NIỀM TIN TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM
Một ngày trong mấy năm đầu đời viễn xứ, tình cờ đọc thấy trên tờ báo Việt ngữ, lúc ấy hãy còn hiếm hoi, bài viết của một tác giả (xin lỗi, quên tên) tâm sự về kiếp sống ly hương, văn hóa cổ truyền bị xao lãng, tệ nạn mất gốc gần kề, gia đình yếu thế... và quan hoài với lời kết áo não :
‘’Ai đưa ta đến chốn nầy
Bên kia không óc, bên nầy không tim.’’
(Doãn Quốc Sỹ)
Buổi trưa vắng lặng. Trời mùa đông xám lạnh, cây trơ cành trụi lá, tôi ngẫn ngơ với nỗi buồn man mác. Và cái bi cảm bần thần nghi hoặc ấy đã gợi cho tôi ý hướng theo dõi thế sự, nhìn lại văn hóa mình, tìm hiểu tư duy người với khả năng, phương tiện và thời giờ rất là giới hạn. Dù vậy cũng xin trình bày theo thiển nghĩ, xem như góp thêm một chút ân cần cho quyển sách ‘’Văn Hoá và Đức Tin’’, kỷ niệm 20 năm Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris. 1984-2004.
Môn học về văn hóa dường như mới định hình khoảng gần hai trăm năm với một số khái niệm chưa hoàn toàn phổ cập, đồng nhất vì tùy vào địa hạt nghiên cứu, nhưng bổ túc cho nhau.
Đại để thường nghe văn hóa là những nét đặc trưng cho một cộng đồng dân tộc, mà di sản trao truyền cô đọng trong nguồn mạch tư tưởng, thể hiện qua nếp sống, bàng bạc trong dân trí, tỏ rõ nơi cách hành xử. Chí hướng ấy có thể cảm nghiệm từ những huyền sử, truyền thuyết, thần thoại... lưu hành muôn đời qua ca dao, tục ngữ, chuyện kể dân gian... dưới dạng nói hay viết. Nhờ đó hình dung được phong thái suy tư, tập quán tín ngưỡng, lễ nghi, ngôn ngữ diễn đạt, cách thức sinh sống của tiền nhân, hiểu rõ hồn Việt.
Trong bối cảnh văn hóa nầy, tôi nhận thấy người Việt vốn đầy lòng tin và lòng tin là động lực chính yếu định hướng mọi suy tư, hành xử của con người.
VĂN HÓA CỦA TIN
Tin Trời :
Trong xã hội mà đa số sống nghề nông, tự thân mỗi người, mỗi gia đình, thôn làng đều phải đối phó với môi trường thiên nhiên không ngừng chuyển động để gieo trồng canh tác; quan sát hiện tượng thời khí, dự đoán để hóa giải, ngừa giảm, phòng chống thiên tai, trị thủy, làm mùa :
‘‘Trông trời, trông đất, trông mây...,’’
‘‘... Dưới thời có đất, trên cao có Trời’’
‘‘trăm sự nhờ Trời’’, vì ‘‘ người dù không biết Trời đà biết cho’’.
Linh mục Léopold Cadière nhận định về niềm tin ở Trời của người Việt Nam như sau :
‘‘... Trời không phải là một vị thần, ít nhất trong thông tục dân gian. Đó là ‘Ông Trời’ và hình như thuộc về thế giới siêu việt. Hoàng đế tế Trời trọng thể, còn dân gian thì nghĩ tới tôn vinh Trời vào những trường hợp đặc biệt. Ngược lại, họ cầu Trời hằng ngày trong ngôn ngữ thường nhật. Họ nhận Trời như là nguyên lý che chở nhân sinh, nguyên nhân tự tại của mọi điều dương thế : tử sinh, phúc họa, sang hèn... Họ kêu Trời chứng giám vì Trời đâu có xa xôi gì. Trời thấy hết, chứng kiến hết mọi chuyện, kể cả những gì thầm kín nhất, kể cả tâm tư chưa biểu lộ. Họ cầu Trời vì Trời vạn năng. Họ nại đến Trời vì Trời thấu biết, cân nhắc, phán xét. Trời công minh, phạt điều ác, thưởng điều lành. Ngày ngày, cả ngàn lần, từ dương gian khốn khổ, tiếng kêu van đến Trời...’’
Sự kêu xin do lòng tin, lòng trông cậy và mến mộ, khiêm nhường nhìn nhận giới hạn của con người :
‘‘Mưu toan chẳng dễ nên chi
Thành công, thất bại, cũng ơn trên có Trời’’.
Ý niệm về quyền năng tối thượng của Trời đã ảnh hưởng sâu đậm trên tâm thức tôn giáo của người Việt và là một trong các nguyên lý căn bản của đời sống tín ngưỡng. LM Léopold Cadière thẩm định đó là ‘‘hành vi tôn giáo cao’’ : ‘‘Đối với Trời người ta chỉ đơn giản cầu xin. Ngần ấy đủ để đánh động Trời, chẳng cần dâng cúng gì. Khác với khi khấn vái quỷ thần hay vong linh quá cố, người Việt đặt Trời vào hữu thể hoàn toàn siêu việt, ở cấp vị cao hơn Thần Linh và Vong Linh.’’
Tin linh hồn tồn tại : và có thể ảnh hưởng trên con cháu là tâm thức tín ngưỡng phổ biến ở vùng Đông Nam Á, Ai-Cập, Hy-Lạp, Mélanésie (Châu Đại Dương)...
Đạo gia tiên : Tục thờ ông bà tổ tiên khuất mặt hoàn toàn do liên hệ huyết thống, để tỏ lòng biết ơn sinh thành dưỡng dục, lễ thức biểu hiện tình cảm luân lý đạo đức, được xã hội quý trọng, khuyến khích.
Việc thờ cúng ông bà, tuy thuộc phạm vi riêng tư của từng gia tộc, nhưng Việt Nam có đầy đủ một hệ thống lễ nghi qui cách từ hấp hối, tẩn liệm, mai táng, cư tang... đến chăm sóc mộ phần, tế tự hàng năm, giữ gìn gia phong, gia phả. Những từ ngữ quen thuộc thường nghe như ‘’hồn bạch’’, ‘‘linh sàng’’, ‘‘bài vị’’, cúng 3 ngày, cúng 7 ngày, cúng thất tuần, cúng tiểu tường (giỗ đầu)... là cả một diễn trình chứng tỏ lòng tin thể xác người quá cố rời gia đình nhưng linh hồn vẫn trở lại, vô hình mà hiện hữu bên con cháu.
Hương khói phảng phất trên bàn thờ gia tiên là sự thông hiệp giữa người sống và kẻ chết. Đặc biệt trong hạn kỳ tang chế, cúng lễ để vong hồn yên hàn lướt qua cõi âm; thời gian quan tâm lo lắng trả nghĩa cho người chết có giới hạn và cấp thiết để vong hồn được độ trì thoát cảnh u-trầm. Hình thức ‘‘cúng hậu’’ thuộc diện lễ nghi dân gian cũng được chùa và nhà thờ áp dụng. Nhưng về sau, bên giáo quyền công giáo có qui định nhiều sửa đổi.
Như thế, về phương diện tín ngưỡng dân gian, gia đình gồm các người còn sống và kẻ đã qua đời. Liên hệ huyết tộc không bị gián đoạn mà vẫn tiếp tục qua lễ nghi cúng vái trong gia đình. Vì thế người khuất mặt tồn tại, không những được nhắc nhớ trong các dịp cúng kiến, lễ rước ông bà... mà còn qua các giai đoạn quan trọng của đời sống như cưới hỏi, sinh hạ, ly trần... Tất cả từ lúc khởi sự tới khi hoàn thành, đều được kính báo với tổ tiên.
Niềm tin trong hôn nhân : Mục đích ‘‘ thừa ngã tôn sự’’, việc trọng đại là sinh con trai để nối tiếp phần vụ hiếu tự tông đường. Hôn nhân vì hiếu, vì nghĩa, tình có thể tới sau những ngày chung sống; do đó hôn nhân mang âm hưởng tôn giáo, được nâng cấp, siêu-nhiên-hóa bổn phận, để chu toàn việc phụng thờ tổ tiên. Ý thức tiếp nối ẩn tàng sâu kín trong lòng, dần dà trở thành qui tắc ứng xử cho gia đình, tộc họ.
Trường hợp người vợ hiếm muộn : chẳng ngại tìm thầy chạy thuốc, hành hương cầu tự với Bà Chúa Liễu Hạnh, Phật Bà Quan Âm hay với Đức Mẹ Maria... (Người Việt có tục ‘‘thờ Mẫu’’ xem các vị mẫu như bà mẹ trong nhà đầy lòng thương yêu; nên khi gặp hoạn nạn hoặc có điều cần thì sẵn sàng tới van xin che chở, phù giúp.)
Trưởng nam với chế độ hương hỏa, đích tử chuyển sang đích tôn, từ đường lưu giữ bài vị mấy đời, lễ bái, giỗ kỵ... là giây liên kết các thành phần trong đại gia đình dòng họ, mối liên hệ cũng xem như đượm sắc tín ngưỡng vì cùng tin thờ tổ tiên đã khuất.
Các thành phần luôn được huấn dạy về trách nhiệm liên đới của cá nhân đối với danh dự của tập thể gia tộc, ‘‘một người làm xấu cả họ mang nhơ’’, có khi sợ dư luận hơn sợ lương tâm :
‘‘Người đời hữu tử hữu sanh
Sống lo xứng phận, thác dành tiếng thơm ’’.
Nhờ cơ chế tổ chức chặt chẽ như vậy, nên gia đình có uy quyền và ảnh hưởng trên con trẻ, từ giáo dục luân lý, đạo đức đến quan niệm sống. Gia đình do đó có được lợi thế giá trị mà học đường không thể sánh bì.
Và cũng từ tinh thần gia đình mà người Việt đã gia-tộc-hóa cách xưng hô : anh chị, cô chú, dì dượng, thím bác... trong vòng bà con họ hàng rồi lan sang thân cận, bằng hữu quen biết. Cách gọi thân tình hàm nghĩa tất cả đều thuộc về đại gia đình dân tộc.
Khác biệt về đạo gia tiên :
Tin linh hồn tồn tại,
Có sự sống đời sau,
Có liên hệ giữa người sống và kẻ chết,
Bày tỏ lòng hiếu thảo,
là những điểm tương đồng về nội dung của tục thờ kính tổ tiên. Nhưng tùy vào cách nhìn bản chất của sự sống đời sau mà có khác biệt về quan niệm và hình thức biểu lộ.
- Dân gian tin rằng người chết có thể phù giúp độ trì cho người sống. Ông bà tổ tiên qua đời vẫn cần được cúng tế nuôi dưỡng để khỏi trở thành cô hồn, ma đói... Lòng tin nầy đặt việc thờ cúng vào ý nghĩa tôn giáo.
- Ông Đào Duy Anh, tác giả quyển ‘‘’Việt Nam Văn Hóa Sử Cương’’ cho rằng : ‘‘Việc tế tự tổ tiên không chỉ cốt cho linh hồn khỏi khổ mà có ý nghĩa sâu xa hơn là nhớ ơn sinh thành và duy trì chủng tộc.’’
- Còn ông Nhất Thanh trong sách ‘‘Đất lề Quê thói’’ xem việc thờ kính tổ tiên là một tập tục văn hóa tốt đẹp : ‘’Người Trung Hoa và Việt Nam từ xưa vẫn coi việc thờ cúng tổ tiên là việc rất tự nhiên. Thờ cúng không phải là một tôn giáo, nói nôm không phải là một đạo như đạo Hồi, đạo Phật, đạo Kitô... Đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên là sự hiển nhiên, không thể có nghi vấn tin hay không tin. Hiển nhiên cho nên người ta vẫn cảm thông trong việc thờ cúng mà luôn luôn tâm niệm ‘‘Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn’’, thờ lúc chết cũng như thờ lúc còn sống... ’’
- Đạo Công Giáo : Mầu nhiệm thông công nói lên tinh thần thông hiệp của gia đình dân Chúa, bao gồm giáo hội trần thế và những người đã khuất. Khi qua đời, thân xác trở về tro bụi, không lệ thuộc vật chất. Hồn vẫn tồn tại, người chết có thể cầu bầu cho kẻ sống nhưng không thể ban phúc hay giáng họa. Người sống lập công đền tội, xin lễ cầu nguyện cho kẻ chết được ơn cứu rỗi. Cũng lần lượt qua các nghi thức kinh lễ cầu cho bịnh nhân, xức dầu kẻ liệt, lúc hấp hối, khi vừa tắt thở, lúc tẩn liệm, làm phép xác, lễ mồ... Ba ngày thăm mộ cầu kinh, Bảy ngày, Bốn mươi chín ngày, Một trăm ngày, Giỗ đầu... khi nào cũng đọc kinh, cầu nguyện xin lễ.
- Ông J. Delumeau, giáo sư Collège de France, cho rằng : Nếu giảm bớt được một số hình thức, theo ông, là ‘’mê tín dị đoan’’ thì nghi lễ thờ cúng sẽ hiển hiện một nội dung trong lành. Ông muốn nhắc tới đạo tổ tiên thời cổ ở Âu Châu, thuộc diện tôn giáo bình dân : ‘‘Điều quan trọng với người phương Tây qua hình ảnh của anh em châu Á, châu Phi là đã tìm thấy lại đạo thờ cúng người quá cố mà ngay từ buổi đầu lịch sử của mình đã tôn thờ. Đạo đó thể hiện một tính độc đáo không thể nào xóa bỏ được. ’’ (J. Delumeau, Le Fait religieux, Fayard, Paris 1993.)
Tin thần linh : thờ tổ tiên chung
Nhưng người Việt không chỉ nhớ ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên gia tộc. Vận mạng lịch sử đã làm cho đời sống phải trường kỳ tranh đấu từ khi mở đường dựng nước. Giặc tới thì chống trả để sống còn, để gìn giữ biên cương bờ cõi, bảo vệ chủ quyền dân tộc. Hòa bình trở lại thì không ngừng tái thiết, kiến tạo, chấn chỉnh nội tình, giải trừ tệ đoan, phát huy ưu điểm... Dường như lúc nào cũng gầy dựng trong lo toan phòng bị : phòng bị thế quyền xâm lược và thần quyền thiên nhiên có thể gây hại bất ngờ. Khi chung sức chống giặc, đắp đê ngừa lụt, khổ nhọc phá rừng, đào mương dẫn thủy... con người đồng lao cộng tác trong tình liên đới đùm bọc từ thôn ấp, làng xã, vùng miền đến toàn cảnh đất nước. Sự phấn đấu đã ràng buộc những con người, thắt chặt liên hệ trong cùng mục tiêu ích nước lợi dân.
Nhà văn Hồ Biểu Chánh nhấn mạnh tâm thức nầy trong tiểu thuyết ‘’Đỗ Nương nương báo oán’’ qua lời đối đáp của nhân vật trong truyện :
- Mấy ông nhờ cái gì mà un đúc được tinh thần quốc gia, biết thương nước, thương dân ? Không phải nhờ vua chúa hay sao ?
- Không, không phải vậy. Chúng tôi sanh trưởng ở đất Gia Định, là vùng mà ông cha chúng tôi liều xương máu chiếm cứ, rưới mồ hôi, nước mắt khai thác. Chúng tôi nhớ công lao hy sinh của tổ tiên mà nung đúc tinh thần quốc gia, thương đất nước, thương giống nòi, chớ có nhờ cái gì khác đâu.
Tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, tôn vinh anh hùng hào kiệt là điểm sáng và mạnh của văn hóa Việt. Vì lấy đất nước và dân tộc làm tụ điểm nên phẩm giá của một người thường được lượng định theo chiều kích đó, qua trách nhiệm với gia đình, đồng bào, làng nước.
Phong thần, tôn vương : Hàng năm lễ hội là một hình thức thờ cúng tổ tiên chung của làng nước, của đại gia đình dân tộc. Cái dũng khí can trường bất khuất, cái tinh thần dấn thân phụng sự mưu cầu phúc lợi cho dân đi vào lịch sử bất tử. Do đó mà Việt Nam có nhiều đền đài am miếu, các nơi phụng tự lớn nhỏ tùy vào địa phương, nhưng được triều đình nhìn nhận sắc phong đẳng cấp. Chẳng hạn danh tướng Lý Thường Kiệt, Phạm Ngũ Lão... được vị ‘‘Thượng đẳng phúc thần‘‘, Trần Quốc Tuấn tên gọi Hưng Đạo Đại Vương, Mạc Đĩnh Chi lãnh tước Huệ Việt Linh Thánh Đại Vương phúc thần. Quan chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh có 4 đền thờ ở tỉnh An Giang Long Xuyên... Đó là các linh thần, phúc thần tức thần lành.
Việt Nam tin thờ khá nhiều : Thần Thành hoàng, Thần nghề nghiệp, Thần khai hoang lập ấp, Thần bảo hộ gia đình (Táo quân - Thổ địa - Thần tài...). Các lễ hội đình đám nầy đều thuộc diện tín ngưỡng dân gian, đa phần dường như biểu hiện phong cách nhớ ơn tiền nhân để công đức người xưa không chìm vào quên lãng.
Tin quỷ thần : Nhưng người Việt cũng xót thương cho oan hồn uổng tử, vong nhân đơn độc lạc loài, không ai hương khói, không nơi nương tựa. Cô hồn, ma xó, ma bùn, ma da... đều có thể gây hại, nên cúng kiến cho khỏi bị khuấy phá và làm lành tạo phúc để giải trừ.
Lễ vu lan nguồn gốc vốn từ Đạo Phật, nhưng dần dà trở thành tập tục lễ hội dân gian :
‘‘Tháng sáu buôn nhãn bán trâm,
Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân‘‘.
Tin phong thủy, địa lý :
‘‘Mạch có mạch âm, mạch dương
Mạch nhược mạch cường, mạch tử mạch sinh’’.
Do đó, phương hướng, núi đồi, sông lạch... đều có thể định phần kiết hung. Trong tang lễ tìm đất tốt cho người chết được yên nghỉ để phù hộ người sống. Xây nhà thì coi hướng, chọn ngày giờ, bày lễ vật khấn vái trước khi khởi công, đào móng. Rồi còn kiêng dè Cá Ông, Thần Hổ, Thần Mộc, Thần Đá, Hà Bá, Thủy Quan... để ý cả tiếng chuột rút, quạ bay, cú đậu, nhện sa...
Vì thế mà LM Léopold Cadière cho rằng : ‘’Nơi người Việt, ở các giai tầng xã hội, tâm thức tôn giáo thể hiện một cách mãnh liệt và chế ngự toàn thể cuộc sống con người : tâm thức ấy trong mỗi hành vi thường nhật, trọng đại hay bé nhỏ, kết thành một mạng lưới chằng chịt qua các biểu hiện thực hành; khi thì hoành tráng lễ nghi ở đền đài miếu vũ công khai, khi thì âm thầm nhẹ nhàng giây lát bên gốc cây, hòn đá. Lúc thì khấn vái kêu cầu với nhạc trổi cất cao lời múa hát, chiêng trống linh đình, lúc thì lâm râm khấn vái khi bước qua am miễu nhỏ linh thiêng và tự đáy lòng phát nguyện lời cầu sâu thẳm; lúc thì nghiêm trang bái lạy, khăn mão uy nghi, khi lại tìm đến vị thầy bói mù lòa, cô đồng cô bóng ngất ngây mắt ngời bí nhiệm; hoặc tìm đến thầy bùa, thầy pháp bói quẻ chân gà, xin xăm xin thẻ ở bác giữ chùa...’’
Có lẽ nhờ tâm thức tín ngưỡng nầy mà người Việt Nam dễ dàng đón nhận các tôn giáo. Vốn hiền lành, chất phác, đa số ít phân tích rạch ròi những triết lý cao siêu huyền nhiệm. Óc thực tiễn thích phận với lẽ sống dung hợp cho tinh thần an lạc thư giản, sau những lao động nhọc nhằn, nên thường hòa đồng các tôn giáo. Nhiều người cho rằng đó cũng là bản sắc của văn hóa Việt.
Do vị trí địa lý, nằm bên bờ Thái Bình Dương, Việt Nam là tụ điểm giao lưu văn hóa cũng như kinh tế với vùng Đông Nam Á, cách riêng Ấn Độ và Trung Hoa. Rồi hoàn cảnh chính trị, lịch sử ngàn năm Bắc thuộc với trăm năm Pháp thuộc, các tôn giáo Phật Lão Khổng lần lượt du nhập Việt Nam, tạo được ảnh hưởng sâu rộng giàn trải bao đời.
Kitô Giáo đến sau, vẫn có những đóng góp trong nhiều lãnh vực như văn tự, văn học, âm nhạc, thi ca, thiết kế trang trí, kiến trúc mỹ thuật, hội họa, báo chí, giáo dục, xã hội... Sinh hoạt công giáo dần dần trở nên qui cũ, thành tập quán, như lịch trình lễ hội công giáo toàn niên vùng Bùi Chu, Phát Diệm :
Tháng Giêng ăn Tết ở nhà
Tháng Hai ngắm đứng, tháng Ba ra mùa
Tháng Tư tập trống rước hoa
Dựng đèn làm Tạm, chầu giờ tháng Năm
Tháng Sáu kiệu ảnh Trái Tim
Tháng Bảy chung tiền đi lễ Phú Nhai
Tháng Tám đọc ngắm Mân Côi
Trở về tháng Chín xem nơi chồng mồ (cầu hồn)
Tháng Mười mua giấy Sao tua
Quay về Một, Chạp sang mùa ăn chay.
Ngoài ra, còn các điệu ca múa, ngắm, tế, dâng hoa... cũng mang âm hưởng dân tộc.
Sự hội nhập vào văn hóa dân tộc như Đức Hồng Y Ratzinger nói : ‘’Đức tin tự nó là văn hóa. Không có đức tin trần trụi cũng chẳng có văn hóa thuần túy. Nói cách khác, khi đức tin cho ta biết con người là ai và trở nên con người như thế nào là đức tin đã tạo ra văn hóa.‘’ Vậy niềm tin của các tôn giáo hiện diện trên đất nước Việt Nam cùng với tín ngưỡng dân gian kết thành văn hóa, hướng dẫn tâm linh, hành động, định hình quan niệm sống hòa nhập với truyền thống dân tộc.
VĂN HÓA CỦA LÒNG NHÂN
Không đi sâu vào tín lý hoặc triết thuyết của các tôn giáo vì đã có những bài chuyên đề chi tiết trong quyển sách nầy, tôi chỉ xin nói lên vài suy nghĩ về điểm tương đồng diện tiền của các tôn giáo với truyền thống văn hóa Việt Nam, thường nghe nhắc tới, đó là lòng nhân, biểu tượng cụ thể của niềm tin.
Lòng nhân là cái ‘’tâm đạo’’ nuôi dưỡng hồn Việt truyền trải bao đời, nguyên lý căn bản qui định mối tương quan giữa con người, đề ra cách xử kỷ tiếp vật. Kho tàng văn chương bình dân đầy dẫy những ca dao, tục ngữ khuyến khích thực hành lòng nhân :
‘‘Làm ơn ắt hẳn nên ơn
Trời nào phụ kẻ có nhơn bao giờ’’
hướng thiện bản thân, yêu thương con người :
‘‘Thương người như thể thương thân’’,
‘‘Việc mình không muốn chớ làm cho ai’’
tương nhượng khác biệt, cư xử vị tha để có thể sống yên vui bên nhau :
‘‘Ở cho phải phải phân phân
Cây đa cậy thần, thần cậy cây đa’’,
‘‘Mỗi cây mỗi hoa’',
‘‘Rằng trong lẽ phải, có người có ta’’.
Có lẽ nhờ đó mà văn hóa Việt Nam hình thành trên căn bản dung hợp uyển chuyển, hòa hoãn với các nền văn hóa khác, kể cả văn hóa của nòi tộc thiểu số sinh sống trên cùng lãnh thổ Việt Nam, miễn là văn hóa ấy không gây tác hại cho đời sống chung của dân tộc.
Về phương diện tôn giáo cũng thế. Xã hội Việt Nam dung nạp các tôn giáo, người Việt Nam tôn trọng niềm tin của nhau, có khi nhìn vào lợi ích chung để hành động. Bằng chứng là trong quá khứ.
Năm 1891 : dân làng Thanh Phước, xã Hưng Phong, huyện Phương Trà (Thừa Thiên - Huế) làm tờ thuận kết : cả bốn làng lương giáo đồng ý sửa chùa.
Năm 1894, cũng bốn làng trên đồng ý thiết lập ‘’Giáo Tộc Từ Đường’’.
Đền thờ Nguyễn Công Trứ được lương giáo tham gia đóng góp vì ông là người khai khẩn đất hoang, lập huyện Kim Sơn, Tiền Hải.
Lịch sử Việt Nam thời Lý, Phật giáo chiếm địa vị độc tôn, đến Triều Lê, Nguyễn, Nho giáo nắm giữ ưu thế, nhưng cho dù thăng hay trầm, các tôn giáo vẫn hiện diện bên nhau theo tinh thần người xưa : ‘’Muôn vật cùng được nuôi dưỡng với nhau mà không hại lẫn nhau, các đạo đồng hành với nhau mà không chống đối nhau.’’
Cũng có khi do sự sai lầm của con người, hiểu biết vấn đề chưa đúng thực, quyền lực chính trị, tham vọng của từng phe nhóm, hậu ý của các cá nhân trách nhiệm trên bình diện tôn giáo, quốc gia, quốc tế... kết hợp với nhiều lý do cực kỳ phức tạp, để thời thế đẩy đưa cộng đồng dân tộc đến chỗ tương tranh, kỳ thị... Nhưng đó chỉ là sự cố bất đắc dĩ, không phải truyền thống của dân tộc.
Bao lâu dân tộc còn là còn với niềm tin tôn giáo. Nói như Đức Khổng : ‘’Đạo không xa người’’ và theo Phật Giáo Hòa Hảo ‘’Đời mà không đạo thời đời vô liêm sĩ’’, nên tôn giáo có thể giúp cho mối liên hệ giữa những con người thăng hoa, tốt đẹp hơn.
Giáo Sư Trần Quốc Vượng cho rằng ‘‘Cái từ bi của Phật, cái bác ái của Kirixitô, cái nhân nghĩa của Khổng Nho là những hạt ngọc văn hóa’’ và ‘‘nhân đạo là thành tựu văn hóa lớn nhất của loài người’’ (Báo Công Giáo Việt Nam Xuân Kỷ Tỵ 1989.)
Điều nầy hiển nhiên được minh chứng trong quá khứ, gần đây và có thể cả trong tương lai. Nhân loại lúc nào cũng còn những cá nhân thao thức với thân phận đói khổ, nghèo túng của con người. Niềm mẫn cảm không ngưng đọng trong tư tưởng mà biến thành hành động ‘‘nhân đạo’’ tùy hoàn cảnh, bằng nhiều cách khác nhau. Lòng nhân không chỉ giới hạn ở việc cung cấp bữa ăn, chỗ ngủ qua đêm... mà còn quan tâm đến tinh thần của những người kém may khổ sở, đơn lẻ, của căn bệnh hết phương cứu chữa, của kẻ liệt nằm buồn bên lề xã hội sinh động.
Những đoàn thiện nguyện từ địa phương, lan dần sang các nước tới cấp độ quốc tế, bên cạnh những tính toán khác, vẫn còn mục tiêu lòng nhân tiên khởi, muốn lay động lương tâm con người, nhắc nhở công bằng xã hội, giảm thiểu nỗi nhọc nhằn bất hạnh bằng hành động chia xẻ, thăng tiến phần nào đời sống vật chất cũng như tinh thần của các tầng lớp nghèo khổ cùng cực.
Chia xẻ cơm áo, hiến tuỷ, cho tim, tặng máu, biếu thận là hành động nhân đạo, còn can thiệp những vi phạm tinh thần, lên án tội ác... phải chăng cũng tự lòng nhân mà ra hành động ?
Người Việt hải ngoại trước bối cảnh toàn cầu hóa :
Ngày nay với kỷ thuật truyền thông tối tân, con người có thể nghe thấy trực tiếp, qua truyền thanh hoặc truyền hình, các hành động nhân đạo ở khắp nơi. Như vậy, lòng nhân hiện hữu trên thế giới, là giá trị phổ quát toàn cầu, là gia sản tinh thần chung của nhân loại; nói theo ngôn ngữ đương thời, lòng nhân có thể là một yếu tố ‘’toàn cầu hóa’’ ?
Mấy năm gần đây, cụm từ ‘’toàn cầu hóa’’ được nhắc tới khá nhiều. Vấn đề toàn cầu hóa mang ý nghĩa phức tạp, liên quan đến mọi lãnh vực. Các khảo luận, nghiên cứu và tranh luận vẫn còn tiếp tục. Bên cạnh những chữ nghĩa được diễn giải bóng bẩy, ca ngợi sự lợi ích của tiện nghi vật chất, văn minh kỷ thuật phổ thông, dường như còn hàm ẩn một nỗi băn khoăn, lo ngại. Ngoài những tranh chấp về thương mại, kinh tế... giữa các quốc gia, toàn cầu hóa được giản lược như lo sợ Tây phương hóa hay nói rõ hơn là Mỹ hóa, có lẽ vì nhìn vào khía cạnh thương mại, tiêu thụ sản phẩm văn hóa : phim ảnh, sách báo, băng nhạc... vượt đại dương đến tận các lục địa cùng lúc với mạng lưới thông tin toàn cầu.
Có ý kiến nói rằng văn hóa là vấn đề chủ yếu. Nô lệ văn hóa là một hình thái nô lệ tinh thần, do đó phải nỗ lực bảo vệ bản sắc từng dân tộc. Tuy nhiên, dường như thời nào cũng có người nhắc nhở chuyện ‘‘về nguồn’’, và trên thực tế, bản sắc của từng chủng tộc vẫn được các nhà nghiên cứu lưu tâm tìm hiểu. Chương trình giới thiệu địa danh, thắng cảnh với tập quán, đặc sản của từng địa phương cũng được quảng bá rộng rãi. Ngoài lý do kinh tế quyến rủ khách du lịch còn hàm nghĩa phô trương bản sắc. Các dịp trình diễn lễ hội ngày càng nhiều, từ vùng miền rộng lớn đến quận lỵ xa xôi với nét văn hóa đặc thù mà dân bản xứ hảnh diện, làm cho văn hóa thế giới thêm phong phú nhờ vào kỹ thuật truyền thông và mạng lưới toàn cầu. Nhân loại sẽ tồn tại trong văn hóa đa dạng cùng với đường nét riêng biệt của từng quốc gia. Các tư tưởng giá trị sẽ vượt biên cương trở thành phổ quát.
Việt Nam cũng từng trải qua kinh nghiệm tiếp thu các nền văn hóa đa dạng và vẫn giữ được sắc thái riêng biệt, xác định cá tính dân tộc.
Những di tích cổ xưa, trống đồng, đồ đá, địa linh, nhân kiệt, tập tục, truyền thống... thuộc về ‘‘cái nôi của văn hóa Việt’’, tôi chỉ biết qua sách vở, học đường.
Lớn lên ở miền Nam nước Việt, tôi thấy đồng bằng sông Cửu Long phì nhiêu, ruộng lúa trải dài mút mắt, Miệt Vườn sung túc với đủ loại cây trái hoa màu, rồi còn thắng cảnh với danh nhân, nghĩa sĩ, đặc sản nổi tiếng từng vùng... Nhưng khi đọc sách về nguồn thành quả đó, mới hình dung được quá trình gian khổ của tiền nhân ròng rã hằng trăm năm dài khẩn hoang, dọn đất.
Theo lịch sử, miền Nam là vùng đất mới, hình thành từ lúc Trịnh Nguyễn phân tranh. Cư dân gồm người địa phương và tứ xứ : nghĩa quân bại trận, nông dân mất đất khi Pháp chiếm lục tỉnh, người nghèo trốn xâu lậu thuế, người Việt từ Bắc Trung lần vào theo đường Nam tiến, quan binh triều theo vua Gia Long thời tẩu quốc... Vùng đồng bằng sông Cửu Long là nơi gặp gỡ các sắc thái văn hóa Tàu, Ấn, Miên, Chàm, Pháp... Những người khai phá đã gian truân kham khổ, ra sức khẩn hoang, khắc phục khí độc, thú dữ... với các sáng kiến, dung hợp, thích nghi, đem kinh nghiệm văn hóa tiền nhân ứng dụng cho địa thế, thổ ngơi ruộng vườn để
‘‘U Minh, Rạch Giá, thị quá sơn trường
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua’’
hành ra
‘’Xứ đâu thị tứ bằng xứ Saigon
Dưới sông tàu chạy trên bờ ngựa đua’’.
Nhà văn Sơn Nam nhận định : ‘’Người Miệt Vườn đã khéo dung hòa lẫn nhau mà sống, không tỏ ra quá khích, sao cho nếp sống tôn giáo hoặc quan điểm chính trị của mình không làm hại trực tiếp đến quyền lợi của bà con lân cận.’’
Nhìn lại chuyện xưa, không chỉ để thương cảm, mà ‘‘ôn cố tri tân’’, ‘‘thời gian cứ đi đi mãi’’, tập tục có thể trở thành hủ tục, gìn giữ truyền thống không nhất thiết đòi buộc phải cực đoan, chủ tâm loại trừ mọi khác biệt. Văn hóa sinh động là đời sống liên tiếp, nối kết quá khứ với hiện tại để hướng về tương lai. Nỗ lực thích nghi, dung hòa của tiền nhân có lưu lại chút kinh nghiệm nào cho người Việt ly hương hiện sống trong xã hội đa sắc tộc ?
Nhiều lúc tưởng chừng văn minh các cường quốc phát triển tương phản với văn hóa Việt, nhưng thật ra vẫn có thể gặp thấy những điểm tương đồng, như
‘‘Công bằng là đạo người ta ở đời’’
hay
‘‘Thấy người hoạn nạn thì thương
Thấy người tàn tật lại càng thương hơn’’.
Từ ‘‘nước non ngàn dặm ra đi’’... người Việt hải ngoại ước ao ‘‘nước đi ra biển lại mưa về nguồn’’ nên đã cố gắng phổ truyền và bảo lưu văn hóa Việt trong đó có tín ngưỡng, tôn giáo, ở nhiều mức độ và hình thái khác nhau, tùy vào bầu khí địa phương, điều kiện sinh sống và tâm thức cộng đồng.
Nói chung, người Việt vừa gìn giữ văn hóa mình vừa hòa nhập văn hóa người, nhờ vào lời khuyên ‘‘nhập gia tùy tục’’. Nhưng vấn đề của người Việt hải ngoại không phải chỉ chấp nhận các tập tục đa dạng, mà cách nào hiệu quả để trao truyền niềm tin cũng như văn hóa mình tâm đắc.
Những cố gắng nhằm kiến tạo cho các xã hội thêm công bằng, trong đó con người cơm no áo lành, dân trí mở mang, tự do được quý trọng... là mong ước của người dân nhiều quốc gia mà cũng là hướng đi của văn hóa kitô giáo.
Xã hội có bạo động, hận thù, bất nhân... nhưng cũng có tình thương, công lý và hy vọng. Đời sống càng văn minh thì con người càng bị ràng buộc bởi những qui chế, luật lệ, quanh quẩn trong nỗi lo vị kỷ, thiện căn dễ lu mờ thành ra có khi vô tình thờ ơ, lãnh đạm trước nỗi khổ của đồng loại cận kề. Ước muốn cãi đổi cần bắt đầu ngay từ nơi mỗi người, mỗi gia đình vốn là đơn vị căn bản.
Văn hóa tôn giáo khuyến thiện, luyện tâm, nhắc nhở vị tha, từ ái. Cử chỉ tử tế phát tự lòng nhân củng cố tình người, hóa giải tị hiềm, tạo cảm thông cần thiết, thức tỉnh lương tâm con người, góp phần vào việc biến đổi bầu khí bất an, giải trừ bạo lực. Thời buổi khó khăn làm cho một số người phải sống bên lề xã hội thì hành động chia xẻ thể hiện lòng nhân có thể cũng là một cách sống đạo và truyền đạo.(Giaoxuvnparis.org)
Tài liệu tham khảo :
- Văn hóa tín ngưỡng gia đình Việt Nam qua nhãn quan học giả L. Cadière. Đỗ Trinh Huệ. NXB Thuận Hóa 2000.
- Tôn kính tổ tiên. Tòa Tổng Giám Mục Huế, tháng 10 năm 1999.
- Một số vấn đề Văn hóa Công Giáo Việt Nam. Tòa Tổng Giám Mục Huế, tháng 10 năm 2000.
- Văn hóa Gia đình Việt Nam. Vũ Ngọc Khánh.NXB Văn hóa Dân tộc 1998.
- Văn Minh Miệt Vườn. Sơn Nam.
- Bản sắc Văn hóa Việt Nam. Phan Ngọc. NXB Thông Tin 1998.
- Bước đường hội nhập văn hóa dân tộc của Công Giáo Việt Nam. Nguyễn Hồng Dương. Tuyển tập thần học, năm 1992.
Một ngày trong mấy năm đầu đời viễn xứ, tình cờ đọc thấy trên tờ báo Việt ngữ, lúc ấy hãy còn hiếm hoi, bài viết của một tác giả (xin lỗi, quên tên) tâm sự về kiếp sống ly hương, văn hóa cổ truyền bị xao lãng, tệ nạn mất gốc gần kề, gia đình yếu thế... và quan hoài với lời kết áo não :
‘’Ai đưa ta đến chốn nầy
Bên kia không óc, bên nầy không tim.’’
(Doãn Quốc Sỹ)
Buổi trưa vắng lặng. Trời mùa đông xám lạnh, cây trơ cành trụi lá, tôi ngẫn ngơ với nỗi buồn man mác. Và cái bi cảm bần thần nghi hoặc ấy đã gợi cho tôi ý hướng theo dõi thế sự, nhìn lại văn hóa mình, tìm hiểu tư duy người với khả năng, phương tiện và thời giờ rất là giới hạn. Dù vậy cũng xin trình bày theo thiển nghĩ, xem như góp thêm một chút ân cần cho quyển sách ‘’Văn Hoá và Đức Tin’’, kỷ niệm 20 năm Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris. 1984-2004.
Môn học về văn hóa dường như mới định hình khoảng gần hai trăm năm với một số khái niệm chưa hoàn toàn phổ cập, đồng nhất vì tùy vào địa hạt nghiên cứu, nhưng bổ túc cho nhau.
Đại để thường nghe văn hóa là những nét đặc trưng cho một cộng đồng dân tộc, mà di sản trao truyền cô đọng trong nguồn mạch tư tưởng, thể hiện qua nếp sống, bàng bạc trong dân trí, tỏ rõ nơi cách hành xử. Chí hướng ấy có thể cảm nghiệm từ những huyền sử, truyền thuyết, thần thoại... lưu hành muôn đời qua ca dao, tục ngữ, chuyện kể dân gian... dưới dạng nói hay viết. Nhờ đó hình dung được phong thái suy tư, tập quán tín ngưỡng, lễ nghi, ngôn ngữ diễn đạt, cách thức sinh sống của tiền nhân, hiểu rõ hồn Việt.
Trong bối cảnh văn hóa nầy, tôi nhận thấy người Việt vốn đầy lòng tin và lòng tin là động lực chính yếu định hướng mọi suy tư, hành xử của con người.
VĂN HÓA CỦA TIN
Tin Trời :
Trong xã hội mà đa số sống nghề nông, tự thân mỗi người, mỗi gia đình, thôn làng đều phải đối phó với môi trường thiên nhiên không ngừng chuyển động để gieo trồng canh tác; quan sát hiện tượng thời khí, dự đoán để hóa giải, ngừa giảm, phòng chống thiên tai, trị thủy, làm mùa :
‘‘Trông trời, trông đất, trông mây...,’’
‘‘... Dưới thời có đất, trên cao có Trời’’
‘‘trăm sự nhờ Trời’’, vì ‘‘ người dù không biết Trời đà biết cho’’.
Linh mục Léopold Cadière nhận định về niềm tin ở Trời của người Việt Nam như sau :
‘‘... Trời không phải là một vị thần, ít nhất trong thông tục dân gian. Đó là ‘Ông Trời’ và hình như thuộc về thế giới siêu việt. Hoàng đế tế Trời trọng thể, còn dân gian thì nghĩ tới tôn vinh Trời vào những trường hợp đặc biệt. Ngược lại, họ cầu Trời hằng ngày trong ngôn ngữ thường nhật. Họ nhận Trời như là nguyên lý che chở nhân sinh, nguyên nhân tự tại của mọi điều dương thế : tử sinh, phúc họa, sang hèn... Họ kêu Trời chứng giám vì Trời đâu có xa xôi gì. Trời thấy hết, chứng kiến hết mọi chuyện, kể cả những gì thầm kín nhất, kể cả tâm tư chưa biểu lộ. Họ cầu Trời vì Trời vạn năng. Họ nại đến Trời vì Trời thấu biết, cân nhắc, phán xét. Trời công minh, phạt điều ác, thưởng điều lành. Ngày ngày, cả ngàn lần, từ dương gian khốn khổ, tiếng kêu van đến Trời...’’
Sự kêu xin do lòng tin, lòng trông cậy và mến mộ, khiêm nhường nhìn nhận giới hạn của con người :
‘‘Mưu toan chẳng dễ nên chi
Thành công, thất bại, cũng ơn trên có Trời’’.
Ý niệm về quyền năng tối thượng của Trời đã ảnh hưởng sâu đậm trên tâm thức tôn giáo của người Việt và là một trong các nguyên lý căn bản của đời sống tín ngưỡng. LM Léopold Cadière thẩm định đó là ‘‘hành vi tôn giáo cao’’ : ‘‘Đối với Trời người ta chỉ đơn giản cầu xin. Ngần ấy đủ để đánh động Trời, chẳng cần dâng cúng gì. Khác với khi khấn vái quỷ thần hay vong linh quá cố, người Việt đặt Trời vào hữu thể hoàn toàn siêu việt, ở cấp vị cao hơn Thần Linh và Vong Linh.’’
Tin linh hồn tồn tại : và có thể ảnh hưởng trên con cháu là tâm thức tín ngưỡng phổ biến ở vùng Đông Nam Á, Ai-Cập, Hy-Lạp, Mélanésie (Châu Đại Dương)...
Đạo gia tiên : Tục thờ ông bà tổ tiên khuất mặt hoàn toàn do liên hệ huyết thống, để tỏ lòng biết ơn sinh thành dưỡng dục, lễ thức biểu hiện tình cảm luân lý đạo đức, được xã hội quý trọng, khuyến khích.
Việc thờ cúng ông bà, tuy thuộc phạm vi riêng tư của từng gia tộc, nhưng Việt Nam có đầy đủ một hệ thống lễ nghi qui cách từ hấp hối, tẩn liệm, mai táng, cư tang... đến chăm sóc mộ phần, tế tự hàng năm, giữ gìn gia phong, gia phả. Những từ ngữ quen thuộc thường nghe như ‘’hồn bạch’’, ‘‘linh sàng’’, ‘‘bài vị’’, cúng 3 ngày, cúng 7 ngày, cúng thất tuần, cúng tiểu tường (giỗ đầu)... là cả một diễn trình chứng tỏ lòng tin thể xác người quá cố rời gia đình nhưng linh hồn vẫn trở lại, vô hình mà hiện hữu bên con cháu.
Hương khói phảng phất trên bàn thờ gia tiên là sự thông hiệp giữa người sống và kẻ chết. Đặc biệt trong hạn kỳ tang chế, cúng lễ để vong hồn yên hàn lướt qua cõi âm; thời gian quan tâm lo lắng trả nghĩa cho người chết có giới hạn và cấp thiết để vong hồn được độ trì thoát cảnh u-trầm. Hình thức ‘‘cúng hậu’’ thuộc diện lễ nghi dân gian cũng được chùa và nhà thờ áp dụng. Nhưng về sau, bên giáo quyền công giáo có qui định nhiều sửa đổi.
Như thế, về phương diện tín ngưỡng dân gian, gia đình gồm các người còn sống và kẻ đã qua đời. Liên hệ huyết tộc không bị gián đoạn mà vẫn tiếp tục qua lễ nghi cúng vái trong gia đình. Vì thế người khuất mặt tồn tại, không những được nhắc nhớ trong các dịp cúng kiến, lễ rước ông bà... mà còn qua các giai đoạn quan trọng của đời sống như cưới hỏi, sinh hạ, ly trần... Tất cả từ lúc khởi sự tới khi hoàn thành, đều được kính báo với tổ tiên.
Niềm tin trong hôn nhân : Mục đích ‘‘ thừa ngã tôn sự’’, việc trọng đại là sinh con trai để nối tiếp phần vụ hiếu tự tông đường. Hôn nhân vì hiếu, vì nghĩa, tình có thể tới sau những ngày chung sống; do đó hôn nhân mang âm hưởng tôn giáo, được nâng cấp, siêu-nhiên-hóa bổn phận, để chu toàn việc phụng thờ tổ tiên. Ý thức tiếp nối ẩn tàng sâu kín trong lòng, dần dà trở thành qui tắc ứng xử cho gia đình, tộc họ.
Trường hợp người vợ hiếm muộn : chẳng ngại tìm thầy chạy thuốc, hành hương cầu tự với Bà Chúa Liễu Hạnh, Phật Bà Quan Âm hay với Đức Mẹ Maria... (Người Việt có tục ‘‘thờ Mẫu’’ xem các vị mẫu như bà mẹ trong nhà đầy lòng thương yêu; nên khi gặp hoạn nạn hoặc có điều cần thì sẵn sàng tới van xin che chở, phù giúp.)
Trưởng nam với chế độ hương hỏa, đích tử chuyển sang đích tôn, từ đường lưu giữ bài vị mấy đời, lễ bái, giỗ kỵ... là giây liên kết các thành phần trong đại gia đình dòng họ, mối liên hệ cũng xem như đượm sắc tín ngưỡng vì cùng tin thờ tổ tiên đã khuất.
Các thành phần luôn được huấn dạy về trách nhiệm liên đới của cá nhân đối với danh dự của tập thể gia tộc, ‘‘một người làm xấu cả họ mang nhơ’’, có khi sợ dư luận hơn sợ lương tâm :
‘‘Người đời hữu tử hữu sanh
Sống lo xứng phận, thác dành tiếng thơm ’’.
Nhờ cơ chế tổ chức chặt chẽ như vậy, nên gia đình có uy quyền và ảnh hưởng trên con trẻ, từ giáo dục luân lý, đạo đức đến quan niệm sống. Gia đình do đó có được lợi thế giá trị mà học đường không thể sánh bì.
Và cũng từ tinh thần gia đình mà người Việt đã gia-tộc-hóa cách xưng hô : anh chị, cô chú, dì dượng, thím bác... trong vòng bà con họ hàng rồi lan sang thân cận, bằng hữu quen biết. Cách gọi thân tình hàm nghĩa tất cả đều thuộc về đại gia đình dân tộc.
Khác biệt về đạo gia tiên :
Tin linh hồn tồn tại,
Có sự sống đời sau,
Có liên hệ giữa người sống và kẻ chết,
Bày tỏ lòng hiếu thảo,
là những điểm tương đồng về nội dung của tục thờ kính tổ tiên. Nhưng tùy vào cách nhìn bản chất của sự sống đời sau mà có khác biệt về quan niệm và hình thức biểu lộ.
- Dân gian tin rằng người chết có thể phù giúp độ trì cho người sống. Ông bà tổ tiên qua đời vẫn cần được cúng tế nuôi dưỡng để khỏi trở thành cô hồn, ma đói... Lòng tin nầy đặt việc thờ cúng vào ý nghĩa tôn giáo.
- Ông Đào Duy Anh, tác giả quyển ‘‘’Việt Nam Văn Hóa Sử Cương’’ cho rằng : ‘‘Việc tế tự tổ tiên không chỉ cốt cho linh hồn khỏi khổ mà có ý nghĩa sâu xa hơn là nhớ ơn sinh thành và duy trì chủng tộc.’’
- Còn ông Nhất Thanh trong sách ‘‘Đất lề Quê thói’’ xem việc thờ kính tổ tiên là một tập tục văn hóa tốt đẹp : ‘’Người Trung Hoa và Việt Nam từ xưa vẫn coi việc thờ cúng tổ tiên là việc rất tự nhiên. Thờ cúng không phải là một tôn giáo, nói nôm không phải là một đạo như đạo Hồi, đạo Phật, đạo Kitô... Đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên là sự hiển nhiên, không thể có nghi vấn tin hay không tin. Hiển nhiên cho nên người ta vẫn cảm thông trong việc thờ cúng mà luôn luôn tâm niệm ‘‘Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn’’, thờ lúc chết cũng như thờ lúc còn sống... ’’
- Đạo Công Giáo : Mầu nhiệm thông công nói lên tinh thần thông hiệp của gia đình dân Chúa, bao gồm giáo hội trần thế và những người đã khuất. Khi qua đời, thân xác trở về tro bụi, không lệ thuộc vật chất. Hồn vẫn tồn tại, người chết có thể cầu bầu cho kẻ sống nhưng không thể ban phúc hay giáng họa. Người sống lập công đền tội, xin lễ cầu nguyện cho kẻ chết được ơn cứu rỗi. Cũng lần lượt qua các nghi thức kinh lễ cầu cho bịnh nhân, xức dầu kẻ liệt, lúc hấp hối, khi vừa tắt thở, lúc tẩn liệm, làm phép xác, lễ mồ... Ba ngày thăm mộ cầu kinh, Bảy ngày, Bốn mươi chín ngày, Một trăm ngày, Giỗ đầu... khi nào cũng đọc kinh, cầu nguyện xin lễ.
- Ông J. Delumeau, giáo sư Collège de France, cho rằng : Nếu giảm bớt được một số hình thức, theo ông, là ‘’mê tín dị đoan’’ thì nghi lễ thờ cúng sẽ hiển hiện một nội dung trong lành. Ông muốn nhắc tới đạo tổ tiên thời cổ ở Âu Châu, thuộc diện tôn giáo bình dân : ‘‘Điều quan trọng với người phương Tây qua hình ảnh của anh em châu Á, châu Phi là đã tìm thấy lại đạo thờ cúng người quá cố mà ngay từ buổi đầu lịch sử của mình đã tôn thờ. Đạo đó thể hiện một tính độc đáo không thể nào xóa bỏ được. ’’ (J. Delumeau, Le Fait religieux, Fayard, Paris 1993.)
Tin thần linh : thờ tổ tiên chung
Nhưng người Việt không chỉ nhớ ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên gia tộc. Vận mạng lịch sử đã làm cho đời sống phải trường kỳ tranh đấu từ khi mở đường dựng nước. Giặc tới thì chống trả để sống còn, để gìn giữ biên cương bờ cõi, bảo vệ chủ quyền dân tộc. Hòa bình trở lại thì không ngừng tái thiết, kiến tạo, chấn chỉnh nội tình, giải trừ tệ đoan, phát huy ưu điểm... Dường như lúc nào cũng gầy dựng trong lo toan phòng bị : phòng bị thế quyền xâm lược và thần quyền thiên nhiên có thể gây hại bất ngờ. Khi chung sức chống giặc, đắp đê ngừa lụt, khổ nhọc phá rừng, đào mương dẫn thủy... con người đồng lao cộng tác trong tình liên đới đùm bọc từ thôn ấp, làng xã, vùng miền đến toàn cảnh đất nước. Sự phấn đấu đã ràng buộc những con người, thắt chặt liên hệ trong cùng mục tiêu ích nước lợi dân.
Nhà văn Hồ Biểu Chánh nhấn mạnh tâm thức nầy trong tiểu thuyết ‘’Đỗ Nương nương báo oán’’ qua lời đối đáp của nhân vật trong truyện :
- Mấy ông nhờ cái gì mà un đúc được tinh thần quốc gia, biết thương nước, thương dân ? Không phải nhờ vua chúa hay sao ?
- Không, không phải vậy. Chúng tôi sanh trưởng ở đất Gia Định, là vùng mà ông cha chúng tôi liều xương máu chiếm cứ, rưới mồ hôi, nước mắt khai thác. Chúng tôi nhớ công lao hy sinh của tổ tiên mà nung đúc tinh thần quốc gia, thương đất nước, thương giống nòi, chớ có nhờ cái gì khác đâu.
Tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, tôn vinh anh hùng hào kiệt là điểm sáng và mạnh của văn hóa Việt. Vì lấy đất nước và dân tộc làm tụ điểm nên phẩm giá của một người thường được lượng định theo chiều kích đó, qua trách nhiệm với gia đình, đồng bào, làng nước.
Phong thần, tôn vương : Hàng năm lễ hội là một hình thức thờ cúng tổ tiên chung của làng nước, của đại gia đình dân tộc. Cái dũng khí can trường bất khuất, cái tinh thần dấn thân phụng sự mưu cầu phúc lợi cho dân đi vào lịch sử bất tử. Do đó mà Việt Nam có nhiều đền đài am miếu, các nơi phụng tự lớn nhỏ tùy vào địa phương, nhưng được triều đình nhìn nhận sắc phong đẳng cấp. Chẳng hạn danh tướng Lý Thường Kiệt, Phạm Ngũ Lão... được vị ‘‘Thượng đẳng phúc thần‘‘, Trần Quốc Tuấn tên gọi Hưng Đạo Đại Vương, Mạc Đĩnh Chi lãnh tước Huệ Việt Linh Thánh Đại Vương phúc thần. Quan chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh có 4 đền thờ ở tỉnh An Giang Long Xuyên... Đó là các linh thần, phúc thần tức thần lành.
Việt Nam tin thờ khá nhiều : Thần Thành hoàng, Thần nghề nghiệp, Thần khai hoang lập ấp, Thần bảo hộ gia đình (Táo quân - Thổ địa - Thần tài...). Các lễ hội đình đám nầy đều thuộc diện tín ngưỡng dân gian, đa phần dường như biểu hiện phong cách nhớ ơn tiền nhân để công đức người xưa không chìm vào quên lãng.
Tin quỷ thần : Nhưng người Việt cũng xót thương cho oan hồn uổng tử, vong nhân đơn độc lạc loài, không ai hương khói, không nơi nương tựa. Cô hồn, ma xó, ma bùn, ma da... đều có thể gây hại, nên cúng kiến cho khỏi bị khuấy phá và làm lành tạo phúc để giải trừ.
Lễ vu lan nguồn gốc vốn từ Đạo Phật, nhưng dần dà trở thành tập tục lễ hội dân gian :
‘‘Tháng sáu buôn nhãn bán trâm,
Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân‘‘.
Tin phong thủy, địa lý :
‘‘Mạch có mạch âm, mạch dương
Mạch nhược mạch cường, mạch tử mạch sinh’’.
Do đó, phương hướng, núi đồi, sông lạch... đều có thể định phần kiết hung. Trong tang lễ tìm đất tốt cho người chết được yên nghỉ để phù hộ người sống. Xây nhà thì coi hướng, chọn ngày giờ, bày lễ vật khấn vái trước khi khởi công, đào móng. Rồi còn kiêng dè Cá Ông, Thần Hổ, Thần Mộc, Thần Đá, Hà Bá, Thủy Quan... để ý cả tiếng chuột rút, quạ bay, cú đậu, nhện sa...
Vì thế mà LM Léopold Cadière cho rằng : ‘’Nơi người Việt, ở các giai tầng xã hội, tâm thức tôn giáo thể hiện một cách mãnh liệt và chế ngự toàn thể cuộc sống con người : tâm thức ấy trong mỗi hành vi thường nhật, trọng đại hay bé nhỏ, kết thành một mạng lưới chằng chịt qua các biểu hiện thực hành; khi thì hoành tráng lễ nghi ở đền đài miếu vũ công khai, khi thì âm thầm nhẹ nhàng giây lát bên gốc cây, hòn đá. Lúc thì khấn vái kêu cầu với nhạc trổi cất cao lời múa hát, chiêng trống linh đình, lúc thì lâm râm khấn vái khi bước qua am miễu nhỏ linh thiêng và tự đáy lòng phát nguyện lời cầu sâu thẳm; lúc thì nghiêm trang bái lạy, khăn mão uy nghi, khi lại tìm đến vị thầy bói mù lòa, cô đồng cô bóng ngất ngây mắt ngời bí nhiệm; hoặc tìm đến thầy bùa, thầy pháp bói quẻ chân gà, xin xăm xin thẻ ở bác giữ chùa...’’
Có lẽ nhờ tâm thức tín ngưỡng nầy mà người Việt Nam dễ dàng đón nhận các tôn giáo. Vốn hiền lành, chất phác, đa số ít phân tích rạch ròi những triết lý cao siêu huyền nhiệm. Óc thực tiễn thích phận với lẽ sống dung hợp cho tinh thần an lạc thư giản, sau những lao động nhọc nhằn, nên thường hòa đồng các tôn giáo. Nhiều người cho rằng đó cũng là bản sắc của văn hóa Việt.
Do vị trí địa lý, nằm bên bờ Thái Bình Dương, Việt Nam là tụ điểm giao lưu văn hóa cũng như kinh tế với vùng Đông Nam Á, cách riêng Ấn Độ và Trung Hoa. Rồi hoàn cảnh chính trị, lịch sử ngàn năm Bắc thuộc với trăm năm Pháp thuộc, các tôn giáo Phật Lão Khổng lần lượt du nhập Việt Nam, tạo được ảnh hưởng sâu rộng giàn trải bao đời.
Kitô Giáo đến sau, vẫn có những đóng góp trong nhiều lãnh vực như văn tự, văn học, âm nhạc, thi ca, thiết kế trang trí, kiến trúc mỹ thuật, hội họa, báo chí, giáo dục, xã hội... Sinh hoạt công giáo dần dần trở nên qui cũ, thành tập quán, như lịch trình lễ hội công giáo toàn niên vùng Bùi Chu, Phát Diệm :
Tháng Giêng ăn Tết ở nhà
Tháng Hai ngắm đứng, tháng Ba ra mùa
Tháng Tư tập trống rước hoa
Dựng đèn làm Tạm, chầu giờ tháng Năm
Tháng Sáu kiệu ảnh Trái Tim
Tháng Bảy chung tiền đi lễ Phú Nhai
Tháng Tám đọc ngắm Mân Côi
Trở về tháng Chín xem nơi chồng mồ (cầu hồn)
Tháng Mười mua giấy Sao tua
Quay về Một, Chạp sang mùa ăn chay.
Ngoài ra, còn các điệu ca múa, ngắm, tế, dâng hoa... cũng mang âm hưởng dân tộc.
Sự hội nhập vào văn hóa dân tộc như Đức Hồng Y Ratzinger nói : ‘’Đức tin tự nó là văn hóa. Không có đức tin trần trụi cũng chẳng có văn hóa thuần túy. Nói cách khác, khi đức tin cho ta biết con người là ai và trở nên con người như thế nào là đức tin đã tạo ra văn hóa.‘’ Vậy niềm tin của các tôn giáo hiện diện trên đất nước Việt Nam cùng với tín ngưỡng dân gian kết thành văn hóa, hướng dẫn tâm linh, hành động, định hình quan niệm sống hòa nhập với truyền thống dân tộc.
VĂN HÓA CỦA LÒNG NHÂN
Không đi sâu vào tín lý hoặc triết thuyết của các tôn giáo vì đã có những bài chuyên đề chi tiết trong quyển sách nầy, tôi chỉ xin nói lên vài suy nghĩ về điểm tương đồng diện tiền của các tôn giáo với truyền thống văn hóa Việt Nam, thường nghe nhắc tới, đó là lòng nhân, biểu tượng cụ thể của niềm tin.
Lòng nhân là cái ‘’tâm đạo’’ nuôi dưỡng hồn Việt truyền trải bao đời, nguyên lý căn bản qui định mối tương quan giữa con người, đề ra cách xử kỷ tiếp vật. Kho tàng văn chương bình dân đầy dẫy những ca dao, tục ngữ khuyến khích thực hành lòng nhân :
‘‘Làm ơn ắt hẳn nên ơn
Trời nào phụ kẻ có nhơn bao giờ’’
hướng thiện bản thân, yêu thương con người :
‘‘Thương người như thể thương thân’’,
‘‘Việc mình không muốn chớ làm cho ai’’
tương nhượng khác biệt, cư xử vị tha để có thể sống yên vui bên nhau :
‘‘Ở cho phải phải phân phân
Cây đa cậy thần, thần cậy cây đa’’,
‘‘Mỗi cây mỗi hoa’',
‘‘Rằng trong lẽ phải, có người có ta’’.
Có lẽ nhờ đó mà văn hóa Việt Nam hình thành trên căn bản dung hợp uyển chuyển, hòa hoãn với các nền văn hóa khác, kể cả văn hóa của nòi tộc thiểu số sinh sống trên cùng lãnh thổ Việt Nam, miễn là văn hóa ấy không gây tác hại cho đời sống chung của dân tộc.
Về phương diện tôn giáo cũng thế. Xã hội Việt Nam dung nạp các tôn giáo, người Việt Nam tôn trọng niềm tin của nhau, có khi nhìn vào lợi ích chung để hành động. Bằng chứng là trong quá khứ.
Năm 1891 : dân làng Thanh Phước, xã Hưng Phong, huyện Phương Trà (Thừa Thiên - Huế) làm tờ thuận kết : cả bốn làng lương giáo đồng ý sửa chùa.
Năm 1894, cũng bốn làng trên đồng ý thiết lập ‘’Giáo Tộc Từ Đường’’.
Đền thờ Nguyễn Công Trứ được lương giáo tham gia đóng góp vì ông là người khai khẩn đất hoang, lập huyện Kim Sơn, Tiền Hải.
Lịch sử Việt Nam thời Lý, Phật giáo chiếm địa vị độc tôn, đến Triều Lê, Nguyễn, Nho giáo nắm giữ ưu thế, nhưng cho dù thăng hay trầm, các tôn giáo vẫn hiện diện bên nhau theo tinh thần người xưa : ‘’Muôn vật cùng được nuôi dưỡng với nhau mà không hại lẫn nhau, các đạo đồng hành với nhau mà không chống đối nhau.’’
Cũng có khi do sự sai lầm của con người, hiểu biết vấn đề chưa đúng thực, quyền lực chính trị, tham vọng của từng phe nhóm, hậu ý của các cá nhân trách nhiệm trên bình diện tôn giáo, quốc gia, quốc tế... kết hợp với nhiều lý do cực kỳ phức tạp, để thời thế đẩy đưa cộng đồng dân tộc đến chỗ tương tranh, kỳ thị... Nhưng đó chỉ là sự cố bất đắc dĩ, không phải truyền thống của dân tộc.
Bao lâu dân tộc còn là còn với niềm tin tôn giáo. Nói như Đức Khổng : ‘’Đạo không xa người’’ và theo Phật Giáo Hòa Hảo ‘’Đời mà không đạo thời đời vô liêm sĩ’’, nên tôn giáo có thể giúp cho mối liên hệ giữa những con người thăng hoa, tốt đẹp hơn.
Giáo Sư Trần Quốc Vượng cho rằng ‘‘Cái từ bi của Phật, cái bác ái của Kirixitô, cái nhân nghĩa của Khổng Nho là những hạt ngọc văn hóa’’ và ‘‘nhân đạo là thành tựu văn hóa lớn nhất của loài người’’ (Báo Công Giáo Việt Nam Xuân Kỷ Tỵ 1989.)
Điều nầy hiển nhiên được minh chứng trong quá khứ, gần đây và có thể cả trong tương lai. Nhân loại lúc nào cũng còn những cá nhân thao thức với thân phận đói khổ, nghèo túng của con người. Niềm mẫn cảm không ngưng đọng trong tư tưởng mà biến thành hành động ‘‘nhân đạo’’ tùy hoàn cảnh, bằng nhiều cách khác nhau. Lòng nhân không chỉ giới hạn ở việc cung cấp bữa ăn, chỗ ngủ qua đêm... mà còn quan tâm đến tinh thần của những người kém may khổ sở, đơn lẻ, của căn bệnh hết phương cứu chữa, của kẻ liệt nằm buồn bên lề xã hội sinh động.
Những đoàn thiện nguyện từ địa phương, lan dần sang các nước tới cấp độ quốc tế, bên cạnh những tính toán khác, vẫn còn mục tiêu lòng nhân tiên khởi, muốn lay động lương tâm con người, nhắc nhở công bằng xã hội, giảm thiểu nỗi nhọc nhằn bất hạnh bằng hành động chia xẻ, thăng tiến phần nào đời sống vật chất cũng như tinh thần của các tầng lớp nghèo khổ cùng cực.
Chia xẻ cơm áo, hiến tuỷ, cho tim, tặng máu, biếu thận là hành động nhân đạo, còn can thiệp những vi phạm tinh thần, lên án tội ác... phải chăng cũng tự lòng nhân mà ra hành động ?
Người Việt hải ngoại trước bối cảnh toàn cầu hóa :
Ngày nay với kỷ thuật truyền thông tối tân, con người có thể nghe thấy trực tiếp, qua truyền thanh hoặc truyền hình, các hành động nhân đạo ở khắp nơi. Như vậy, lòng nhân hiện hữu trên thế giới, là giá trị phổ quát toàn cầu, là gia sản tinh thần chung của nhân loại; nói theo ngôn ngữ đương thời, lòng nhân có thể là một yếu tố ‘’toàn cầu hóa’’ ?
Mấy năm gần đây, cụm từ ‘’toàn cầu hóa’’ được nhắc tới khá nhiều. Vấn đề toàn cầu hóa mang ý nghĩa phức tạp, liên quan đến mọi lãnh vực. Các khảo luận, nghiên cứu và tranh luận vẫn còn tiếp tục. Bên cạnh những chữ nghĩa được diễn giải bóng bẩy, ca ngợi sự lợi ích của tiện nghi vật chất, văn minh kỷ thuật phổ thông, dường như còn hàm ẩn một nỗi băn khoăn, lo ngại. Ngoài những tranh chấp về thương mại, kinh tế... giữa các quốc gia, toàn cầu hóa được giản lược như lo sợ Tây phương hóa hay nói rõ hơn là Mỹ hóa, có lẽ vì nhìn vào khía cạnh thương mại, tiêu thụ sản phẩm văn hóa : phim ảnh, sách báo, băng nhạc... vượt đại dương đến tận các lục địa cùng lúc với mạng lưới thông tin toàn cầu.
Có ý kiến nói rằng văn hóa là vấn đề chủ yếu. Nô lệ văn hóa là một hình thái nô lệ tinh thần, do đó phải nỗ lực bảo vệ bản sắc từng dân tộc. Tuy nhiên, dường như thời nào cũng có người nhắc nhở chuyện ‘‘về nguồn’’, và trên thực tế, bản sắc của từng chủng tộc vẫn được các nhà nghiên cứu lưu tâm tìm hiểu. Chương trình giới thiệu địa danh, thắng cảnh với tập quán, đặc sản của từng địa phương cũng được quảng bá rộng rãi. Ngoài lý do kinh tế quyến rủ khách du lịch còn hàm nghĩa phô trương bản sắc. Các dịp trình diễn lễ hội ngày càng nhiều, từ vùng miền rộng lớn đến quận lỵ xa xôi với nét văn hóa đặc thù mà dân bản xứ hảnh diện, làm cho văn hóa thế giới thêm phong phú nhờ vào kỹ thuật truyền thông và mạng lưới toàn cầu. Nhân loại sẽ tồn tại trong văn hóa đa dạng cùng với đường nét riêng biệt của từng quốc gia. Các tư tưởng giá trị sẽ vượt biên cương trở thành phổ quát.
Việt Nam cũng từng trải qua kinh nghiệm tiếp thu các nền văn hóa đa dạng và vẫn giữ được sắc thái riêng biệt, xác định cá tính dân tộc.
Những di tích cổ xưa, trống đồng, đồ đá, địa linh, nhân kiệt, tập tục, truyền thống... thuộc về ‘‘cái nôi của văn hóa Việt’’, tôi chỉ biết qua sách vở, học đường.
Lớn lên ở miền Nam nước Việt, tôi thấy đồng bằng sông Cửu Long phì nhiêu, ruộng lúa trải dài mút mắt, Miệt Vườn sung túc với đủ loại cây trái hoa màu, rồi còn thắng cảnh với danh nhân, nghĩa sĩ, đặc sản nổi tiếng từng vùng... Nhưng khi đọc sách về nguồn thành quả đó, mới hình dung được quá trình gian khổ của tiền nhân ròng rã hằng trăm năm dài khẩn hoang, dọn đất.
Theo lịch sử, miền Nam là vùng đất mới, hình thành từ lúc Trịnh Nguyễn phân tranh. Cư dân gồm người địa phương và tứ xứ : nghĩa quân bại trận, nông dân mất đất khi Pháp chiếm lục tỉnh, người nghèo trốn xâu lậu thuế, người Việt từ Bắc Trung lần vào theo đường Nam tiến, quan binh triều theo vua Gia Long thời tẩu quốc... Vùng đồng bằng sông Cửu Long là nơi gặp gỡ các sắc thái văn hóa Tàu, Ấn, Miên, Chàm, Pháp... Những người khai phá đã gian truân kham khổ, ra sức khẩn hoang, khắc phục khí độc, thú dữ... với các sáng kiến, dung hợp, thích nghi, đem kinh nghiệm văn hóa tiền nhân ứng dụng cho địa thế, thổ ngơi ruộng vườn để
‘‘U Minh, Rạch Giá, thị quá sơn trường
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua’’
hành ra
‘’Xứ đâu thị tứ bằng xứ Saigon
Dưới sông tàu chạy trên bờ ngựa đua’’.
Nhà văn Sơn Nam nhận định : ‘’Người Miệt Vườn đã khéo dung hòa lẫn nhau mà sống, không tỏ ra quá khích, sao cho nếp sống tôn giáo hoặc quan điểm chính trị của mình không làm hại trực tiếp đến quyền lợi của bà con lân cận.’’
Nhìn lại chuyện xưa, không chỉ để thương cảm, mà ‘‘ôn cố tri tân’’, ‘‘thời gian cứ đi đi mãi’’, tập tục có thể trở thành hủ tục, gìn giữ truyền thống không nhất thiết đòi buộc phải cực đoan, chủ tâm loại trừ mọi khác biệt. Văn hóa sinh động là đời sống liên tiếp, nối kết quá khứ với hiện tại để hướng về tương lai. Nỗ lực thích nghi, dung hòa của tiền nhân có lưu lại chút kinh nghiệm nào cho người Việt ly hương hiện sống trong xã hội đa sắc tộc ?
Nhiều lúc tưởng chừng văn minh các cường quốc phát triển tương phản với văn hóa Việt, nhưng thật ra vẫn có thể gặp thấy những điểm tương đồng, như
‘‘Công bằng là đạo người ta ở đời’’
hay
‘‘Thấy người hoạn nạn thì thương
Thấy người tàn tật lại càng thương hơn’’.
Từ ‘‘nước non ngàn dặm ra đi’’... người Việt hải ngoại ước ao ‘‘nước đi ra biển lại mưa về nguồn’’ nên đã cố gắng phổ truyền và bảo lưu văn hóa Việt trong đó có tín ngưỡng, tôn giáo, ở nhiều mức độ và hình thái khác nhau, tùy vào bầu khí địa phương, điều kiện sinh sống và tâm thức cộng đồng.
Nói chung, người Việt vừa gìn giữ văn hóa mình vừa hòa nhập văn hóa người, nhờ vào lời khuyên ‘‘nhập gia tùy tục’’. Nhưng vấn đề của người Việt hải ngoại không phải chỉ chấp nhận các tập tục đa dạng, mà cách nào hiệu quả để trao truyền niềm tin cũng như văn hóa mình tâm đắc.
Những cố gắng nhằm kiến tạo cho các xã hội thêm công bằng, trong đó con người cơm no áo lành, dân trí mở mang, tự do được quý trọng... là mong ước của người dân nhiều quốc gia mà cũng là hướng đi của văn hóa kitô giáo.
Xã hội có bạo động, hận thù, bất nhân... nhưng cũng có tình thương, công lý và hy vọng. Đời sống càng văn minh thì con người càng bị ràng buộc bởi những qui chế, luật lệ, quanh quẩn trong nỗi lo vị kỷ, thiện căn dễ lu mờ thành ra có khi vô tình thờ ơ, lãnh đạm trước nỗi khổ của đồng loại cận kề. Ước muốn cãi đổi cần bắt đầu ngay từ nơi mỗi người, mỗi gia đình vốn là đơn vị căn bản.
Văn hóa tôn giáo khuyến thiện, luyện tâm, nhắc nhở vị tha, từ ái. Cử chỉ tử tế phát tự lòng nhân củng cố tình người, hóa giải tị hiềm, tạo cảm thông cần thiết, thức tỉnh lương tâm con người, góp phần vào việc biến đổi bầu khí bất an, giải trừ bạo lực. Thời buổi khó khăn làm cho một số người phải sống bên lề xã hội thì hành động chia xẻ thể hiện lòng nhân có thể cũng là một cách sống đạo và truyền đạo.(Giaoxuvnparis.org)
Tài liệu tham khảo :
- Văn hóa tín ngưỡng gia đình Việt Nam qua nhãn quan học giả L. Cadière. Đỗ Trinh Huệ. NXB Thuận Hóa 2000.
- Tôn kính tổ tiên. Tòa Tổng Giám Mục Huế, tháng 10 năm 1999.
- Một số vấn đề Văn hóa Công Giáo Việt Nam. Tòa Tổng Giám Mục Huế, tháng 10 năm 2000.
- Văn hóa Gia đình Việt Nam. Vũ Ngọc Khánh.NXB Văn hóa Dân tộc 1998.
- Văn Minh Miệt Vườn. Sơn Nam.
- Bản sắc Văn hóa Việt Nam. Phan Ngọc. NXB Thông Tin 1998.
- Bước đường hội nhập văn hóa dân tộc của Công Giáo Việt Nam. Nguyễn Hồng Dương. Tuyển tập thần học, năm 1992.