Góp ý cho bản Dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo (bản ngày 8-8-2016)
Lời Tòa Soạn: Vietcatholic nhận được bài " Góp ý cho bản Dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo (bản ngày 8-8-2016)" của Tỉến Sĩ Phạm Huy Thông, một người Công Giáo đang làm việc với chính quyền Việt Nam với chức vu Trưởng ban Tư duy Tôn giáo, Trung tâm Khoa học Tư duy (CTS). Chúng tôi đăng bản góp ý này không có nghiã là đồng quan điểm với tác giả, mà chỉ để độc giả biết quan điểm của một người đang phục vụ trong chính quyền Việt Nam nghĩ gì về Dự Thảo Luật Tín Ngưỡng, tôn giáo bản ngày 8-8 2016
Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo ban hành năm 2004 qua 12 năm thực hiện đã đem lại một bầu khí mới cho sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo cũng như công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đi dần vào bài bản, chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên Pháp lệnh này là sự cụ thể hóa Hiến pháp năm 1998 mà riêng về tín ngưỡng tôn giáo là điều 70 quy định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”. Vậy không phải công dân không có quyền đó, tức là người nước ngoài vào Việt Nam, người bị án tù không có quyền tự do tôn giáo. Hiến pháp 2013, điều 24 đã sửa lại: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”. Cho nên việc ban hành Luật tín ngưỡng, tôn gíao là việc làm cần thiết.
Chúng tôi đã tham gia đóng góp cho bản Dự thảo này nhiều lần và bản Dự thảo ngày 8-8-2016 ghi nhận sự cố gắng của Ban soạn thảo đã lắng nghe, tiếp thu đóng góp của nhân dân. Nhìn chung Dự thảo này có độ thông thoáng nhất trong các Dự thảo. Có những điều khỏan mới như điều 6 khoản 1 không chỉ có tự do tín ngưỡng tôn giáo theo hay không theo của tín đồ mà còn có cả được tự do thay đổi tôn giáo. Hay điều 6 khoản 3 nói về quyền tự do tôn giáo của những người bị tạm giam, tạm giữ hay tù nhân. Đặc biệt điều 7 khoản 6, các tôn gíao được tham gia vào các hoạt động giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo. Các vấn đề về phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử các chức sắc tôn giáo được quy định tại điều 31, 32 cũng đơn giản chứ không phức tạp chia ra nhiều loại như Công Giáo trước đây thì truyền chức linh mục đơn giản hơn chứ phong chức Giám mục, Hồng Y rất nhiêu khê. Các cuộc lễ, giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo quy định tại điều 42 cũng thoáng hơn, không phải theo nơi cư trú của người tham dự mà là theo quy mô tổ chức.
Tuy nhiên, cũng cón một số điểm cần góp ý để Dự thảo hoàn thiện hơn. Điểm 5 trong điều 2 định nghĩa về tôn giáo chưa chuẩn xác, khoa học. Dự thảo viết: “Tôn giáo là tín ngưỡng tồn tại với kết cấu những quan niệm và hoạt động mà con người phải tôn kính…”. Tôn giáo có yếu tố niềm tin nhưng không phải là tín ngưỡng. Hơn nữa tín ngưỡng hiện hữu nào chẳng tồn tại. Giáo lý, giáo luật, nghi lễ tôn giáo được các tín đồ tôn giáo tôn kính sao lại bắt mọi người tôn kính? Điểm 6 điều 2 về tín đồ cũng chưa đúng. Tin, theo một tôn giáo chưa phải tín đồ. Tín đồ là người đã gia nhập tôn giáo qua một nghi thức nhập đạo. Ví dụ tín đồ Công Giáo là lễ Rửa tội, Tin lành là nghi thức nhận Baptem, Phật giáo là Quy y…Điều 3 khoản 2 viết: “Nhà nước tôn trọng giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo…”. Tôn giáo chính là văn hóa và là thành tố của văn hóa, công nhận văn hóa tôn giáo mà không công nhận giá trị cốt lõi của các tôn giáo, đó chính là yếu tố linh thiêng là chưa đúng bản chất. Yếu tố đó mới tạo ra tất cả đạo đức, nghi lễ, văn hóa là những cái biểu hiện hình thức của sự linh thiêng. Vì vậy, Nhà nước trước hết phải tôn trọng yếu tố linh thiêng của các tôn giáo. Trong 2 phương án của điều 16, chúng tôi thấy phương án 1 hay hơn. Vì phương án 2 phức tạp hơn. Chẳng hạn, hiện nay, người Công Giáo ở những nơi chưa có nhà thờ, muốn tập trung ở một nhà dân để mời linh mục đến làm lễ đều không được vì chính quyền cho đó không phải là cơ sở thờ tự. Mặc dù nếu theo định nghĩa về cơ sở hợp pháp như khoản 16 điều 2 thì nhà dân cũng hợp pháp. Cũng như vậy, về cơ sở đào tạo tôn giáo, chúng tôi ủng hộ phương án 1. Nếu theo phương án 2, khoản 3 điều 35 đề nghị sửa lại nội dung đào tạo bắt buộc môn học lịch sử Việt Nam và Pháp luật Việt Nam thành: các học viên đều được học môn Lịch sử Việt Nam và Pháp luật Việt Nam. Như vậy, như các chủng sinh Công Giáo đều đã có bằng đại học và đã học 2 môn này ở trường đại học thì không phải học lại nữa trong trường chủng viện. Điều 29 quy định công nhận tư cách pháp nhân đối với tôn giáo. Đây là điều mà nhiều tôn giáo đã kiến nghị lâu nay. Nhưng ở đây lại nói, các “tôn giáo được công nhận là pháp nhân phi thương mại”. Khái niệm “pháp nhân phi thương mại” không được giải thích trong điều 2 nên không rõ nội hàm của khái niệm này ra sao? Trong khi điều 74 Bộ luật dân sự nói về “Pháp nhân phi thương mại” kể ra là lực lượng vũ trang, các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội cứ không có tôn giáo. Còn các tôn giáo lại đủ điều kiện có tư cách pháp nhân theo điều 74 của Bộ luật này.
Điều 51 và 52 quy định các tôn giáo khi tham gia vào lĩnh vực giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo thì phải theo các quy định pháp luật liên quan. Nếu như vậy, thì vẫn chưa gỡ được những kiến nghị của các tôn giáo trong đó có nhiều Tòa Giám mục, HĐGMVN về vấn đề này. Vì luật giáo dục của Việt Nam vẫn theo tinh thần “ nhà trường phải tách khỏi tôn giáo” của luật Phân ly Pháp năm 1905. Điều 19 Luật giáo dục năm 2005 vẫn không cho phép truyền bá tôn giáo trong nhà trường. Nhưng các trường do tôn giáo đảm trách không thể thiếu các biểu tượng, hình ảnh của tôn giáo như Thánh giá, như tượng ảnh nơi nhà trường. Vậy có phải là truyền bá tôn giáo không? Thực tế hiện nay, nhiều trường do tôn giáo quản lý có chất lượng tốt hơn, được phụ huynh tín nhiệm hơn nhưng tôn giáo chỉ được mở ở hệ mẫu giáo hoặc cấp 1 tình thương. Vì vậy, các tôn giáo muốn mở trường phải mượn, thuê “Hiệu trưởng”, “Giám đốc”. Các phòng khám bệnh của Công Giáo cũng tương tự như vậy. Tôn giáo là nguồn lực to lớn của xã hội nhưng Dự tahor chưa huy động được nguồn lực đó.
Tư duy của Dự thảo vẫn còn nghiêng về quản lý hành chính thay vì phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Một số điều quy định can thiệp sâu vào nội bộ tôn giáo như thuyên chuyển, bổ nhiệm, phong chức… Điều 31 khoản 2 còn vi phạm quyền công dân khi nói rằng, người bị xử lý hành chính, án tích thì không được phong chức, phong phẩm, đề cử trong tôn giáo. Khi được xóa án tích, công dân có mọi quyền chứ sao lại tước quyền của họ. Hay điều 32 khoản 3 nói rằng khi thông báo chức sắc được đề cử, bổ nhiệm vào các chức vụ trong tôn giáo phải kèm theo lý lịch tư pháp. Đây là điều phiền hà vì lý lịch tư pháp duy nhất Sở Nội vụ mới được xác nhận.
Điều cuối tôi muốn góp ý là Dự thảo Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo vừa qua đã được Ban soạn thảo gửi cho các Tòa Giám mục và HĐGMVN đóng góp ý kiến. Nhiều Tòa Giám mục như Xuân Lộc, Vinh, Bắc Ninh, Kon Tum và HĐGMVN đã có văn bản góp ý. Nhưng chúng tôi thấy lạ là cơ quan chịu trách nhiệm không phản hồi. Ít nhất cũng phải gửi thư cảm ơn nơi người ta đã gửi ý kiến đóng góp, còn đúng sai thì chuyển cho Ban soạn thảo và tất nhiên, Quốc hội sẽ có quyền cuối cùng. Bởi nếu không, lần sau ai góp ý nữa.
Xin cảm ơn Quý vị đã lắng nghe.
Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2016
TS. Phạm Huy Thông
Trưởng ban Tư duy Tôn giáo, Trung tâm Khoa học Tư duy (CTS)
Lời Tòa Soạn: Vietcatholic nhận được bài " Góp ý cho bản Dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo (bản ngày 8-8-2016)" của Tỉến Sĩ Phạm Huy Thông, một người Công Giáo đang làm việc với chính quyền Việt Nam với chức vu Trưởng ban Tư duy Tôn giáo, Trung tâm Khoa học Tư duy (CTS). Chúng tôi đăng bản góp ý này không có nghiã là đồng quan điểm với tác giả, mà chỉ để độc giả biết quan điểm của một người đang phục vụ trong chính quyền Việt Nam nghĩ gì về Dự Thảo Luật Tín Ngưỡng, tôn giáo bản ngày 8-8 2016
Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo ban hành năm 2004 qua 12 năm thực hiện đã đem lại một bầu khí mới cho sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo cũng như công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đi dần vào bài bản, chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên Pháp lệnh này là sự cụ thể hóa Hiến pháp năm 1998 mà riêng về tín ngưỡng tôn giáo là điều 70 quy định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”. Vậy không phải công dân không có quyền đó, tức là người nước ngoài vào Việt Nam, người bị án tù không có quyền tự do tôn giáo. Hiến pháp 2013, điều 24 đã sửa lại: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”. Cho nên việc ban hành Luật tín ngưỡng, tôn gíao là việc làm cần thiết.
Chúng tôi đã tham gia đóng góp cho bản Dự thảo này nhiều lần và bản Dự thảo ngày 8-8-2016 ghi nhận sự cố gắng của Ban soạn thảo đã lắng nghe, tiếp thu đóng góp của nhân dân. Nhìn chung Dự thảo này có độ thông thoáng nhất trong các Dự thảo. Có những điều khỏan mới như điều 6 khoản 1 không chỉ có tự do tín ngưỡng tôn giáo theo hay không theo của tín đồ mà còn có cả được tự do thay đổi tôn giáo. Hay điều 6 khoản 3 nói về quyền tự do tôn giáo của những người bị tạm giam, tạm giữ hay tù nhân. Đặc biệt điều 7 khoản 6, các tôn gíao được tham gia vào các hoạt động giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo. Các vấn đề về phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử các chức sắc tôn giáo được quy định tại điều 31, 32 cũng đơn giản chứ không phức tạp chia ra nhiều loại như Công Giáo trước đây thì truyền chức linh mục đơn giản hơn chứ phong chức Giám mục, Hồng Y rất nhiêu khê. Các cuộc lễ, giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo quy định tại điều 42 cũng thoáng hơn, không phải theo nơi cư trú của người tham dự mà là theo quy mô tổ chức.
Tuy nhiên, cũng cón một số điểm cần góp ý để Dự thảo hoàn thiện hơn. Điểm 5 trong điều 2 định nghĩa về tôn giáo chưa chuẩn xác, khoa học. Dự thảo viết: “Tôn giáo là tín ngưỡng tồn tại với kết cấu những quan niệm và hoạt động mà con người phải tôn kính…”. Tôn giáo có yếu tố niềm tin nhưng không phải là tín ngưỡng. Hơn nữa tín ngưỡng hiện hữu nào chẳng tồn tại. Giáo lý, giáo luật, nghi lễ tôn giáo được các tín đồ tôn giáo tôn kính sao lại bắt mọi người tôn kính? Điểm 6 điều 2 về tín đồ cũng chưa đúng. Tin, theo một tôn giáo chưa phải tín đồ. Tín đồ là người đã gia nhập tôn giáo qua một nghi thức nhập đạo. Ví dụ tín đồ Công Giáo là lễ Rửa tội, Tin lành là nghi thức nhận Baptem, Phật giáo là Quy y…Điều 3 khoản 2 viết: “Nhà nước tôn trọng giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo…”. Tôn giáo chính là văn hóa và là thành tố của văn hóa, công nhận văn hóa tôn giáo mà không công nhận giá trị cốt lõi của các tôn giáo, đó chính là yếu tố linh thiêng là chưa đúng bản chất. Yếu tố đó mới tạo ra tất cả đạo đức, nghi lễ, văn hóa là những cái biểu hiện hình thức của sự linh thiêng. Vì vậy, Nhà nước trước hết phải tôn trọng yếu tố linh thiêng của các tôn giáo. Trong 2 phương án của điều 16, chúng tôi thấy phương án 1 hay hơn. Vì phương án 2 phức tạp hơn. Chẳng hạn, hiện nay, người Công Giáo ở những nơi chưa có nhà thờ, muốn tập trung ở một nhà dân để mời linh mục đến làm lễ đều không được vì chính quyền cho đó không phải là cơ sở thờ tự. Mặc dù nếu theo định nghĩa về cơ sở hợp pháp như khoản 16 điều 2 thì nhà dân cũng hợp pháp. Cũng như vậy, về cơ sở đào tạo tôn giáo, chúng tôi ủng hộ phương án 1. Nếu theo phương án 2, khoản 3 điều 35 đề nghị sửa lại nội dung đào tạo bắt buộc môn học lịch sử Việt Nam và Pháp luật Việt Nam thành: các học viên đều được học môn Lịch sử Việt Nam và Pháp luật Việt Nam. Như vậy, như các chủng sinh Công Giáo đều đã có bằng đại học và đã học 2 môn này ở trường đại học thì không phải học lại nữa trong trường chủng viện. Điều 29 quy định công nhận tư cách pháp nhân đối với tôn giáo. Đây là điều mà nhiều tôn giáo đã kiến nghị lâu nay. Nhưng ở đây lại nói, các “tôn giáo được công nhận là pháp nhân phi thương mại”. Khái niệm “pháp nhân phi thương mại” không được giải thích trong điều 2 nên không rõ nội hàm của khái niệm này ra sao? Trong khi điều 74 Bộ luật dân sự nói về “Pháp nhân phi thương mại” kể ra là lực lượng vũ trang, các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội cứ không có tôn giáo. Còn các tôn giáo lại đủ điều kiện có tư cách pháp nhân theo điều 74 của Bộ luật này.
Điều 51 và 52 quy định các tôn giáo khi tham gia vào lĩnh vực giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo thì phải theo các quy định pháp luật liên quan. Nếu như vậy, thì vẫn chưa gỡ được những kiến nghị của các tôn giáo trong đó có nhiều Tòa Giám mục, HĐGMVN về vấn đề này. Vì luật giáo dục của Việt Nam vẫn theo tinh thần “ nhà trường phải tách khỏi tôn giáo” của luật Phân ly Pháp năm 1905. Điều 19 Luật giáo dục năm 2005 vẫn không cho phép truyền bá tôn giáo trong nhà trường. Nhưng các trường do tôn giáo đảm trách không thể thiếu các biểu tượng, hình ảnh của tôn giáo như Thánh giá, như tượng ảnh nơi nhà trường. Vậy có phải là truyền bá tôn giáo không? Thực tế hiện nay, nhiều trường do tôn giáo quản lý có chất lượng tốt hơn, được phụ huynh tín nhiệm hơn nhưng tôn giáo chỉ được mở ở hệ mẫu giáo hoặc cấp 1 tình thương. Vì vậy, các tôn giáo muốn mở trường phải mượn, thuê “Hiệu trưởng”, “Giám đốc”. Các phòng khám bệnh của Công Giáo cũng tương tự như vậy. Tôn giáo là nguồn lực to lớn của xã hội nhưng Dự tahor chưa huy động được nguồn lực đó.
Tư duy của Dự thảo vẫn còn nghiêng về quản lý hành chính thay vì phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Một số điều quy định can thiệp sâu vào nội bộ tôn giáo như thuyên chuyển, bổ nhiệm, phong chức… Điều 31 khoản 2 còn vi phạm quyền công dân khi nói rằng, người bị xử lý hành chính, án tích thì không được phong chức, phong phẩm, đề cử trong tôn giáo. Khi được xóa án tích, công dân có mọi quyền chứ sao lại tước quyền của họ. Hay điều 32 khoản 3 nói rằng khi thông báo chức sắc được đề cử, bổ nhiệm vào các chức vụ trong tôn giáo phải kèm theo lý lịch tư pháp. Đây là điều phiền hà vì lý lịch tư pháp duy nhất Sở Nội vụ mới được xác nhận.
Điều cuối tôi muốn góp ý là Dự thảo Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo vừa qua đã được Ban soạn thảo gửi cho các Tòa Giám mục và HĐGMVN đóng góp ý kiến. Nhiều Tòa Giám mục như Xuân Lộc, Vinh, Bắc Ninh, Kon Tum và HĐGMVN đã có văn bản góp ý. Nhưng chúng tôi thấy lạ là cơ quan chịu trách nhiệm không phản hồi. Ít nhất cũng phải gửi thư cảm ơn nơi người ta đã gửi ý kiến đóng góp, còn đúng sai thì chuyển cho Ban soạn thảo và tất nhiên, Quốc hội sẽ có quyền cuối cùng. Bởi nếu không, lần sau ai góp ý nữa.
Xin cảm ơn Quý vị đã lắng nghe.
Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2016
TS. Phạm Huy Thông
Trưởng ban Tư duy Tôn giáo, Trung tâm Khoa học Tư duy (CTS)