Ngày 24.07.2018, mạng lưới Dòng Chúa Cứu Thế gởi đến chúng tôi đoạn trích đăng bài phỏng vấn của Vatican News với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo. Ông nhấn mạnh rằng Tự do Tôn giáo chính là một quyền cơ bản của con người và đồng thời mời gọi tất cả các Tôn giáo và các quốc gia thúc đẩy quyền này. Ông nói các nhà lãnh đạo tôn giáo, cũng như các chính phủ, phải thúc đẩy vấn đề Tự do Tôn giáo ‘vì đức tin và tín ngưỡng cụ thể của họ’, cũng như đảm bảo cho mọi tín ngưỡng. ‘Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng Giáo Hội Công Giáo có thể đóng một vai trò quan trọng trong sứ mạng mà chúng ta đang nỗ lực cố gắng để đạt được thông qua việc quy tụ những người này ở Washington trong những ngày tới’.

Ông còn nói rằng các nhà đầu tư và các yếu tố thương mại nhận thấy rằng những nơi có Tự do Tôn giáo được tôn trọng là những nơi ‘cởi mở hơn và ít rủi ro hơn’. ‘Chúng tôi nhận thấy một sự kết nối sâu sắc giữa vấn đề tự do tôn giáo như một quyền cơ bản của con người và những lợi ích kinh tế phát xuất từ các nước thực sự có Tự do Tôn giáo này’. ‘Chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ đem lại lợi ích cho chính sách đối ngoại của Mỹ để củng cố vấn đề này’.

Trong phần phát thanh ngày 25.07.2018, Ðài phát thanh Vatican, tiếng Việt, loan báo: « Hội nghị thượng đỉnh quốc tế lần thứ nhất về tự do tôn giáo đang diễn ra tại thủ đô Washington trong các ngày từ 24 đến 26 tháng 7 năm 2018 và quy tụ 80 phái đoàn với hơn 40 ngoại trưởng tham dự. Hoa Kỳ là một quốc gia dân chủ đã luôn luôn tôn trọng và bênh vực quyền tự do tôn giáo, là một trong các quyền căn bản của con người, và coi việc một chính quyền tôn trọng quyền này như tiền đề cho mọi bảo đảm khác… ».

Dĩ nhiên, chúng tôi tôn trọng quyền tự do phát biểu tuyệt đối của quý Ðài. Nhưng chúng tôi xin được phép góp ý để đúng Sự Thật. Hoa Kỳ là một liên bang dân chủ thật, nhưng đại đa số người Mỹ chắc chắn đã không chấp nhận việc Kennedy cho phép Lodge và tập đoàn thực dân Mỹ thuê đám tướng lãnh thảm sát Tổng thống dân cử Ngô Ðình Diệm, để, ngày nay, Việt cộng có thể đưa Dân tộc Việt vào ách Hán tộc cùng đã và đang bán Ðất Nước cho chúng. Ngoài ra, nhà nước Mỹ đã nhiều lần không tôn trọng Tự do Tôn giáo, chứ đừng nói đến ‘bênh vực’ và ‘luôn luôn’ là điều có thể còn lâu đối với người Dân nước Việt

I./ TRONG NĂM 1963, THỜI ÐỆ NHẤT CỘNG HÒA.

A.- Sáng ngày 08.05.1963, đến dự lễ Phật đản ở chùa Từ Đàm, Thiếu tướng Lê văn Nghiêm, Tư lịnh Quân đoàn I và Vùng I Chiến thuật, Đại biểu Chính phủ Hồ đắc Khương và Tỉnh trưởng Nguyễn văn Đẳng đều khăn đóng áo dài vừa với tư cách chính quyền vừa với tư cách Phật tử. Trong bài thuyết pháp, Thượng tọa Thích Trí Quang đã công kích chính quyền rất nặng nề và tố cáo sự kỳ thị tôn giáo và kêu gọi Phật tử tranh đấu cho Phật Pháp. Sau đó, thay vì xem đốt pháo bông như đã dự định thì Ban Tổ chức xách động mọi người đến tập trung tại Đài Phát thanh Huế. Đám đông tập trung quanh Đài, các Sư Thầy và thanh niên Phật tử xông thẳng văn phòng Ðài và buộc ông Ngô Ganh, Quản đốc, phải thay đổi chương trình phát thanh bằng loan đi cuộn băng mà họ đã thu với bài thuyết pháp của Thầy Trí Quang. Ông Ngô Ganh từ chối vì ông chỉ được phép cho truyền thanh đúng nội lệ. Khi đám đông tràn vào sân Đài, ông gọi điện thoại cầu cứu với Thiếu tá Đặng Sỹ, Phó Tỉnh trưởng Nội an. Sau khi nhận lịnh giải tán thật thận trọng từ cấp trên vì đây là vấn đề thuộc phạm vi tôn giáo, dù có giải tán một cách êm đẹp cũng vẫn bị mang tiếng là đàn áp, Thiếu tá Sỹ tập họp các đơn vị thi hành lịnh tại sân Tiểu khu và giải thích cho quân nhân các cấp rõ về lệnh dùng súng đạn. Khi Thiếu tá Sỹ đi trên xe cơ giới đang tiến vào Đài khoảng 50 thước thì bổng có một tiếng nổ kinh hồn và tiếp theo một tiếng nổ khác. Lúc ấy lối 22 giờ 30. Một cận vệ ông la lớn ‘Nổ ! Thiếu tá coi chừng Việt cộng’. Theo các sĩ quan ở gần Đài thì tiếng nổ làm rung chuyển tất cả và ánh sáng từ phía nổ phát ra một tia sét mà họ đều chưa nghe thấy một tiếng nổ nào lạ tai như vậy. Cảnh tượng trở nên vô cùng hỗn loạn và kinh hoàng. Đồng bào xô đẩy nhau tìm đường thoát thân trong tiếng khóc kêu la… Tám người tử thương, không xác chết nào được toàn thây do sức hơi (soufflement) ép, chứ không bởi mảnh (éclatements).

Dã man, Hoa Kỳ sai Ðại úy James Scott dùng chất nổ giết người tại Ðài phát thanh Huế để mở đầu cuộc ‘Phật giáo chống nhà Ngô đàn áp’ (Việt cộng lẫn Quân đội hay Cảnh sát không ai sở hữu chất nổ này và, trước những cái chết thãm thương, Phật giáo lên án Chính phủ và Chính phủ cho là do Việt cộng, thủ phạm). Trong sách ‘Làm thế nào để giết một Tổng thống’, hắn đã tiết lộ sự kiện này để trả cho người đã hỏi sao thời ông Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (Thủ tướng), Phật giáo đã thất bại. Câu trả lời: ‘vì không được Mỹ giúp. Sách này xuất bản thời Ðệ Nhị Cộng hòa, có thể năm 1967, nếu điều đó bị cho là ‘sai’, ai đó đã có thể kiện để biết sự thật. Không ai đã sử dụng quyền đó, chúng ta có thể nói là ‘Hoa kỳ đã giết người Việt tại Ðài phát thanh Huế ngày 08.05.1963.

B.- Vừa rồi, lang thang trên ‘xa lộ thông tin’, chúng tôi tìm thấy bài ‘Điện tín Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 08.06.1963 gửi tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn:

« Đề nghị xem xét các đề xuất sau:

1- …

2- Đích thân đại sứ hoặc khâm sứ Tòa thánh Vatican tại Việt Nam khuyến cáo Chính phủ Việt Nam tránh cử hành lễ tưởng niệm chính thức Giáo hoàng John XXIII (vừa qua đời hôm 03.06.1963).

Chúng tôi, người Công dân Công Giáo Việt, không thể tránh được sự phẩn nộ đối với đám thực dân Mỹ cộng này vì sự hổn láo của chúng. Ngoài ra, là nhân viên ngoại giao, chúng còn viết sai: hoặc viết Tòa Thánh (tên Quốc gia) hay Vatican (tên Thủ đô), chứ không thể cả hai. Vi phạm Tự do Tôn giáo và Chủ quyền Việt Nam Cộng hòa, chúng đã thất bại hoàn toàn.

Ngày 11.06.1963, Tổng thống Ngô Ðình Diệm, Chủ tịch Quốc hội và ngoại giao đoàn đang hiệp dâng Thánh Lễ cầu hồn cho Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII tại Vương cung Thánh đường Ðức Bà do Đức cha Phao lô Nguyễn Văn Bình, Tổng Giám mục Sài gòn, chủ lễ. Thánh Lễ vừa xong, Bộ trưởng Nội vụ Bùi Văn Lương đến bên ông Diệm để báo tin Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu (hay ‘bị thiêu’, 55 năm sau, nghi vấn vẫn còn đặt ra, hay bị thiêu). Tổng thống khựng lại, mặt biến sắc thương tiếc ‘có gì mà phải làm như vậy !’. Theo giới thân cận xác nhận thái độ Tổng thống lúc đó thật bàng hoàng, đau xót… thấy mình có phần trách nhiệm. Vị Hoà thượng này đã từng đến gặp Tổng thống tại Dinh Ðộc Lập. Nhờ sự tiếp tay của báo chí Mỹ, những tin tức này thổi phồng và bôi nhọ đã bay khắp thế giới.

Sau ngày 30.04.1975, bao nhiêu Phật tử đã tự thiêu chống độc tài cộng sản, kết quả đã đi tới đâu ?

II./ THƯƠNG MẠI THĂNG TIẾN, ÐẠO ÐỨC XUỐNG DỐC.

A.- Ngày 13.02.2001, nhân điều trần trước Ủy ban Hoa kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (xin xem bên dưới II./B.-), đáp các câu hỏi có liên quan đến Thương ước Song Phương (Bilateral Trade Agreements) bằng trả lời 3 câu hỏi:

- Thực trạng các Tôn giáo tại Việt Nam vào đầu ngàn năm thứ Ba,

- Quốc hội Hoa Kỳ có nên phê chuẩn Hiệp ước Thương mại song phương (BTA) với Việt Nam vào mùa xuân 2001 không? Việc nầy có ảnh hưởng thế nào đến Tự do Tôn giáo tại Việt Nam?

- Hoa Kỳ làm thế nào để giúp Việt Nam được có Tự do Tôn giáo thật sự trước mắt và lâu dài?

Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, Tổng Giáo phận Huế, bị cấm rời nước, đã gởi bản nhận định thành thật theo sự hiểu biết của mình như sau:

1. Việt Nam cần Hiệp ước Thương mại song phương để phát triển kinh tế;

2. Khi còn sự cai trị độc đoán thì sự trợ giúp của các nước chỉ lợi cho thiểu số để áp bức đa số lâu dài thêm;

3. Kinh nghiệm cho thấy nhà nước Việt Nam sẵn sàng ký kết các thỏa ước nhưng rồi không thi hành;

4. Ký kết các hiệp ước về Nhân quyền, chánh quyền Việt Nam chỉ muốn lừa cộng đồng quốc tế;

5. Nếu các nước có thương Dân tộc bất hạnh chúng tôi thì hãy tìm cách gây sức ép để Dân Việt sớm có dân chủ thực sự.

Khi đưa tin Cha Lý bị bắt ngày 17.05.2001, nhiều đài phát thanh, để gây ‘giựt gân’ cho người nghe, đã không ngần ngại gắn cho Cha: Linh mục đã kêu gọi Mỹ đừng ký Thương ước. Từ đó, nhiều người vô trách nhiệm đã chụp cho Cha cái mũ: làm chánh trị. Kết quả: Thương ước được đôi bên ký kết - Cha Lý bị tù – Chánh tri gia Mỹ vô trách nhiệm không can thiệp cho Cha - Các nhóm lợi ích làm giàu trên lưng đồng bào nghèo.

B.- Một vấn đề thật quan trọng khác mà Chính phủ và giới Lập pháp Mỹ vẫn lớn tiếng ‘hứa lèo’ với người dân Việt đau khổ, nạn nhân của họ, là các Thương ước ký giữa Hoa kỳ và Việt cộng đã và sẽ được hình thành dựa trên căn bản: Nhân quyền có được Chính phủ Việt cộng tôn trọng như đã hứa hay không. Tin tưởng chính giới Mỹ, ngay từ năm 1999, người Mỹ gốc Việt đã có những cuộc vận động với Chính phủ cũng như các vị dân cử Quốc hội Hoa kỳ hầu có những cải thiện về tình trạng tự do tôn giáo tâi Việt Nam. Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa kỳ (USCIRF – United States Commission on International Religious Freedom), một cơ quan độc lập, hoạt động với ngân quỹ trực tiếp từ Quốc hội, đã yêu cầu Bộ Ngoại giao ghi tên Việt Nam vào danh sách các ‘Quốc gia Đáng Quan tâm Đặc biệt’ (Country of Particular Concern, CPC) nhiều lần và, đến lúc, phải thành công… Năm 2004 là năm có Bầu cử Tổng thống. Ngày 15.09.2004, Ngoại trưởng Colin Powell chính thức chỉ định Việt Nam vào danh sách này bên cạnh các nước khác: Miến điện, Trung cộng, Iran, Bắc hàn, Sudan, Eritrea và Ả Rập Saudi.

Ngày 02.11.2004, kết quả Tổng thống George Bush thắng nhiệm kỳ 2 với 50,73% số phiếu hợp lệ so với 48,27% cho Jonh Kerry rõ rệt hơn năm 2000, chỉ thu được 47,87% so với 48,38% cho Al Gore (hơn nhau về số đại cử tri: Bush 271 và Gore 266).

Đến năm 2006, ông Bush (con) cần một quà tặng cho nhà nước Việt cộng khi ông đến Hà nội để dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác (APEC - Asia-Pacific Economic Cooperation) ngày 18 và 19.11.2006. Lúc đầu, ông ta tin chắc là Thượng viện lẫn Viện Dân biểu thông qua dễ dàng Quy chế Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (Permanent normal trade relations - PNTR) cho Việt cộng cần thiết để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization - WTO). Nhưng cuộc bầu cử bán kỳ ngày 07.11.2006, đảng Dân chủ chiếm đa số tại Viện Dân biểu đã không thông qua dự luật HR. 5602 thiết lập quy chế này. Thất bại vụ PNTR, ông Bush, theo đề nghị của cô Condoleezza Rice, Ngoại trưởng, đã gạch bỏ tên Việt cộng khỏi danh sách các Quốc gia Ðáng Quan tâm Đặc biệt để làm quà biếu cho chúng. Việc đặt Việt cộng vào Danh sách CPC và rút ra một cách nhanh chóng như vậy có phải là những quyết định nghiêm chỉnh của Tổng thống Bush (con) không ?. Chỉ khoảng hơn 2 năm và 2 tháng, trong đó, có ngày bầu cử Tổng thống 02.11.2004, nhị vị đã cải tạo Việt cộng từ chổ vi phạm đến tôn trọng Tự do Tôn giáo ? Hoàn thành nhiệm vụ tuyệt đẹp này, cô Condoleezza Rice đã vĩnh viễn rời khỏi chính trường Mỹ ?

C.- Tiếp theo đó, Tổng thống Obama, sau 8 tháng 20 ngày tại chức, đã trở thành Khôi nguyên Nobel Hòa Bình 2009. Nhưng, rất tiếc, lúc cuối nhiệm kỳ hai năm 2016, đã đến Việt Nam để đồng ý bán súng đạn giết người cho Việt cộng. Từ đó, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa kỳ đã nhiều lần thỉnh nguyện Obama–Kerry ghi danh Việt cộng trở vào Danh sách các ‘Quốc gia Đáng Quan tâm Đặc biệt’. Nhất là sau vụ Formosa xả thải hóa chất độc làm cá chết hàng loạt, làm ô mhiễm môi trường, làm người dân thất nghiệp, đền bù bất công, Giáo sĩ và Giáo dân Giáo phận Vinh đã xuống đường vì Sự Thật, Công Lý, Tự Do và Bác Ái, bốn cột trụ tạo dựng Hòa Bình. Nhưng, rất tiếc, lương tâm thế giới đã ngủ yên và đồng bào cảm thấy bất lực trước bạo quyền bán nước, nên đã không tiếp tay…

D.- Trong buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR, Universal Periodic Review) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ngày 05.02.2014 tại trụ sở Liên hiệp quốc Geneva (Thụy sĩ), Đại diện Mỹ phát biểu lo ngại vì Việt Nam vẫn tiếp tục sách nhiễu và bắt giam những người thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp; tiếp tục hạn chế tự do tôn giáo, sách nhiễu các Giáo hội, công đoàn độc lập, và thực hiện lao động cưỡng bức. ngăn chặn khối xã hội dân sự tham gia tiến trình UPR và kiến nghị:

1. Việt Nam xem xét lại tất cả các đạo luật mơ hồ;

2. Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân lương tâm, đặc biệt là: Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày, và Trần Huỳnh Duy Thức...;

3. Thúc đẩy quyền của người lao động, và khẩn trương ký phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn. Cho đến nay, Việt Nam trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ và Điếu Cày, nhưng với điều kiện là các tù nhân lương tâm này phải đi Hoa Kỳ, không có lựa chọn. Luật sư Lê Quốc Quân được tự do do mãn hạn tù.

Ngày 19.06.2018, Mỹ chính thức tuyên bố rút khỏi Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc với cáo buộc Hội đồng Nhân quyền gồm 47 quốc gia thành viên. Hành động này không ảnh hưởng đến nhân quyền cho người dân Việt.

III./ KẾT LUẬN.

Ngoại trưởng Mike Pompeo nhắc rằng các nhà đầu tư và các thương nhân nhận thấy rằng những nơi Tự do Tôn giáo được tôn trọng thì đó là những nơi ‘cởi mở hơn và ít rủi ro hơn’. Ông nhận thấy một sự kết nối sâu sắc giữa Tự do Tôn giáo, một nhân quyền cơ bản, và những lợi ích kinh tế phát xuất từ các nước thực sự có Tự do Tôn giáo này. Nó sẽ đem lại lợi ích cho chính sách đối ngoại của Mỹ để củng cố vấn đề này’. Ðó là một chính sách thật đúng đắn hơn so với các chủ trương của những chính phủ tiền nhiệm. Ước gì khi chính phủ Hoa Kỳ thực hiện chính sách này, tín hữu Công Giáo Việt tích cực bảo vệ Tự do Tôn giáo và, nhờ đó, nỗ lực cố gắng đạt được một nền ngoại thương thặng dư 8 tỷ mỹ kim/năm bằng không nhận tái xuất cảng hàng nước Tàu cộng và nhập thêm sản phẩm tinh chế từ Hoa Kỳ, nhưng tạm thời không đề cập tới việc mua bán vũ khí vì Dân Tộc chưa nắm được Chủ Quyền trên Quê Hương, tức chưa có một Chính Quyền do Người Dân bầu ra.

Từ năm 1963 đến nay, Sự Thật không ngự trị trên Quê Hương Việt Nam. Trong lúc đó, qua Tin Mừng Ðức Kitô, Thầy Chí Thánh nhắc nhở chúng ta ‘Sự Thật sẽ giải thoát anh em’ (Ga 8,32).

Hà Minh Thảo