Suy Niệm Chúa Nhật XXXIII THƯỜNG NIÊN C
Tin mừng Chúa Nhật hôm nay nhắc lại lời tiên báo của Đức Giêsu về biến cố sụp đổ của Đền Thờ Giêrusalem. Qua đó, Đức Giêsu muốn nhắc nhở mọi người về ngày tận cùng của vũ trụ và con người, hay còn gọi là Ngày Tận Thế. Vậy, có Ngày Tận Thế không? Ngày đó sẽ đến khi nào? Ngày đó có phải là ngày phán xét chung không? Chúng ta phải làm gì để chờ đợi Ngày Tận Thế?
1. Có Ngày Tận Thế không?
Chúng ta phải trả lời một cách chắc chắn rằng: có Ngày Tận Thế. Tin mừng nhất lãm nói về ngày Tận Thế chính là ngày Con Người Quang Lâm (Mc 13, 24-27; Mt 24,29-31; Lc 21,25-28). Thánh Mathêu cũng diễn tả Ngày Tận Thế với hình thức phán xét (x. 25,31-46) và Ngài thường nhắc tới các cụm từ “tận thế”(x. Mt 13,39), “ngày tận thế” (x. Mt 24,3), “tận cùng”(x. Mt 24,14). Thánh Phaolô cũng nhắc đến ngày tận thế, đặc biệt Ngài nói về vấn đề kẻ chết sống lại: “Đây tôi nói cho anh em biết mầu nhiệm này: không phải tất cả chúng ta sẽ chết, nhưng tất cả chúng ta sẽ được biến đổi trong một giây lát, trong một nháy mắt, khi tiếng kèn cuối cùng vang lên. Vì tiếng kèn sẽ vang lên, và những kẻ chết sẽ trỗi dậy mà không còn hư nát; còn chúng ta, chúng ta sẽ được biến đổi” (1Cr 15, 51-52).
Bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu tiên báo về sự tàn phá của Đền thờ Giêrusalem và đúng năm 70 đền thờ đã bị phá hủy bình địa. Những gì Đức Giêsu nói qua đoạn Tin mừng hôm nay, tuy Ngài nói về Đền thờ Giêrusalem nhưng giáo huấn của Ngài chủ yếu là tiên báo về ngày tận cùng của thế giới và của con người.
Mặt khác, dựa vào suy luận tự nhiên: cái gì có khởi nguyên ắt có tận cùng; có ngày sinh ra ắt có ngày tử. Vũ trụ có ngày khởi đầu chắc chắn sẽ có ngày kết thúc. Đó chính là Ngày Tận Thế.
2. Khi nào Ngày Tận Thế đến ?
Từ xưa tới nay rất nhiều người hay nhiều nhóm dự đoán về Ngày Tận Thế, thậm chí con loan báo Ngày Tận Thế sẽ xảy đến ngày nọ tháng kia, nhưng tất cả chỉ là dự đoán vì không ai có thể biết được. Đức Giêsu đã nói: "Còn về ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay người Con cũng không, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi” (Mc 13,32). Bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu chỉ báo trước cho chúng ta những dấu hiệu khi ngày đó sắp đến. Ngài nói: “Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện. Nhưng trước khi tất cả các sự ấy xảy ra, thì người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp anh em cho các hội đường và bỏ tù, điệu anh em đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy. Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy” (Lc 21, 10-13).
3. Ngày Tận Thế chính là ngày phán xét chung
Ngày tận thế chính là ngày phán xét chung (x. Mt 25, 31-46). Trong ngày đó, mọi người đã chết được sống lại. Đó sẽ là “giờ những người nằm trong mồ sẽ ra khỏi mồ khi nghe tiếng gọi của Con Người: những người đã làm điều thiện sẽ sống lại để được sự sống, và những ai làm điều ác sẽ sống lại để lãnh án phạt” (Ga 5,28-29). Lúc đó, Chúa Kitô sẽ đến trong vinh quang của Ngài, cùng với các thiên thần (…). Tất cả các dân tộc sẽ tập họp trước mặt Ngài: “Người tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt dê. Người cho chiên đứng bên phải và dê đứng bên trái” (x. Mt 25, 32-33). Những người đứng bên tả sẽ đi xuống nơi khổ hình muôn đời, những người đứng bên hữu sẽ bước vào sự sống vĩnh cửu (x. GLHTCG số 1038-1039).
4. Chúng ta phải làm gì để chờ đợi Ngày Tận Thế?
Đức Giêsu dạy chúng ta phải bền đỗ: Bền đỗ trong đức tin; bền đỗ trong lòng mến; bền đỗ trong thử thách, bắt bớ cho đến cùng sẽ được cứu rỗi. Để được sống trong ơn bền đỗ, chúng ta luôn phải chờ đợi theo chiều hướng tích cực, nghĩa là luôn phải tỉnh thức và sẵn sàng. Tỉnh thức như năm cô trinh nữ cầm đèn cháy sáng trong tay (x. Mt 25, 1-13). Sẵn sàng như người đầy tớ đợi chủ đi ăn cưới về (x. Mt 24, 42-44). Tỉnh thức và sẵn sàng bằng cách sống tốt giây phút hiện tại. Tỉnh thức và sẵn sàng bằng cách chu toàn bổn phận mà Chúa và Giáo Hội trao phó cho chúng ta: Bổn phận làm người, bổn phận làm con Chúa, bổn phận trong gia đình, bổn phận trong Giáo Hội, bổn phận ngoài xã hội. Đó là dấu chỉ của sự hy vọng vào ngày cánh chung. Ngoài ra, cần chờ đợi ngày Chúa đến bằng cách xa tránh tội lỗi, nhất là tội nặng. Tích cực làm việc lành, đặc biệt là những việc bác ái yêu thương: “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han”(x. Mt 25, 35-36).
Tránh tình trạng chờ đợi Chúa đến mang tính thụ động trong thái độ lười biếng như dân thành Thêxalônica xưa. Họ nghĩ rằng, sắp đến Ngày Tận Thế rồi, nên họ lười biếng không muốn làm gì cả. Thánh Phaolô đã khiển trách về thái độ lười biếng đó và khuyên họ hãy làm việc để có của ăn, Ngài cũng đã làm gương về điều đó: “Chúng tôi đã chẳng ăn bám ai, trái lại đêm ngày đã làm lụng khó nhọc vất vả, để khỏi nên gánh nặng cho người nào trong anh em” (x. 2Tx 3,8). Và Ngài quả quyết: “Ai không làm việc thì đừng có ăn” (x. 2Tx 3,10).
Lạy Chúa, chúng con tin rằng, một ngày nào đó chúng con sẽ đối diện với Chúa trước tòa phán xét. Xin cho mỗi người chúng con luôn biết tỉnh thức sẵn sàng bằng cách chu toàn bổn phận Chúa và Hội Thánh giao phó để trong ngày đó chúng con được Chúa mời gọi bước vào thừa hưởng sự sống vĩnh cửu. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Tin mừng Chúa Nhật hôm nay nhắc lại lời tiên báo của Đức Giêsu về biến cố sụp đổ của Đền Thờ Giêrusalem. Qua đó, Đức Giêsu muốn nhắc nhở mọi người về ngày tận cùng của vũ trụ và con người, hay còn gọi là Ngày Tận Thế. Vậy, có Ngày Tận Thế không? Ngày đó sẽ đến khi nào? Ngày đó có phải là ngày phán xét chung không? Chúng ta phải làm gì để chờ đợi Ngày Tận Thế?
1. Có Ngày Tận Thế không?
Chúng ta phải trả lời một cách chắc chắn rằng: có Ngày Tận Thế. Tin mừng nhất lãm nói về ngày Tận Thế chính là ngày Con Người Quang Lâm (Mc 13, 24-27; Mt 24,29-31; Lc 21,25-28). Thánh Mathêu cũng diễn tả Ngày Tận Thế với hình thức phán xét (x. 25,31-46) và Ngài thường nhắc tới các cụm từ “tận thế”(x. Mt 13,39), “ngày tận thế” (x. Mt 24,3), “tận cùng”(x. Mt 24,14). Thánh Phaolô cũng nhắc đến ngày tận thế, đặc biệt Ngài nói về vấn đề kẻ chết sống lại: “Đây tôi nói cho anh em biết mầu nhiệm này: không phải tất cả chúng ta sẽ chết, nhưng tất cả chúng ta sẽ được biến đổi trong một giây lát, trong một nháy mắt, khi tiếng kèn cuối cùng vang lên. Vì tiếng kèn sẽ vang lên, và những kẻ chết sẽ trỗi dậy mà không còn hư nát; còn chúng ta, chúng ta sẽ được biến đổi” (1Cr 15, 51-52).
Bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu tiên báo về sự tàn phá của Đền thờ Giêrusalem và đúng năm 70 đền thờ đã bị phá hủy bình địa. Những gì Đức Giêsu nói qua đoạn Tin mừng hôm nay, tuy Ngài nói về Đền thờ Giêrusalem nhưng giáo huấn của Ngài chủ yếu là tiên báo về ngày tận cùng của thế giới và của con người.
Mặt khác, dựa vào suy luận tự nhiên: cái gì có khởi nguyên ắt có tận cùng; có ngày sinh ra ắt có ngày tử. Vũ trụ có ngày khởi đầu chắc chắn sẽ có ngày kết thúc. Đó chính là Ngày Tận Thế.
2. Khi nào Ngày Tận Thế đến ?
Từ xưa tới nay rất nhiều người hay nhiều nhóm dự đoán về Ngày Tận Thế, thậm chí con loan báo Ngày Tận Thế sẽ xảy đến ngày nọ tháng kia, nhưng tất cả chỉ là dự đoán vì không ai có thể biết được. Đức Giêsu đã nói: "Còn về ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay người Con cũng không, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi” (Mc 13,32). Bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu chỉ báo trước cho chúng ta những dấu hiệu khi ngày đó sắp đến. Ngài nói: “Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện. Nhưng trước khi tất cả các sự ấy xảy ra, thì người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp anh em cho các hội đường và bỏ tù, điệu anh em đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy. Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy” (Lc 21, 10-13).
3. Ngày Tận Thế chính là ngày phán xét chung
Ngày tận thế chính là ngày phán xét chung (x. Mt 25, 31-46). Trong ngày đó, mọi người đã chết được sống lại. Đó sẽ là “giờ những người nằm trong mồ sẽ ra khỏi mồ khi nghe tiếng gọi của Con Người: những người đã làm điều thiện sẽ sống lại để được sự sống, và những ai làm điều ác sẽ sống lại để lãnh án phạt” (Ga 5,28-29). Lúc đó, Chúa Kitô sẽ đến trong vinh quang của Ngài, cùng với các thiên thần (…). Tất cả các dân tộc sẽ tập họp trước mặt Ngài: “Người tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt dê. Người cho chiên đứng bên phải và dê đứng bên trái” (x. Mt 25, 32-33). Những người đứng bên tả sẽ đi xuống nơi khổ hình muôn đời, những người đứng bên hữu sẽ bước vào sự sống vĩnh cửu (x. GLHTCG số 1038-1039).
4. Chúng ta phải làm gì để chờ đợi Ngày Tận Thế?
Đức Giêsu dạy chúng ta phải bền đỗ: Bền đỗ trong đức tin; bền đỗ trong lòng mến; bền đỗ trong thử thách, bắt bớ cho đến cùng sẽ được cứu rỗi. Để được sống trong ơn bền đỗ, chúng ta luôn phải chờ đợi theo chiều hướng tích cực, nghĩa là luôn phải tỉnh thức và sẵn sàng. Tỉnh thức như năm cô trinh nữ cầm đèn cháy sáng trong tay (x. Mt 25, 1-13). Sẵn sàng như người đầy tớ đợi chủ đi ăn cưới về (x. Mt 24, 42-44). Tỉnh thức và sẵn sàng bằng cách sống tốt giây phút hiện tại. Tỉnh thức và sẵn sàng bằng cách chu toàn bổn phận mà Chúa và Giáo Hội trao phó cho chúng ta: Bổn phận làm người, bổn phận làm con Chúa, bổn phận trong gia đình, bổn phận trong Giáo Hội, bổn phận ngoài xã hội. Đó là dấu chỉ của sự hy vọng vào ngày cánh chung. Ngoài ra, cần chờ đợi ngày Chúa đến bằng cách xa tránh tội lỗi, nhất là tội nặng. Tích cực làm việc lành, đặc biệt là những việc bác ái yêu thương: “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han”(x. Mt 25, 35-36).
Tránh tình trạng chờ đợi Chúa đến mang tính thụ động trong thái độ lười biếng như dân thành Thêxalônica xưa. Họ nghĩ rằng, sắp đến Ngày Tận Thế rồi, nên họ lười biếng không muốn làm gì cả. Thánh Phaolô đã khiển trách về thái độ lười biếng đó và khuyên họ hãy làm việc để có của ăn, Ngài cũng đã làm gương về điều đó: “Chúng tôi đã chẳng ăn bám ai, trái lại đêm ngày đã làm lụng khó nhọc vất vả, để khỏi nên gánh nặng cho người nào trong anh em” (x. 2Tx 3,8). Và Ngài quả quyết: “Ai không làm việc thì đừng có ăn” (x. 2Tx 3,10).
Lạy Chúa, chúng con tin rằng, một ngày nào đó chúng con sẽ đối diện với Chúa trước tòa phán xét. Xin cho mỗi người chúng con luôn biết tỉnh thức sẵn sàng bằng cách chu toàn bổn phận Chúa và Hội Thánh giao phó để trong ngày đó chúng con được Chúa mời gọi bước vào thừa hưởng sự sống vĩnh cửu. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành