Khát Mong Hòa Bình: Các Tôn Giáo và Các Nền Văn Hóa trong Đối Thoại là chủ đề của lễ kỷ niệm lần thứ 30 Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa Bình tại Assisi. Để chuẩn bị cho ngày này, Cộng Đồng Sant’Egidio đã tổ chức ba ngày đại hội nhằm đo lường sự tiến bộ của công trình hòa bình do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô khởi sự 30 năm trước đây.
Hàng chục cuộc thảo luận bàn tròn đã bắt đầu diễn ra sáng Thứ Ba, 20 tháng Chín, chỉ vài giờ trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicọ đặt chân xuống Assisi, nhằm đẩy mạnh “tinh thần Assisi”, sau đó là buổi cầu nguyện sau trưa, mỗi tôn giáo theo nghi thức riêng của họ, trước khi khởi đầu buổi thảo luận sau cùng trong đó đại diện các tôn giáo thế giới gặp nhau để phát động lời kêu gọi hòa bình, mời gọi mọi công dân thế giới đặt nền tảng công lý vững chắc để xây dựng tình hữu nghị và hòa hợp.
Đại diện Ấn Giáo: Đức Phanxicô là người gìn giữ lương tâm luân lý của thế giới
Theo Đài Phát Thanh Vatican, nhà văn và nhà hoạt động Ấn Độ Sudheendra Kulkarni là một trong số 450 đại diện các tôn giáo thế giới tham dự Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa BÌnh tại Assisi năm nay. Đại diện Ấn Giáo, với nhiều quan tâm đối với việc đối thoại liên tôn, nhất là cuộc đối thoại Ấn Độ và Pakistan về hòa bình và hợp tác, Ông Kulkarni tham gia ban thảo luận đề tài “Chủ Nghĩa Khủng Bố Bác Bỏ Thiên Chúa”.
Ông nói với Đài Phát Thanh Vatican rằng sứ điệp của Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa Bình liên hệ tới tình hình thế giới hơn bao giờ hết. Ông cho hay: “Sứ điệp Assisi có tính phổ quát. Nó không chỉ dành cho Assisi, cho Ý Đại Lợi, mà cũng không chỉ dành cho thế giới Kitô Giáo. Vị thánh vĩ đại nhất của nhân loại, một trong các vị thánh vĩ đại nhất, Thánh Phanxicô xuất thân từ Assisi, nhưng ở Ấn Độ, chúng tôi tôn kính ngài và hội nghị liên tôn được tổ chức lần đầu cách nay 30 năm. Đây là một giới mốc cho thấy sự hòa hợp liên tôn khắp thế giới và 30 năm sau, chúng tôi vẫn đang hội họp nhau, bởi thế, nó rất quan trọng với chúng tôi ở Ấn Độ”.
Về tiến bộ của Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa Bình, Ông Kulkarni nhận định rằng “Điều đạt được từ năm 1986, là thế giới đã ý thức nhiều hơn rằng trong thời đại hoàn cầu hóa, mọi quốc gia, mọi nền văn hóa và mọi cộng đồng tôn giáo phải sống chung với nhau. Hiện nay, ý thức này mạnh mẽ hơn năm 1986 vì qúy vị thấy đó năm 1986 còn là thời của hai khối quyền lực kình chống nhau”. Nay thì ý thức hệ vô thần, tức ý thức hệ chủ trương khiến nhân loại xa rời tôn giáo, xa rời Thiên Chúa, đã thất bại, sụp đổ.
Vả lại, theo Ông Kulkarni, người ta càng ngày càng hiểu tôn giáo theo nghĩa chân thực của nó và sứ điệp cốt lõi của mọi tôn giáo đều giống nhau. “Theo tôi, ý thức này nay mạnh mẽ hơn 30 năm trước đây”.
Riêng về Đức Phanxicô, ông nói rằng: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ở một bình diện, là vị đứng đầu Giáo Hội Công Giáo trên thế giới, nhưng ở một bình diện khác, ngài là người gìn giữ lương tâm luân lý của thế giới. Sứ điệp của ngài là dành cho cả thế giới. Ngày nay, ngài là một trong các tiếng nói họa hiếm trên thế giới, luôn nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta phải thay đổi thế giới này. Chúng ta phải thay đổi thế giới này để người nghèo được tôn trọng, người nghèo có công lý, và người nghèo có thể sống trong một thế giới an toàn. Thứ hai, ngài là một trong các nhà lãnh đạo hoàn cầu vĩ đại lên tiếng một cách đầy khí thế về việc bảo vệ môi trường.Trên thực tế, ngài được người ta xưng tụng là vị Giáo Hoàng xanh và chúng tôi ở Ấn Độ tôn kính ngài vì thế, và chúng tôi rất hạnh phúc thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô thăm Ấn Độ vào lúc sớm nhất của ngài”.
Tổng Giám Mục Anh Giáo: chúng ta được mời gọi làm tiếng nói của Chúa Kitô ngỏ với người vô hy vọng
Tổng Giám Mục Anh Giáo, Justin Welby, trong nghi thức cầu nguyện đại kết của các hệ phái Kitô Giáo tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô, vào ngày cuối cùng của Đại Hội, đã đọc một bài suy niệm, với sự hiện diện của cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô lẫn Thượng Phụ Chính Thống Bartholomew I.
Trong bài suy niệm trên, Tổng Giám Mục Welby cho rằng “chúng ta chỉ giầu có thực sự khi lãnh nhận lòng thương xót của Thiên Chúa, qua Chúa Kitô, Đấng Cứu Rỗi của chúng ta”. Trích Tiên Tri Isaia, Tổng Giám Mục Welby nói thêm “… khi ta lãnh nhận lòng thương xót và hòa bình, ta trở thành người mang lòng thương xót và hòa bình từ Thiên Chúa qua Chúa Kitô đến cho toàn thể nhân loại bằng hành động biểu lộ lòng thương xót. Việc làm của (Cộng Đồng) Sant’Egidio ở Mozambique và khắp thế giới là một dấu hiệu của điều có thể làm được khi lòng thương xót của Chúa Kitô tuôn chẩy qua chúng ta. Chúng ta phải là những người giúp người khác khả năng trở thành người thương xót những ai họ đang kình chống. Chúng ta được mời gọi làm tiếng nói của Chúa Kitô ngỏ với người vô hy vọng, kêu gọi họ ‘hãy đến uống nước’ trong một thế giới hạn hán và vô hy vọng, đại lượng cho đi những gì chúng ta đã lãnh nhận trong lòng thương xót tràn đầy ơn thánh”.
Thượng Phụ Chính Thống Bartholomew I: "Các viên đá góc" cần thiết để chống đỡ hòa bình
Cũng theo Đài Phát Thanh Vatican, trong số các nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới tham dự Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa Bình tại Assisi năm nay có Thượng Phụ Chính Thống Bartholomew I.
Trong buổi cầu nguyện đại kết nói trên, Thượng Phụ nói rằng hòa bình “cần một số viên đá góc tường để chống đỡ nó cho dù hiện nay nó đang lâm nguy”.
Theo Thượng Phụ: “Không thể có hòa bình nếu không có sự tôn trọng và nhìn nhận lẫn nhau… Không thể có hòa bình nếu không có công lý, không thể có hòa bình nếu không có sự hợp tác hữu hiệu giữa mọi dân tộc trên thế giới”.
Ngài cũng cho rằng hoà bình phát xuất từ “việc hiểu biết và hợp tác hỗ tương” và đề cập tới vai trò mà các nhà lãnh đạo tụ họp nhau tại Assisi cần phải có trong diễn trình này. Ngài nói: “Ngày nay, như những Niềm Tin, như những Nền Văn Hóa Nhân Ái, như những Hữu Thể Nhân Bản, chúng ta phải làm sống dậy mọi điều này, một cách mới mẻ, bằng những cử chỉ mới mẻ”.
Theo Thượng Phụ, điều quan trọng là tự xét mình. Ngài bảo: “Chúng ta cần phải có khả năng tự xét mình xem mình đã sai lầm ở chỗ nào, hay bất cẩn ở chỗ nào; vì các chủ nghĩa cực đoan đã xuất hiện, đe dọa không những cuộc đối thoại với người khác, mà cả cuộc đối thoại trong chính chúng ta, trong chính lương tâm của ta. Chúng ta cần phải cách ly chúng, thanh tẩy chúng, dưới sự soi sáng của đức tin ta, biến chúng thành sự phong phú cho mọi người”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: hòa bình, sợi chỉ xuyên suốt của hy vọng nối kết đất và trời
Theo Đài Phát Thanh Vatican, lên tiếng với những người hiện diện trong buổi lễ kết thúc Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa Bình tại Assisi hôm thứ Ba vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng “chúng ta tới Assisi như những người hành hương mưu cầu hòa bình. Chúng ta mang theo mình và đặt trước mặt Thiên Chúa các niềm hy vọng và các nỗi đau buồn của nhiều người và của nhiều dân tộc. Chúng ta khao khát hòa bình. Chúng ta muốn làm chứng cho hòa bình. Và trên hết, chúng ta cần cầu nguyện cho hòa bình, vì hòa bình là hồng phúc của Thiên Chúa, và trách nhiệm của ta là cầu khẩn cho có nó, ôm lấy nó, xây dựng nó hàng ngày với ơn phù trợ của Thiên Chúa”.
Đối với trở ngại của việc xây dựng hòa bình là sự dửng dưng ngài nói: “Thiên Chúa… kêu gọi chúng ta đối chất với cơn bệnh lớn nhất thời ta: sự dửng dưng. Nó là con vi khuẩn làm tê liệt, khiến chúng ta ra bơ phờ và vô cảm, một cơn bệnh gặm nhấm hết chính tâm điểm của nhiệt tình tôn giáo, làm nẩy sinh một thứ chủ nghĩa ngoại giáo mới và đáng buồn một cách sâu sắc: chủ nghĩa ngoại giáo của sự dửng dưng”.
Ngài nói rằng ta không thể tiếp tục dửng dưng vì “thế giới đang hết sức khát khao hòa bình. Tại nhiều nước, người ta đang đau khổ vì chiến tranh”. Nhắc lại cuộc viếng thăm Đảo Lesbos gần đây với Thượng Phụ Bartholomew I, ngài cho hay: “tôi nhìn thấy sự buồn rầu của chiến tranh trong đôi mắt người tỵ nạn, niềm khắc khoải khát mong hòa bình của họ… Chúng ta không muốn các thảm kịch này bị lãng quên. Thay vào đó, chúng ta muốn lên tiếng thay cho mọi người đau khổ, cho mọi người không có tiếng nói và không được ai nghe. Họ biết rõ, thường rõ hơn những người có quyền thế, rằng trong chiến tranh, người ta không có ngày mai, và bạo lực vũ khí tiêu diệt niềm vui sống.
“Chúng ta không có vũ khí. Tuy nhiên, chúng ta tin vào sức mạnh hiền từ và khiêm nhường của cầu nguyện. Hôm nay, khát mong hòa bình đã trở thành lời cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa, xin cho các cuộc chiến tranh, chủ nghĩa khủng bố và bạo lực chấm dứt. Nền hòa bình mà từ Assisi chúng ta dâng lời khẩn cầu không đơn giản chỉ là một cuộc phản đối chiến tranh, cũng không phải là ‘kết quả các cuộc thương thuyết, các thỏa hiệp chính trị hoặc mặc cả kinh tế. Nó là kết quả của cầu nguyện’ (Gioan Phaolô II, Diễn Văn, Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Các Thiên Thần, 27 tháng Mười 1986). Chúng ta tìm kiếm nơi Thiên Chúa, nguồn suối hiệp thông, những làn nước trong mát của hòa bình mà nhân loại đang thèm khát: những làn nước này không phát xuất từ các hoang địa tự cao tự đại và lợi ích bản thân, từ những mảnh đất khô cằn của lợi nhuận bằng bất cứ giá nào và của giao thương vũ khí.
“Các truyền thống tôn giáo của chúng ta đa dạng. Nhưng các dị biệt của chúng ta không phải là nguyên nhân gây tranh chấp và khiêu khích, hoặc lạnh lùng xa cách giữa chúng ta. Hôm nay, chúng ta không cầu nguyện chống lại nhau, như chẳng may đã xẩy ra trong lịch sử. Không hề theo chủ nghĩa chiết trung hay duy tương đối, đúng hơn chúng ta cầu nguyện bên cạnh nhau và cho nhau. Ngay tại chính nơi đây, Thánh Gioan Phaolô II từng nói rằng ‘có lẽ hơn bao giờ hết trước đây trong lịch sử, sợi dây nối kết nội tại giữa thái độ tôn giáo chân chính và thiện ích hòa bình vĩ đại đã trở thành hiển nhiên đối với mọi người’ (Diễn văn, Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Các Thiên Thần, 27 tháng Mười 1986). Tiếp tục cuộc hành trình đã bắt đầu cách nay 30 năm tại Assisi…, ‘một lần nữa, tụ họp nhau nơi đây, chúng ta tuyên bố rằng bất cứ ai sử dụng tôn giáo để châm ngòi cho bạo lực là đi ngược lại linh hứng sâu sắc nhất và chân thực nhất của tôn giáo’ (Diễn Văn với Đại Diện các Tôn Giáo Thế Giới, Assisi, 24 tháng Giêng 2002). Chúng ta cũng tuyên bố thêm rằng bạo lực dưới mọi hình thức đều không đại diện ‘cho bản chất đích thực của tôn giáo. Nó là phản đề của tôn giáo và góp phần tiêu diệt tôn giáo’ (Đức Bênêđíctô XVI, Diễn Văn tại Ngày Suy Niệm, Đối Thoại và Cầu Nguyện cho Hòa Bình và Công Lý trên Thế Giới, Assisi, 27 tháng Mười, 2011). Chúng ta sẽ không bao giờ mệt mỏi nhắc lại rằng danh Thiên Chúa không thể được sử dụng để biện minh cho bạo lực. Chỉ có hòa bình, chứ không phải chiến tranh, mới thánh thiêng!”.
Đức Phanxicô cũng cho rằng muốn cổ vũ hòa bình, lương tâm nhân loại cần được động viên để “bảo vệ tính thánh thiêng của sự sống… chăm sóc tạo thế, căn nhà chung của chúng ta. Cầu nguyện và các hành vi hợp tác cụ thể giúp ta thoát ra ngoài luận lý học tranh chấp và bác bỏ các thái độ nổi loạn chỉ biết phản đối và giận dữ. Cầu nguyện và ước nguyện làm việc với nhau phải hướng về nền hòa bình chân thực, không vọng tưởng: không phải thứ thanh bình của người tránh né khó khăn và quay mặt đi, nếu quyền lời cá nhân của mình không bị đe dọa; nó không phải là thứ khuyển nho của người rửa tay khỏi bất cứ vấn đề gì không phải của mình; nó cũng không phải là phương thức ảo của người phán xử mọi sự và mọi người bằng bàn gõ chữ của máy vi tính, không cần mở mắt để thấy nhu cầu của các anh chị em mình, và chịu lấm tay cho những người đang thiếu thốn. Con đường ta đi dẫn chúng ta vào sâu các hoàn cảnh và đặt những người đang đau khổ lên hàng đầu; tiếp nhận các tranh chấp và hàn gắn chúng từ bên trong; bước theo con đường sự thiện một cách nhất quán, bác bỏ các lắt léo do sự dữ đề xuất; kiên nhẫn dấn thân vào các diễn trình hoà bình, với thiện chí và sự phù trợ của Thiên Chúa”.
Đức Phanxicô nhấn mạnh thêm “Hòa bình, sợi dây xuyên suốt của hy vọng nối kết đất với trời, là một từ ngữ vừa hết sức đơn giản vừa khá khó khăn. Hòa bình có nghĩa là tha thứ, hoa trái của hồi tâm và cầu nguyện, phát sinh từ bên trong và nhân danh Thiên Chúa, có thể hàn gắn các vết thương cũ. Hòa bình có nghĩa là chào đón, cởi mở đối với đối thoại, thắng vượt đầu óc hẹp hòi, vốn không phải là chiến lược an toàn, mà đúng ra, là cây cầu đưa người ta tới trống vắng. Hòa bình có nghĩa là hợp tác, một cuộc trao đổi cụ thể và tích cực với người khác, vốn là hồng phúc chứ không phải là vấn nạn, một người anh chị em để cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Hoà bình có nghĩa là giáo dục, là lời mời gọi mỗi ngày phải học tập nghệ thuật thông đạt có tính thách thức, là sở đắc được một nền văn hóa gặp gỡ, thanh tẩy lương tâm khỏi mọi cám dỗ bạo lực và cố chấp vốn đi ngược lại danh Thiên Chúa và nhân phẩm”.
Kết luận, Đức Giáo Hoàng nói: “Chúng ta, những người hiện diện ở đây với nhau và trong hòa bình, chúng ta tin và hy vọng vào một thế giới huynh đệ. Chúng ta ước mong: mọi người nam nữ thuộc các tôn giáo khác nhau có thể tụ họp nhau ở khắp mọi nơi để cổ vũ sự hoà hợp, nhất là ở những nơi có tranh chấp. Tương lai của chúng ta hệ ở việc sống chung với nhau. Vì lý do này, chúng ta được mời gọi tự giải thoát mình khỏi các gánh nặng của bất tín, của chủ nghĩa cực đoan và kỳ thị. Các tín hữu phải là các thợ thủ công kiến tạo hòa bình trong lời cầu nguyện của họ với Thiên Chúa và trong hành động của họ cho nhân loại! Là các nhà lãnh đạo tôn giáo, chúng ta có nghĩa vụ trở thành các cây cầu vững chắc của đối thoại, của trung gian hòa bình đầy sáng tạo. Chúng ta hướng về những người chịu trách nhiệm lớn nhất trong việc phục vụ người ta, về các nhà lãnh đạo các quốc gia, để họ không mệt mỏi tìm kiếm và cổ vũ các phương cách hòa bình, biết nhìn quá bên kia quyền lợi cá biệt của họ và các quyền lợi nhất thời: ước mong họ không tiếp tục điếc tai trước lời của Thiên Chúa kêu gọi họ lưu ý tới lương tâm họ, lưu ý tới tiếng than của người nghèo kêu gào hòa bình và tới các kỳ vọng lành mạnh của giới trẻ. Ở đây, cách nay 30 năm, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng nói: ‘Hòa bình là một cuộc tập huấn, mở ra cho mọi người chứ không riêng gì cho các nhà chuyên môn, thông thái và chiến lược gia. Hòa bình là một trách nhiệm phổ quát’ (Diễn Văn, Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô, 27 tháng Mười 1986). Chúng ta hãy đảm nhiệm trách nhiệm này, tái khẳng định quyết tâm cùng nhau làm người kiến tạo nền hòa bình mà Thiên Chúa muốn chúng ta có và nhân loại đang khát khao”.
Hàng chục cuộc thảo luận bàn tròn đã bắt đầu diễn ra sáng Thứ Ba, 20 tháng Chín, chỉ vài giờ trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicọ đặt chân xuống Assisi, nhằm đẩy mạnh “tinh thần Assisi”, sau đó là buổi cầu nguyện sau trưa, mỗi tôn giáo theo nghi thức riêng của họ, trước khi khởi đầu buổi thảo luận sau cùng trong đó đại diện các tôn giáo thế giới gặp nhau để phát động lời kêu gọi hòa bình, mời gọi mọi công dân thế giới đặt nền tảng công lý vững chắc để xây dựng tình hữu nghị và hòa hợp.
Đại diện Ấn Giáo: Đức Phanxicô là người gìn giữ lương tâm luân lý của thế giới
Theo Đài Phát Thanh Vatican, nhà văn và nhà hoạt động Ấn Độ Sudheendra Kulkarni là một trong số 450 đại diện các tôn giáo thế giới tham dự Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa BÌnh tại Assisi năm nay. Đại diện Ấn Giáo, với nhiều quan tâm đối với việc đối thoại liên tôn, nhất là cuộc đối thoại Ấn Độ và Pakistan về hòa bình và hợp tác, Ông Kulkarni tham gia ban thảo luận đề tài “Chủ Nghĩa Khủng Bố Bác Bỏ Thiên Chúa”.
Ông nói với Đài Phát Thanh Vatican rằng sứ điệp của Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa Bình liên hệ tới tình hình thế giới hơn bao giờ hết. Ông cho hay: “Sứ điệp Assisi có tính phổ quát. Nó không chỉ dành cho Assisi, cho Ý Đại Lợi, mà cũng không chỉ dành cho thế giới Kitô Giáo. Vị thánh vĩ đại nhất của nhân loại, một trong các vị thánh vĩ đại nhất, Thánh Phanxicô xuất thân từ Assisi, nhưng ở Ấn Độ, chúng tôi tôn kính ngài và hội nghị liên tôn được tổ chức lần đầu cách nay 30 năm. Đây là một giới mốc cho thấy sự hòa hợp liên tôn khắp thế giới và 30 năm sau, chúng tôi vẫn đang hội họp nhau, bởi thế, nó rất quan trọng với chúng tôi ở Ấn Độ”.
Về tiến bộ của Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa Bình, Ông Kulkarni nhận định rằng “Điều đạt được từ năm 1986, là thế giới đã ý thức nhiều hơn rằng trong thời đại hoàn cầu hóa, mọi quốc gia, mọi nền văn hóa và mọi cộng đồng tôn giáo phải sống chung với nhau. Hiện nay, ý thức này mạnh mẽ hơn năm 1986 vì qúy vị thấy đó năm 1986 còn là thời của hai khối quyền lực kình chống nhau”. Nay thì ý thức hệ vô thần, tức ý thức hệ chủ trương khiến nhân loại xa rời tôn giáo, xa rời Thiên Chúa, đã thất bại, sụp đổ.
Vả lại, theo Ông Kulkarni, người ta càng ngày càng hiểu tôn giáo theo nghĩa chân thực của nó và sứ điệp cốt lõi của mọi tôn giáo đều giống nhau. “Theo tôi, ý thức này nay mạnh mẽ hơn 30 năm trước đây”.
Riêng về Đức Phanxicô, ông nói rằng: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ở một bình diện, là vị đứng đầu Giáo Hội Công Giáo trên thế giới, nhưng ở một bình diện khác, ngài là người gìn giữ lương tâm luân lý của thế giới. Sứ điệp của ngài là dành cho cả thế giới. Ngày nay, ngài là một trong các tiếng nói họa hiếm trên thế giới, luôn nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta phải thay đổi thế giới này. Chúng ta phải thay đổi thế giới này để người nghèo được tôn trọng, người nghèo có công lý, và người nghèo có thể sống trong một thế giới an toàn. Thứ hai, ngài là một trong các nhà lãnh đạo hoàn cầu vĩ đại lên tiếng một cách đầy khí thế về việc bảo vệ môi trường.Trên thực tế, ngài được người ta xưng tụng là vị Giáo Hoàng xanh và chúng tôi ở Ấn Độ tôn kính ngài vì thế, và chúng tôi rất hạnh phúc thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô thăm Ấn Độ vào lúc sớm nhất của ngài”.
Tổng Giám Mục Anh Giáo: chúng ta được mời gọi làm tiếng nói của Chúa Kitô ngỏ với người vô hy vọng
Tổng Giám Mục Anh Giáo, Justin Welby, trong nghi thức cầu nguyện đại kết của các hệ phái Kitô Giáo tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô, vào ngày cuối cùng của Đại Hội, đã đọc một bài suy niệm, với sự hiện diện của cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô lẫn Thượng Phụ Chính Thống Bartholomew I.
Trong bài suy niệm trên, Tổng Giám Mục Welby cho rằng “chúng ta chỉ giầu có thực sự khi lãnh nhận lòng thương xót của Thiên Chúa, qua Chúa Kitô, Đấng Cứu Rỗi của chúng ta”. Trích Tiên Tri Isaia, Tổng Giám Mục Welby nói thêm “… khi ta lãnh nhận lòng thương xót và hòa bình, ta trở thành người mang lòng thương xót và hòa bình từ Thiên Chúa qua Chúa Kitô đến cho toàn thể nhân loại bằng hành động biểu lộ lòng thương xót. Việc làm của (Cộng Đồng) Sant’Egidio ở Mozambique và khắp thế giới là một dấu hiệu của điều có thể làm được khi lòng thương xót của Chúa Kitô tuôn chẩy qua chúng ta. Chúng ta phải là những người giúp người khác khả năng trở thành người thương xót những ai họ đang kình chống. Chúng ta được mời gọi làm tiếng nói của Chúa Kitô ngỏ với người vô hy vọng, kêu gọi họ ‘hãy đến uống nước’ trong một thế giới hạn hán và vô hy vọng, đại lượng cho đi những gì chúng ta đã lãnh nhận trong lòng thương xót tràn đầy ơn thánh”.
Thượng Phụ Chính Thống Bartholomew I: "Các viên đá góc" cần thiết để chống đỡ hòa bình
Cũng theo Đài Phát Thanh Vatican, trong số các nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới tham dự Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa Bình tại Assisi năm nay có Thượng Phụ Chính Thống Bartholomew I.
Trong buổi cầu nguyện đại kết nói trên, Thượng Phụ nói rằng hòa bình “cần một số viên đá góc tường để chống đỡ nó cho dù hiện nay nó đang lâm nguy”.
Theo Thượng Phụ: “Không thể có hòa bình nếu không có sự tôn trọng và nhìn nhận lẫn nhau… Không thể có hòa bình nếu không có công lý, không thể có hòa bình nếu không có sự hợp tác hữu hiệu giữa mọi dân tộc trên thế giới”.
Ngài cũng cho rằng hoà bình phát xuất từ “việc hiểu biết và hợp tác hỗ tương” và đề cập tới vai trò mà các nhà lãnh đạo tụ họp nhau tại Assisi cần phải có trong diễn trình này. Ngài nói: “Ngày nay, như những Niềm Tin, như những Nền Văn Hóa Nhân Ái, như những Hữu Thể Nhân Bản, chúng ta phải làm sống dậy mọi điều này, một cách mới mẻ, bằng những cử chỉ mới mẻ”.
Theo Thượng Phụ, điều quan trọng là tự xét mình. Ngài bảo: “Chúng ta cần phải có khả năng tự xét mình xem mình đã sai lầm ở chỗ nào, hay bất cẩn ở chỗ nào; vì các chủ nghĩa cực đoan đã xuất hiện, đe dọa không những cuộc đối thoại với người khác, mà cả cuộc đối thoại trong chính chúng ta, trong chính lương tâm của ta. Chúng ta cần phải cách ly chúng, thanh tẩy chúng, dưới sự soi sáng của đức tin ta, biến chúng thành sự phong phú cho mọi người”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: hòa bình, sợi chỉ xuyên suốt của hy vọng nối kết đất và trời
Theo Đài Phát Thanh Vatican, lên tiếng với những người hiện diện trong buổi lễ kết thúc Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa Bình tại Assisi hôm thứ Ba vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng “chúng ta tới Assisi như những người hành hương mưu cầu hòa bình. Chúng ta mang theo mình và đặt trước mặt Thiên Chúa các niềm hy vọng và các nỗi đau buồn của nhiều người và của nhiều dân tộc. Chúng ta khao khát hòa bình. Chúng ta muốn làm chứng cho hòa bình. Và trên hết, chúng ta cần cầu nguyện cho hòa bình, vì hòa bình là hồng phúc của Thiên Chúa, và trách nhiệm của ta là cầu khẩn cho có nó, ôm lấy nó, xây dựng nó hàng ngày với ơn phù trợ của Thiên Chúa”.
Đối với trở ngại của việc xây dựng hòa bình là sự dửng dưng ngài nói: “Thiên Chúa… kêu gọi chúng ta đối chất với cơn bệnh lớn nhất thời ta: sự dửng dưng. Nó là con vi khuẩn làm tê liệt, khiến chúng ta ra bơ phờ và vô cảm, một cơn bệnh gặm nhấm hết chính tâm điểm của nhiệt tình tôn giáo, làm nẩy sinh một thứ chủ nghĩa ngoại giáo mới và đáng buồn một cách sâu sắc: chủ nghĩa ngoại giáo của sự dửng dưng”.
Ngài nói rằng ta không thể tiếp tục dửng dưng vì “thế giới đang hết sức khát khao hòa bình. Tại nhiều nước, người ta đang đau khổ vì chiến tranh”. Nhắc lại cuộc viếng thăm Đảo Lesbos gần đây với Thượng Phụ Bartholomew I, ngài cho hay: “tôi nhìn thấy sự buồn rầu của chiến tranh trong đôi mắt người tỵ nạn, niềm khắc khoải khát mong hòa bình của họ… Chúng ta không muốn các thảm kịch này bị lãng quên. Thay vào đó, chúng ta muốn lên tiếng thay cho mọi người đau khổ, cho mọi người không có tiếng nói và không được ai nghe. Họ biết rõ, thường rõ hơn những người có quyền thế, rằng trong chiến tranh, người ta không có ngày mai, và bạo lực vũ khí tiêu diệt niềm vui sống.
“Chúng ta không có vũ khí. Tuy nhiên, chúng ta tin vào sức mạnh hiền từ và khiêm nhường của cầu nguyện. Hôm nay, khát mong hòa bình đã trở thành lời cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa, xin cho các cuộc chiến tranh, chủ nghĩa khủng bố và bạo lực chấm dứt. Nền hòa bình mà từ Assisi chúng ta dâng lời khẩn cầu không đơn giản chỉ là một cuộc phản đối chiến tranh, cũng không phải là ‘kết quả các cuộc thương thuyết, các thỏa hiệp chính trị hoặc mặc cả kinh tế. Nó là kết quả của cầu nguyện’ (Gioan Phaolô II, Diễn Văn, Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Các Thiên Thần, 27 tháng Mười 1986). Chúng ta tìm kiếm nơi Thiên Chúa, nguồn suối hiệp thông, những làn nước trong mát của hòa bình mà nhân loại đang thèm khát: những làn nước này không phát xuất từ các hoang địa tự cao tự đại và lợi ích bản thân, từ những mảnh đất khô cằn của lợi nhuận bằng bất cứ giá nào và của giao thương vũ khí.
“Các truyền thống tôn giáo của chúng ta đa dạng. Nhưng các dị biệt của chúng ta không phải là nguyên nhân gây tranh chấp và khiêu khích, hoặc lạnh lùng xa cách giữa chúng ta. Hôm nay, chúng ta không cầu nguyện chống lại nhau, như chẳng may đã xẩy ra trong lịch sử. Không hề theo chủ nghĩa chiết trung hay duy tương đối, đúng hơn chúng ta cầu nguyện bên cạnh nhau và cho nhau. Ngay tại chính nơi đây, Thánh Gioan Phaolô II từng nói rằng ‘có lẽ hơn bao giờ hết trước đây trong lịch sử, sợi dây nối kết nội tại giữa thái độ tôn giáo chân chính và thiện ích hòa bình vĩ đại đã trở thành hiển nhiên đối với mọi người’ (Diễn văn, Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Các Thiên Thần, 27 tháng Mười 1986). Tiếp tục cuộc hành trình đã bắt đầu cách nay 30 năm tại Assisi…, ‘một lần nữa, tụ họp nhau nơi đây, chúng ta tuyên bố rằng bất cứ ai sử dụng tôn giáo để châm ngòi cho bạo lực là đi ngược lại linh hứng sâu sắc nhất và chân thực nhất của tôn giáo’ (Diễn Văn với Đại Diện các Tôn Giáo Thế Giới, Assisi, 24 tháng Giêng 2002). Chúng ta cũng tuyên bố thêm rằng bạo lực dưới mọi hình thức đều không đại diện ‘cho bản chất đích thực của tôn giáo. Nó là phản đề của tôn giáo và góp phần tiêu diệt tôn giáo’ (Đức Bênêđíctô XVI, Diễn Văn tại Ngày Suy Niệm, Đối Thoại và Cầu Nguyện cho Hòa Bình và Công Lý trên Thế Giới, Assisi, 27 tháng Mười, 2011). Chúng ta sẽ không bao giờ mệt mỏi nhắc lại rằng danh Thiên Chúa không thể được sử dụng để biện minh cho bạo lực. Chỉ có hòa bình, chứ không phải chiến tranh, mới thánh thiêng!”.
Đức Phanxicô cũng cho rằng muốn cổ vũ hòa bình, lương tâm nhân loại cần được động viên để “bảo vệ tính thánh thiêng của sự sống… chăm sóc tạo thế, căn nhà chung của chúng ta. Cầu nguyện và các hành vi hợp tác cụ thể giúp ta thoát ra ngoài luận lý học tranh chấp và bác bỏ các thái độ nổi loạn chỉ biết phản đối và giận dữ. Cầu nguyện và ước nguyện làm việc với nhau phải hướng về nền hòa bình chân thực, không vọng tưởng: không phải thứ thanh bình của người tránh né khó khăn và quay mặt đi, nếu quyền lời cá nhân của mình không bị đe dọa; nó không phải là thứ khuyển nho của người rửa tay khỏi bất cứ vấn đề gì không phải của mình; nó cũng không phải là phương thức ảo của người phán xử mọi sự và mọi người bằng bàn gõ chữ của máy vi tính, không cần mở mắt để thấy nhu cầu của các anh chị em mình, và chịu lấm tay cho những người đang thiếu thốn. Con đường ta đi dẫn chúng ta vào sâu các hoàn cảnh và đặt những người đang đau khổ lên hàng đầu; tiếp nhận các tranh chấp và hàn gắn chúng từ bên trong; bước theo con đường sự thiện một cách nhất quán, bác bỏ các lắt léo do sự dữ đề xuất; kiên nhẫn dấn thân vào các diễn trình hoà bình, với thiện chí và sự phù trợ của Thiên Chúa”.
Đức Phanxicô nhấn mạnh thêm “Hòa bình, sợi dây xuyên suốt của hy vọng nối kết đất với trời, là một từ ngữ vừa hết sức đơn giản vừa khá khó khăn. Hòa bình có nghĩa là tha thứ, hoa trái của hồi tâm và cầu nguyện, phát sinh từ bên trong và nhân danh Thiên Chúa, có thể hàn gắn các vết thương cũ. Hòa bình có nghĩa là chào đón, cởi mở đối với đối thoại, thắng vượt đầu óc hẹp hòi, vốn không phải là chiến lược an toàn, mà đúng ra, là cây cầu đưa người ta tới trống vắng. Hòa bình có nghĩa là hợp tác, một cuộc trao đổi cụ thể và tích cực với người khác, vốn là hồng phúc chứ không phải là vấn nạn, một người anh chị em để cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Hoà bình có nghĩa là giáo dục, là lời mời gọi mỗi ngày phải học tập nghệ thuật thông đạt có tính thách thức, là sở đắc được một nền văn hóa gặp gỡ, thanh tẩy lương tâm khỏi mọi cám dỗ bạo lực và cố chấp vốn đi ngược lại danh Thiên Chúa và nhân phẩm”.
Kết luận, Đức Giáo Hoàng nói: “Chúng ta, những người hiện diện ở đây với nhau và trong hòa bình, chúng ta tin và hy vọng vào một thế giới huynh đệ. Chúng ta ước mong: mọi người nam nữ thuộc các tôn giáo khác nhau có thể tụ họp nhau ở khắp mọi nơi để cổ vũ sự hoà hợp, nhất là ở những nơi có tranh chấp. Tương lai của chúng ta hệ ở việc sống chung với nhau. Vì lý do này, chúng ta được mời gọi tự giải thoát mình khỏi các gánh nặng của bất tín, của chủ nghĩa cực đoan và kỳ thị. Các tín hữu phải là các thợ thủ công kiến tạo hòa bình trong lời cầu nguyện của họ với Thiên Chúa và trong hành động của họ cho nhân loại! Là các nhà lãnh đạo tôn giáo, chúng ta có nghĩa vụ trở thành các cây cầu vững chắc của đối thoại, của trung gian hòa bình đầy sáng tạo. Chúng ta hướng về những người chịu trách nhiệm lớn nhất trong việc phục vụ người ta, về các nhà lãnh đạo các quốc gia, để họ không mệt mỏi tìm kiếm và cổ vũ các phương cách hòa bình, biết nhìn quá bên kia quyền lợi cá biệt của họ và các quyền lợi nhất thời: ước mong họ không tiếp tục điếc tai trước lời của Thiên Chúa kêu gọi họ lưu ý tới lương tâm họ, lưu ý tới tiếng than của người nghèo kêu gào hòa bình và tới các kỳ vọng lành mạnh của giới trẻ. Ở đây, cách nay 30 năm, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng nói: ‘Hòa bình là một cuộc tập huấn, mở ra cho mọi người chứ không riêng gì cho các nhà chuyên môn, thông thái và chiến lược gia. Hòa bình là một trách nhiệm phổ quát’ (Diễn Văn, Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô, 27 tháng Mười 1986). Chúng ta hãy đảm nhiệm trách nhiệm này, tái khẳng định quyết tâm cùng nhau làm người kiến tạo nền hòa bình mà Thiên Chúa muốn chúng ta có và nhân loại đang khát khao”.