Nhiều tin dữ đã xảy ra ở Indonesia cùng một ngày, hôm nay:

Thống đốc gốc Hoa sẽ phải ra toà


Theo tin từ Jakarta, thống đốc cuả Jakarta, Basuki Tjahaja Purnama, là một Kitô hữu, người gốc Hoa, dân thiểu số Khách Gia (Hakka) còn gọi là người Hẹ, biệt danh là "Ahok", sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 13 tháng 12 tới.

Ông đã bị các đối thủ chính trị tố cáo phạm tội báng bổ chống lại đạo Hồi. Lý do buộc tội là việc ông đã phát biểu hồi tháng Chín năm ngoái, dùng một câu thơ trong một sura (đoạn) của kinh Koran, để̉ chứng minh rằng mọi công dân Indonesia có quyền hợp pháp khi bỏ phiếu cho ông,

Một số nhà lãnh đạo Hồi giáo tuyên bố rằng, theo Kinh Koran, chỉ có một người Hồi giáo mới có thể hướng dẫn một người Hồi giáo khác.

Nhiều cuộc biểu tình lớn do các nhóm Hồi giáo cực đoan đã bùng nổ ra ngày 04 tháng 11 và 02 tháng 12, đòi hỏi phải bắt giữ vị thống đốc.

Ngược lại, một cuộc biểu tình ôn hoà cũng được tổ chức vào ngày 30 tháng 11, tái khẳng định các nguyên tắc khoan dung, thương yêu, hợp nhất trong đa dạng, thượng tôn pháp luật.

Theo các nhà quan sát chính trị ở Indonesia, thì nguyên cớ thực sự là do cuộc đối đầu đang diễn ra giữa những người chủ trương cải cách, tức là Tổng thống Joko Widodo và thống đốc Ahok, và nhóm đối lập do cựu Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono cầm đầu. Nhóm đối lập đã lợi dụng nhóm Hồi giáo vũ trang như là một phương tiện để chống lại nhóm cải cách.

Những lời buộc tội báng bổ và những quấy nhiễu chống người Kitô giáo gần ây, thực sự chỉ là sự khai thác đám 'cuồng tín' Hồi giáo cho mục đích chính trị.


Tây Java: Côn đồ Hồi giáo phá rối lễ nghi Tin Lành



Một cuộc tụ họp lớn cuả các tín hữu Tin Lành trước Giáng sinh đã bị giải tán bởi một nhóm Hồi giáo cực đoan, dùng lời lẽ thô tục, đe dọa và bạo lực.

Vụ việc xảy ra ngày 06/12/2016 tại đại sánh viện Sabuga Hall ở Bandung, thủ phủ của tỉnh Tây Java.

Các tín hữu Tin Lành là những tín đồ cuả nhà thờ The Messiah church ở Jakarta, là một nhà thờ lớn vào bậc nhất Đông Nam Á.

Họ tụ tập vào buổi chiều để lắng nghe mục sư Stephen Tong Eng Tjong giảng thuyết và hoà nhạc. Mục sư Tjong vưà là giảng sư vưà là một nhạc sĩ nổi danh từ Trung Hoa sang. Chương trình "Tăng cường tôn giáo" (KKR) cuá ông thường lôi kéo nhiều tín đồ và thường đông hơn sức chứa cuả một giáo đường nên phải tổ chức ở hội trường.

Vào lúc xế chiều thì xuất hiện nhiều chục người Hồi giáo, họ tiến vào hội trường, gián đoạn buổi hợp ca và giải tán đám đông bằng bạo lực.

Những tên côn đồ la ó là các Kitô hữu thực hiện một hoạt động tôn giáo ở một nơi không thích hợp. Họ tranh cãi về lời giảng dạy cuả Stephen Tjong Eng Tông, cáo buộc ông làm "phép lạ" và thao tác đám đông để cải đạo.

Theo một báo cáo phát hành tháng 11 năm 2015 cuà International Religious Freedom Report, thì Tây Java là tỉnh tồi tệ nhất nước về khoan dung tôn giáo.

Indonesia là quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới, và Hiến pháp bảo đảm quyền tự do cá nhân (trong đó có việc thờ phượng). Tuy thế trong những tháng gần đây đã có nhiều biến động bất khoan dung bùng phát bởi những người Hồi giáo quá khích.

Như ngày 23 tháng 9, hàng chục người Hồi giáo quá khích đã biểu tình chống giấy phép xây dựng cuả một nhà thờ Tin lành ở Makassar (South Sulawesi). Ngày 12 tháng Chín, một giáo lý viên Công Giáo bị bắn chết bởi những kẻ tấn công giấu mặt trong huyện Puncak Jaya, tỉnh Papua. Ngày 7 tháng 9 một nhóm Hồi giáo cực đoan gián đoạn việc cử hành thánh lễ tại một giáo xứ ở Surakarta (Central Java).


Động đất ở Aceh giết hàng trăm người


Gần 100 người đã thiệt mạng, 273 người bị thương và ít nhất có hàng chục người vẫn còn mắc kẹt trong đống đổ nát sau khi xảy ra một cơn động đất 6,5 độ richter ở Aceh trên đảo Sumatra của Indonesia vào ngày 07 Tháng Mười Hai.

Nha khảo sát Địa chất Hoa Kỳ cho biết trận động đất 6,5 độ richter xảy ra lúc 05:03 (17:03 Thứ ba ET) tập trung khoảng 12 dặm về phía đông nam của Sigli, một thị trấn gần khu cực bắc của Aceh, ở độ sâu 11 dặm. Tuy ở sát biển, nó không tạo ra sóng thần.

Đại Tướng Tatang Sulaiman, tư lệnh quân đội ở tỉnh Aceh, cho biết có bốn người mới được kéo ra từ đống đổ nát, còn sống, trong khi bốn hoặc năm người khác vẫn bị chôn vùi, không biết họ đã chết hay còn sống . "Hy vọng rằng chúng tôi sẽ có thể cứu họ ra khỏi đống đổ nát trước khi mặt trời lặn," ông nói.

Có tới 245 tòa nhà bị hư hỏng nghiêm trọng hoặc bị phá hủy, chủ yếu là ở Pidie Jaya, trong đó có 14 đền thờ Hồi giáo, còn lại phần lớn là nhà ở và cửa tiệm.