Sau đây là bản tin ghi nhanh ngày thứ ba của Đức Phanxicô tại Krakow
8 giờ 55 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang tới trại tử thần của Đức Quốc Xã tại Auschwitz-Birkenau để thăm địa điểm đau thương buồn thảm này.
Với cuộc viếng thăm này, ngài là vị giáo hoàng liên tiếp thứ ba thực hiện chuyến hành hương tới địa điểm các lực lượng của Adolf Hitler sát hại hơn 1 triệu người, phần đông là Do Thái.
Vatican và các giới chức Giáo Hội Ba Lan cho biết: Đức Giáo Hoàng sẽ bày tỏ nỗi đau buồn của ngài trong im lặng tại địa điểm này, tiếc thương các nạn nhân trong lời cầu nguyện và suy niệm thinh lặng.
Theo chương trình đã định, đáng lẽ Đức Phanxicô sẽ từ Krakow đi bằng máy bay tới Oswiecim, thị trấn nhỏ nơi tọa lạc trại tử thần trước đây, nhưng vì thời tiết xấu, ngài đã vượt 65 cây số bằng xe hơi.
9 giờ 20 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đi bộ dưới chiếc cổng khét tiếng "Arbeit Macht Frei" tại Auschwitz, bắt đầu chuyến viếng thăm ảm đạm trại tử thần của Đức Quốc Xã.
Sau đó, ngài được một chiếc xe nhỏ đưa đi dọc theo các đường hẻm song song với các trại, và cầu nguyện tại địa điểm hành quyết và gặp gỡ các người sống sót của trại.
Ngài trở thành vị giáo hoàng liên tiếp thứ ba thực hiện chuyến hành hương tới nơi các lực lượng của Adolf Hitler sát hại hơn 1 triệu người, phần lớn là Do Thái. Nhưng Đức Phanxicô là vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm mà không có liên hệ bản thân nào với nơi này.
Đức Gioan Phaolô II xuất thân từ Ba Lan, lúc ấy dưới sự chiếm đóng của Đức, trong khi Đức Bênêdíctô XVI là một người Đức.
9 giờ 50 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp một ít người sống sót trại tử thần Auschwitz trong cuộc viếng thăm lịch sử địa điểm tưởng niệm ở miền nam Ba Lan.
Ngài dừng lại, bắt tay từng người và cúi xuống hôn các vị sống sót cao niên trên cả hai má.
Một phụ nữ hôn tay ngài. Ngài cũng dành giờ trao đổi ít lời với họ, dù điều họ nói không thể nghe rõ.
Sau đó, ngài mang theo một cây nến lớn mầu trắng và đặt ở Bức Tường Tử Thần, nơi các tù nhân bị hành quyết.
10 giờ 00 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cầu nguyện tại phòng giam tối tăm dưới đất ở Auschwitz, vốn giam vị thánh Công Giáo là thánh Maximilian Kolbe, một cha dòng Công Giáo người Ba Lan đã hy sinh mạng sống của mình lúc chiến tranh để cứu mạng sống của một người đàn ông khác có gia đình.
Một ít tia sáng từ chiếc cửa sổ tí hon là ánh sáng duy nhất chiếu trên khuôn hình mầu trắng của Đức Giáo Hoàng; ngài qùy gối trong ít phút để cầu nguyện trước khi làm dấu thánh giá và đứng lên.
10 giờ 30 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô rời Auschwitz và vượt 3 cây số tới Birkenau gần đó; đây vốn là một phần của quần thể tử thần nơi khoảng 1 triệu người Do Thái Âu Châu đã bị sát hại trong các phòng hơi ngạt.
Tại đây, ngài gặp 25 Kitô hữu Ba Lan từng liều mạng giúp người Do Thái thời Đức chiếm đóng xứ sở họ trong Thế Chiến Hai.
Tổ chức Yad Vashem của Israel đã công nhận 6,620 người Ba Lan là “Người Công Chính Giữa Các Dân Tộc” nhiều hơn bất cứ nước nào, phản ảnh sự thực này: Ba Lan là hy vọng của cộng đồng Do Thái lớn nhất tại Âu Châu trước Nạn Diệt Chủng.
Đức Phanxicô cũng gặp một vài đại diện của cộng đồng Do Thái Ba Lan, là cộng đồng lớn nhất Âu Châu trước chiến tranh nhưng nay nhỏ nhoi vì Nạn Diệt Chủng và chủ nghĩa chống Do Thái hậu chiến khiến nhiều người rời bỏ Ba Lan.
10 giờ 35 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp các người sống sót trại tử thần Đức Quốc Xã gần Bức Tường Tử Thần của Auschwitz, nơi các tù nhân, đa số là kháng chiến quân Ba Lan, bị hành quyết.
Một số người sống sót đã tặng Đức Phanxicô những đồ kỷ có liên quan đến nỗi thống khổ của họ. Một người tặng ngài bức hình đen trắng và chỉ cho ngài thấy cụ ở trong hình đó.
Trước đó, một số người sống sót nói với Hãng Tin A.P. rằng họ rất phấn khởi được gặp Đức Giáo Hoàng, một người rất có thế giá đối với họ.
Cụ Alojzy Fros, 100 tuổi, phát biểu: “đây là một điều vĩ đại đối với tôi”.
11giờ 05 sáng
Giáo sĩ trưởng Do Thái Giáo của Ba Lan đã đọc thánh vịnh thống hối trước sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Birkenau, vốn là thành phần của quần thể khét tiếng Auschwitz-Birkenau, nơi Quốc Xã giết hơn 1 triệu người, phần lớn là Do Thái.
Giáo sĩ Michael Schudrich, xuất thân từ Hoa Kỳ, đọc Thánh Vịnh 130 bằng tiếng Hípri, bắt đầu thế này: “Từ vực sâu con kêu lên Chúa, lạy Chúa”.
Thánh vịnh trên sau đó được một linh mục đọc bằng tiếng Ba Lan.
Trong khi đọc Thánh vịnh ấy, Đức Phanxicô đan tay vào nhau và cúi đầu trước một đài tưởng niệm các nạn nhân.
Cử tọa bao gồm các người sống sót trại Auschwitz mang khăn quàng sọc gợi nhớ trang phục mà các tù nhân buộc phải mặc, và các người Ba Lan đã giúp cứu người Do Thái.
11giờ 10 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp các Kitô hữu Ba Lan từng liều mạng giúp người Do Thái trong Thế Chiến Hai.
Lần lượt từng người, các vị cao niên người Ba Lan này đã bắt tay Đức Giáo Hoàng, một số hôn tay ngài. Ngài tặng mỗi vị một món quà đựng trong chiếc hộp nhỏ mầu đỏ.
Cuộc gặp gỡ tại Birkenau là lần đầu tiên một vị giáo hoàng gặp nhóm gọi là “Người Công Chính Giữa Các Dân Tộc”.
Rất ít những người công chính này còn sống. Những người còn sống thì lúc ấy chỉ mới là những thiếu niên hoặc người trẻ làm việc với cha mẹ họ để giúp người Do Thái.
11giờ 30 sáng
Im lặng là yếu tố mạnh mẽ trong chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại địa điểm của trại tử thần Đức Quốc Xã ở Auschwitz-Birkenau. Đức Phanxicô đã cho thấy: ngài sẽ không phát biểu trong chuyến thăm của ngài hôm thứ Sáu, mục đích để nhấn mạnh rằng không có lời nói nào có thể diễn tả sự khủng khiếp của những cảnh diễn ra trong Thế Chiến II.
Abraham Skorka, người bạn thân của Đức Phanxicô từ Á Căn Đình, đã nói trước đây rằng: "Ngài nói bằng thái độ nhiều hơn là bằng lời nói của ngài".
Bất chấp ý định của Đức Giáo Hoàng muốn giữ im lặng, ngài vẫn đã trao đổi vài lời với các Kitô hữu cao niên đã giúp cứu người Do Thái trong chiến tranh. Với hầu hết mọi người, ngài chỉ mỉm cười nhẹ nhàng, bắt tay và đưa cho mỗi người một chuỗi Mân Côi.
11 giờ 45 sáng
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Auschwitz trong im lặng nhưng đã để lại một thông điệp trong cuốn sách dành cho khách của khu tưởng niệm: "Lạy Chúa, xin thương xót dân của Chúa. Lạy Chúa, xin tha thứ cho quá nhiều dã man..."
Ngài viết các lời trên bằng tiếng Tây Ban Nha, ký tên là "Franciscus" (Phanxicô).
Trước chuyến viếng thăm, Vatican cho biết: Các lời lẽ trong cuộc viếng thăm cuốn sách dành cho khách đã được dự tính là các lời lẽ duy nhất của ngài tại địa điểm này, vì ngài thích tưởng nhớ các nạn nhân trong im lặng hơn.
01 giờ 50 chiều
Một linh mục từ một ngôi làng, nơi Đức Quốc Xã từng giết một gia đình Ba Lan vì đã che chở người Do Thái, đã được chọn để đọc một bài thánh vịnh bằng tiếng Ba Lan khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới thăm địa điểm trại tử thần Birkenau của Đức Quốc Xã.
Một thánh vịnh bằng tiếng Hípri và Ba Lan là các lời nói công cộng duy nhất trong chuyến viếng thăm, trong đó Đức Phanxicô giữ im lặng.
Bài thánh vịnh đã được đọc to bằng tiếng Ba Lan bởi Cha Stanislaw Ruszala từ làng Markowa ở miền nam Ba Lan.
Năm 1944, binh lính Đức giết Jozef Ulma, người vợ đang mang thai của ông là Wiktoria và sáu đứa con của họ, độ tuổi từ 1 đến 8, cũng như tám thành viên của gia đình Goldman, Gruenfeld và Didner được gia đình Ulmas che chở.
02 giờ 30 chiều
Một nạn nhân sống sót các trại tử thần của Đức Quốc xã tại Auschwitz-Birkenau nói rằng quả là một điều tốt khi Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm địa điểm. Ngài đến thăm vào thứ Sáu và gặp 11 người trong số những người sống sót càng ngày càng ít hơn của trại.
Lidia Maksymowicz, 75 tuổi, cho biết trên Đài TVN của Ba Lan rằng quả là một “biến cố vĩ đại” đối với bà khi được gặp Đức Phanxicô.
Bà nói: "Đây là một điều phi thường khi vị Giáo hoàng này, người nhạy cảm đối với sự nghèo đói và nhục nhã của con người, đã có thể thấy nơi này, nơi con người bị đưa xuống mức thấp nhất của việc mất phẩm giá".
Bà chỉ mới 2 tuổi khi bị đưa đến trại và 5 tuổi khi trại được giải phóng bởi Hồng Quân Liên Xô vào năm 1945.
04 giờ 30 chiều
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm một bệnh viện ở Krakow để gặp các trẻ em bị bệnh rất nặng, một số ngồi trong xe lăn, một số đeo máy.
Cuộc gặp gỡ với các trẻ em này diễn ra trong ngày Đức Phanxicô nhấn mạnh tới chủ đề đau khổ. Trước đó, ngài đã thực hiện một chuyến viếng thăm có tác động mạnh, diễn ra trong chiêm niệm im lặng, tại trại tử thần Auschwitz-Birkenau cũ.
Đức Phanxicô đã được chào đón tại bệnh viện bởi Thủ tướng Beata Szydlo, và sau đó bởi những tiếng reo hò của các em.
5 giờ 30 chiều.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt tay và vuốt đầu - một số trọc lóc - khoảng hai chục trẻ em ngồi trong xe lăn trong chuyến thăm một bệnh viện nhi đồng ở Krakow, miền nam Ba Lan.
Chuyến viếng thăm Bệnh Viện Nhi Đồng của trường Đại Học hôm thứ Sáu này là một phần trong ngày Đức Phanxicô dành riêng cho chủ đề đau khổ.
Trong hội trường chính, ngài đã gặp các bác sĩ, y tá và một số bệnh nhân, ở các độ tuổi khác nhau. Có những trẻ sơ sinh trong vòng tay cha mẹ, được nối với các thiết bị y khoa, các trẻ trai và trẻ gái bé nhỏ, và cả các thiếu niên.
Một bé trai và một em sơ sinh khóc trong lúc đọc các bài diễn văn.
Sau đó, Đức Phanxicô đến từng em, bắt tay, vuốt đầu và cằm trong cử chỉ một người cha.
Một bé gái đã tặng ngài một bản vẽ hình trái tim màu đỏ trên nền vàng. Đức Phanxicô nói: "Grazie" ( "cảm ơn").
07 giờ 35 tối
Sau cuộc viếng thăm trại Auschwitz, phần lớn trong im lặng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô xúc động trước vấn đề sự dữ và đau khổ khi ngài gặp các người hành hương trẻ - một chủ đề có liên quan đến các tàn ác thời nay.
Tại Trại Auschwitz hôm thứ Sáu, Đức Thánh Cha đã không đưa ra nhận định công khai nào, chỉ viết trong cuốn sách dành cho khách: "Lạy Chúa, xin thương xót dân Chúa! Xin tha thứ cho quá nhiều tàn ác!"
Sau cuộc viếng thăm một bệnh viện nhi đồng ở Prokocim, Đức Phanxicô trở lại với chủ đề sự ác khi ngài nói chuyện với một nhóm lớn các khách hành hương. Ngài cho biết các lời của Chúa Giêsu: "Ta đói, các con đã cho ăn ..." đặt ra câu hỏi về sự hiện diện của Thiên Chúa trong một thế giới sự dữ và đau khổ.
Đức Phanxicô nói: "Thiên Chúa ở đâu, nếu sự ác đang hiện diện trong thế giới của chúng ta. Nếu có những người đàn ông và đàn bà đang đói và khát, vô gia cư, những người lưu vong và tị nạn? Thiên Chúa ở đâu, khi người vô tội chết vì bạo lực, khủng bố và chiến tranh?"
Ngài cho biết không có câu trả lời nào của con người, chỉ có câu trả lời của Thiên Chúa thôi.
08 giờ 15 tối
Vào ngày Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho chủ đề đau khổ, thời tiết là yếu tố làm cho tươi sáng.
Vào ngày thứ ba trong chuyến đi miền nam Ba Lan của ngài, Đức Phanxicô đã đến thăm trại tử thần cũ của Đức Quốc Xã tại Auschwitz-Birkenau, nơi có hơn 1 triệu người đã bị giết hại trong Thế Chiến II. Sau đó, ngài đã đến thăm các bệnh nhân của một bệnh viện dành cho trẻ em.
Dự báo cho biết thời tiết hôm nay không chắc chắn và có cơn mưa dông mạnh nhưng ngắn lúc Đức Giáo Hoàng đang ăn trưa và nghỉ ngơi tại Dinh Giám Mục Krakow, nơi ngài đang cư ngụ.
Nhưng khi đến lúc đi Đàng Thánh Giá ở ngoài trời trong một đồng cỏ mênh mông ở Krakow, thì các đám mây rút đi và ánh nắng mặt trời ấm áp chiếu vào những người tham dự và trình diễn viên.
08 giờ 30 tối
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tham dự một cuộc trình diễn nghệ thuật về Đàng Thánh Giá, mà theo truyền thống, vốn được thực hiện vào Thứ Sáu Tuần Thánh và mô tả những giờ cuối cùng Chúa Giêsu vác thánh giá trước khi bị đóng đinh.
Hàng trăm ngàn người hành hương trẻ đã tham dự với Đức Phanxicô trong nghi thức này ở cánh đồng Blonia tại Krakow, miền nam Ba Lan.
Các điệu múa hiện đại, kịch câm, vẽ tranh tường, nhào lộn và âm nhạc, trong đó có một đoạn từ nhà soạn nhạc Samuel Barber, tạo ra một bầu không khí trầm tư.
Thành viên các nhóm từ thiện từ khắp nơi trên thế giới đã vác cây thánh giá khổng lồ giữa đám đông như một biểu tượng của đau khổ. Cuộc tụ họp kết thúc với bài diễn văn của Đức Phanxicô, trong đó ngài gợi lên hy vọng và chấm dứt bằng một lời cầu nguyện ngắn.
08 giờ 40 tối
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi những người hành hương trẻ tỏ lòng thương xót đối với người tị nạn và những người bị bách hại khác.
Đức Phanxicô nói với những người hành hương trẻ tại Ngày Giới trẻ Thế giới tại Krakow rằng các Kitô hữu được kêu gọi phục vụ Chúa Giêsu bằng cách giúp đỡ các người thiếu may mắn.
Ngài nói: "Chúng ta được kêu gọi phục vụ Chúa Giêsu chịu đóng đinh nơi tất cả những người đang bị hắt hủi; đụng chạm vào da thịt thánh thiêng của Người nơi những người thiếu may mắn, nơi những người đói khát, nơi những người trần truồng và bị cầm tù, những người bệnh và thất nghiệp, nơi những ai bị bách hại, người tị nạn và di dân".
Ngài ngỏ sứ điệp trên với một quốc gia Công Giáo và một khu vực rộng lớn hơn của Đông Âu vốn mạnh mẽ phản đối việc chấp nhận người tị nạn, đặc biệt là những người di cư Hồi giáo chạy trốn bạo lực ở Syria và Iraq.
09 giờ 15 tối
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: sự tàn ác của con người "không chấm dứt ở Auschwitz", và các tàn ác tương tự đang được giáng xuống các vùng chiến tranh trên toàn thế giới hiện nay; ngài trưng dẫn việc các tù nhân bị giam giữ trong những điều kiện vô nhân đạo và bị tra tấn.
Đức Phanxicô đến thăm trại tử thần cũ của Đức Quốc xã tại Auschwitz-Birkenau để bày tỏ nỗi buồn của ngài trong im lặng chiêm niệm và cầu nguyện. Vài giờ sau đó, ngài mới cuối cùng nói ra các cảm xúc của ngài khi nói chuyện với khách hành hương từ một cửa sổ nơi cư trú của Đức Tổng Giám Mục Krakow.
Ngài nói: "Đau đớn xiết bao! Tàn ác biết chừng nào! Có thế nào con người chúng ta, được tạo ra theo hình ảnh của Thiên Chúa, lại có thể làm những điều này? ... Tàn ác không chấm dứt ở Auschwitz, ở Birkenau!".
Đức Thánh Cha nói tiếp: "Nhiều tù nhân bị tra tấn chỉ để làm cho họ phải nói. Thật kinh khủng. Ngày nay, có những người đàn ông và đàn bà trong nhà tù đông đúc. Họ sống – xin lỗi - như những con vật. Ngày nay, vẫn còn sự tàn ác này. Chúng ta nói, đúng, ở đó, chúng ta thấy sự tàn bạo của 70 năm trước đây, khiến người ta chết vì bị bắn hoặc bị treo cổ hay vì hơi ngạt".
"Ngày nay, ở nhiều nơi trên thế giới, nơi có chiến tranh, điều tương tự vẫn đang xảy ra."
10 giờ 05 đêm
Phát ngôn viên của Vatican, linh mục Federico Lombardi, cho biết ước tính có khoảng 800.000 người đã tham gia với Đức Thánh Cha Phanxicô trong nghi thức đi Đàng Thánh Gia đầy tính nghệ thuật tại cánh đồng Blonia ở Krakow.
Đức Phanxicô kêu gọi các người hành hương trẻ đang tham dự các buổi lễ của Ngày Giới trẻ Thế giới bày tỏ lòng thương xót đối với người tị nạn và những người bị bách hại khác; ngài nói rằng các Kitô hữu được kêu gọi phục vụ Chúa Giêsu bằng cách giúp đỡ những người thiếu may mắn.
Phát biểu từ dinh tổng giám mục ở Krakow, Đức Phanxicô cũng cho biết: sự tàn ác của con người "không chấm dứt ở Auschwitz", và những tội ác tương tự đang được giáng xuống các vùng chiến tranh trên toàn thế giới hiện nay. Các nhận định này được đưa ra sau khi Đức Phanxicô tới thăm Auschwitz trong im lặng, nhưng đã để lại một thông điệp trong cuốn sách dành cho khách của khu tưởng niệm: "Lạy Chúa, xin thương xót dân của Chúa. Lạy Chúa, xin tha thứ cho quá nhiều tàn ác”.
Đức Phanxicô ở Ba Lan đến Chúa Nhật.
8 giờ 55 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang tới trại tử thần của Đức Quốc Xã tại Auschwitz-Birkenau để thăm địa điểm đau thương buồn thảm này.
Với cuộc viếng thăm này, ngài là vị giáo hoàng liên tiếp thứ ba thực hiện chuyến hành hương tới địa điểm các lực lượng của Adolf Hitler sát hại hơn 1 triệu người, phần đông là Do Thái.
Vatican và các giới chức Giáo Hội Ba Lan cho biết: Đức Giáo Hoàng sẽ bày tỏ nỗi đau buồn của ngài trong im lặng tại địa điểm này, tiếc thương các nạn nhân trong lời cầu nguyện và suy niệm thinh lặng.
Theo chương trình đã định, đáng lẽ Đức Phanxicô sẽ từ Krakow đi bằng máy bay tới Oswiecim, thị trấn nhỏ nơi tọa lạc trại tử thần trước đây, nhưng vì thời tiết xấu, ngài đã vượt 65 cây số bằng xe hơi.
9 giờ 20 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đi bộ dưới chiếc cổng khét tiếng "Arbeit Macht Frei" tại Auschwitz, bắt đầu chuyến viếng thăm ảm đạm trại tử thần của Đức Quốc Xã.
Sau đó, ngài được một chiếc xe nhỏ đưa đi dọc theo các đường hẻm song song với các trại, và cầu nguyện tại địa điểm hành quyết và gặp gỡ các người sống sót của trại.
Ngài trở thành vị giáo hoàng liên tiếp thứ ba thực hiện chuyến hành hương tới nơi các lực lượng của Adolf Hitler sát hại hơn 1 triệu người, phần lớn là Do Thái. Nhưng Đức Phanxicô là vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm mà không có liên hệ bản thân nào với nơi này.
Đức Gioan Phaolô II xuất thân từ Ba Lan, lúc ấy dưới sự chiếm đóng của Đức, trong khi Đức Bênêdíctô XVI là một người Đức.
9 giờ 50 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp một ít người sống sót trại tử thần Auschwitz trong cuộc viếng thăm lịch sử địa điểm tưởng niệm ở miền nam Ba Lan.
Ngài dừng lại, bắt tay từng người và cúi xuống hôn các vị sống sót cao niên trên cả hai má.
Một phụ nữ hôn tay ngài. Ngài cũng dành giờ trao đổi ít lời với họ, dù điều họ nói không thể nghe rõ.
Sau đó, ngài mang theo một cây nến lớn mầu trắng và đặt ở Bức Tường Tử Thần, nơi các tù nhân bị hành quyết.
10 giờ 00 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cầu nguyện tại phòng giam tối tăm dưới đất ở Auschwitz, vốn giam vị thánh Công Giáo là thánh Maximilian Kolbe, một cha dòng Công Giáo người Ba Lan đã hy sinh mạng sống của mình lúc chiến tranh để cứu mạng sống của một người đàn ông khác có gia đình.
Một ít tia sáng từ chiếc cửa sổ tí hon là ánh sáng duy nhất chiếu trên khuôn hình mầu trắng của Đức Giáo Hoàng; ngài qùy gối trong ít phút để cầu nguyện trước khi làm dấu thánh giá và đứng lên.
10 giờ 30 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô rời Auschwitz và vượt 3 cây số tới Birkenau gần đó; đây vốn là một phần của quần thể tử thần nơi khoảng 1 triệu người Do Thái Âu Châu đã bị sát hại trong các phòng hơi ngạt.
Tại đây, ngài gặp 25 Kitô hữu Ba Lan từng liều mạng giúp người Do Thái thời Đức chiếm đóng xứ sở họ trong Thế Chiến Hai.
Tổ chức Yad Vashem của Israel đã công nhận 6,620 người Ba Lan là “Người Công Chính Giữa Các Dân Tộc” nhiều hơn bất cứ nước nào, phản ảnh sự thực này: Ba Lan là hy vọng của cộng đồng Do Thái lớn nhất tại Âu Châu trước Nạn Diệt Chủng.
Đức Phanxicô cũng gặp một vài đại diện của cộng đồng Do Thái Ba Lan, là cộng đồng lớn nhất Âu Châu trước chiến tranh nhưng nay nhỏ nhoi vì Nạn Diệt Chủng và chủ nghĩa chống Do Thái hậu chiến khiến nhiều người rời bỏ Ba Lan.
10 giờ 35 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp các người sống sót trại tử thần Đức Quốc Xã gần Bức Tường Tử Thần của Auschwitz, nơi các tù nhân, đa số là kháng chiến quân Ba Lan, bị hành quyết.
Một số người sống sót đã tặng Đức Phanxicô những đồ kỷ có liên quan đến nỗi thống khổ của họ. Một người tặng ngài bức hình đen trắng và chỉ cho ngài thấy cụ ở trong hình đó.
Trước đó, một số người sống sót nói với Hãng Tin A.P. rằng họ rất phấn khởi được gặp Đức Giáo Hoàng, một người rất có thế giá đối với họ.
Cụ Alojzy Fros, 100 tuổi, phát biểu: “đây là một điều vĩ đại đối với tôi”.
11giờ 05 sáng
Giáo sĩ trưởng Do Thái Giáo của Ba Lan đã đọc thánh vịnh thống hối trước sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Birkenau, vốn là thành phần của quần thể khét tiếng Auschwitz-Birkenau, nơi Quốc Xã giết hơn 1 triệu người, phần lớn là Do Thái.
Giáo sĩ Michael Schudrich, xuất thân từ Hoa Kỳ, đọc Thánh Vịnh 130 bằng tiếng Hípri, bắt đầu thế này: “Từ vực sâu con kêu lên Chúa, lạy Chúa”.
Thánh vịnh trên sau đó được một linh mục đọc bằng tiếng Ba Lan.
Trong khi đọc Thánh vịnh ấy, Đức Phanxicô đan tay vào nhau và cúi đầu trước một đài tưởng niệm các nạn nhân.
Cử tọa bao gồm các người sống sót trại Auschwitz mang khăn quàng sọc gợi nhớ trang phục mà các tù nhân buộc phải mặc, và các người Ba Lan đã giúp cứu người Do Thái.
11giờ 10 sáng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp các Kitô hữu Ba Lan từng liều mạng giúp người Do Thái trong Thế Chiến Hai.
Lần lượt từng người, các vị cao niên người Ba Lan này đã bắt tay Đức Giáo Hoàng, một số hôn tay ngài. Ngài tặng mỗi vị một món quà đựng trong chiếc hộp nhỏ mầu đỏ.
Cuộc gặp gỡ tại Birkenau là lần đầu tiên một vị giáo hoàng gặp nhóm gọi là “Người Công Chính Giữa Các Dân Tộc”.
Rất ít những người công chính này còn sống. Những người còn sống thì lúc ấy chỉ mới là những thiếu niên hoặc người trẻ làm việc với cha mẹ họ để giúp người Do Thái.
11giờ 30 sáng
Im lặng là yếu tố mạnh mẽ trong chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại địa điểm của trại tử thần Đức Quốc Xã ở Auschwitz-Birkenau. Đức Phanxicô đã cho thấy: ngài sẽ không phát biểu trong chuyến thăm của ngài hôm thứ Sáu, mục đích để nhấn mạnh rằng không có lời nói nào có thể diễn tả sự khủng khiếp của những cảnh diễn ra trong Thế Chiến II.
Abraham Skorka, người bạn thân của Đức Phanxicô từ Á Căn Đình, đã nói trước đây rằng: "Ngài nói bằng thái độ nhiều hơn là bằng lời nói của ngài".
Bất chấp ý định của Đức Giáo Hoàng muốn giữ im lặng, ngài vẫn đã trao đổi vài lời với các Kitô hữu cao niên đã giúp cứu người Do Thái trong chiến tranh. Với hầu hết mọi người, ngài chỉ mỉm cười nhẹ nhàng, bắt tay và đưa cho mỗi người một chuỗi Mân Côi.
11 giờ 45 sáng
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Auschwitz trong im lặng nhưng đã để lại một thông điệp trong cuốn sách dành cho khách của khu tưởng niệm: "Lạy Chúa, xin thương xót dân của Chúa. Lạy Chúa, xin tha thứ cho quá nhiều dã man..."
Ngài viết các lời trên bằng tiếng Tây Ban Nha, ký tên là "Franciscus" (Phanxicô).
Trước chuyến viếng thăm, Vatican cho biết: Các lời lẽ trong cuộc viếng thăm cuốn sách dành cho khách đã được dự tính là các lời lẽ duy nhất của ngài tại địa điểm này, vì ngài thích tưởng nhớ các nạn nhân trong im lặng hơn.
01 giờ 50 chiều
Một linh mục từ một ngôi làng, nơi Đức Quốc Xã từng giết một gia đình Ba Lan vì đã che chở người Do Thái, đã được chọn để đọc một bài thánh vịnh bằng tiếng Ba Lan khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới thăm địa điểm trại tử thần Birkenau của Đức Quốc Xã.
Một thánh vịnh bằng tiếng Hípri và Ba Lan là các lời nói công cộng duy nhất trong chuyến viếng thăm, trong đó Đức Phanxicô giữ im lặng.
Bài thánh vịnh đã được đọc to bằng tiếng Ba Lan bởi Cha Stanislaw Ruszala từ làng Markowa ở miền nam Ba Lan.
Năm 1944, binh lính Đức giết Jozef Ulma, người vợ đang mang thai của ông là Wiktoria và sáu đứa con của họ, độ tuổi từ 1 đến 8, cũng như tám thành viên của gia đình Goldman, Gruenfeld và Didner được gia đình Ulmas che chở.
02 giờ 30 chiều
Một nạn nhân sống sót các trại tử thần của Đức Quốc xã tại Auschwitz-Birkenau nói rằng quả là một điều tốt khi Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm địa điểm. Ngài đến thăm vào thứ Sáu và gặp 11 người trong số những người sống sót càng ngày càng ít hơn của trại.
Lidia Maksymowicz, 75 tuổi, cho biết trên Đài TVN của Ba Lan rằng quả là một “biến cố vĩ đại” đối với bà khi được gặp Đức Phanxicô.
Bà nói: "Đây là một điều phi thường khi vị Giáo hoàng này, người nhạy cảm đối với sự nghèo đói và nhục nhã của con người, đã có thể thấy nơi này, nơi con người bị đưa xuống mức thấp nhất của việc mất phẩm giá".
Bà chỉ mới 2 tuổi khi bị đưa đến trại và 5 tuổi khi trại được giải phóng bởi Hồng Quân Liên Xô vào năm 1945.
04 giờ 30 chiều
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm một bệnh viện ở Krakow để gặp các trẻ em bị bệnh rất nặng, một số ngồi trong xe lăn, một số đeo máy.
Cuộc gặp gỡ với các trẻ em này diễn ra trong ngày Đức Phanxicô nhấn mạnh tới chủ đề đau khổ. Trước đó, ngài đã thực hiện một chuyến viếng thăm có tác động mạnh, diễn ra trong chiêm niệm im lặng, tại trại tử thần Auschwitz-Birkenau cũ.
Đức Phanxicô đã được chào đón tại bệnh viện bởi Thủ tướng Beata Szydlo, và sau đó bởi những tiếng reo hò của các em.
5 giờ 30 chiều.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt tay và vuốt đầu - một số trọc lóc - khoảng hai chục trẻ em ngồi trong xe lăn trong chuyến thăm một bệnh viện nhi đồng ở Krakow, miền nam Ba Lan.
Chuyến viếng thăm Bệnh Viện Nhi Đồng của trường Đại Học hôm thứ Sáu này là một phần trong ngày Đức Phanxicô dành riêng cho chủ đề đau khổ.
Trong hội trường chính, ngài đã gặp các bác sĩ, y tá và một số bệnh nhân, ở các độ tuổi khác nhau. Có những trẻ sơ sinh trong vòng tay cha mẹ, được nối với các thiết bị y khoa, các trẻ trai và trẻ gái bé nhỏ, và cả các thiếu niên.
Một bé trai và một em sơ sinh khóc trong lúc đọc các bài diễn văn.
Sau đó, Đức Phanxicô đến từng em, bắt tay, vuốt đầu và cằm trong cử chỉ một người cha.
Một bé gái đã tặng ngài một bản vẽ hình trái tim màu đỏ trên nền vàng. Đức Phanxicô nói: "Grazie" ( "cảm ơn").
07 giờ 35 tối
Sau cuộc viếng thăm trại Auschwitz, phần lớn trong im lặng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô xúc động trước vấn đề sự dữ và đau khổ khi ngài gặp các người hành hương trẻ - một chủ đề có liên quan đến các tàn ác thời nay.
Tại Trại Auschwitz hôm thứ Sáu, Đức Thánh Cha đã không đưa ra nhận định công khai nào, chỉ viết trong cuốn sách dành cho khách: "Lạy Chúa, xin thương xót dân Chúa! Xin tha thứ cho quá nhiều tàn ác!"
Sau cuộc viếng thăm một bệnh viện nhi đồng ở Prokocim, Đức Phanxicô trở lại với chủ đề sự ác khi ngài nói chuyện với một nhóm lớn các khách hành hương. Ngài cho biết các lời của Chúa Giêsu: "Ta đói, các con đã cho ăn ..." đặt ra câu hỏi về sự hiện diện của Thiên Chúa trong một thế giới sự dữ và đau khổ.
Đức Phanxicô nói: "Thiên Chúa ở đâu, nếu sự ác đang hiện diện trong thế giới của chúng ta. Nếu có những người đàn ông và đàn bà đang đói và khát, vô gia cư, những người lưu vong và tị nạn? Thiên Chúa ở đâu, khi người vô tội chết vì bạo lực, khủng bố và chiến tranh?"
Ngài cho biết không có câu trả lời nào của con người, chỉ có câu trả lời của Thiên Chúa thôi.
08 giờ 15 tối
Vào ngày Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho chủ đề đau khổ, thời tiết là yếu tố làm cho tươi sáng.
Vào ngày thứ ba trong chuyến đi miền nam Ba Lan của ngài, Đức Phanxicô đã đến thăm trại tử thần cũ của Đức Quốc Xã tại Auschwitz-Birkenau, nơi có hơn 1 triệu người đã bị giết hại trong Thế Chiến II. Sau đó, ngài đã đến thăm các bệnh nhân của một bệnh viện dành cho trẻ em.
Dự báo cho biết thời tiết hôm nay không chắc chắn và có cơn mưa dông mạnh nhưng ngắn lúc Đức Giáo Hoàng đang ăn trưa và nghỉ ngơi tại Dinh Giám Mục Krakow, nơi ngài đang cư ngụ.
Nhưng khi đến lúc đi Đàng Thánh Giá ở ngoài trời trong một đồng cỏ mênh mông ở Krakow, thì các đám mây rút đi và ánh nắng mặt trời ấm áp chiếu vào những người tham dự và trình diễn viên.
08 giờ 30 tối
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tham dự một cuộc trình diễn nghệ thuật về Đàng Thánh Giá, mà theo truyền thống, vốn được thực hiện vào Thứ Sáu Tuần Thánh và mô tả những giờ cuối cùng Chúa Giêsu vác thánh giá trước khi bị đóng đinh.
Hàng trăm ngàn người hành hương trẻ đã tham dự với Đức Phanxicô trong nghi thức này ở cánh đồng Blonia tại Krakow, miền nam Ba Lan.
Các điệu múa hiện đại, kịch câm, vẽ tranh tường, nhào lộn và âm nhạc, trong đó có một đoạn từ nhà soạn nhạc Samuel Barber, tạo ra một bầu không khí trầm tư.
Thành viên các nhóm từ thiện từ khắp nơi trên thế giới đã vác cây thánh giá khổng lồ giữa đám đông như một biểu tượng của đau khổ. Cuộc tụ họp kết thúc với bài diễn văn của Đức Phanxicô, trong đó ngài gợi lên hy vọng và chấm dứt bằng một lời cầu nguyện ngắn.
08 giờ 40 tối
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi những người hành hương trẻ tỏ lòng thương xót đối với người tị nạn và những người bị bách hại khác.
Đức Phanxicô nói với những người hành hương trẻ tại Ngày Giới trẻ Thế giới tại Krakow rằng các Kitô hữu được kêu gọi phục vụ Chúa Giêsu bằng cách giúp đỡ các người thiếu may mắn.
Ngài nói: "Chúng ta được kêu gọi phục vụ Chúa Giêsu chịu đóng đinh nơi tất cả những người đang bị hắt hủi; đụng chạm vào da thịt thánh thiêng của Người nơi những người thiếu may mắn, nơi những người đói khát, nơi những người trần truồng và bị cầm tù, những người bệnh và thất nghiệp, nơi những ai bị bách hại, người tị nạn và di dân".
Ngài ngỏ sứ điệp trên với một quốc gia Công Giáo và một khu vực rộng lớn hơn của Đông Âu vốn mạnh mẽ phản đối việc chấp nhận người tị nạn, đặc biệt là những người di cư Hồi giáo chạy trốn bạo lực ở Syria và Iraq.
09 giờ 15 tối
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: sự tàn ác của con người "không chấm dứt ở Auschwitz", và các tàn ác tương tự đang được giáng xuống các vùng chiến tranh trên toàn thế giới hiện nay; ngài trưng dẫn việc các tù nhân bị giam giữ trong những điều kiện vô nhân đạo và bị tra tấn.
Đức Phanxicô đến thăm trại tử thần cũ của Đức Quốc xã tại Auschwitz-Birkenau để bày tỏ nỗi buồn của ngài trong im lặng chiêm niệm và cầu nguyện. Vài giờ sau đó, ngài mới cuối cùng nói ra các cảm xúc của ngài khi nói chuyện với khách hành hương từ một cửa sổ nơi cư trú của Đức Tổng Giám Mục Krakow.
Ngài nói: "Đau đớn xiết bao! Tàn ác biết chừng nào! Có thế nào con người chúng ta, được tạo ra theo hình ảnh của Thiên Chúa, lại có thể làm những điều này? ... Tàn ác không chấm dứt ở Auschwitz, ở Birkenau!".
Đức Thánh Cha nói tiếp: "Nhiều tù nhân bị tra tấn chỉ để làm cho họ phải nói. Thật kinh khủng. Ngày nay, có những người đàn ông và đàn bà trong nhà tù đông đúc. Họ sống – xin lỗi - như những con vật. Ngày nay, vẫn còn sự tàn ác này. Chúng ta nói, đúng, ở đó, chúng ta thấy sự tàn bạo của 70 năm trước đây, khiến người ta chết vì bị bắn hoặc bị treo cổ hay vì hơi ngạt".
"Ngày nay, ở nhiều nơi trên thế giới, nơi có chiến tranh, điều tương tự vẫn đang xảy ra."
10 giờ 05 đêm
Phát ngôn viên của Vatican, linh mục Federico Lombardi, cho biết ước tính có khoảng 800.000 người đã tham gia với Đức Thánh Cha Phanxicô trong nghi thức đi Đàng Thánh Gia đầy tính nghệ thuật tại cánh đồng Blonia ở Krakow.
Đức Phanxicô kêu gọi các người hành hương trẻ đang tham dự các buổi lễ của Ngày Giới trẻ Thế giới bày tỏ lòng thương xót đối với người tị nạn và những người bị bách hại khác; ngài nói rằng các Kitô hữu được kêu gọi phục vụ Chúa Giêsu bằng cách giúp đỡ những người thiếu may mắn.
Phát biểu từ dinh tổng giám mục ở Krakow, Đức Phanxicô cũng cho biết: sự tàn ác của con người "không chấm dứt ở Auschwitz", và những tội ác tương tự đang được giáng xuống các vùng chiến tranh trên toàn thế giới hiện nay. Các nhận định này được đưa ra sau khi Đức Phanxicô tới thăm Auschwitz trong im lặng, nhưng đã để lại một thông điệp trong cuốn sách dành cho khách của khu tưởng niệm: "Lạy Chúa, xin thương xót dân của Chúa. Lạy Chúa, xin tha thứ cho quá nhiều tàn ác”.
Đức Phanxicô ở Ba Lan đến Chúa Nhật.