Quý vị và anh chị em đang theo dõi phóng sự đặc biệt về Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đang diễn ra tại Krakow, Ba Lan, quê hương của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là vị sáng lập ra Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là thánh lễ kỷ niệm 1050 năm vua Ba Lan chịu phép rửa tội. Thánh lễ diễn ra tại Đền Thánh Đức Mẹ Częstochowa.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Thánh Cha và đoàn đồng tế đang tiến ra trước bàn thờ.
Đức Thánh Cha làm dấu bắt đầu thánh lễ.
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần - Amen
Đức Thánh Cha gởi lời chào Phụng Vụ đến cộng đoàn.
Sau khi cộng đoàn vừa dứt kinh Vinh Danh, Đức Thánh Cha đọc lời nguyện sau
Chúng ta hãy cầu nguyện. Lạy Thiên Chúa Toàn Năng và giàu lòng thương xót, mà toàn dân Balan luôn tìm đến khấn xin Chúa thương ban muôn hồng ân thiêng liêng và đặc biệt nhờ lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria qua bức tượng “Đức Bà đen” này mà toàn dân Balan sùng mộ khấn xin và Mẹ đã chở che dân nước này qua những cơn chinh chiến hiểm nguy mà ban cho được sống an lành trong hòa bình thư thái. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giê su Ki tô, Con Chúa hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời Amen.
Bài đọc 1: Bài trích sách Châm Ngôn (8: 22-35)
ĐỨC CHÚA đã dựng nên ta như tác phẩm đầu tay của Người,
trước mọi công trình của Người từ thời xa xưa nhất.
Ta đã được tấn phong từ đời đời,
từ nguyên thuỷ, trước khi có mặt đất.
Khi chưa có các vực thẳm,
khi chưa có mạch nước tràn đầy, ta đã được sinh ra.
Trước khi núi non được đặt nền vững chắc,
trước khi có gò nổng, ta đã được sinh ra,
khi ĐỨC CHÚA chưa làm ra mặt đất với khoảng không,
và những hạt bụi đầu tiên tạo nên vũ trụ.
Đã có ta hiện diện khi Người thiết lập cõi trời,
khi Người vạch một vòng tròn trên mặt vực thẳm,
khi Người làm cho mây tụ lại ở trên cao
và cho các mạch nước vọt lên từ vực thẳm,
khi Người định ranh giới cho biển, để nước khỏi tràn bờ,
khi Người đặt nền móng cho đất.
Ta hiện diện bên Người như tay thợ cả.
Ngày ngày ta là niềm vui của Người,
trước mặt Người, ta không ngớt vui chơi,
vui chơi trên mặt đất, ta đùa vui với con cái loài người.
“Giờ đây, hỡi các con, hãy nghe ta.
Phúc thay người bước theo đường lối ta chỉ bảo.
Muốn nên khôn, phải nghe lời nghiêm huấn,
đừng bao giờ gạt bỏ.
Phúc thay người lắng nghe ta dạy,
ngày ngày canh thức trước cửa nhà ta,
túc trực ở ngay lối ra vào.
Vì gặp được ta là gặp sự sống,
và hưởng ân lộc ĐỨC CHÚA ban cho.
Thánh Vịnh 48
1. Cao cả thay ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa chúng ta,
Đấng thật xứng muôn lời ca tụng
trong thành đô của Người!
2. Núi thánh Người thật nguy nga hùng vĩ,
là niềm vui cho toàn thể địa cầu.
Núi Xi-on, bồng lai cực bắc,
là kinh thành của Đức Đại Vương.
3. Giữa các lâu đài của Xi-on,
Thiên Chúa tỏ ra chính Người là thành luỹ.
Kìa vua chúa toa rập với nhau,
cùng tiến quân một lúc.
4. Nhưng mới thấy thành đã sững sờ kinh ngạc,
quá hãi hùng, bỏ chạy thoát thân.
Chúng run khiếp, chạy đi chẳng nổi,
quằn quại như phụ nữ sắp sinh con.
Quay cuồng như những chiếc tàu trên biển cả
bị bão đánh tan tành.
5. Chuyện xưa tai nghe, giờ đây mắt thấy,
trong thành trì Chúa Tể càn khôn,
trong thành trì Thiên Chúa, Chúa ta thờ;
Người củng cố thành đô đến muôn đời muôn thuở.
Bài đọc 2: Bài trích thư Thánh Phaolô gởi tín hữu thành Galát (4: 4-7)
Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: “Áp-ba, Cha ơi! “Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa.”
Alleluia, alleluia.
Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng bà! Bà thật diễm phúc trong tất cả người nữ.
Alleluia.
Phúc Âm: Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan (2:1-11)
Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giê-su. Đức Giê-su và các môn đệ cũng được mời tham dự. Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giê-su nói với Người: “Họ hết rượu rồi.” Đức Giê-su đáp: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến.” Thân mẫu Người nói với gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.”
Ở đó có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do-thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước. Đức Giê-su bảo họ: “Các anh đổ đầy nước vào chum đi! “ Và họ đổ đầy tới miệng. Rồi Người nói với họ: “Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc.” Họ liền đem cho ông. Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hoá thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại và nói: “Ai ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ.” Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người.
Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Từ các bài đọc của buổi cử hành Phụng Vụ này một sợi chỉ thánh xuất hiện, một sợi chỉ trải dài trong lịch sử nhân loại và dệt nên lịch sử cứu độ.
Tông Đồ Phaolô nói cho chúng ta về kế hoạch lớn lao của Thiên Chúa: “khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình đến, sinh làm con một người phụ nữ” (Gl 4:4). Nhưng lịch sử cho chúng ta biết rằng khi “thời viên mãn này đến”, lúc Thiên Chúa trở thành con người, thì nhân loại vẫn chưa sẵn sàng một cách đặc biệt, thậm chí lúc đó cũng chưa có một giai đoạn ổn định và hoà bình: không có “Thời Vàng Son”. Khung cảnh của thế giới này không chào đón sự ngự đến của Thiên Chúa; thực vậy, “gia nhân chẳng chịu đón nhận Người” (Ga 1:11). Sự viên mãn của thời gian, vì thế, là một hồng ân trong đó Thiên Chúa lấp đầy thời gian của chúng ta với sự dư dật của lòng thương xót Ngài. Vì một tình yêu tuyệt đối Ngài đã khai mở thời viên mãn.
Cách Thiên Chúa ngự đến trong lịch sử thật đáng xúc động: Ngài đã được “sinh ra bởi một người phụ nữ”. Không có một sự khải hoàn tiến vào, cũng chẳng có một cuộc hiện đến đầy ấn tượng của Đấng Quyền Năng. Ngài không tỏ mình như là một mặt trời đang mọc lên rực rỡ, nhưng đi vào thế giới trong cách thế đơn giản nhất, như là một đứa trẻ được sinh từ người mẹ của mình, bằng “phong cách” mà Kinh Thánh gọi là một cơn mưa tưới gội xuống đất khô (x. Is 55:10), như những hạt giống nhỏ bé nhất nảy mầm và trổ sinh (x. Mt 4:31-32). Do đó, trái với những mong đợi của chúng ta và có lẽ thậm chí cả với những mong muốn của chúng ta, nước Thiên Chúa, thỉnh thoảng, “không đến trong một cách thế gây chú ý” (Lc 17:20), nhưng trái lại trong sự nhỏ bé, khiêm nhường.
Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy sợi chỉ thánh này len lỏi một cách tinh tế qua lịch sử: từ sự viên mãn của thời gian đến “ngày thứ ba” trong sứ mạng của Chúa Giêsu (x. Ga 2:1) và việc loan báo “giờ” của ơn cứu độ (xem câu 4). Khi thời gian đến gần, Thiên Chúa luôn mạc khải chính Ngài trong sự nhỏ bé. Và vì thế chúng ta đến với “dấu lạ đầu tiên mà Chúa Giêsu đã thực hiện” (xem câu 11), tại làng Cana miền Galilê.
Không có một hành động gây kinh ngạc nào được thực hiện trước đám đông, hoặc thậm chí không có cả một lời nói nhằm trấn an các vấn đề chính trị nóng bỏng chẳng hạn như việc tùng phục của người dân vào quyền bính của La Mã. Thay vào đó, trong một ngôi làng nhỏ, một phép lạ đơn giản diễn ra và mang lại niềm vui cho đám cưới của một đôi bạn trẻ hoàn toàn là một gia đình vô danh. Đồng thời, nước trở thành rượu tại bữa tiệc cưới ấy là một dấu chỉ lớn lao, vì nó cho chúng ta thấy diện mạo chàng rể của Thiên Chúa, một Thiên Chúa là Đấng ngồi đồng bàn cùng chúng ta, Đấng mơ ước và giữ tình hiệp thông với chúng ta. Điều đó cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa không giữ khoảng cách, nhưng gần gũi và chân thực. Ngài đang ở giữa chúng ta và Ngài lo lắng cho chúng ta, nhưng không đưa ra những quyết định thay chúng ta và không làm rắc rối cho chính bản thân Ngài với những vấn đề về quyền bính. Ngài thích để cho chính bản thân Ngài được chứa đựng trong những điều bé nhỏ, chứ không giống như chúng ta, là những người luôn muốn chiếm hữu một điều gì đó lớn lao hơn. Bị lôi cuốn bởi quyền lực, bởi sự vĩ đại, bởi vẻ bề ngoài, là bi kịch của nhân loại. Đó là một cơn cám dỗ luôn cố gắng để nhân ra chính nó ở khắp mọi nơi. Nhưng trao ban chính bản thân mình cho người khác, xoá bỏ khoảng cách, sống trong sự bé nhỏ và sống thực tại của mình mỗi ngày là điều thánh thiêng đặc biệt.
Thiên Chúa cứu chúng ta, bằng việc làm cho chính Ngài trở nên nhỏ bé, gần gũi và hiện thực. Trước hết, Thiên Chúa làm cho chính Ngài trở nên bé nhỏ. Thiên Chúa, Đấng “hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11:29), đặc biệt yêu thương những người bé mọn, những người mà nước Thiên Chúa được mạc khải cho (Mt 11:25); họ vĩ đại trong đôi mắt của Ngài và Ngài nhìn đến họ (x. Is 66:2). Ngài đặc biệt yêu mến họ vì họ đi ngược lại với “sự kiêu hãnh cuộc sống” vốn thuộc về thế gian (x. 1 Ga 2:16). Những người bé mọn nói ngôn ngữ của Ngài, là ngôn ngữ của tình yêu khiêm nhường mang lại sự tự do. Vì thế, Ngài gọi người đơn sơ và biết đón nhận là những phát ngôn viên của Ngài; Ngài trao phó cho họ việc mạc khải danh Ngài và những bí ẩn trong trái tim Ngài. Tư tưởng của chúng ta giờ đây hướng đến cơ man những người con nam nữ của dân tộc anh chị em, chẳng hạn như các vị tử đạo đã làm cho sức mạnh vô phương tự vệ của Tin Mừng được chiếu toả, hay những người bình thường nhưng là những chứng nhân đầy ấn tượng cho tình yêu của Thiên Chúa ở giữa những truân chuyên, và những người là những sứ giả hiền lành và mạnh mẽ của lòng thương xót như Thánh Gioan Phaolô II và Thánh Faustina. Ngang qua những “kênh” này của tình yêu Ngài, Thiên Chúa đã trao ban những món quà vô giá cho toàn thể Giáo Hội và cho toàn thể nhân loại. Thật là đầy ý nghĩa khi dịp kỷ niệm phép rửa của dân tộc các bạn diễn ra trùng hợp với Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Thiên Chúa cũng gần gũi, nước Ngài đang ở giữa chúng ta (x. Mc 1:15). Thiên Chúa không muốn người ta sợ hãi Ngài như sợ một thẩm quyền tối cao đầy uy lực và lạnh lùng. Ngài không muốn ngự trên ngai nơi thiên quốc hay trong các sử sách, nhưng yêu thương đi xuống với những vấn đề hằng ngày của chúng ta, và đồng hành cùng chúng ta. Khi chúng ta nghĩ về hồng ân một thiên niên kỷ tràn đầy niềm tin, chúng ta tạ ơn Thiên Chúa hơn tất cả những ai khác vì Chúa đã bước đi cùng với dân tộc anh chị em, đã nắm lấy tay anh chị em và đồng hành với anh chị em trong quá nhiều hoàn cảnh. Đó là điều mà cả chúng ta nữa, trong Giáo Hội, luôn được mời gọi để thực hiện: đó là lắng nghe, dự phần và trở nên người thân cận, chia sẻ niềm vui và những vất vả của người dân, để Tin Mừng có thể lan toả nhất quán hơn và sinh hoa trái hơn khi chiếu toả sự tốt lành thông qua sự minh bạch của đời sống chúng ta.
Sau cùng, Thiên Chúa là chân thực. Các bài đọc hôm nay làm rõ rằng mọi thứ về đường lối hành động của Thiên Chúa đều là thực và cụ thể. Sự khôn ngoan thánh thiện “giống như người thợ cả” và như “những vui chơi” (x. Cn 8:30). Ngôi Lời đã trở thành xác phàm, được sinh ra bởi một người mẹ, được sinh ra dưới lề luật (x. Gl 4:4), có bạn hữu và tới lui một buổi tiệc. Đấng Vĩnh Cửu giao tiếp với con người bằng việc dành thời gian cho họ trong những hoàn cảnh cụ thể. Lịch sử của anh chị em, được hình thành bởi Tin Mừng, Thập Giá và sự trung thành với Giáo Hội, đã là một sức mạnh lan toả của một niềm tin chân thực, được truyền từ gia đình này đến gia đình kia, từ cha đến con và trên hết từ những người mẹ và các bà ngoại, những người mà chúng ta cần phải cám ơn rất nhiều. Đặc biệt, với chính đôi tay của mình, anh chị em có thể chạm đến sự dịu dàng thật sự và quan phòng của Mẹ, Đấng mà tôi đến đây trong tư cách là một khách hành hương để tôn kính; và là Đấng mà chúng ta đã loan báo trong Thánh Vịnh như là “niềm tự hào lớn lao của dân tộc chúng ta” (Jud 15:9).
Chính là Mẹ Maria, mà chúng ta, những người đang qui tụ ở đây, giờ đây đang hướng về. Ở nơi Mẹ, chúng ta tìm thấy một sự tùng phục hoàn hảo trước Thiên Chúa. Trong suốt dòng lịch sử, được đan bởi sợi chỉ thánh này, cũng là một “sợi chỉ Maria”. Nếu có bất kì một vinh quang con người nào, bất kì một công đức nào của chúng ta trong sự viên mãn của thời gian, thì đó chính là Mẹ. Đức Maria là không gian, được dành riêng không vấn vương tội lỗi, nơi Thiên Chúa chọn để phản chiếu chính Ngài. Mẹ là bậc thang mà Thiên Chúa chọn để đi xuống và đến gần với chúng ta. Mẹ là dấu chỉ rõ ràng nhất của sự viên mãn của thời gian.
Trong cuộc sống của Mẹ Maria chúng ta cảm phục sự nhỏ bé mà Thiên Chúa yêu thương, vì Ngài “nhìn đến phận hèn tôi tớ Ngài”, và “nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc 1:48, 52). Ngài hài lòng với Mẹ đến nỗi đã để cho xác thịt của Ngài được dệt từ xác thịt của Mẹ, để Đức Trinh Nữ trở thành Mẹ Thiên Chúa, như một bài ca cổ xưa, đã hát hàng nhiều thế kỷ, loan báo. Với anh chị em là những người không ngừng chạy đến cùng Mẹ, qui tụ từ khắp mọi nơi về đây, thủ đô tinh thần của đất nước này, xin Mẹ tiếp tục chỉ đường. Xin Mẹ giúp anh chị em dệt trong cuộc sống của mình sợi chỉ khiêm nhường và đơn sơ của Tin Mừng.
Tại Cana, cũng như ở đây tại Jasna Góra này, Mẹ Maria mang lại cho chúng ta sự gần gũi của Mẹ và giúp chúng ta khám phá ra điều mà chúng ta cần phải sống để có một cuộc sống viên mãn. Thỉnh thoảng, Mẹ thực hiện điều này bằng một tình yêu từ mẫu, bằng sự hiện diện và an ủi của Mẹ, dạy dỗ chúng ta biết tránh những quyết định nông nổi và gây bất bình trong cộng đoàn của chúng ta. Là một Người Mẹ của một gia đình, Mẹ muốn giữ chúng ta lại với nhau. Nhờ sự hiệp nhất, hành trình của dân tộc anh chị em đã vượt qua hết mọi kinh nghiệm khắc nghiệt. Xin Mẹ, Đấng đứng vững dưới chân Thập Giá và vẫn duy trì lời cầu nguyện cùng các môn đệ trong khi đợi chờ Chúa Thánh Thần đến, ban cho anh chị em ước muốn từ bỏ hết mọi lỗi lầm và bỏ lại phía sau mọi vết thương trong quá khứ, và xây dựng tình bằng hữu với hết mọi người, mà không bị rơi vào cơn cám dỗ để thoái lui hay thống trị.
Tại Cana, Mẹ đã thể hiện một hiện thực lớn lao. Mẹ là một Người Mẹ đón nhận các vấn đề của con người vào tim mình và hành động. Mẹ nhận biết những thời điểm khó khăn và giải quyết chúng cách kín đáo, hiệu năng và quyết đoán. Mẹ không cưỡng chế cũng không làm phiền, nhưng là một Người Mẹ và một nữ tỳ. Chúng ta hãy xin ân sủng để noi gương sự nhạy cảm của Mẹ và sự sáng tạo của Mẹ trong việc phục vụ những người cần giúp đỡ, và nhận ra thật tuyệt vời biết bao khi sống cuộc sống của chúng ta trong sự phục vụ người khác, mà không có những ưu tiên hay khoảng cách. Xin Mẹ Maria, là nguồn mạch niềm vui của chúng ta, là Đấng mang lại sự bình an giữa biết bao tội lỗi và những hỗn loạn của lịch sử, giúp chúng ta nhận được sự tuôn đổ của Thần Khí, và giúp chúng ta trở thành những tôi tớ tốt lành và trung tín.
Nhờ sự chuyển cầu của Mẹ, xin cho sự viên mãn của thời gian cũng đến với chúng ta. Sự chuyển tiếp từ trước và sau Đức Kitô có rất ít ý nghĩa nếu nó cứ vẫn mãi chỉ là một ngày trong biên niên sử. Xin cho mỗi người chúng ta biết thực hiện một cuộc vượt qua nội tâm, một Lễ Vượt Qua của tâm hồn, hướng đến “phong cách” thánh đã được Mẹ Maria cưu mang. Xin cho chúng ta biết làm mọi sự trong sự đơn sơ nhỏ bé, và đồng hành với người khác đang cận kề, với một tâm hồn đơn sơ và cởi mở.
Trong phần lời nguyện giáo dân, cộng đoàn đã dâng lên các ý nguyện sau:
1. Cầu cho Hội Thánh Chúa.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho Hội Thánh Chúa, dưới sự lãnh đạo của Đức Thánh Cha Phanxicô được hưởng những ân sủng phong phú của Chúa Thánh Thần và sự bảo vệ liên tục của Mẹ Maria.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
2. Cầu cho dân nước Ba Lan.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho dân tộc Ba Lan, mà 1050 năm trước đây đã được rửa tội nhận được dư dật ân sủng Thiên Chúa để kiên trì trên con đường đức tin Kitô và trân quý gìn giữ phẩm giá của con cái Thiên Chúa.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
3. Cầu cho những người bất hạnh.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các bệnh nhân, người nghèo, người cô đơn, bị bách hại và tất cả những ai đang đau khổ, Xin Đức Mẹ Jasna Gora mang lại cho họ niềm an ủi; Chúng ta cũng cầu nguyện cho chính chúng ta, nhờ ân sủng của Thiên Chúa biết thương xót họ và sẵn sàng giúp đỡ những người cơ bần.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
4. Cầu cho những người tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho cho những người tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Xin cho cảm nghiệm phong phú của họ về Lòng Thương Xót Chúa có thể tháp tùng với họ đến mọi chân trời góc bể.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
5. Cầu cho những người vị quốc vong thân.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những người đã chết vì quê hương đất nước chúng ta. Xin cho sự cống hiến của họ được đền đáp ở quê hương trên trời.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
6. Cầu cho những người tham gia trong lễ tạ ơn này.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những ai tham gia vào lễ tạ ơn quốc gia này nhân kỷ niệm bí tích Rửa Tội. Xin cho các thế hệ hiện tại của Ba Lan, cũng như những thế hệ tương lai đến sau chúng ta, được thu hút bởi sự huy hoàng của Phúc Âm, được linh hứng từ Lời Chúa và góp phần vào sự phát triển đích thực của cộng đồng quốc gia của chúng ta.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là thánh lễ kỷ niệm 1050 năm vua Ba Lan chịu phép rửa tội. Thánh lễ diễn ra tại Đền Thánh Đức Mẹ Częstochowa.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Thánh Cha và đoàn đồng tế đang tiến ra trước bàn thờ.
Đức Thánh Cha làm dấu bắt đầu thánh lễ.
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần - Amen
Đức Thánh Cha gởi lời chào Phụng Vụ đến cộng đoàn.
Sau khi cộng đoàn vừa dứt kinh Vinh Danh, Đức Thánh Cha đọc lời nguyện sau
Chúng ta hãy cầu nguyện. Lạy Thiên Chúa Toàn Năng và giàu lòng thương xót, mà toàn dân Balan luôn tìm đến khấn xin Chúa thương ban muôn hồng ân thiêng liêng và đặc biệt nhờ lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria qua bức tượng “Đức Bà đen” này mà toàn dân Balan sùng mộ khấn xin và Mẹ đã chở che dân nước này qua những cơn chinh chiến hiểm nguy mà ban cho được sống an lành trong hòa bình thư thái. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giê su Ki tô, Con Chúa hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời Amen.
Bài đọc 1: Bài trích sách Châm Ngôn (8: 22-35)
ĐỨC CHÚA đã dựng nên ta như tác phẩm đầu tay của Người,
trước mọi công trình của Người từ thời xa xưa nhất.
Ta đã được tấn phong từ đời đời,
từ nguyên thuỷ, trước khi có mặt đất.
Khi chưa có các vực thẳm,
khi chưa có mạch nước tràn đầy, ta đã được sinh ra.
Trước khi núi non được đặt nền vững chắc,
trước khi có gò nổng, ta đã được sinh ra,
khi ĐỨC CHÚA chưa làm ra mặt đất với khoảng không,
và những hạt bụi đầu tiên tạo nên vũ trụ.
Đã có ta hiện diện khi Người thiết lập cõi trời,
khi Người vạch một vòng tròn trên mặt vực thẳm,
khi Người làm cho mây tụ lại ở trên cao
và cho các mạch nước vọt lên từ vực thẳm,
khi Người định ranh giới cho biển, để nước khỏi tràn bờ,
khi Người đặt nền móng cho đất.
Ta hiện diện bên Người như tay thợ cả.
Ngày ngày ta là niềm vui của Người,
trước mặt Người, ta không ngớt vui chơi,
vui chơi trên mặt đất, ta đùa vui với con cái loài người.
“Giờ đây, hỡi các con, hãy nghe ta.
Phúc thay người bước theo đường lối ta chỉ bảo.
Muốn nên khôn, phải nghe lời nghiêm huấn,
đừng bao giờ gạt bỏ.
Phúc thay người lắng nghe ta dạy,
ngày ngày canh thức trước cửa nhà ta,
túc trực ở ngay lối ra vào.
Vì gặp được ta là gặp sự sống,
và hưởng ân lộc ĐỨC CHÚA ban cho.
Thánh Vịnh 48
1. Cao cả thay ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa chúng ta,
Đấng thật xứng muôn lời ca tụng
trong thành đô của Người!
2. Núi thánh Người thật nguy nga hùng vĩ,
là niềm vui cho toàn thể địa cầu.
Núi Xi-on, bồng lai cực bắc,
là kinh thành của Đức Đại Vương.
3. Giữa các lâu đài của Xi-on,
Thiên Chúa tỏ ra chính Người là thành luỹ.
Kìa vua chúa toa rập với nhau,
cùng tiến quân một lúc.
4. Nhưng mới thấy thành đã sững sờ kinh ngạc,
quá hãi hùng, bỏ chạy thoát thân.
Chúng run khiếp, chạy đi chẳng nổi,
quằn quại như phụ nữ sắp sinh con.
Quay cuồng như những chiếc tàu trên biển cả
bị bão đánh tan tành.
5. Chuyện xưa tai nghe, giờ đây mắt thấy,
trong thành trì Chúa Tể càn khôn,
trong thành trì Thiên Chúa, Chúa ta thờ;
Người củng cố thành đô đến muôn đời muôn thuở.
Bài đọc 2: Bài trích thư Thánh Phaolô gởi tín hữu thành Galát (4: 4-7)
Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: “Áp-ba, Cha ơi! “Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa.”
Alleluia, alleluia.
Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng bà! Bà thật diễm phúc trong tất cả người nữ.
Alleluia.
Phúc Âm: Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan (2:1-11)
Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giê-su. Đức Giê-su và các môn đệ cũng được mời tham dự. Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giê-su nói với Người: “Họ hết rượu rồi.” Đức Giê-su đáp: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến.” Thân mẫu Người nói với gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.”
Ở đó có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do-thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước. Đức Giê-su bảo họ: “Các anh đổ đầy nước vào chum đi! “ Và họ đổ đầy tới miệng. Rồi Người nói với họ: “Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc.” Họ liền đem cho ông. Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hoá thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại và nói: “Ai ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ.” Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người.
Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Từ các bài đọc của buổi cử hành Phụng Vụ này một sợi chỉ thánh xuất hiện, một sợi chỉ trải dài trong lịch sử nhân loại và dệt nên lịch sử cứu độ.
Tông Đồ Phaolô nói cho chúng ta về kế hoạch lớn lao của Thiên Chúa: “khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình đến, sinh làm con một người phụ nữ” (Gl 4:4). Nhưng lịch sử cho chúng ta biết rằng khi “thời viên mãn này đến”, lúc Thiên Chúa trở thành con người, thì nhân loại vẫn chưa sẵn sàng một cách đặc biệt, thậm chí lúc đó cũng chưa có một giai đoạn ổn định và hoà bình: không có “Thời Vàng Son”. Khung cảnh của thế giới này không chào đón sự ngự đến của Thiên Chúa; thực vậy, “gia nhân chẳng chịu đón nhận Người” (Ga 1:11). Sự viên mãn của thời gian, vì thế, là một hồng ân trong đó Thiên Chúa lấp đầy thời gian của chúng ta với sự dư dật của lòng thương xót Ngài. Vì một tình yêu tuyệt đối Ngài đã khai mở thời viên mãn.
Cách Thiên Chúa ngự đến trong lịch sử thật đáng xúc động: Ngài đã được “sinh ra bởi một người phụ nữ”. Không có một sự khải hoàn tiến vào, cũng chẳng có một cuộc hiện đến đầy ấn tượng của Đấng Quyền Năng. Ngài không tỏ mình như là một mặt trời đang mọc lên rực rỡ, nhưng đi vào thế giới trong cách thế đơn giản nhất, như là một đứa trẻ được sinh từ người mẹ của mình, bằng “phong cách” mà Kinh Thánh gọi là một cơn mưa tưới gội xuống đất khô (x. Is 55:10), như những hạt giống nhỏ bé nhất nảy mầm và trổ sinh (x. Mt 4:31-32). Do đó, trái với những mong đợi của chúng ta và có lẽ thậm chí cả với những mong muốn của chúng ta, nước Thiên Chúa, thỉnh thoảng, “không đến trong một cách thế gây chú ý” (Lc 17:20), nhưng trái lại trong sự nhỏ bé, khiêm nhường.
Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy sợi chỉ thánh này len lỏi một cách tinh tế qua lịch sử: từ sự viên mãn của thời gian đến “ngày thứ ba” trong sứ mạng của Chúa Giêsu (x. Ga 2:1) và việc loan báo “giờ” của ơn cứu độ (xem câu 4). Khi thời gian đến gần, Thiên Chúa luôn mạc khải chính Ngài trong sự nhỏ bé. Và vì thế chúng ta đến với “dấu lạ đầu tiên mà Chúa Giêsu đã thực hiện” (xem câu 11), tại làng Cana miền Galilê.
Không có một hành động gây kinh ngạc nào được thực hiện trước đám đông, hoặc thậm chí không có cả một lời nói nhằm trấn an các vấn đề chính trị nóng bỏng chẳng hạn như việc tùng phục của người dân vào quyền bính của La Mã. Thay vào đó, trong một ngôi làng nhỏ, một phép lạ đơn giản diễn ra và mang lại niềm vui cho đám cưới của một đôi bạn trẻ hoàn toàn là một gia đình vô danh. Đồng thời, nước trở thành rượu tại bữa tiệc cưới ấy là một dấu chỉ lớn lao, vì nó cho chúng ta thấy diện mạo chàng rể của Thiên Chúa, một Thiên Chúa là Đấng ngồi đồng bàn cùng chúng ta, Đấng mơ ước và giữ tình hiệp thông với chúng ta. Điều đó cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa không giữ khoảng cách, nhưng gần gũi và chân thực. Ngài đang ở giữa chúng ta và Ngài lo lắng cho chúng ta, nhưng không đưa ra những quyết định thay chúng ta và không làm rắc rối cho chính bản thân Ngài với những vấn đề về quyền bính. Ngài thích để cho chính bản thân Ngài được chứa đựng trong những điều bé nhỏ, chứ không giống như chúng ta, là những người luôn muốn chiếm hữu một điều gì đó lớn lao hơn. Bị lôi cuốn bởi quyền lực, bởi sự vĩ đại, bởi vẻ bề ngoài, là bi kịch của nhân loại. Đó là một cơn cám dỗ luôn cố gắng để nhân ra chính nó ở khắp mọi nơi. Nhưng trao ban chính bản thân mình cho người khác, xoá bỏ khoảng cách, sống trong sự bé nhỏ và sống thực tại của mình mỗi ngày là điều thánh thiêng đặc biệt.
Thiên Chúa cứu chúng ta, bằng việc làm cho chính Ngài trở nên nhỏ bé, gần gũi và hiện thực. Trước hết, Thiên Chúa làm cho chính Ngài trở nên bé nhỏ. Thiên Chúa, Đấng “hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11:29), đặc biệt yêu thương những người bé mọn, những người mà nước Thiên Chúa được mạc khải cho (Mt 11:25); họ vĩ đại trong đôi mắt của Ngài và Ngài nhìn đến họ (x. Is 66:2). Ngài đặc biệt yêu mến họ vì họ đi ngược lại với “sự kiêu hãnh cuộc sống” vốn thuộc về thế gian (x. 1 Ga 2:16). Những người bé mọn nói ngôn ngữ của Ngài, là ngôn ngữ của tình yêu khiêm nhường mang lại sự tự do. Vì thế, Ngài gọi người đơn sơ và biết đón nhận là những phát ngôn viên của Ngài; Ngài trao phó cho họ việc mạc khải danh Ngài và những bí ẩn trong trái tim Ngài. Tư tưởng của chúng ta giờ đây hướng đến cơ man những người con nam nữ của dân tộc anh chị em, chẳng hạn như các vị tử đạo đã làm cho sức mạnh vô phương tự vệ của Tin Mừng được chiếu toả, hay những người bình thường nhưng là những chứng nhân đầy ấn tượng cho tình yêu của Thiên Chúa ở giữa những truân chuyên, và những người là những sứ giả hiền lành và mạnh mẽ của lòng thương xót như Thánh Gioan Phaolô II và Thánh Faustina. Ngang qua những “kênh” này của tình yêu Ngài, Thiên Chúa đã trao ban những món quà vô giá cho toàn thể Giáo Hội và cho toàn thể nhân loại. Thật là đầy ý nghĩa khi dịp kỷ niệm phép rửa của dân tộc các bạn diễn ra trùng hợp với Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Thiên Chúa cũng gần gũi, nước Ngài đang ở giữa chúng ta (x. Mc 1:15). Thiên Chúa không muốn người ta sợ hãi Ngài như sợ một thẩm quyền tối cao đầy uy lực và lạnh lùng. Ngài không muốn ngự trên ngai nơi thiên quốc hay trong các sử sách, nhưng yêu thương đi xuống với những vấn đề hằng ngày của chúng ta, và đồng hành cùng chúng ta. Khi chúng ta nghĩ về hồng ân một thiên niên kỷ tràn đầy niềm tin, chúng ta tạ ơn Thiên Chúa hơn tất cả những ai khác vì Chúa đã bước đi cùng với dân tộc anh chị em, đã nắm lấy tay anh chị em và đồng hành với anh chị em trong quá nhiều hoàn cảnh. Đó là điều mà cả chúng ta nữa, trong Giáo Hội, luôn được mời gọi để thực hiện: đó là lắng nghe, dự phần và trở nên người thân cận, chia sẻ niềm vui và những vất vả của người dân, để Tin Mừng có thể lan toả nhất quán hơn và sinh hoa trái hơn khi chiếu toả sự tốt lành thông qua sự minh bạch của đời sống chúng ta.
Sau cùng, Thiên Chúa là chân thực. Các bài đọc hôm nay làm rõ rằng mọi thứ về đường lối hành động của Thiên Chúa đều là thực và cụ thể. Sự khôn ngoan thánh thiện “giống như người thợ cả” và như “những vui chơi” (x. Cn 8:30). Ngôi Lời đã trở thành xác phàm, được sinh ra bởi một người mẹ, được sinh ra dưới lề luật (x. Gl 4:4), có bạn hữu và tới lui một buổi tiệc. Đấng Vĩnh Cửu giao tiếp với con người bằng việc dành thời gian cho họ trong những hoàn cảnh cụ thể. Lịch sử của anh chị em, được hình thành bởi Tin Mừng, Thập Giá và sự trung thành với Giáo Hội, đã là một sức mạnh lan toả của một niềm tin chân thực, được truyền từ gia đình này đến gia đình kia, từ cha đến con và trên hết từ những người mẹ và các bà ngoại, những người mà chúng ta cần phải cám ơn rất nhiều. Đặc biệt, với chính đôi tay của mình, anh chị em có thể chạm đến sự dịu dàng thật sự và quan phòng của Mẹ, Đấng mà tôi đến đây trong tư cách là một khách hành hương để tôn kính; và là Đấng mà chúng ta đã loan báo trong Thánh Vịnh như là “niềm tự hào lớn lao của dân tộc chúng ta” (Jud 15:9).
Chính là Mẹ Maria, mà chúng ta, những người đang qui tụ ở đây, giờ đây đang hướng về. Ở nơi Mẹ, chúng ta tìm thấy một sự tùng phục hoàn hảo trước Thiên Chúa. Trong suốt dòng lịch sử, được đan bởi sợi chỉ thánh này, cũng là một “sợi chỉ Maria”. Nếu có bất kì một vinh quang con người nào, bất kì một công đức nào của chúng ta trong sự viên mãn của thời gian, thì đó chính là Mẹ. Đức Maria là không gian, được dành riêng không vấn vương tội lỗi, nơi Thiên Chúa chọn để phản chiếu chính Ngài. Mẹ là bậc thang mà Thiên Chúa chọn để đi xuống và đến gần với chúng ta. Mẹ là dấu chỉ rõ ràng nhất của sự viên mãn của thời gian.
Trong cuộc sống của Mẹ Maria chúng ta cảm phục sự nhỏ bé mà Thiên Chúa yêu thương, vì Ngài “nhìn đến phận hèn tôi tớ Ngài”, và “nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc 1:48, 52). Ngài hài lòng với Mẹ đến nỗi đã để cho xác thịt của Ngài được dệt từ xác thịt của Mẹ, để Đức Trinh Nữ trở thành Mẹ Thiên Chúa, như một bài ca cổ xưa, đã hát hàng nhiều thế kỷ, loan báo. Với anh chị em là những người không ngừng chạy đến cùng Mẹ, qui tụ từ khắp mọi nơi về đây, thủ đô tinh thần của đất nước này, xin Mẹ tiếp tục chỉ đường. Xin Mẹ giúp anh chị em dệt trong cuộc sống của mình sợi chỉ khiêm nhường và đơn sơ của Tin Mừng.
Tại Cana, cũng như ở đây tại Jasna Góra này, Mẹ Maria mang lại cho chúng ta sự gần gũi của Mẹ và giúp chúng ta khám phá ra điều mà chúng ta cần phải sống để có một cuộc sống viên mãn. Thỉnh thoảng, Mẹ thực hiện điều này bằng một tình yêu từ mẫu, bằng sự hiện diện và an ủi của Mẹ, dạy dỗ chúng ta biết tránh những quyết định nông nổi và gây bất bình trong cộng đoàn của chúng ta. Là một Người Mẹ của một gia đình, Mẹ muốn giữ chúng ta lại với nhau. Nhờ sự hiệp nhất, hành trình của dân tộc anh chị em đã vượt qua hết mọi kinh nghiệm khắc nghiệt. Xin Mẹ, Đấng đứng vững dưới chân Thập Giá và vẫn duy trì lời cầu nguyện cùng các môn đệ trong khi đợi chờ Chúa Thánh Thần đến, ban cho anh chị em ước muốn từ bỏ hết mọi lỗi lầm và bỏ lại phía sau mọi vết thương trong quá khứ, và xây dựng tình bằng hữu với hết mọi người, mà không bị rơi vào cơn cám dỗ để thoái lui hay thống trị.
Tại Cana, Mẹ đã thể hiện một hiện thực lớn lao. Mẹ là một Người Mẹ đón nhận các vấn đề của con người vào tim mình và hành động. Mẹ nhận biết những thời điểm khó khăn và giải quyết chúng cách kín đáo, hiệu năng và quyết đoán. Mẹ không cưỡng chế cũng không làm phiền, nhưng là một Người Mẹ và một nữ tỳ. Chúng ta hãy xin ân sủng để noi gương sự nhạy cảm của Mẹ và sự sáng tạo của Mẹ trong việc phục vụ những người cần giúp đỡ, và nhận ra thật tuyệt vời biết bao khi sống cuộc sống của chúng ta trong sự phục vụ người khác, mà không có những ưu tiên hay khoảng cách. Xin Mẹ Maria, là nguồn mạch niềm vui của chúng ta, là Đấng mang lại sự bình an giữa biết bao tội lỗi và những hỗn loạn của lịch sử, giúp chúng ta nhận được sự tuôn đổ của Thần Khí, và giúp chúng ta trở thành những tôi tớ tốt lành và trung tín.
Nhờ sự chuyển cầu của Mẹ, xin cho sự viên mãn của thời gian cũng đến với chúng ta. Sự chuyển tiếp từ trước và sau Đức Kitô có rất ít ý nghĩa nếu nó cứ vẫn mãi chỉ là một ngày trong biên niên sử. Xin cho mỗi người chúng ta biết thực hiện một cuộc vượt qua nội tâm, một Lễ Vượt Qua của tâm hồn, hướng đến “phong cách” thánh đã được Mẹ Maria cưu mang. Xin cho chúng ta biết làm mọi sự trong sự đơn sơ nhỏ bé, và đồng hành với người khác đang cận kề, với một tâm hồn đơn sơ và cởi mở.
Trong phần lời nguyện giáo dân, cộng đoàn đã dâng lên các ý nguyện sau:
1. Cầu cho Hội Thánh Chúa.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho Hội Thánh Chúa, dưới sự lãnh đạo của Đức Thánh Cha Phanxicô được hưởng những ân sủng phong phú của Chúa Thánh Thần và sự bảo vệ liên tục của Mẹ Maria.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
2. Cầu cho dân nước Ba Lan.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho dân tộc Ba Lan, mà 1050 năm trước đây đã được rửa tội nhận được dư dật ân sủng Thiên Chúa để kiên trì trên con đường đức tin Kitô và trân quý gìn giữ phẩm giá của con cái Thiên Chúa.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
3. Cầu cho những người bất hạnh.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các bệnh nhân, người nghèo, người cô đơn, bị bách hại và tất cả những ai đang đau khổ, Xin Đức Mẹ Jasna Gora mang lại cho họ niềm an ủi; Chúng ta cũng cầu nguyện cho chính chúng ta, nhờ ân sủng của Thiên Chúa biết thương xót họ và sẵn sàng giúp đỡ những người cơ bần.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
4. Cầu cho những người tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho cho những người tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Xin cho cảm nghiệm phong phú của họ về Lòng Thương Xót Chúa có thể tháp tùng với họ đến mọi chân trời góc bể.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
5. Cầu cho những người vị quốc vong thân.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những người đã chết vì quê hương đất nước chúng ta. Xin cho sự cống hiến của họ được đền đáp ở quê hương trên trời.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
6. Cầu cho những người tham gia trong lễ tạ ơn này.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những ai tham gia vào lễ tạ ơn quốc gia này nhân kỷ niệm bí tích Rửa Tội. Xin cho các thế hệ hiện tại của Ba Lan, cũng như những thế hệ tương lai đến sau chúng ta, được thu hút bởi sự huy hoàng của Phúc Âm, được linh hứng từ Lời Chúa và góp phần vào sự phát triển đích thực của cộng đồng quốc gia của chúng ta.
Xin Chúa nhận lời chúng con.