NHÂN ĐỌC BÀI MỤC VỤ VĂN HÓA VIỆT NAM TẠI GIÁO XỨ VIỆT NAM Ở PARIS
II. NHÀ VIỆT NAM HỌC: LINH MỤC LÉOPOLD CADIÈRE
Trong khi chiêm ngắm thành quả mục vụ văn hóa tốt đẹp ở giáo xứ Việt Nam, Paris, chúng ta đã phát hiện được điểm độc đáo là mục vụ giáo xứ đã vươn được tới lãnh vực văn hóa dân tộc với những chuyên đề có ý nghĩa đặc biệt. Điều này nhắc chúng tôi nhớ ngay tới một nhà Việt Nam học kiệt xuất. Ông không phải là người Việt mà là một linh mục người Pháp tên là Léopold Cadière.
Trước 1975, khi học tập nghiên cứu về tín ngưỡng Việt Nam, chúng tôi đã có dịp biết tới nhà Việt Nam học Léopold Cadière với công trình nghiên cứu danh tiếng của ông nhan đề Croyances et Pratiques Religieuses des Annamites (IDEO., Hà Nội, 1944). Quyển này được tái bản tại Sài Gòn năm 1958, do Hội Nghiên Cứu Đông Dương (SEI) với nhan đề khác đi một chữ do hoàn cảnh chính trị đã thay đổi, tức là Croyances et Pratiques Religieuses des Vietnamiens. Tome I. Còn Tome II, Paris, 1955 và Tome III, Paris, 1957. Lúc đó chúng tôi đọc ông, nhưng chưa biết nhiều về ông và chưa phục ông ‘sát đất’ như sau khi được đọc bài giới thiệu về ông của gs. Nguyễn Lý Tưởng, nhan đề Léopold-Michel Cadière Và Những Công Trình Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam, đăng trên tập san Định Hướng số 31. Viết bài này, giáo sư Nguyễn Lý Tưởng đã sử dụng 2 tài liệu: Tiểu Sử Các Linh Mục Thuộc Giáo Phận Huế (Tổng Giáo Phận Huế, in ronéo, 1992, nội bộ) và Nhân Vật Giáo Phận Huế (Lê Ngọc Bích, VN., chưa xuất bản). Bài của gs.Nguyễn Lý Tưởng dài 12 trang, chúng tôi chỉ chú ý đến 2 điểm: Lm. Léopold Cadière vừa chu toàn tốt đẹp sứ mạng mục vụ vất vả của một linh mục vừa có thể thực hiện được nhiều công trình nghiên cứu văn hóa hết sức công phu và hữu ích như một học giả thượng thặng.
MỘT LINH MỤC TẬN TỤY VỚI SỨ MỆNH:
- 1892 : Lm Léopold Cadière đến Việt Nam
- 01/1893: giáo sư tiểu chủng viện An Ninh (Cửa Tùng), Vĩnh Linh, Quảng Trị.
- 10/1894: Giáo sư đại chủng viện Phú Xuân, Kim Long, Huế.
- 10/1895: Chính xứ Tam Tòa, Quảng Bình.
- 10/1896: Chính xứ Cù Lạc. Đây là xứ đạo nhỏ và nghèo nàn. Linh mục xây nhà ở, trường học, hoạt động từ thiện làm cho số giáo dân tăng mau. Tới năm 1902 chia Cù Lạc thành 2 xứ Cù Lạc và Bồ Khê.
- 1902 : Chính xứ Bồ Khê. Nơi đây dân trí thấp kém, nghèo nàn, bệnh sốt rét hoành hành. Nhưng chỉ trong 2 năm, linh mục đã vực toàn vùng Bồ Khê dậy.
- 28/6/1904: Chính xứ Trí Bưu kiêm quản hạt Dinh Cát (Quảng Trị). Tại đây, linh mục sửa trường học, xây nhà thờ, lập tu viện Mến Thánh Giá, viện mồ côi.
- 9/1918: Chính xứ Di Loan, Vĩnh Linh, Quảng Trị kiêm hạt trưởng Đất Đỏ. Tại đây, linh mục lo nâng cao dân trí, giúp các nữ tu học văn hóa, học nghề, tổ chức nuôi tằm, sản xuất tơ lụa. Tơ lụa Di Loan nổi tiếng tại Việt Nam, tại Đông Nam Á và cả ở Pháp. Ông còn lập ra vườn sưu tầm các loại cây vùng nhiệt đới quý hiếm.
- 1928-1930: Ông về Pháp. Thuyết trình đề tài Gia Đình và Tôn Giáo Việt Nam tại Tuần Lễ Dân Tộc Học Tôn Giáo tại Luxembourg. Sưu tầm sử liệu liên quan tới giáo sĩ Alexandre de Rhôdes và giáo sĩ Gaspar Luis. Đầu năm 1930, ông trở lại Di Loan.
- 09/3/1945: Nhật đảo chính Pháp, linh mục bị Nhật bắt giam 5 tháng cùng với các linh mục người Pháp khác. Khi Việt Minh nắm chính quyền, ông được thả về Di Loan.
-19/12/1946: Toàn quốc kháng chiến, linh mục bị Việt Minh bắt. Ngày 13/6/1953, ông và 14 linh mục ngoại quốc sống sót được Việt Minh trả về Pháp, nhưng Léopold Cadière yêu cầu trả ông về Tòa giám mục Huế. Giám mục muốn đưa ông về Pháp chữa bệnh, nhưng ông xin ở lại để toại nguyện được sống chết tại Việt Nam.
- 1953 : Linh mục được 84 tuổi, sống âm thầm tại Tòa giám mục Huế và chuyên lo cầu nguyện. Linh mục mất ngày 10/7/1955 sau 63 năm phục vụ và được an táng trong khuôn viên đại chủng viện Phú Xuân (Kim Long) nay là đại chủng viện Xuân Bích, Huế.
MỘT HỌC GIẢ KIỆT XUẤT:
Nói chung các linh mục, tu sĩ ngoại quốc khi đến bất cứ địa phương truyền giáo nào, họ có thói quen, nhiều khi là bổn phận, phải viết báo cáo về bề trên bản quyền đã gửi họ đi. Vào thời thịnh của chủ nghĩa thực dân ‘kiểu cũ’, những báo cáo loại đó đôi khi bị lên án là hành vi gián điệp! Sau khi thực dân đã nắm được quyền hành và thiết lập xong guồng máy cai trị ở nước ta, nhiều nỗ lực nghiên cứu của các giáo sĩ vẫn được thực hiện và hầu hết chỉ thuần túy là những công trình nghiên cứu nhằm mục đích văn hóa. Những công trình nghiên cứu ấy dễ dàng tìm thấy trong các tập san của trường Viễn Đông Bác Cổ ở Hà Nội (Bulletin de l’École Francaise d’Extrême Orient: BEFEO), trong tập san của Châu Thành Hiếu Cổ (Bulletin Des Amis Du Vieux Huế: BAVH, nay gọi là Những Người Bạn Của Cố Đô Huế) và trong tập san của Hội Nghiên Cứu Đông Dương có trụ sở và thư viện nằm trong khuôn viên Thảo cầm viên Sài Gòn (Société Des Études Indochinoises: S.E.I.).
Trong số các giáo sĩ Tây phương tích cực hoạt động văn hóa ấy, lm. Léopold Cadière nổi bật lên như một ngôi sao sáng chói. Ông là một trí thức phương Tây giỏi Hán, Nôm và chữ quốc ngữ ta; thông thuộc sử sách, địa dư, phong tục tập quán Việt Nam, Trung Hoa, Cambodge và Lào. Tạp chí Mission Étrangère de Paris ghi nhận từ năm 1898 tới 1955, trong 57 năm ông đã thực hiện được 245 đề tài nghiên cứu về khảo cổ, nhân chủng, ngôn ngữ, sử, phong tục tập quán, tín ngưỡng, v.v., của người Việt Nam.
Tương tự lm. Mai Đức Vinh ở Paris, lm.Léopold Cadière trước đây vừa chu toàn nhiệm vụ của một linh mục hết sức bề bộn, vất vả, vừa tích cực, hăng say trong những công trình nghiên cứu và những hoạt động văn hóa. Sức làm việc của ông là vô biên. Tuy nhiên, có một điểm ông không được may mắn như lm.Mai Đức Vinh là thời đó ở các xứ đạo ông phục vụ, không thể kiếm ra những cộng sự viên đủ khả năng cộng tác với ông như trường hợp lm.Mai Đức Vinh tại giáo xứ Việt Nam ở Paris ngày nay. Vì thế lm.Léopold Cadière đã cộng tác với các nhà văn hóa tại Hà Nội và Huế. Xin đan cử một số hoạt động văn hóa của ông:
Năm 1895, ngay khi về làm chính xứ Bồ Khê (Quảng Bình), ông đã phát hiện một bia đá ghi chép về cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn có giá trị lịch sử cao. Công trình phát hiện của ông được giải thưởng do Viện Khoa Học Pháp và tập san Trường Viễn Đông Bác Cổ đã đăng bài nghiên cứu này.
Từ 1895 tới 1904 là thời gian gần 8 năm làm chính xứ Bồ Khê và Cù Lạc, ông đã nghiên cứu về ngôn ngữ, địa lí, lịch sử, v.v., của vùng này.
Năm 1904, về làm chính xứ Trí Bưu kiêm quản hạt Dinh Cát (Quảng Trị). Đây là vùng đất lịch sử, vùng đất hưng nghiệp của chúa Nguyễn Hoàng, hết sức thuận lợi cho các cuộc nghiên cứu của ông về lịch sử và các địa danh tên tuổi như: Ái Tử, Trà Liên, Trà Bát, Dinh Cát, Miếu Bông, v.v. Ngoài ra nơi đây còn có nhiều di tích của người Chàm, như: Trung Đơn (Hải Lăng), Dương Lệ (Triệu Phong), v.v.
Ngày 04 tháng 12 năm 1910, nhân chuyến về Pháp chữa bệnh, theo yêu cầu của giám đốc trường Viễn Đông Bác Cổ, ông đã tới các thư viện tìm kiếm tài liệu lịch sử liên quan tới sự giao thiệp giữa các chúa Nguyễn và người Âu châu trong các thế kỉ 16,17,18…’Ông đã gặp được tại Roma bản chép tay cuốn từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhôdes (thế kỷ 17) và những thư từ trao đổi giữa Nguyễn Phúc Ánh và các sĩ quan Pháp vào cuối thế kỷ 18, những liên hệ giữa Nguyễn Phúc Ánh và Đức Giám Mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine), bút ký của Giáo sĩ Bénigne Vachet về xứ Đàng Trong…’
Thành lập Hội Đô Thành Hiếu Cổ (Association des Amis du Vieux Huế: Hội Những Người Bạn Của Cố Đô Huế). Năm 1914 (trong thời gian ông làm tuyên úy trường Pellerin 1913-1918) ông đã cùng các nhà trí thứcViệt, Pháp thành lập Hội Đô Thành Hiếu Cổ và xuất bản tập san Những Người Bạn Của Cố Đô Huế (Bulletin des Amis du Vieux Huế: B.A.V.H.). Gs. Nguyễn Lý Tưởng cho: ‘Đây là một tạp chí khoa học có giá trị nhất Đông Dương thời đó sau tập san của trường Viễn Đông Bác Cổ (Bulletin de l1École Francaise d’Extrême Orient: BEFEO) chuyên viết về các vấn đề văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, tôn giáo, phong tục, mỹ thuật, ngôn ngữ, v.v… Trước 1914, chưa có tập san nào nghiên cứu về Huế có giá trị như B.A.V.H. và về sau, những nhà nghiên cứu về Huế vẫn phải dựa vào nó… Những nhà trí thức, nhân sĩ ở Huế thời đó đã cộng tác với B.A.V.H. như các cụ Tôn Thất Hân (thượng thư), Nguyễn Hữu Bài (thượng thư), Nguyễn Đình Hòe, Đào Thái Hanh, Lê Văn Miến (họa sĩ), Tôn Thất Sa (họa sĩ), Nguyễn Tiến Lãng, Đào Duy Anh… Người Pháp có: Dumoutier, Reyssoneaux, Heri Cosserat… Các linh mục Pirey, Morineau, Chapuis, Delvaux…’.
Lm. Léopold Cadière đã tham gia và xây dựng hàng chục tổ chức văn hóa và khoa học như: Hội Ngôn Ngữ Á châu, Hội Địa Lí Học Hà Nội, Hội Bách Thảo Paris, Hàn Lâm Viện Aix, Hàn Lâm Viện Khoa Học Thuộc Địa, Hội Giáo Dục Tinh Thần và Luân Lí Việt Nam, Hội Thuần Dưỡng Paris, Hội Nghiên Cứu Đông Dương Sài Gòn, hội viên Trường Nhân Chủng Học Đông Dương, Hội Viễn Đông Bác Cổ, v.v..
Năm 1946, Việt Minh bắt giam lm.Léopold Cadière về tội ‘Tây thực dân’. Thế nhưng ngày nay, toàn bộ các bài nghiên cứu của ông đăng trên tập san Châu Thành Hiếu Cổ (Bulletin des Amis du Vieux Huế) đã được dịch ra và tập hợp thành sách nhan đề Những Người Bạn Của Cố Đô Huế, Thuận Hóa xuất bản.
Khoảng 1990 trở đi, UNESCO công nhận Kinh thành Huế là di tích lịch sử của thế giới thì chính quyền Cộng Sản đã vinh danh Léopold Cadière là Nhà Huế Học và là Nhà Việt Nam Học, do những công trình nghiên cứu của ông đã làm cho thế giới biết đến văn hóa, lịch sử Việt Nam; đặc biệt là văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, lịch sử của Huế.
Gs. Nguyễn Lý Tưởng đã trích lời Nguyễn Đắc Xuân trong bài Tưởng Nhớ Nhà Huế Học Léopold Cadière đăng trên báo Lao Động ngày 23/6/1994 như sau: ‘Huế đã được công nhận di sản thế giới. Để có được sự công nhận ấy, một thế kỉ qua nhiều nhà Huế học, nhà văn, nhà nghiên cứu đã đóng góp biết bao công trình để giới thiệu Huế với thế giới. Người được tôn là bậc thầy trong công việc này là Léopold Cadière…’
Và Đào Hùng, tác giả bài Linh Mục Cadière, Một trong Những Người Mở Đầu Môn Việt Nam Học đăng trong nguyệt san Xưa và Nay của Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, số 6 năm 1995, đã viết: ‘ Có thể nói tư tưởng của Linh Mục Cadière đã mở đường cho những người nghiên cứu Việt Nam đầu thế kỷ (20). Cuộc đời và sự nghiệp của ông đáng cho tất cả những ai quan tâm đến môn Việt Nam học, dù là người Việt hay người nước ngoài, phải kính cẩn suy ngẫm. Ông đã đem lại những hiểu biết sâu sắc về dân tộc Việt Nam, một dân tộc mà nhiều nhà nghiên cứu trước đây từng nghĩ rằng đã hoàn toàn Hán hóa, không có cá tính…’.
VÔ TRI BẤT MỘ
Linh mục Léopold Cadière đã bị Việt Minh Cộng Sản bắt giam năm 1946, vậy mà nay họ phải trả danh dự lại cho ông, phải vinh danh ông là nhà Việt Nam học và nhà Huế học, huống chi chúng tôi. Phải nói là chúng tôi phục ông ‘sát đất’. Song nếu chỉ khâm phục, ngợi khen ông sẽ uổng phí công lao và tấm lòng của ông đối với đất nước chúng ta. Đúng vậy, để xứng đáng đối với ông, không gì bằng học hỏi nơi ông, noi gương ông mà tìm hiểu đất nước và dân tộc Việt Nam mình. Vô tri bất mộ. Nếu không hiểu, không biết thì làm sao có thể yêu mến. Gs. Nguyễn Lý Tưởng đã trích lời của lm. Léopold Cadière trong một bài viết nhân kỉ niệm 50 năm linh mục (1942) của ông: ‘Tôi đã hiểu người Việt vì tôi nghiên cứu những gì liên quan đến họ. Tôi đã nghiên cứu tiếng Việt ngay từ khi mới đến đây và tôi hiện nay vẫn tiếp tục nghiên cứu… Tôi đã nghiên cứu tín ngưỡng, lễ nghi tôn giáo, phong tục người Việt, tôi yêu mến người Việt. Tôi yêu mến người Việt vì họ thông minh xuất sắc và tinh thần linh lợi… Tôi yêu mến người Việt cũng vì họ trải qua nhiều đau khổ’. (Ngọc Quỳnh. Hoài Niệm Cố Cả. Nguyệt san Nguồn Sống, địa phận Huế, số 1, ra ngày 15-7-1958, tr.45).
Léopold Cadière là người nước ngoài, ông đã đến, đã học hỏi, nghiên cứu để hiểu biết Việt Nam và con người Việt Nam, cho nên ông đã yêu mến Việt Nam, yêu mến người Việt Nam. Chẳng những ông yêu những ưu điểm của người Việt Nam mà còn yêu mến vì dân tộc này đã từng chịu nhiều khổ đau.
Còn chúng ta, vì là người Việt Nam, có nhiều điều chúng ta không cần học hỏi cũng biết, thế nhưng có biết bao nhiêu điều về đất nước, về con người, về văn hoá Việt Nam chúng ta chưa biết đủ, chưa biết hết và còn cần phải học hỏi, nghiên cứu thêm. Riêng đối với Giáo Hội và người Công Giáo Việt Nam, vấn đề đặt ra càng cần thiết hơn nữa. Bởi vì lịch sử du nhập đạo Chúa Giêsu Kitô vào Việt Nam đã gây phản ứng khốc liệt từ vua chúa đến các giới đồng bào khác, mà hệ lụy còn dai dẳng cho tới ngày nay. Cho nên cần thiết phải học hỏi thấu đáo về dân tộc mình để khám phá ra những giá trị riêng của dân tộc mình, như thế mới yêu mến, kính trọng dân tộc mình, mới có thể tiến dần tới nỗ lực hội nhập văn hoá được.
II. NHÀ VIỆT NAM HỌC: LINH MỤC LÉOPOLD CADIÈRE
Trong khi chiêm ngắm thành quả mục vụ văn hóa tốt đẹp ở giáo xứ Việt Nam, Paris, chúng ta đã phát hiện được điểm độc đáo là mục vụ giáo xứ đã vươn được tới lãnh vực văn hóa dân tộc với những chuyên đề có ý nghĩa đặc biệt. Điều này nhắc chúng tôi nhớ ngay tới một nhà Việt Nam học kiệt xuất. Ông không phải là người Việt mà là một linh mục người Pháp tên là Léopold Cadière.
Trước 1975, khi học tập nghiên cứu về tín ngưỡng Việt Nam, chúng tôi đã có dịp biết tới nhà Việt Nam học Léopold Cadière với công trình nghiên cứu danh tiếng của ông nhan đề Croyances et Pratiques Religieuses des Annamites (IDEO., Hà Nội, 1944). Quyển này được tái bản tại Sài Gòn năm 1958, do Hội Nghiên Cứu Đông Dương (SEI) với nhan đề khác đi một chữ do hoàn cảnh chính trị đã thay đổi, tức là Croyances et Pratiques Religieuses des Vietnamiens. Tome I. Còn Tome II, Paris, 1955 và Tome III, Paris, 1957. Lúc đó chúng tôi đọc ông, nhưng chưa biết nhiều về ông và chưa phục ông ‘sát đất’ như sau khi được đọc bài giới thiệu về ông của gs. Nguyễn Lý Tưởng, nhan đề Léopold-Michel Cadière Và Những Công Trình Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam, đăng trên tập san Định Hướng số 31. Viết bài này, giáo sư Nguyễn Lý Tưởng đã sử dụng 2 tài liệu: Tiểu Sử Các Linh Mục Thuộc Giáo Phận Huế (Tổng Giáo Phận Huế, in ronéo, 1992, nội bộ) và Nhân Vật Giáo Phận Huế (Lê Ngọc Bích, VN., chưa xuất bản). Bài của gs.Nguyễn Lý Tưởng dài 12 trang, chúng tôi chỉ chú ý đến 2 điểm: Lm. Léopold Cadière vừa chu toàn tốt đẹp sứ mạng mục vụ vất vả của một linh mục vừa có thể thực hiện được nhiều công trình nghiên cứu văn hóa hết sức công phu và hữu ích như một học giả thượng thặng.
MỘT LINH MỤC TẬN TỤY VỚI SỨ MỆNH:
- 1892 : Lm Léopold Cadière đến Việt Nam
- 01/1893: giáo sư tiểu chủng viện An Ninh (Cửa Tùng), Vĩnh Linh, Quảng Trị.
- 10/1894: Giáo sư đại chủng viện Phú Xuân, Kim Long, Huế.
- 10/1895: Chính xứ Tam Tòa, Quảng Bình.
- 10/1896: Chính xứ Cù Lạc. Đây là xứ đạo nhỏ và nghèo nàn. Linh mục xây nhà ở, trường học, hoạt động từ thiện làm cho số giáo dân tăng mau. Tới năm 1902 chia Cù Lạc thành 2 xứ Cù Lạc và Bồ Khê.
- 1902 : Chính xứ Bồ Khê. Nơi đây dân trí thấp kém, nghèo nàn, bệnh sốt rét hoành hành. Nhưng chỉ trong 2 năm, linh mục đã vực toàn vùng Bồ Khê dậy.
- 28/6/1904: Chính xứ Trí Bưu kiêm quản hạt Dinh Cát (Quảng Trị). Tại đây, linh mục sửa trường học, xây nhà thờ, lập tu viện Mến Thánh Giá, viện mồ côi.
- 9/1918: Chính xứ Di Loan, Vĩnh Linh, Quảng Trị kiêm hạt trưởng Đất Đỏ. Tại đây, linh mục lo nâng cao dân trí, giúp các nữ tu học văn hóa, học nghề, tổ chức nuôi tằm, sản xuất tơ lụa. Tơ lụa Di Loan nổi tiếng tại Việt Nam, tại Đông Nam Á và cả ở Pháp. Ông còn lập ra vườn sưu tầm các loại cây vùng nhiệt đới quý hiếm.
- 1928-1930: Ông về Pháp. Thuyết trình đề tài Gia Đình và Tôn Giáo Việt Nam tại Tuần Lễ Dân Tộc Học Tôn Giáo tại Luxembourg. Sưu tầm sử liệu liên quan tới giáo sĩ Alexandre de Rhôdes và giáo sĩ Gaspar Luis. Đầu năm 1930, ông trở lại Di Loan.
- 09/3/1945: Nhật đảo chính Pháp, linh mục bị Nhật bắt giam 5 tháng cùng với các linh mục người Pháp khác. Khi Việt Minh nắm chính quyền, ông được thả về Di Loan.
-19/12/1946: Toàn quốc kháng chiến, linh mục bị Việt Minh bắt. Ngày 13/6/1953, ông và 14 linh mục ngoại quốc sống sót được Việt Minh trả về Pháp, nhưng Léopold Cadière yêu cầu trả ông về Tòa giám mục Huế. Giám mục muốn đưa ông về Pháp chữa bệnh, nhưng ông xin ở lại để toại nguyện được sống chết tại Việt Nam.
- 1953 : Linh mục được 84 tuổi, sống âm thầm tại Tòa giám mục Huế và chuyên lo cầu nguyện. Linh mục mất ngày 10/7/1955 sau 63 năm phục vụ và được an táng trong khuôn viên đại chủng viện Phú Xuân (Kim Long) nay là đại chủng viện Xuân Bích, Huế.
MỘT HỌC GIẢ KIỆT XUẤT:
Nói chung các linh mục, tu sĩ ngoại quốc khi đến bất cứ địa phương truyền giáo nào, họ có thói quen, nhiều khi là bổn phận, phải viết báo cáo về bề trên bản quyền đã gửi họ đi. Vào thời thịnh của chủ nghĩa thực dân ‘kiểu cũ’, những báo cáo loại đó đôi khi bị lên án là hành vi gián điệp! Sau khi thực dân đã nắm được quyền hành và thiết lập xong guồng máy cai trị ở nước ta, nhiều nỗ lực nghiên cứu của các giáo sĩ vẫn được thực hiện và hầu hết chỉ thuần túy là những công trình nghiên cứu nhằm mục đích văn hóa. Những công trình nghiên cứu ấy dễ dàng tìm thấy trong các tập san của trường Viễn Đông Bác Cổ ở Hà Nội (Bulletin de l’École Francaise d’Extrême Orient: BEFEO), trong tập san của Châu Thành Hiếu Cổ (Bulletin Des Amis Du Vieux Huế: BAVH, nay gọi là Những Người Bạn Của Cố Đô Huế) và trong tập san của Hội Nghiên Cứu Đông Dương có trụ sở và thư viện nằm trong khuôn viên Thảo cầm viên Sài Gòn (Société Des Études Indochinoises: S.E.I.).
Trong số các giáo sĩ Tây phương tích cực hoạt động văn hóa ấy, lm. Léopold Cadière nổi bật lên như một ngôi sao sáng chói. Ông là một trí thức phương Tây giỏi Hán, Nôm và chữ quốc ngữ ta; thông thuộc sử sách, địa dư, phong tục tập quán Việt Nam, Trung Hoa, Cambodge và Lào. Tạp chí Mission Étrangère de Paris ghi nhận từ năm 1898 tới 1955, trong 57 năm ông đã thực hiện được 245 đề tài nghiên cứu về khảo cổ, nhân chủng, ngôn ngữ, sử, phong tục tập quán, tín ngưỡng, v.v., của người Việt Nam.
Tương tự lm. Mai Đức Vinh ở Paris, lm.Léopold Cadière trước đây vừa chu toàn nhiệm vụ của một linh mục hết sức bề bộn, vất vả, vừa tích cực, hăng say trong những công trình nghiên cứu và những hoạt động văn hóa. Sức làm việc của ông là vô biên. Tuy nhiên, có một điểm ông không được may mắn như lm.Mai Đức Vinh là thời đó ở các xứ đạo ông phục vụ, không thể kiếm ra những cộng sự viên đủ khả năng cộng tác với ông như trường hợp lm.Mai Đức Vinh tại giáo xứ Việt Nam ở Paris ngày nay. Vì thế lm.Léopold Cadière đã cộng tác với các nhà văn hóa tại Hà Nội và Huế. Xin đan cử một số hoạt động văn hóa của ông:
Năm 1895, ngay khi về làm chính xứ Bồ Khê (Quảng Bình), ông đã phát hiện một bia đá ghi chép về cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn có giá trị lịch sử cao. Công trình phát hiện của ông được giải thưởng do Viện Khoa Học Pháp và tập san Trường Viễn Đông Bác Cổ đã đăng bài nghiên cứu này.
Từ 1895 tới 1904 là thời gian gần 8 năm làm chính xứ Bồ Khê và Cù Lạc, ông đã nghiên cứu về ngôn ngữ, địa lí, lịch sử, v.v., của vùng này.
Năm 1904, về làm chính xứ Trí Bưu kiêm quản hạt Dinh Cát (Quảng Trị). Đây là vùng đất lịch sử, vùng đất hưng nghiệp của chúa Nguyễn Hoàng, hết sức thuận lợi cho các cuộc nghiên cứu của ông về lịch sử và các địa danh tên tuổi như: Ái Tử, Trà Liên, Trà Bát, Dinh Cát, Miếu Bông, v.v. Ngoài ra nơi đây còn có nhiều di tích của người Chàm, như: Trung Đơn (Hải Lăng), Dương Lệ (Triệu Phong), v.v.
Ngày 04 tháng 12 năm 1910, nhân chuyến về Pháp chữa bệnh, theo yêu cầu của giám đốc trường Viễn Đông Bác Cổ, ông đã tới các thư viện tìm kiếm tài liệu lịch sử liên quan tới sự giao thiệp giữa các chúa Nguyễn và người Âu châu trong các thế kỉ 16,17,18…’Ông đã gặp được tại Roma bản chép tay cuốn từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhôdes (thế kỷ 17) và những thư từ trao đổi giữa Nguyễn Phúc Ánh và các sĩ quan Pháp vào cuối thế kỷ 18, những liên hệ giữa Nguyễn Phúc Ánh và Đức Giám Mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine), bút ký của Giáo sĩ Bénigne Vachet về xứ Đàng Trong…’
Thành lập Hội Đô Thành Hiếu Cổ (Association des Amis du Vieux Huế: Hội Những Người Bạn Của Cố Đô Huế). Năm 1914 (trong thời gian ông làm tuyên úy trường Pellerin 1913-1918) ông đã cùng các nhà trí thứcViệt, Pháp thành lập Hội Đô Thành Hiếu Cổ và xuất bản tập san Những Người Bạn Của Cố Đô Huế (Bulletin des Amis du Vieux Huế: B.A.V.H.). Gs. Nguyễn Lý Tưởng cho: ‘Đây là một tạp chí khoa học có giá trị nhất Đông Dương thời đó sau tập san của trường Viễn Đông Bác Cổ (Bulletin de l1École Francaise d’Extrême Orient: BEFEO) chuyên viết về các vấn đề văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, tôn giáo, phong tục, mỹ thuật, ngôn ngữ, v.v… Trước 1914, chưa có tập san nào nghiên cứu về Huế có giá trị như B.A.V.H. và về sau, những nhà nghiên cứu về Huế vẫn phải dựa vào nó… Những nhà trí thức, nhân sĩ ở Huế thời đó đã cộng tác với B.A.V.H. như các cụ Tôn Thất Hân (thượng thư), Nguyễn Hữu Bài (thượng thư), Nguyễn Đình Hòe, Đào Thái Hanh, Lê Văn Miến (họa sĩ), Tôn Thất Sa (họa sĩ), Nguyễn Tiến Lãng, Đào Duy Anh… Người Pháp có: Dumoutier, Reyssoneaux, Heri Cosserat… Các linh mục Pirey, Morineau, Chapuis, Delvaux…’.
Lm. Léopold Cadière đã tham gia và xây dựng hàng chục tổ chức văn hóa và khoa học như: Hội Ngôn Ngữ Á châu, Hội Địa Lí Học Hà Nội, Hội Bách Thảo Paris, Hàn Lâm Viện Aix, Hàn Lâm Viện Khoa Học Thuộc Địa, Hội Giáo Dục Tinh Thần và Luân Lí Việt Nam, Hội Thuần Dưỡng Paris, Hội Nghiên Cứu Đông Dương Sài Gòn, hội viên Trường Nhân Chủng Học Đông Dương, Hội Viễn Đông Bác Cổ, v.v..
Năm 1946, Việt Minh bắt giam lm.Léopold Cadière về tội ‘Tây thực dân’. Thế nhưng ngày nay, toàn bộ các bài nghiên cứu của ông đăng trên tập san Châu Thành Hiếu Cổ (Bulletin des Amis du Vieux Huế) đã được dịch ra và tập hợp thành sách nhan đề Những Người Bạn Của Cố Đô Huế, Thuận Hóa xuất bản.
Khoảng 1990 trở đi, UNESCO công nhận Kinh thành Huế là di tích lịch sử của thế giới thì chính quyền Cộng Sản đã vinh danh Léopold Cadière là Nhà Huế Học và là Nhà Việt Nam Học, do những công trình nghiên cứu của ông đã làm cho thế giới biết đến văn hóa, lịch sử Việt Nam; đặc biệt là văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, lịch sử của Huế.
Gs. Nguyễn Lý Tưởng đã trích lời Nguyễn Đắc Xuân trong bài Tưởng Nhớ Nhà Huế Học Léopold Cadière đăng trên báo Lao Động ngày 23/6/1994 như sau: ‘Huế đã được công nhận di sản thế giới. Để có được sự công nhận ấy, một thế kỉ qua nhiều nhà Huế học, nhà văn, nhà nghiên cứu đã đóng góp biết bao công trình để giới thiệu Huế với thế giới. Người được tôn là bậc thầy trong công việc này là Léopold Cadière…’
Và Đào Hùng, tác giả bài Linh Mục Cadière, Một trong Những Người Mở Đầu Môn Việt Nam Học đăng trong nguyệt san Xưa và Nay của Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, số 6 năm 1995, đã viết: ‘ Có thể nói tư tưởng của Linh Mục Cadière đã mở đường cho những người nghiên cứu Việt Nam đầu thế kỷ (20). Cuộc đời và sự nghiệp của ông đáng cho tất cả những ai quan tâm đến môn Việt Nam học, dù là người Việt hay người nước ngoài, phải kính cẩn suy ngẫm. Ông đã đem lại những hiểu biết sâu sắc về dân tộc Việt Nam, một dân tộc mà nhiều nhà nghiên cứu trước đây từng nghĩ rằng đã hoàn toàn Hán hóa, không có cá tính…’.
VÔ TRI BẤT MỘ
Linh mục Léopold Cadière đã bị Việt Minh Cộng Sản bắt giam năm 1946, vậy mà nay họ phải trả danh dự lại cho ông, phải vinh danh ông là nhà Việt Nam học và nhà Huế học, huống chi chúng tôi. Phải nói là chúng tôi phục ông ‘sát đất’. Song nếu chỉ khâm phục, ngợi khen ông sẽ uổng phí công lao và tấm lòng của ông đối với đất nước chúng ta. Đúng vậy, để xứng đáng đối với ông, không gì bằng học hỏi nơi ông, noi gương ông mà tìm hiểu đất nước và dân tộc Việt Nam mình. Vô tri bất mộ. Nếu không hiểu, không biết thì làm sao có thể yêu mến. Gs. Nguyễn Lý Tưởng đã trích lời của lm. Léopold Cadière trong một bài viết nhân kỉ niệm 50 năm linh mục (1942) của ông: ‘Tôi đã hiểu người Việt vì tôi nghiên cứu những gì liên quan đến họ. Tôi đã nghiên cứu tiếng Việt ngay từ khi mới đến đây và tôi hiện nay vẫn tiếp tục nghiên cứu… Tôi đã nghiên cứu tín ngưỡng, lễ nghi tôn giáo, phong tục người Việt, tôi yêu mến người Việt. Tôi yêu mến người Việt vì họ thông minh xuất sắc và tinh thần linh lợi… Tôi yêu mến người Việt cũng vì họ trải qua nhiều đau khổ’. (Ngọc Quỳnh. Hoài Niệm Cố Cả. Nguyệt san Nguồn Sống, địa phận Huế, số 1, ra ngày 15-7-1958, tr.45).
Léopold Cadière là người nước ngoài, ông đã đến, đã học hỏi, nghiên cứu để hiểu biết Việt Nam và con người Việt Nam, cho nên ông đã yêu mến Việt Nam, yêu mến người Việt Nam. Chẳng những ông yêu những ưu điểm của người Việt Nam mà còn yêu mến vì dân tộc này đã từng chịu nhiều khổ đau.
Còn chúng ta, vì là người Việt Nam, có nhiều điều chúng ta không cần học hỏi cũng biết, thế nhưng có biết bao nhiêu điều về đất nước, về con người, về văn hoá Việt Nam chúng ta chưa biết đủ, chưa biết hết và còn cần phải học hỏi, nghiên cứu thêm. Riêng đối với Giáo Hội và người Công Giáo Việt Nam, vấn đề đặt ra càng cần thiết hơn nữa. Bởi vì lịch sử du nhập đạo Chúa Giêsu Kitô vào Việt Nam đã gây phản ứng khốc liệt từ vua chúa đến các giới đồng bào khác, mà hệ lụy còn dai dẳng cho tới ngày nay. Cho nên cần thiết phải học hỏi thấu đáo về dân tộc mình để khám phá ra những giá trị riêng của dân tộc mình, như thế mới yêu mến, kính trọng dân tộc mình, mới có thể tiến dần tới nỗ lực hội nhập văn hoá được.