Văn bản Âu Châu thiếu sự công nhận những Nguồn gốc Kitô hữu
VATICAN: (Zenit.org).- Tuyên bố của Ông Joaquin Navarro Valls, giám đốc cơ quan báo chí Vatican đã được phổ biến ngày thứ Bảy19/6 tiếp sau quyết định của các nhà lãnh đạo Âu Châu tại Brussels ủng hộ Hiệp Ước Hiến Pháp của Liên Hiệp Âu Châu
* * *
Tin tức truyền thông đã tường thuật các vị nguyên thủ quốc gia và chính phủ của 25 nước thành viên nhất trí chấp thuận tại Brussels về Hiệp Ước hiến Pháp Âu Châu.
Tòa Thánh bày tỏ sự hài lòng về giai đoạn mới và quan trọng này trong tiến trình hội nhập Âu Châu, điều mà Đức Giáo Hoàng đã luôn nâng đỡ và khuyến khích. Cũng một lý do cho sự hài lòng là việc đưa vào trong hiệp ước, biện pháp bảo vệ qui chế những tín ngưỡng tôn giáo trong các nước thành viên, và bắt buộc Liên Hiệp duy trì một sự đối thoại cởi mở, trong sáng và điều hòa với các tôn giáo, công nhận căn tính và sự đóng góp riêng biệt của họ.
Tòa Thánh chỉ còn bày tỏ nổi đau khổ của mình về sự chống đối của một số chính phủ đối với việc công khai nhìn nhận những gốc rễ Kitô hữu của Âu Châu. Đây là một vấn đề khinh thường sự minh bạch lịch sử va căn tính Kitô hữu các dân tộc Âu Châu.
Toà Thánh bày tỏ sự đánh giá chân tình và sư biết ơn đối với những chính phủ nào, vì ý thức về chân trời quá khứ và lịch sử trong đó tân Âu Châu hình thành, nên đã hành động để bày tọ cách cụ thể gia sản tôn giáo được công nhận của nó.
Không nên quên sự dấn thân hùng mạnh của nhiều thực thể khác nhau để có gia sản Kitô hữu của Âu Châu được nhắc tới trong hiệp ước này, bằng cách thúc giục sự suy nghĩ của các nhà lãnh đạo chính trị, các công dân và công luận về một vấn đề không phải là thứ yếu trong bối cảnh quốc gia, Âu Châu và thế giới hiện nay.
VATICAN: (Zenit.org).- Tuyên bố của Ông Joaquin Navarro Valls, giám đốc cơ quan báo chí Vatican đã được phổ biến ngày thứ Bảy19/6 tiếp sau quyết định của các nhà lãnh đạo Âu Châu tại Brussels ủng hộ Hiệp Ước Hiến Pháp của Liên Hiệp Âu Châu
* * *
Tin tức truyền thông đã tường thuật các vị nguyên thủ quốc gia và chính phủ của 25 nước thành viên nhất trí chấp thuận tại Brussels về Hiệp Ước hiến Pháp Âu Châu.
Tòa Thánh bày tỏ sự hài lòng về giai đoạn mới và quan trọng này trong tiến trình hội nhập Âu Châu, điều mà Đức Giáo Hoàng đã luôn nâng đỡ và khuyến khích. Cũng một lý do cho sự hài lòng là việc đưa vào trong hiệp ước, biện pháp bảo vệ qui chế những tín ngưỡng tôn giáo trong các nước thành viên, và bắt buộc Liên Hiệp duy trì một sự đối thoại cởi mở, trong sáng và điều hòa với các tôn giáo, công nhận căn tính và sự đóng góp riêng biệt của họ.
Tòa Thánh chỉ còn bày tỏ nổi đau khổ của mình về sự chống đối của một số chính phủ đối với việc công khai nhìn nhận những gốc rễ Kitô hữu của Âu Châu. Đây là một vấn đề khinh thường sự minh bạch lịch sử va căn tính Kitô hữu các dân tộc Âu Châu.
Toà Thánh bày tỏ sự đánh giá chân tình và sư biết ơn đối với những chính phủ nào, vì ý thức về chân trời quá khứ và lịch sử trong đó tân Âu Châu hình thành, nên đã hành động để bày tọ cách cụ thể gia sản tôn giáo được công nhận của nó.
Không nên quên sự dấn thân hùng mạnh của nhiều thực thể khác nhau để có gia sản Kitô hữu của Âu Châu được nhắc tới trong hiệp ước này, bằng cách thúc giục sự suy nghĩ của các nhà lãnh đạo chính trị, các công dân và công luận về một vấn đề không phải là thứ yếu trong bối cảnh quốc gia, Âu Châu và thế giới hiện nay.