Beirut (CNS) - Trình bày cảm tưởng lúc trở về thăm 'những nơi cũ' ở miền bắc Iraq, vị Thượng Phụ Công Giáo hệ phái Syriac cho biết ngài cảm thấy 'kinh hoàng' khi chứng kiến những tàn phá toàn diện như vậy.

Mô tả những gì vừa nhìn thấy là "những thị trấn ma", Thượng Phụ Ignace Joseph III Younan gửi email cho Catholic News Service rằng chả còn gì mấy trong những cộng đồng mà ngài viếng thăm 3 ngày, từ̀ 27 tới 29 tháng 11, và rằng "các đường phố hoàn toàn trống rỗng, ngoại trừ vài bóng dáng cuả binh lính... sự tàn phá và thiêu hủy các nhà thờ và nhà ở là đáng gây sốc."

Đã có khoảng 100.000 Kitô hữu - trong đó hơn 60.000 người là Công Giáo - đã bị nhóm ISIS trục xuất ra khỏi bình nguyên ​​Ninevah sau khi chúng lan tràn vào Iraq trong mùa hè 2014.

Thượng phụ Younan cũng lên tiếng nhắc nhở tới chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump về hoàn cảnh và thử thách của tất cả các dân tộc thiểu số, bao gồm các Kitô hữu, bị ảnh hưởng vì bạo lực trong khu vực.


Vị Thượng phụ cho biết rằng "khi đi qua các thị trấn Kitô giáo là Qaraqosh, Bartella và Karamles," ngài đã "chứng kiến một ​​mức độ tàn phá như thể chúng ta bước vào một thị trấn ma quái!"

Nhỡmg graffiti (sơn phấn vẽ nghệch ngoạc) và những biêủ ngữ "bày tỏ sự thù hận đối với những biểu tượng và giáo huấn Kitô giáo được tìm thấy ở khắp mọi nơi", trên tường, đường phố, bên ngoài, bên trong nhà và nhà thờ.

"Ngoài việc cướp bóc, phá hủy và gây thiệt hại cho các tòa nhà, chúng tôi phát hiện ra rằng những kẻ khủng bố, do sự căm hận với đức tin Kitô giáo, đã phóng hỏa hầu hết các cơ sở, bao gồm các nhà thờ, trường học, nhà trẻ và bệnh viện," đức thượng phụ lưu ý rằng chỉ có các cơ sở cuả người Kitô hữu là trở thành mục tiêu cho các hành động khủng bố ấy.

Ở Qaraqosh - trước đây là khu vực sinh sống của hơn 50.000 Kitô hữu - đức thượng phụ đã cử hành một Thánh Lễ ngày 28 tháng 11 "trên một bàn thờ nhỏ tạm bợ" trong đống tro tàn cuả một cung thánh đã bị đốt cháy trong ngôi nhà thờ đổ nát Immaculate Conception. Ngôi nhà thờ ấy, xây dựng bởi các giáo dân trong những năm 1930, đã từng có 2.200 chỗ ngồi trước khi bị quân ISIS xâm phạm.

Chỉ có một số người ít ỏi đến tham dự thánh lễ, trong đó là một vài giáo sĩ và một số thanh niên vũ trang và đại diện cho các phương tiện truyền thông, đức thượng phụ nói.

"Trong bài giảng ngắn của tôi, tôi mong muốn củng cố đức tin của họ khi đứng trước bàn thờ và bức tượng thánh giá, mặc dù cả hai đã bị phá nát. Tôi nhắc nhở họ rằng các Kitô hữu chúng ta là con cháu của các vị tử đạo, với một lịch sử lâu dài kể từ thời các thánh tông đồ, " ngài viết.

"Cách đây 5 năm trước, tôi đã từng có ý định sau khi ngôi nhà thờ được sửa chữa xong, và bây giờ thì vẫn còn giữ ý định ấy, là xin Đức Thánh Cha, Đức Giáo Hoàng, nâng ngôi nhà thờ này lên cấp Tiểu Vương Cung Thánh Đường," đức thượng phụ nói thêm.

Ngoài nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Qaraqosh, tất cả các nhà thờ khác mà phái đoàn của đức thượng phụ đã đến thăm, trong đó có là nhà thờ thánh Behnam và Tu viện thánh Sarah được xây dựng từ thế kỷ thứ tư, cũng bị thiệt hại đáng kể hoặc bị phá hủy.

Trước đó vào ngày 27 tháng 11, khi khai mạc chuyến đi từ thành phố Irbil, thủ đô cuả dân Kurd, là nơi mà các người tị nạn đang nương náu sau khi trốn thoát đám ISIS, thượng phụ Younan đã cử hành một thánh lễ cho hơn 800 người tại nhà thờ Đức Mẹ Hòa bình, một nhà thờ mới dựng lên gần đây để phục vụ cho người tị nạn.

Đồng tế trong thánh lễ có TGM Yohanna Moshe cuả Mosul và TGM Ephrem Mansoor Abba cuả Baghdad và 20 linh mục. Thượng phụ Younan cho biết ngài có một "cảm xúc lẫn lộn" giống như phâǹ đông những người tham dự, là cảm thây vui mừng vì đám ISIS đã bị đánh bật ra khỏi bình nguyên Ninevah, nhưng cũng rất buồn vì "tình trạng khủng khiếp" mà đám chiến binh Hồi Giáo đã gây ra cho cộng đồng của họ.

Đức thượng phụ cho biết ngài đã gặp gỡ với những cộng đồng đức tin, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các tổ chức phi chính phủ để thảo luận về một tương lai cho Kitô giáo ở miền bắc Iraq.

Dựa vào "những gì đã xảy ra trong thời gian gần đây," vị thượng phụ lưu ý, "ý kiến ​​chung là chưa có ai dám trở về, xây dựng lại và ở lại quê hương, trừ khi có một khu vực an toàn được đảm bảo cho các cộng đồng Kitô hữu ở bình nguyên Ninevah ."

Ngài kêu gọi cầ̀n phải có một "chính phủ ổn định, tuân thủ pháp luật và mạnh mẽ" để hỗ trợ việc thành lập một đơn vị hành chính tự trị trực thuộc chính quyền trung ương của Iraq.

"Vì vậy, tôi nhắc lại những gì tôi đã nói trong nhiều năm qua. Chúng tôi, các Kitô hữu tại Iraq và Syria, cảm thấy bị bỏ rơi, thậm chí bị phản bội, bởi các chính trị gia phương Tây trong thời gian gần đây," thượng phụ Younan cho biết.

"Chúng tôi đã bị bán đứng cho quyền lợi dầu hoả và bị lãng quên vì số người cuả chúng tôi nhỏ bé quá, trong một vùng đất 'Hồi giáo'(Ummah) trong đó chúng tôi đã sống qua nhiều thế kỷ."

Đức thượng phụ kêu gọi "cái gọi là" thế giới văn minh "phải duy trì những nguyên tắc của nền văn minh và bảo vệ một cách nghiêm túc bản Tuyên ngôn Nhân quyền," mà ngài mô tả là "rất quan trọng cho sự sống còn của chúng tôi. "

"Đây là thời gian để đứng dậy và lên án những chế độ phân biệt đối xử chống lại những cộng đồng ngoài Hồi giáo. Những chệ độ đó thường viện ra nhừng lý lẽ như... 'đây là pháp luật của chúng tôi, đây là 'đặc thù văn hóa, lịch sử và tôn giáo' để mà xác định cách độc đoán nền giáo dục và hệ thống quản lý xã hội", đức thượng phụ nói tiếp.

Thượng phụ Younan bày tỏ "hy vọng mạnh mẽ" rằng chính quyền của ông Trump "sẽ am hiểu hoàn cảnh và những thử thách của tất cả các dân tộc thiểu số, bao gồm các Kitô hữu."

"Đây là thời điểm mà Hoa Kỳ phải được tôn trọng trên toàn thế giới như thế này...", đặc biệt là ở Trung Đông, đó là "Hoa Kỳ là một quốc gia của hy vọng và tự do, chứ không phải là một vùng đất chỉ nhắm vào cơ hội mà thôi."