có khoảng 70 gia đình Công Giáo. Năm 1968, Cha Đaminh và cộng đoàn Bảo Vinh xây dựng nhà thờ mới để giáo dân có nơi dâng lễ và cầu nguyện sốt sắng hơn. Sau đó, đời sống đức tin của cộng đoàn tiếp tục được nuôi dưỡng qua bàn tay của Thiên Chúa và nhờ sự coi sóc của quí cha quản nhiệm; cơ sở vật chất của giáo xứ cũng theo đà đó phát triển. Năm 2007, linh mục Phêrô Maria Mai Văn Sâm về phụ trách giáo xứ và cùng cộng đoàn Bảo Vinh khởi công xây dựng nhà thờ, hội trường nhà mục vụ mới... Hiện nay, các sinh hoạt mục vụ của giáo xứ đã đi vào nề nếp và ổn định.
Tiếp đó là bữa cơm trưa thân mật tại nhà xứ. Rồi chúng tôi tặng quà quí ông trùm trong tiếng cười nói vui vẻ. Chúng tôi cũng không quên hai “bà bếp”, (xin được trộm nghĩ: cảm ơn những người phục vụ bữa ăn có lẽ nên trở thành thói quen tốt trong những bữa cơm thân mật của người Công Giáo). Cha xứ và quí ông trùm còn tiễn chúng tôi ra về với món quà là những quả mít to, thơm nức.
Sau đó, một ông trùm lên xe để hướng dẫn chúng tôi đi đường tắt đến Đức Mẹ Núi Cúi. Trên xe, ông trùm thổ lộ về cuộc sống của giáo dân: người dân ở đây làm ruộng, ruộng ở trên những sườn đồi vì thế ruộng không bạt ngàn. Một gia đình chỉ khoảng 5 – 6 sào, nhà nghèo thì chỉ có 2 – 3 sào ruộng mà thôi (khoảng 2.000 – 3.000 mét vuông); còn rẫy thì trồng chôm chôm và một số người khác đi làm mướn, ai thuê làm gì thì làm nấy. Người có tí tuổi hoặc già hơn thì ngồi “rỡ mít”. Những quả mít “loại 2” được rỡ ra đem bán cho nhà máy sấy; rỡ một ký được 2.000VNĐ (bằng1/10 một Usd). Nhìn chung, chỉ tạm đủ sống, nếu có biến cố bệnh tật hay gì đó, thì sẽ “đuối”.
Khi vào đến núi Đức Mẹ, một số thành viên của nhóm cùng đứng dưới chân Đức Mẹ để cảm tạ về hành trình 24 năm qua; để cảm ơn về những điều mà chúng tôi “chưa kịp cất lời cầu xin” thì Đức Mẹ đã ban cho.. ..Có thành viên cầu nguyện trong nhà thờ và thành viên không phải là người Công Giáo thì đi tham quan quanh khu vực núi.
Chúng tôi kết thúc chuyến công tác khi cái nắng gay gắt còn bao trùm đường phố Sài Gòn. Bữa tiệc nhỏ tại nhà một thành viên như tiếp tục nối kết chúng tôi trong công việc và ân sủng Chúa Thánh Thần.
Hình ảnh
Đây là chuyến đi kỷ niệm 24 năm thành lập Bông Hồng Xanh mà khá bất ngờ đối với các thành viên và cộng tác viên của nhóm. Vì ban đầu, nhóm chỉ có một số tiền đủ để giúp các bạn học sinh hiếu học, bỗng dưng có một người ngoại đạo sống trên địa bàn thị xã Long Khánh, muốn chia sẻ quà cho các gia đình Công Giáo đang sống bằng công việc làm ruộng làm rẫy ở giáo xứ Bảo Vinh. Thế là chúng tôi cùng chung sức mà hình thành một chuyến đi đầy tình yêu thương này.
Con đường cao tốc Sài Gòn – Dầu Giây sáng Chúa Nhật rộng thoáng, ít xe làm cho người tham gia giao thông thấy dễ chịu. Chúng tôi ăn sáng trên xe và vừa nói vài câu chuyện thì đã đến thị xã Long Khánh rồi.
Cả đoàn chào cha chánh xứ và quí Hội Đồng Mục Vụ xong là phân công làm công việc chia quà - một cộng việc quá đỗi quen thuộc với nhóm chúng tôi nhưng chưa bao giờ đánh mất cảm xúc.
Theo thứ tự, ban Giáo lý viên tập trung thiếu nhi bên cánh phải nhà thờ, chúng tôi giới thiệu nhóm, sinh hoạt vui với các em một chút rồi phát kẹo. Những thùng kẹo dẻo thơm ngon được khui ra và trao đến 230 em.
Khi chúng tôi phát học bổng, cha chánh xứ Phêrô Maria Mai Văn Sâm cho biết: “Các em được chọn là ở trong đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, vừa siêng năng việc “nhà Chúa” vừa học giỏi ở trường, gia cảnh có khó khăn so với những em khác. Việc khuyến khích các em lúc nào cũng nằm trong tâm tư của chúng tôi”. Đáp lời cha, chúng tôi nói những lời nhẹ nhàng, vắn gọn để các em hiểu được có học tập tốt thì mới giúp ích cho Giáo Hội và xã hội sau này.
Phát quà tặng cho người lớn, chúng tôi luôn phải có những lời nói trân trọng và cử chỉ lịch sự. Người giáo dân ở đây trông hiền hòa, cái vẻ chịu thương chịu khó ẩn thấp thoáng trên khuôn mặt. Chúng tôi giới thiệu vài nét về công việc của nhóm Bông Hồng Xanh trên nhiều nẻo đường đất Việt; lý do tặng quà trong dịp lễ Chúa Thánh Thần và gởi lời chúc sức khỏe đến bà con giáo dân. Sau đó từng người đưa phiếu lên nhận quà là đường, sữa, bánh và một phong bì tiền. Còn các thành viên nhóm chúng tôi cũng xếp hàng, thay phiên nhau trao tặng. Công việc trật tự, nhịp nhàng mà chúng tôi nghĩ rằng đó là nề nếp của một giáo xứ chứ không phải do cha xứ có mặt ở đó.
Giáo xứ Bảo Vinh được thành lập năm 1930. Ban đầu là một số gia đình Công Giáo gốc Quảng Trị, Nam Định, Thái Bình di cư đến khu vực Long Khánh để lập nghiệp. Năm 1954, nơi đây có thêm một số người Công Giáo đến và hình thành một giáo điểm truyền giáo trực thuộc giáo xứ Chính Tòa Xuân Lộc. Năm năm sau, giáo xứ Bảo Vinh được thành lập và cha Đaminh Đinh Cao Đàm coi sóc giáo xứ. Lúc này giáo xứ có khoảng 70 gia đình Công Giáo. Năm 1968, Cha Đaminh và cộng đoàn Bảo Vinh xây dựng nhà thờ mới để giáo dân có nơi dâng lễ và cầu nguyện sốt sắng hơn. Sau đó, đời sống đức tin của cộng đoàn tiếp tục được nuôi dưỡng qua bàn tay của Thiên Chúa và nhờ sự coi sóc của quí cha quản nhiệm; cơ sở vật chất của giáo xứ cũng theo đà đó phát triển. Năm 2007, linh mục Phêrô Maria Mai Văn Sâm về phụ trách giáo xứ và cùng cộng đoàn Bảo Vinh khởi công xây dựng nhà thờ, hội trường nhà mục vụ mới... Hiện nay, các sinh hoạt mục vụ của giáo xứ đã đi vào nề nếp và ổn định.
Tiếp đó là bữa cơm trưa thân mật tại nhà xứ. Rồi chúng tôi tặng quà quí ông trùm trong tiếng cười nói vui vẻ. Chúng tôi cũng không quên hai “bà bếp”, (xin được trộm nghĩ: cảm ơn những người phục vụ bữa ăn có lẽ nên trở thành thói quen tốt trong những bữa cơm thân mật của người Công Giáo). Cha xứ và quí ông trùm còn tiễn chúng tôi ra về với món quà là những quả mít to, thơm nức.
Sau đó, một ông trùm lên xe để hướng dẫn chúng tôi đi đường tắt đến Đức Mẹ Núi Cúi. Trên xe, ông trùm thổ lộ về cuộc sống của giáo dân: người dân ở đây làm ruộng, ruộng ở trên những sườn đồi vì thế ruộng không bạt ngàn. Một gia đình chỉ khoảng 5 – 6 sào, nhà nghèo thì chỉ có 2 – 3 sào ruộng mà thôi (khoảng 2.000 – 3.000 mét vuông); còn rẫy thì trồng chôm chôm và một số người khác đi làm mướn, ai thuê làm gì thì làm nấy. Người có tí tuổi hoặc già hơn thì ngồi “rỡ mít”. Những quả mít “loại 2” được rỡ ra đem bán cho nhà máy sấy; rỡ một ký được 2.000VNĐ (bằng1/10 một Usd). Nhìn chung, chỉ tạm đủ sống, nếu có biến cố bệnh tật hay gì đó, thì sẽ “đuối”.
Khi vào đến núi Đức Mẹ, một số thành viên của nhóm cùng đứng dưới chân Đức Mẹ để cảm tạ về hành trình 24 năm qua; để cảm ơn về những điều mà chúng tôi “chưa kịp cất lời cầu xin” thì Đức Mẹ đã ban cho.. ..Có thành viên cầu nguyện trong nhà thờ và thành viên không phải là người Công Giáo thì đi tham quan quanh khu vực núi.
Chúng tôi kết thúc chuyến công tác khi cái nắng gay gắt còn bao trùm đường phố Sài Gòn. Bữa tiệc nhỏ tại nhà một thành viên như tiếp tục nối kết chúng tôi trong công việc và ân sủng Chúa Thánh Thần.