Âu Châu sửng sốt về Kết quả cuộc Trưng cầu Dân ý của Anh Quốc Quyết định rút chân ra khỏi Liên minh Âu Châu
Thanh Quảng sdb
Theo tin đài phát thanh Vatican ngày 24/6/2016 thì kết quả của cuộc đầu phiếu tại Anh Quốc quyết định rút chân ra khỏi Liên Minh Âu Châu. Kết quả chính thức cho thấy khoảng 52 phần trăm người Anh đã bàu cho quyết định rút ra khỏi Liên minh Âu châu trong cuộc trưng cầu hôm thứ Năm vừa qua; chỉ có hơn 48 phần trăm bỏ phiếu để tiếp tục ở lại. Sự kiện này đã làm cho Thị trường Chứng khoán châu Âu tụt dốc vì đồng bảng Anh.
Với kết quả cuộc đầu phiếu, thứ Sáu hôm nay, nước Anh đã lao vào vùng biển thám hiểm... Tờ nhật báo lớn nhất tại Anh là tờ “The Sun” (Mặt Trời) đã chạy một tít lớn: "Chào Tạm Biệt Liên Minh Âu Châu!" và tờ “Daily Mail” (Tin Hằng Ngày) la lên: "Chúng tôi Quyết định rút tên" và tờ báo viết tiếp sau 43 năm bị Liên Minh Âu Châu kiềm kẹp, Nước Anh của chúng tôi đã được "giải thoát khỏi xiềng xích của Liên Minh Âu Châu".
Khi kết quả vừa được công bố nhiều người đã kéo xuống đường ăn mừng; còn Ông Nigel Farage, người lãnh đạo Đảng Độc lập Anh quốc tuyên bố: “Thách đố về giấc mơ độc lập cho
một Vương quốc Anh độc lập đã khởi đầu”.
"Đây là một chiến thắng thực sự cho dân chúng, một chiến thắng cho những người bình thường và một chiến thắng cho người khá giả... Ngày 23/6/2016 được đi vào lịch sử của đất nước chúng tôi như là một ngày độc lập của chúng tôi."
Tuy nhiên, những người thắng cử cũng lo âu về quyết định này có thể phá vỡ sự ổn định của sự hiệp nhất lục địa châu Âu như là một giấc mơ của thời hậu Thế chiến II với ước mơ không còn xung đột trong tương lai nữa.
Âu lo về Tây Châu Âu
Tại Đông Âu, các nhà lãnh đạo chính trị ở đây thật sốc khi hay tin kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này. Thủ tướng Hung gia lợi là Viktor Orbán, một trong những nhà lãnh đạo trong Liên hiệp Âu Châu, đã cho đăng tải những quảng cáo trên các tờ báo Anh khen ngợi quốc gia của ông đã đồng hành với nước Anh trong Liên Minh Âu Châu.
Tuy nhiên theo ý kiến của ông đã được các ký giả Hungary ghi lại là Liên Minh Âu Châu cần thay đổi căn tính của mình và học hỏi qua kinh nghiệm của cuộc trưng cầu này.
Ông Robert Fico, Thủ tướng của nước Slovakia, người sẽ tới phiên làm Chủ tịch Liên Minh Âu Châu vào ngày 1/7/2016 này cho hay sau cuộc trưng cầu này châu Âu sẽ không bao giờ được như trong quá khứ vì số tiến hàng tỷ Euro do Anh quốc hỗ trợ cũng như tiền lương mà rất nhiều người tại Âu Châu nhận được vì công việc họ được làm tại Anh Quốc.
Ở Tây Âu, nước Đức có nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Bà thủ tướng Angela Merkel của nước này cũng bày tỏ mối quan tâm với lời cảnh báo rằng nước Anh sẽ bị coi là một quốc gia bên ngoài của Liên Minh Âu Châu.
Những cuộc đàm phán còn dài…
Các nhà phân tích cho rằng quyết định của Anh quốc sẽ còn được đàm phán nhiều năm trong lãnh vực thương mại, kinh doanh và liên kết chính trị trong khối 27 quốc gia còn lại. Về bản chất kết quả của cuộc trưng cầu này là một bước khởi đầu chứ không phải là cùng kết của một quá trình nhiều thập kỷ qua đã không đi tới kết luận.
Ngay sau khi kết quả của cuộc trưng cầu được công bố, đồng bảng Anh bị mất giá nặng nề chưa từng thấy nội trong một ngày, nó bị sụt giá hơn 10 phần trăm trong sáu giờ, đang từ khoảng $ 1.50 tụt xuống dưới $1,35.
Các nhà đầu tư lo ngại rằng việc Anh quốc rút chân ra khỏi Liên Minh Âu Châu sẽ cắt đứt quan hệ với các thị trường chứng khoán toàn cầu để đứng riêng lẻ sẽ làm tổn thương nền kinh tế Anh quốc và làm suy yếu vị trí của London như là một trung tâm tài chánh toàn cầu của thế giới.
(Nguồn Radio Vatican)
Thanh Quảng sdb
Theo tin đài phát thanh Vatican ngày 24/6/2016 thì kết quả của cuộc đầu phiếu tại Anh Quốc quyết định rút chân ra khỏi Liên Minh Âu Châu. Kết quả chính thức cho thấy khoảng 52 phần trăm người Anh đã bàu cho quyết định rút ra khỏi Liên minh Âu châu trong cuộc trưng cầu hôm thứ Năm vừa qua; chỉ có hơn 48 phần trăm bỏ phiếu để tiếp tục ở lại. Sự kiện này đã làm cho Thị trường Chứng khoán châu Âu tụt dốc vì đồng bảng Anh.
Với kết quả cuộc đầu phiếu, thứ Sáu hôm nay, nước Anh đã lao vào vùng biển thám hiểm... Tờ nhật báo lớn nhất tại Anh là tờ “The Sun” (Mặt Trời) đã chạy một tít lớn: "Chào Tạm Biệt Liên Minh Âu Châu!" và tờ “Daily Mail” (Tin Hằng Ngày) la lên: "Chúng tôi Quyết định rút tên" và tờ báo viết tiếp sau 43 năm bị Liên Minh Âu Châu kiềm kẹp, Nước Anh của chúng tôi đã được "giải thoát khỏi xiềng xích của Liên Minh Âu Châu".
Khi kết quả vừa được công bố nhiều người đã kéo xuống đường ăn mừng; còn Ông Nigel Farage, người lãnh đạo Đảng Độc lập Anh quốc tuyên bố: “Thách đố về giấc mơ độc lập cho
một Vương quốc Anh độc lập đã khởi đầu”.
"Đây là một chiến thắng thực sự cho dân chúng, một chiến thắng cho những người bình thường và một chiến thắng cho người khá giả... Ngày 23/6/2016 được đi vào lịch sử của đất nước chúng tôi như là một ngày độc lập của chúng tôi."
Tuy nhiên, những người thắng cử cũng lo âu về quyết định này có thể phá vỡ sự ổn định của sự hiệp nhất lục địa châu Âu như là một giấc mơ của thời hậu Thế chiến II với ước mơ không còn xung đột trong tương lai nữa.
Âu lo về Tây Châu Âu
Tại Đông Âu, các nhà lãnh đạo chính trị ở đây thật sốc khi hay tin kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này. Thủ tướng Hung gia lợi là Viktor Orbán, một trong những nhà lãnh đạo trong Liên hiệp Âu Châu, đã cho đăng tải những quảng cáo trên các tờ báo Anh khen ngợi quốc gia của ông đã đồng hành với nước Anh trong Liên Minh Âu Châu.
Tuy nhiên theo ý kiến của ông đã được các ký giả Hungary ghi lại là Liên Minh Âu Châu cần thay đổi căn tính của mình và học hỏi qua kinh nghiệm của cuộc trưng cầu này.
Ông Robert Fico, Thủ tướng của nước Slovakia, người sẽ tới phiên làm Chủ tịch Liên Minh Âu Châu vào ngày 1/7/2016 này cho hay sau cuộc trưng cầu này châu Âu sẽ không bao giờ được như trong quá khứ vì số tiến hàng tỷ Euro do Anh quốc hỗ trợ cũng như tiền lương mà rất nhiều người tại Âu Châu nhận được vì công việc họ được làm tại Anh Quốc.
Ở Tây Âu, nước Đức có nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Bà thủ tướng Angela Merkel của nước này cũng bày tỏ mối quan tâm với lời cảnh báo rằng nước Anh sẽ bị coi là một quốc gia bên ngoài của Liên Minh Âu Châu.
Những cuộc đàm phán còn dài…
Các nhà phân tích cho rằng quyết định của Anh quốc sẽ còn được đàm phán nhiều năm trong lãnh vực thương mại, kinh doanh và liên kết chính trị trong khối 27 quốc gia còn lại. Về bản chất kết quả của cuộc trưng cầu này là một bước khởi đầu chứ không phải là cùng kết của một quá trình nhiều thập kỷ qua đã không đi tới kết luận.
Ngay sau khi kết quả của cuộc trưng cầu được công bố, đồng bảng Anh bị mất giá nặng nề chưa từng thấy nội trong một ngày, nó bị sụt giá hơn 10 phần trăm trong sáu giờ, đang từ khoảng $ 1.50 tụt xuống dưới $1,35.
Các nhà đầu tư lo ngại rằng việc Anh quốc rút chân ra khỏi Liên Minh Âu Châu sẽ cắt đứt quan hệ với các thị trường chứng khoán toàn cầu để đứng riêng lẻ sẽ làm tổn thương nền kinh tế Anh quốc và làm suy yếu vị trí của London như là một trung tâm tài chánh toàn cầu của thế giới.
(Nguồn Radio Vatican)