Hiện đang diễn ra tại thành phố Bres-cia, miền bắc Italia, một cuộc Tọa Ðàm Quốc Tế về văn kiện căn bản của Công Ðồng Vaticanô Thứ Hai nói về sự tự do tôn giáo. Theo nhận định chung của các tham dự viên, thì Văn Kiện về Tự Do Tôn Giáo của Công Ðồng Vaticanô II là như một lời tiên tri của Ðức Cố Giáo Hoàng Phaolô Ðệ Lục. Với văn kiện nầy, Ðức Cố Giáo Hoàng Phaolô Ðệ Lục đã nêu chỉ con đường để "giải phóng" những chế độ độc tài toàn trị.
Công Ðồng Vaticanô II đã ghi dấu một thay đổi lịch sử; và Văn Kiện về Tự Do Tôn Giáo, tuy ngắn ngủi, những đã khơi dậy những thay đổi rất lớn. Văn Kiện nầy là một trong những bản văn có tính cách "cách mạng" nhất và phong phú nhất để thực hiện cuộc đối thoại nghiêm chỉnh giữa Giáo Hội và xã hội dân sự.
Cuộc Tọa Ðàm nói trên là cuộc tọa đàm quốc tế lần thứ IX, do Học Viện Phaolô VI tổ chức, đã quy tụ về Bres-cia, quê hương của Ðức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI, những nhà nghiên cứu lịch sử, những thần học gia và những luật gia, đến từ khắp nơi trên thế giới. Vị chủ tịch của Học Viện, ông Camadini, đã lên tiếng nhắc lại rằng: "chủ đề về tự do tôn giáo là chủ đề hết sức thân thiết với Ðức cố Giáo Hoàng Phaolô VI". Một cách nào đó, người ta có thể nói rằng chính ngài là "tác nhân" chính để soạn và công bố Văn Kiện nầy. Văn kiện đã gây ra nơi các tín hữu, cũng như nơi dư luận dân chúng nói chung, một sự rúng động đặc biệt. Nhìn lại lịch sử soạn thảo văn kiện nầy, người ta có thể nói rằng Văn Kiện đã có một lịch sử đầy sóng gió, với giai đoạn chuẩn bị bản thảo thật là chu đáo, một cuộc thảo luận rất linh động; và cuối cùng, khi được công bố, Văn Kiện đã khơi dậy những phản ứng rất trái nghịch nhau: kẻ chấp nhận người thì chối từ.
Trong bài thuyết trình nhập đề tại cuộc Tòa Ðàm Quốc Tế nói trên, Ðức Hồng Y Paul Poupard đã làm sáng tỏ vai trò hết sức quyết định của Ðức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI. Không những ngài đã lo liệu để các nghị phụ được tự do hoàn toàn để phát biểu những ý kiến của mình và đạt đến sự đồng ý cần thiết về đề tài hết sức gây tranh cải nầy, nhưng ngài còn cố gắng để giúp cho các nghị phụ được hiểu rõ vài điểm có tính cách quyết định trong Văn Kiện.
Sau đó, trong thời gian hậu Công đồng Vaticanô II, Ðức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI đã luôn lên tiếng yêu cầu mọi người hãy chấp nhận Văn Kiện nầy. Từ đó, sinh hoạt ngoại giao của Tòa Thánh múc lấy sức mạnh mới từ Văn Kiện về "Tự Do Tôn Giáo " nầy. Có thể nói rằng hoa trái chín mùi nhất và cũng bất ngờ nhất của Hoạt động ngoại giao lúc đó của Tòa Thánh là Hiệp Ước Helsinki năm 1975, được cả Liên Sô, tức Liên Bang Sô-Viết, đồng thuận. Ðây là lần đầu tiên trong lịch sử, một "chế độ toàn trị đỏ", tức chế độ cộng sản Liên Xô lúc đó, nhìn nhận nguyên tắc về Tự Do Tôn Giáo, cho dù đây chỉ mới là việc nhìn nhận trên giấy tờ mà thôi. Sau đó, Ðấng Kế Thừa Ðức Phaolô VI, người đến từ một quốc gia cộng sản BaLan, tức Ðức Gioan Phaolô II, đã dựa rất nhiều vào Văn Kiện nầy của Công Ðồng Vaticanô II, một văn kiện được kể như là "Hiến Chương về Nhân Quyền". Các tham dự viên cuộc Tọa Ðàm nhìn thấy một dòng liên tục nối kết cuộc tranh đấu của Ðức Phaolô VI với "chương trình chiến đấu" của Ðức Gioan Phaolô II, trên mọi bình diện, cho tự do tôn giáo.
Theo Ðức O⮧ Colombo, một trong những nhà thần học nổi tiếng hiện nay, thì văn kiện của Công đồng Vaticanô về Tự Do tôn giáo đã gây ra một thay đổi lớn trong lịch sử. Từ quả quyết rằng chỉ có sự thật mới có quyền đòi hỏi cho mình những quyền lợi, người ta đi đến quả quyết rằng sự tự do tôn giáo là một trong những quyền lợi không thể bị xúc phạm của con người, và do đó, là quyền lợi cần được tôn trọng trong mọi trường hợp, trong mọi chế độ. Và con người, --- hay đúng hơn mỗi người --- đều có bổn phận phải huấn luyện cho mình có được một lương tâm biết mở rộng đón nhận sự thật.
Công Ðồng Vaticanô II đã ghi dấu một thay đổi lịch sử; và Văn Kiện về Tự Do Tôn Giáo, tuy ngắn ngủi, những đã khơi dậy những thay đổi rất lớn. Văn Kiện nầy là một trong những bản văn có tính cách "cách mạng" nhất và phong phú nhất để thực hiện cuộc đối thoại nghiêm chỉnh giữa Giáo Hội và xã hội dân sự.
Cuộc Tọa Ðàm nói trên là cuộc tọa đàm quốc tế lần thứ IX, do Học Viện Phaolô VI tổ chức, đã quy tụ về Bres-cia, quê hương của Ðức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI, những nhà nghiên cứu lịch sử, những thần học gia và những luật gia, đến từ khắp nơi trên thế giới. Vị chủ tịch của Học Viện, ông Camadini, đã lên tiếng nhắc lại rằng: "chủ đề về tự do tôn giáo là chủ đề hết sức thân thiết với Ðức cố Giáo Hoàng Phaolô VI". Một cách nào đó, người ta có thể nói rằng chính ngài là "tác nhân" chính để soạn và công bố Văn Kiện nầy. Văn kiện đã gây ra nơi các tín hữu, cũng như nơi dư luận dân chúng nói chung, một sự rúng động đặc biệt. Nhìn lại lịch sử soạn thảo văn kiện nầy, người ta có thể nói rằng Văn Kiện đã có một lịch sử đầy sóng gió, với giai đoạn chuẩn bị bản thảo thật là chu đáo, một cuộc thảo luận rất linh động; và cuối cùng, khi được công bố, Văn Kiện đã khơi dậy những phản ứng rất trái nghịch nhau: kẻ chấp nhận người thì chối từ.
Trong bài thuyết trình nhập đề tại cuộc Tòa Ðàm Quốc Tế nói trên, Ðức Hồng Y Paul Poupard đã làm sáng tỏ vai trò hết sức quyết định của Ðức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI. Không những ngài đã lo liệu để các nghị phụ được tự do hoàn toàn để phát biểu những ý kiến của mình và đạt đến sự đồng ý cần thiết về đề tài hết sức gây tranh cải nầy, nhưng ngài còn cố gắng để giúp cho các nghị phụ được hiểu rõ vài điểm có tính cách quyết định trong Văn Kiện.
Sau đó, trong thời gian hậu Công đồng Vaticanô II, Ðức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI đã luôn lên tiếng yêu cầu mọi người hãy chấp nhận Văn Kiện nầy. Từ đó, sinh hoạt ngoại giao của Tòa Thánh múc lấy sức mạnh mới từ Văn Kiện về "Tự Do Tôn Giáo " nầy. Có thể nói rằng hoa trái chín mùi nhất và cũng bất ngờ nhất của Hoạt động ngoại giao lúc đó của Tòa Thánh là Hiệp Ước Helsinki năm 1975, được cả Liên Sô, tức Liên Bang Sô-Viết, đồng thuận. Ðây là lần đầu tiên trong lịch sử, một "chế độ toàn trị đỏ", tức chế độ cộng sản Liên Xô lúc đó, nhìn nhận nguyên tắc về Tự Do Tôn Giáo, cho dù đây chỉ mới là việc nhìn nhận trên giấy tờ mà thôi. Sau đó, Ðấng Kế Thừa Ðức Phaolô VI, người đến từ một quốc gia cộng sản BaLan, tức Ðức Gioan Phaolô II, đã dựa rất nhiều vào Văn Kiện nầy của Công Ðồng Vaticanô II, một văn kiện được kể như là "Hiến Chương về Nhân Quyền". Các tham dự viên cuộc Tọa Ðàm nhìn thấy một dòng liên tục nối kết cuộc tranh đấu của Ðức Phaolô VI với "chương trình chiến đấu" của Ðức Gioan Phaolô II, trên mọi bình diện, cho tự do tôn giáo.
Theo Ðức O⮧ Colombo, một trong những nhà thần học nổi tiếng hiện nay, thì văn kiện của Công đồng Vaticanô về Tự Do tôn giáo đã gây ra một thay đổi lớn trong lịch sử. Từ quả quyết rằng chỉ có sự thật mới có quyền đòi hỏi cho mình những quyền lợi, người ta đi đến quả quyết rằng sự tự do tôn giáo là một trong những quyền lợi không thể bị xúc phạm của con người, và do đó, là quyền lợi cần được tôn trọng trong mọi trường hợp, trong mọi chế độ. Và con người, --- hay đúng hơn mỗi người --- đều có bổn phận phải huấn luyện cho mình có được một lương tâm biết mở rộng đón nhận sự thật.