Tại Liên Hiệp Quốc, Tòa Thánh khẳng định lập trường 'hai nhà nước' cho Israel và Palestine
Trong một phiên họp của Liên Hiệp Quốc về cuộc xung đột Israel-Palestine vào hôm 12 tháng 7, đại diện của Vatican tái khẳng định lập trường của Tòa Thánh cho vấn đề này là ủng hộ giải pháp "hai nhà nước".
Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza - Sứ thần Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc nói: "Việc chấm dứt cuộc xung đột Israel-Palestine đã bị trì hoãn quá lâu rồi". Ngài than phiền vì thực tế là Nhà nước Palestine vẫn chưa khả thi để thành lập, mặc dù đã 69 năm trôi qua từ khi Liên Hiệp Quốc đưa ra ý định đó.
Nhận định tổng quan về tình hình ở khu vực Trung Đông, Đức Sứ Thần lên tiếng kêu gọi hãy chú ý đến "những cuộc đàn áp liên tục xảy ra cho các Kitô hữu, người Yazidi, các nhóm sắc tộc và tôn giáo thiểu số khác do các tổ chức phi nhà nước ở những vùng của Syria và Iraq gây ra". Ngài kêu gọi các chính phủ ngừng cung cấp vũ khí cho các bên tham chiến.
Đức Sứ Thần đề nghị cần phải xem xét lại luật pháp quốc tế trong bối cảnh mà những nghiên cứu mới đây cho thấy rằng vũ khí không người lái - chẳng hạn như vật thể bay điều khiển từ xa (drones) - đã gây ra những thiệt hại to lớn cho nhưng người dân vô tội. Ngài nhận định rằng "người dân thường không thể trở thành những nạn nhân của các loại vũ khí công nghệ tinh vi này".
Vị đặc phái viên của Vatican tại Liên Hiệp Quốc còn nói rằng, các vị lãnh đạo tôn giáo phải có một vai trò đặc biệt tích cực trong việc thúc đẩy nền hòa bình, bởi vì hiện đang có vấn nạn "mạo danh" sử dụng tôn giáo làm lí do cho bạo lực. Ngài lập luận: "các vị lãnh đạo phải tham gia vào những nỗ lực chung để đánh bại mưu toan chiếm quyền điều khiển tôn giáo để gây ra bạo lực".
Chân Phương
Trong một phiên họp của Liên Hiệp Quốc về cuộc xung đột Israel-Palestine vào hôm 12 tháng 7, đại diện của Vatican tái khẳng định lập trường của Tòa Thánh cho vấn đề này là ủng hộ giải pháp "hai nhà nước".
Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza - Sứ thần Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc nói: "Việc chấm dứt cuộc xung đột Israel-Palestine đã bị trì hoãn quá lâu rồi". Ngài than phiền vì thực tế là Nhà nước Palestine vẫn chưa khả thi để thành lập, mặc dù đã 69 năm trôi qua từ khi Liên Hiệp Quốc đưa ra ý định đó.
Nhận định tổng quan về tình hình ở khu vực Trung Đông, Đức Sứ Thần lên tiếng kêu gọi hãy chú ý đến "những cuộc đàn áp liên tục xảy ra cho các Kitô hữu, người Yazidi, các nhóm sắc tộc và tôn giáo thiểu số khác do các tổ chức phi nhà nước ở những vùng của Syria và Iraq gây ra". Ngài kêu gọi các chính phủ ngừng cung cấp vũ khí cho các bên tham chiến.
Đức Sứ Thần đề nghị cần phải xem xét lại luật pháp quốc tế trong bối cảnh mà những nghiên cứu mới đây cho thấy rằng vũ khí không người lái - chẳng hạn như vật thể bay điều khiển từ xa (drones) - đã gây ra những thiệt hại to lớn cho nhưng người dân vô tội. Ngài nhận định rằng "người dân thường không thể trở thành những nạn nhân của các loại vũ khí công nghệ tinh vi này".
Vị đặc phái viên của Vatican tại Liên Hiệp Quốc còn nói rằng, các vị lãnh đạo tôn giáo phải có một vai trò đặc biệt tích cực trong việc thúc đẩy nền hòa bình, bởi vì hiện đang có vấn nạn "mạo danh" sử dụng tôn giáo làm lí do cho bạo lực. Ngài lập luận: "các vị lãnh đạo phải tham gia vào những nỗ lực chung để đánh bại mưu toan chiếm quyền điều khiển tôn giáo để gây ra bạo lực".
Chân Phương