Đức Cha Robert Barron, giám mục phụ tá Tổng Giáo Phận Los Angeles, có hơn 900,000 người theo dõi ngài trên Twitter, và gần 830,000 liên kết trên Facebook. Với những con số thống kê đó, ngài là người Công Giáo nổi bật thứ nhì trên các phương tiện truyền thông xã hội, chỉ sau một người duy nhất là Đức Thánh Cha Phanxicô.
Vì thế, khi Đức Cha Barron đưa ra những lời khuyên về cách thức truyền giáo trên các phương tiện truyền thông xã hội, người ta không thể xem nhẹ.
Trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên Rome Reports hôm thứ Bẩy 9 tháng Bẩy, 2016, Đức Cha Barron nói:
“Cứ làm đi. Cứ thử đi. Tôi bắt đầu với những bài bình luận về văn hóa, chứ không phải với những điều nặng về ‘nhà thờ’. Chúng ta hãy bắt đầu với một bộ phim, chúng ta hãy bắt đầu với một cuốn sách, chúng ta hãy bắt đầu với những gì mọi người đang bàn tán. Tin tức có chuyện gì đang xảy ra nào? Hãy bắt đầu với những điều đó và sau đó tìm thấy ở đó những gì các nghị phụ trong Giáo Hội gọi là ‘hạt giống của Lời Chúa’, vang vọng từ từ Lời Chúa mà bạn thấy phù hợp.”
Đức Cha Barron gọi những gợi ý liên quan đến Tin Mừng như thế là “đôi mắt Kinh Thánh”, cho phép chúng ta diễn giải các sự kiện trong thế giới sống động này thông qua một quan điểm Công Giáo. Bạn đừng ảo tưởng có được kỹ năng ấy ngay lập tức, nhưng chính ngài đã phải rèn luyện trong nhiều năm.
Đức Cha cho biết ngài tham gia vào các phương tiện truyền thông sau khi bị thách thức bởi một linh mục là hãy làm cho tiếng nói chúng ta được nghe, thay vì phàn nàn về các tình huống hiện nay trong xã hội. Ban đầu, ngài làm đài phát thanh, rồi chuyển qua truyền hình và cuối cùng là một thiết lập trang web tên là “Word on Fire”.
Đức Cha Barron nhận xét rằng với các tài nguyên sẵn có hiện nay, chúng ta không có lý do gì để thoái thác rao giảng Tin Mừng trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Ngài nói:
“Chúng ta tất cả đều có máy ảnh độ phân giải cao trong túi của chúng ta như iPhone, chẳng hạn. Chúng ta tất cả đều có thể truy cập vào những công cụ mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông. Bạn có thể bắt đầu một trang web khá dễ dàng, tung một cái gì đó trên YouTube dễ ợt, vì vậy tôi nghĩ rằng mọi người đều có thể làm điều đó.”
Mặc dù trong những bước đầu, những cố gắng của ngài trên Youtube bị nhiều người cố gắng dập tắt qua những ý kiến tiêu cực, nhưng bây giờ ngài tỏ ra thích thú với những ý kiến đó. Theo Đức Cha, chấp nhận phê bình là cơ hội để mở tung cửa của Giáo Hội Công Giáo. Trong thực tế, nhiều người nói rằng các cuộc thảo luận theo sau một video clip đôi khi còn hấp dẫn người xem hơn là chính cái video đó.
Đức Cha Barron tâm sự,
“Tôi cố gắng làm một cái gì đó, có tính sáng tạo, có tính đột phát. Nếu không được, tôi thử cái gì đó khác. Chúng ta cần một sự linh hoạt và tự do khi rao giảng Tin Mừng.”
Đức Cha khuyến khích những ai thông minh, với một quan điểm sáng tạo hãy đi sâu vào truyền thông Công Giáo và đừng để mình bị đe dọa bởi những cạnh tranh. Khi ngài bắt đầu làm video, có 300 người xem ngài đã rất vui mừng. Bây giờ, khi đã là một giám mục, 19 triệu người đã từng xem các videos của ngài. Bất cứ điều gì cũng là có thể trong thế giới của các phương tiện truyền thông xã hội!
Vì thế, khi Đức Cha Barron đưa ra những lời khuyên về cách thức truyền giáo trên các phương tiện truyền thông xã hội, người ta không thể xem nhẹ.
Trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên Rome Reports hôm thứ Bẩy 9 tháng Bẩy, 2016, Đức Cha Barron nói:
“Cứ làm đi. Cứ thử đi. Tôi bắt đầu với những bài bình luận về văn hóa, chứ không phải với những điều nặng về ‘nhà thờ’. Chúng ta hãy bắt đầu với một bộ phim, chúng ta hãy bắt đầu với một cuốn sách, chúng ta hãy bắt đầu với những gì mọi người đang bàn tán. Tin tức có chuyện gì đang xảy ra nào? Hãy bắt đầu với những điều đó và sau đó tìm thấy ở đó những gì các nghị phụ trong Giáo Hội gọi là ‘hạt giống của Lời Chúa’, vang vọng từ từ Lời Chúa mà bạn thấy phù hợp.”
Đức Cha Barron gọi những gợi ý liên quan đến Tin Mừng như thế là “đôi mắt Kinh Thánh”, cho phép chúng ta diễn giải các sự kiện trong thế giới sống động này thông qua một quan điểm Công Giáo. Bạn đừng ảo tưởng có được kỹ năng ấy ngay lập tức, nhưng chính ngài đã phải rèn luyện trong nhiều năm.
Đức Cha cho biết ngài tham gia vào các phương tiện truyền thông sau khi bị thách thức bởi một linh mục là hãy làm cho tiếng nói chúng ta được nghe, thay vì phàn nàn về các tình huống hiện nay trong xã hội. Ban đầu, ngài làm đài phát thanh, rồi chuyển qua truyền hình và cuối cùng là một thiết lập trang web tên là “Word on Fire”.
Đức Cha Barron nhận xét rằng với các tài nguyên sẵn có hiện nay, chúng ta không có lý do gì để thoái thác rao giảng Tin Mừng trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Ngài nói:
“Chúng ta tất cả đều có máy ảnh độ phân giải cao trong túi của chúng ta như iPhone, chẳng hạn. Chúng ta tất cả đều có thể truy cập vào những công cụ mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông. Bạn có thể bắt đầu một trang web khá dễ dàng, tung một cái gì đó trên YouTube dễ ợt, vì vậy tôi nghĩ rằng mọi người đều có thể làm điều đó.”
Mặc dù trong những bước đầu, những cố gắng của ngài trên Youtube bị nhiều người cố gắng dập tắt qua những ý kiến tiêu cực, nhưng bây giờ ngài tỏ ra thích thú với những ý kiến đó. Theo Đức Cha, chấp nhận phê bình là cơ hội để mở tung cửa của Giáo Hội Công Giáo. Trong thực tế, nhiều người nói rằng các cuộc thảo luận theo sau một video clip đôi khi còn hấp dẫn người xem hơn là chính cái video đó.
Đức Cha Barron tâm sự,
“Tôi cố gắng làm một cái gì đó, có tính sáng tạo, có tính đột phát. Nếu không được, tôi thử cái gì đó khác. Chúng ta cần một sự linh hoạt và tự do khi rao giảng Tin Mừng.”
Đức Cha khuyến khích những ai thông minh, với một quan điểm sáng tạo hãy đi sâu vào truyền thông Công Giáo và đừng để mình bị đe dọa bởi những cạnh tranh. Khi ngài bắt đầu làm video, có 300 người xem ngài đã rất vui mừng. Bây giờ, khi đã là một giám mục, 19 triệu người đã từng xem các videos của ngài. Bất cứ điều gì cũng là có thể trong thế giới của các phương tiện truyền thông xã hội!