Cùng bước với Phêrô
Hiện nay, nhiều người Công Giáo dường như đã vượt ranh giới phê bình Đức Giáo Hoàng để kết án ngài. Trong đó, có đồng nghiệp của Tiến Sĩ Mirus tức Phil Lawler. Ngày 27 tháng Giêng vừa qua, ký giả này đặt bút viết bài “Pope Francis has become a source of division” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô Đã Trở Thành Nguồn Gây Chia Rẽ).
Theo ký giả này, Đức Phanxicô có lối cai trị độc đoán và cổ vũ, cách không khoan nhượng, một chương trình có bản chất cực đoan. Lối cai trị độc đoán thể hiện rõ rệt nhất gần đây khi ngài qua mặt tư thế độc lập và có chủ quyền của Hội Hiệp Sĩ Malta. Viết về hành động này trên tờ Wall Street Journal, Sohrab Ahmari, một tân tòng, cho rằng nó “gây chia rẽ Giáo Hội”.
Lawler còn nhận định thêm: “Cũng như trong các cuộc tranh luận khác gần đây như việc rước lễ của người ly dị tái hôn; tư thế của Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh; đối thoại giữa Tòa Thánh và chế độ Cộng Sản Trung Hoa, các người bảo thủ đứng về một bên còn Đức Giáo Hoàng Phanxicô thì đứng về bên kia”.
Dĩ nhiên, Đức Giáo Hoàng có quyền ra quyết định và ấn định chính sách. Nhưng không như các lãnh tụ chính trị, ngài không nên đem nghị trình riêng của mình vào chức vụ, không nên cổ vũ các đồng minh của mình và trừng phạt các người đối lập trong Giáo Hội. Trump có thể lật ngược quyết định của Obama, nhưng một vị giáo hoàng được người ta chờ mong duy trì các quyết định của các vị tiền nhiệm. Vì dù gì, Giáo Hội cũng không tự phân chia thành phe đảng chống chọi nhau. Nhất là vì ngài là người rất tha thiết với tính cộng đồng, không cai trị theo lối quân chủ, chỉ đề xuất chứ không áp đặt giải pháp cho các vấn đề mục vụ.
Đức Giáo Hoàng, theo Lawler, có thẩm quyền rất lớn trong Giáo Hội, có quyền nói với toàn thể Giáo Hội, nhưng ngài phải bỏ khả năng nói cho chính ngài. Ngài không được phe phái, ngài nên giải quyết các tranh chấp, không nên khởi động chúng.
Giáo hoàng là thầy dậy tối cao về đức tin Công Giáo, nhưng ngài chỉ nên dậy những gì Giáo Hội luôn luôn dậy. Ngài không thể dậy điều gì mới lạ, chỉ nên dậy những chân lý cổ xưa một cách mới lạ. Tự ý đưa vào một điều mới lạ, ngài đã lạm dụng thẩm quyền của mình. Đưa vào một điều mới lạ lại trái với các tín lý đã thành hình của Giáo Hội, ngài phá hủy chính thẩm quyền của mình. Đối với các thắc mắc khiếu nại của tín hữu về tín lý, ngài nên giải thích, không nhục mạ họ.
Thiển nghĩ các nhận định của Lawler quá đáng, vượt quá ranh giới của “ecclesia discens” (Giáo Hội học tập). Không chắc gì ta đã hiểu hết đường lối của Đức Phanxicô để phê phán, thậm chí lên án như trên.
Về phương diện trên, ký giả Michael O’Loughlin của tờ America đề nghị một cách để hiểu đường hướng của Đức Phanxicô là cùng bước đi với ngài.
Ký giả này dùng hình ảnh bước đi để khởi đầu bài báo của mình: xem ra đơn giản, vì bước đi chỉ cần đặt một chân đàng trước chân kia. Nhưng cơ học của nó không đơn giản: hàng chục cơ bắp phải dãn nở trong khi hàng chục cơ bắp khác phải thắt bóp cùng một lúc, tạo ra nhiều căng thẳng trong cơ thể mới đẩy ta tiến về phía trước. Căng thẳng vì thế là dấu chỉ sự sống.
Nếu Giáo Hội hành xử như một thân xác con người, điều mà Thánh Phaolô đã chủ trương, thì trong Giáo Hội cũng phải có các căng thẳng. Từ những ngày đầu triều giáo hoàng của ngài, Đức Phanxicô đã xử lý với khá nhiều căng thẳng trong Giáo Hội, định chế ngài được bầu lên để cai quản. Các căng thẳng này mấy lúc gần đây đã trở nên hiển hiện hơn khi ngài cố gắng cải tổ Giáo Hội: tản quyền, nối kết với dân, sẵn sàng đương đầu với các thách đố hơn là tiếp tục làm ngơ chúng vì quan niệm lầm lẫn và quá đơn giản về hợp nhất.
Hình ảnh thứ hai là lễ tấn phong 17 tân Hồng Y hồi tháng 11, 2016 tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Các tân Hồng Y hứa “không ngừng vâng lời Giáo Hội Thánh Thiện, Tông Truyền, Rôma, và Đấng Diễm Phúc Phêrô trong con người của Giám Mục Tối Cao”. Sau đó, các ngài nhận mũ đỏ, nhẫn và phép lành, trao đổi cái hôn với Đức Giáo Hoàng và các Hồng Y hiện diện. Nghi lễ này nhằm đưa ra một sứ điệp rõ ràng: Dưới Phêrô, tất cả chúng ta là một.
Nhưng mấy ngày trước đó, 4 vị Hồng Y cho người ta thấy rõ: sự hợp nhất của Giáo Hội dưới thời Đức Phanxicô là điều khó nắm (elusive), qua lá thư tỏ ý hoài nghi một số chủ trương của ngài trong tông huấn Niềm Vui Yêu Thương và mong ngài trả lời.
Đức Phanxicô không trực tiếp trả lời. Nhưng theo O’Loughlin, ngài không làm ngơ các quan tâm của các vị. Trong một bài giảng sau lễ tấn phong 17 tân Hồng Y, ngài than phiền về thái độ cứng ngắc của một số vị giáo phẩm.
Rồi ba ngày trước Lễ Giáng Sinh, nói với Giáo Triều, ngài bảo: việc cải tổ Giáo Hội là “dấu hiệu thứ nhất và quan trọng nhất chỉ sự sống của một Giáo Hội đang tiến bước trên đường lữ thứ của mình”. Ngài chấp nhận lời phẩm bình, cho hay: “thiếu phản ứng là dấu chỉ sự chết!”.
Theo Loughlin, gần 4 năm ở ngôi vị giáo hoàng, Đức Phanxicô tiếp tục phối hợp việc suy tính có tham khảo, việc vững vàng đưa ra các quyết định và việc trực tiếp lôi cuốn các tín hữu giáo dân để đẩy mạnh nghị trình của ngài. Hiện đang có những gợi ý cho thấy ngài rất có thể không thành công trong các cố gắng cải tổ Giáo Hội, vì những người trong nội bộ và những người bảo thủ đang trở thành mạnh dạn hơn nhờ các cố gắng kiểu “dubia” (hoài nghi), nhưng Đức Phanxicô tỏ ra không nao núng, cương quyết đẩy Giáo Hội tiến tới.
Một điểm nữa cần lưu ý, nếu muốn hiểu cung cách cai trị của Đức Phanxicô, đó là tinh thần thượng hội đồng (synodality), tức tham khảo rộng rãi càng nhiều người càng tốt từ khắp mọi nơi trong Giáo Hội.
Ai cũng biết Đức Phaolô VI thiết lập ra Thượng Hội Đồng Giám Mục vào năm 1965, nhằm tiếp tục triết lý hành động đầy tính hợp tác của Công Đồng Vatican II, một triết lý thực ra đã phát sinh ngay trong những ngày đầu tiên của Giáo Hội.
Nhưng, theo Loughlin, đến thập niên 1980, các Thượng Hội Đồng đã trở thành hết hiệu lực và còn đó cho có lệ, chứ ít làm việc và thiếu đối thoại để có thể thắng vượt tính cứng ngắc của nền hành chánh Vatican.
Loughlin cho biết Đức Tân Hồng Y Joseph Tobin của Newark, người vốn làm việc tại Tòa Thánh một số năm và từng tham dự 5 thượng hội đồng thời Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI, nói rằng: đây là một diễn trình rất rõ ràng, không cần phải suy nghĩ hay tra vấn chi cả, các nghị phụ “nhẩy vọt” (frog-marched) thẳng tới kết luận.
Bầu khí bên trong phòng họp của Thượng Hội Đồng bắt đầu bớt ngột ngạt nhờ sáng kiến của Đức Bênêđictô XVI qua việc du nhập “giờ thoải mái” (happy hour) sau các phiên họp khô khan. Nhờ thế, các giám mục bắt đầu cởi mở với nhau hơn qua một ly cà phê hay một ly bia.
Đức Giáo Hoàng Phanxicọ tiến một bước xa hơn nữa. Non một năm sau ngày lên ngôi, ngài loan báo sẽ triệu tập một Thượng Hội Đồng đặc biệt về Gia Đình, trong đó, không có gì bị loại khỏi nghị trình. Sau đó là hai phiên họp liên tiếp trong hai năm, trong đó, các giám mục có nhiệm vụ soạn thảo các ý tưởng để củng cố các gia đình và đó là điều các ngài đã dành phần lớn thì giờ để bàn thảo.
Nhưng các ngài cũng đã nói tới các gia đình đổ vỡ, những người ly dị và tái hôn theo dân luật, cả những người đồng tính nữa. Đức Phanxicô khuyến khích việc thảo luận này.
Cuộc thảo luận trở nên căng thẳng khi bản tường trình sơ khởi bị bác bỏ vì điều báo chí gọi là “một số ngôn ngữ tích cực một cách không ngờ nói về người đồng tính” và ý nghĩ cho rằng người ly dị tái hôn dân sự có thể được lãnh nhận các bí tích trở lại.
Phiên thứ hai, khai mạc năm 2015, không giải quyết được mối căng thẳng trên. Theo Loughlin, để tránh có hại cho cuộc đối thoại, Đức Phanxicô đã hạn chế tối đa các can thiệp của ngài.
Tuy nhiên, ngay trước khi phiên thứ hai bắt đầu, 13 vị Hồng Y đã trình lên Đức Giáo Hoàng một lá thư ký chung của họ, gợi ý rằng Thượng Hội Đồng của ngài được dự kiến sẽ dẫn tới một kết luận đã định sẵn chứ không hẳn nhằm cổ vũ đối thoại công khai. Một số giám mục còn cho rằng các biên bản của Thượng Hội Đồng đã lạc đề.
Tuy nhiên, Tổng Giám Mục Coleridge của Brisbane, Úc, thì cho rằng ngài biết rõ Đức Phanxicô có kế hoạch riêng.
Quả thế, tháng Tư năm 2016, với việc công bố Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, ngoài việc mô tả vẻ đẹp của đời sống gia đình và việc Giáo Hội phải hỗ trợ các gia đình cách hữu hiệu hơn, Đức Giáo Hoàng cũng gợi ý cách phải giải quyết vấn đề rước lễ như thế nào cho những người ly dị tái hôn dân sự.
Theo Loughlin, “Ngài [Đức Phanxicô] dường như muốn gợi ý rằng qua một diễn trình biện phân và thống hối, với sự tham khảo một linh mục, các người Công Giáo ly dị và tái hôn nào muốn rước lễ có thể được trở lại lãnh nhận các bí tích. Đức Giáo Hoàng tìm cách thúc đẩy Giáo Hội tiến tới trong vấn đề này bằng một ghi chú, một dấu hiệu cho thấy giáo huấn này không hẳn là thúc đẩy chính của tông huấn”.
Nhưng ghi chú trên đã gây ra phản ứng mãnh liệt trong Giáo Hội. Theo Loughlin, nó đã lay động cả Giáo Hội và cung cấp cho ta cơ hội để hiểu rõ Đức Giáo Hoàng có ý dẫn ta tới đâu.
Tháng Chín năm ngoái khi các giám mục Á Căn Đình đưa ra một khuôn khổ cụ thể cho phép nới lỏng việc rước lễ và được Đức Phanxicô đồng ý, thì đây là dấu rõ rệt nhất cho thấy qua diễn trình Thượng Hội Đồng, Đức Phanxicô có ý định tổ chức lại cơ cấu của Giáo Hội ra sao. Theo lời Đức HY Tobin, thì diễn trình này là: trong Giáo Hội hoàn cầu này, phải cai quản một cách ít tập trung quyền hành hơn, với địa phương căng thẳng một cách sáng tạo đối với trung ương.
Trên thực tế, diễn trình ấy gồm ba bước: hỏi những câu hỏi khó, suy tính với càng nhiều tâm trí càng hay, rồi đưa ra quyết định để tiến thêm một bước trong cuộc hành trình.
Nhận định của Loughlin là: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô rất có thể không biết diễn trình trên dẫn ngài hay Giáo Hội tới đâu, nhưng ngài tin tưởng rằng đứng yên một chỗ không phải là một giải pháp”.
Diễn trình trên được Đức Cha Robert McElroy của San Diego, Hoa Kỳ, hết lòng ủng hộ và ngài còn tiến xa hơn một bước bằng cách mời các giáo dân dự một “thượng hội đồng” giáo phận để bàn về Niềm Vui Yêu Thương vào mùa hè năm ngoái với lời hứa: thì giờ của họ không bị phí phạm, và, ngoại trừ sai lầm ra, các khuyến cáo của họ sẽ được thi hành!
Chính Đức Cha McElroy cũng không rõ “thượng hội đồng” của ngài sẽ đi về đâu. Và kết quả của nó làm chính ngài phải ngạc nhiên.
San Diego, với gần 1 triệu người Công Giáo, vốn là giáo phận không thiếu những gia đình ly tán. Quân nhân hiện diện đông đảo tại đây, thành thử, nhiều gia đình phải chịu cảnh bị triển khai (deployment) lâu dài khiến vợ chồng và cha mẹ phải sống xa nhau trong một thời gian dài. Địa phương hóa sứ điệp phổ quát của Đức Phanxicô, người Công Giáo San Diego cho rằng Giáo Hội nên cung ứng tài nguyên cho các gia đình phân tán vì bị triển khai. Và thế là San Diego nghiêng về phía cho phép người ly dị tái hôn rước lễ, chỉ vì, như lời Đức Cha McElroy: “chúng tôi sẽ làm điều Đức Giáo Hoàng yêu cầu chúng tôi làm và tôi chắc chắn sẽ làm điều này vì dân chúng yêu cầu chúng tôi làm”.
Người hết lòng ủng hộ phương thức của Đức Phanxicô là linh mục Antonio Sparado, giám đốc tập san “bán chính thức” của Tòa Thánh và là người cùng Dòng Tên với ngài. Trong các tháng qua, Linh Mục Sparado đã dùng mọi phương tiện truyền thông để bênh vực người cùng Dòng. Điều này cũng dễ hiểu vì Dòng Tên vốn rất thích việc biện phân. Phương thức này, theo Loughlin, có thể làm lệch hướng những người quen với lối chỉ huy từ trên phán xuống, hết sức rõ ràng.
Phản ảnh Đức Phanxicô từng nét, Cha Sparado nói với tờ America rằng: “nếu diễn trình có thực chất, bạn sẽ không biết kết cục”.
Cha so sánh lối cai quản của Đức Phanxicô với việc đi tìm đường đi quanh co khắp Rôma. Người thời nay có thể dùng GPS để tìm đường cách an toàn dễ dàng. Nhưng Đức Phanxicô thì nhất định thuộc trường phái cũ trong phương thức của ngài. Nên “Ngài không biết chính xác con đường này sẽ dẫn tới đâu. Ngài học và ngài hiểu sự việc từng bước một”.
Mỗi bước có thể gây căng thẳng cho những người lo lắng đối con đường mới ngài đi.
Theo Tổng Giám Mục Coleridge, trong phương thức của ngài, Đức Phanxicô còn muốn cởi bỏ tính huyền bí chung quanh ngôi vị giáo hoàng, một sự huyền bí đạt tới tột đỉnh thời Đức Gioan Phaolô II, người mà nhiều người coi như “một thứ sấm truyền có thể phán ra lời nói cuối cùng cho bất cứ vấn đề nào”.
Đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đúng hơn ngài là thành phần của một cuộc chuyện vãn vĩ đại thuộc về toàn thể Giáo Hội.
Trong cuộc phỏng vấn của tờ báo Công Giáo Bỉ Tertio hồi tháng Mười Hai, Đức Phanxicô nói như sau về viễn kiến thượng hội đồng dành cho Giáo Hội của ngài: “Một là có một Giáo Hội theo hình kim tự tháp, trong đó điều gì Phêrô nói đều được thực hiện, hai là có một Giáo Hội với tính thượng hội đồng, trong đó, Phêrô là Phêrô nhưng ngài đồng hành với Giáo Hội, ngài để Giáo Hội lớn mạnh, ngài lắng nghe Giáo Hội, ngài học hỏi từ thực tại này và tiến hành việc hoà nhịp nó, biện phân những gì phát xuất từ Giáo Hội và phục hồi nó cho Giáo Hội”.
Đức Phanxicô nói rằng trong Giáo Hội có tính thượng hội đồng, luôn có chuyển động và đối thoại, nhưng giáo hoàng luôn cầm chịch. Ngài bảo: “Nhưng có câu La Tinh nói rằng các Giáo Hội luôn luôn cum Petro et sub Petro (với Phêrô và dưới Phêrô). Phêrô là người bảo đảm sự hợp nhất của Giáo Hội. Ngài là người bảo đảm”.
Tiến về phía trước không luôn luôn dễ dàng. Nó có thể làm bất an những ai quen với những lối sự việc là và vốn là. Thành thử không ngạc nhiên bao nhiêu nếu Đức Phanxicô gặp một số đề kháng nào đó. Tuy thế, Cha Sparado cho hay: những người phê bình Đức Phanxicô đã nhận được quá nhiều chú ý. Dù gì, gần như mọi Hồng Y, chỉ trừ một số vị, đã lên tiếng ủng hộ Đức Giáo Hoàng. Phần lớn người Công Giáo không bận tâm đến các cuộc tranh luận trong nội bộ Giáo Hội.
Cha nói: “Nếu ta đọc ‘Niềm Vui Yêu Thương’, thì sẽ thấy rõ đâu là điều Đức Giáo Hoàng có ý định thực hiện: thiết lập việc biện phân trong mọi diễn trình của Giáo Hội. Ngài cố gắng nói với các mục tử rằng công việc của anh em không phải chỉ áp dụng các qui luật, coi chúng giống như toán học hay các lý thuyết. Công việc của anh em là nhìn vào cuộc sống người dân của anh em và giúp họ khám phá ra Thiên Chúa và lớn lên trong Giáo Hội chứ không loại trừ, không phân rẽ bất cứ ai ra khỏi Tin Mừng và đời sống Giáo Hội”.
Cha Spadaro cho rằng Đức Phanxicô không có kế hoạch tổng thể (master plan). “Ngài quyết định thực hiện điều gì đó bằng cách nhìn vào các biến cố và cầu nguyện, điều này có nghĩa ngài không xây dựng các kế hoạch lớn lao. Ngài đi từng bước, bước từng bước”.
Dĩ nhiên, mỗi bước nói trên phức tạp hơn điều Đức Giáo Hoàng muốn, cho thấy nhiều căng thẳng ở dọc đường. Nhưng việc này không làm Đức Giáo Hoàng lo âu. Dĩ nhiên, ngài biết rõ các rủi ro; nhưng nếu đường đi được Thiên Chúa hướng dẫn, thì có chi bạn phải bối rối hay lo lắng”.
Mấy dòng nhận định
Đã đành một số người phê bình Đức Phanxicô đã đi tới quá trớn bằng cách kết án ngài lạc giáo. Nhưng những người bênh vực ngài cũng đã phạm không thiếu những điều quá đáng khi quả quyết những điều không hẳn có trong đầu vị Cha Chung của Giáo Hội hoàn vũ.
Đọc các nhận định trên đây của Loughlin, ai cũng phải thừa nhận rằng: với niềm tín thác vào sự hướng dẫn của Thiên Chúa, có chi mà phải bối rối hay lo lắng. Nhưng Thiên Chúa hướng dẫn Đức Giáo Hoàng qua điều chính ngài xác nhận là tính thượng hội đồng hay công đồng và đối thoại cởi mở không hẳn chỉ với các chức sắc trong Giáo Hội mà là mọi tín hữu theo nguyên tắc đã có từ ngàn xưa của Giáo Hội: cảm thức tín hữu (sensus fidelium), một điều có giá trị tương đương như quyền bất khả ngộ của Phêrô.
Vả lại, nếu bảo rằng khi Đức Phanxicô lên tiếng chỉ trích các vị chống đối là cứng ngắc là ngài đã gián tiếp trả lời họ thì e là không đúng, vì đấy đâu phải là câu trả lời mà là lời cáo buộc.
Đàng khác, hàm ý cho rằng các vị Hồng Y “dubia” đã góp phần làm tăng cường sự chống đối cuộc cải tổ của Đức Phanxicô là một cáo buộc bất công, chắc chắn không có trong đầu óc Đức Phanxicô.
Nhận định cho rằng các thượng hội đồng trước thời Đức Phanxicô chỉ là để đóng dấu cho một quyết định có sẵn là nhận định nông nổi gây chia rẽ và dường như mâu thuẫn với những nhận định sau đó trong diễn trình tạo ra Niềm Vui Yêu Thương.
Ai cũng biết, lối giải thích liên tục tính là lối giải thích đúng đắn nhất trong lịch sử Giáo Hội. Lối giải thích đứt đoạn chỉ nhằm gây chia rẽ và vô tình chối bỏ hành động liên tục của Chúa Thánh Thần trong lịch sử này.
Đàng khác, ai cũng biết trong cả hai phiên năm 2014 và năm 2015 của Thượng Hội Đồng Đặc Biệt về Gia Đình, các vấn đề gây tranh cãi sôi động thuộc chương Tám của Niềm Vui Yêu Thương sau này đã không đạt được đại đa số đồng thuận như qui định của Thượng Hội Đồng Giám Mục. Đáng lẽ những điều đó phải bị loại ra khỏi phúc trình cuối cùng, nhưng Đức Phanxicô đã quyết định cho giữ lại và sau đó, chính ngài, cho vào Niềm Vui Yêu Thương với ghi chú 351 gây phản ứng dữ dội.
Thành thử, đúng như nhận định của Tổng Giám Mục Coleridge, người hết lòng bênh vực lối giải thích đứt đoạn, Đức Phanxicô có kế hoạch lớn, chứ không như Cha Sparado cho rằng ngài không có kế hoạch lớn. Kế hoạch đó không đạt được đại đa số nghị phụ Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình hỗ trợ, nhưng vẫn đã được công bố chính thức bằng một văn kiện huấn quyền. Như thế, “việc nhẩy vọt tới kết luận”, trên thực tế, vẫn đã xẩy ra.
Và nếu thế, thì diễn trình đối thoại nên tiếp tục. Và dường như đây là quyết định mới nhất của Đức Phanxicô khi ngài “để” Đức Hồng Y Muller, bộ trưởng thánh bộ Giáo Lý Đức Tin, lên tiếng trả lời 4 vị Hồng Y “dubia”, bằng cách xác nhận nguyên tắc bất hủ này: phải đọc Niềm Vui Yêu Thương trong liên tục tính với huấn quyền xưa nay của Giáo Hội về hôn nhân và các bí tích.
Thực vậy, lá thư của bốn vị Hồng Y “dubia” được gửi cho cả Đức Phanxicô lẫn Đức Hồng Y Muller. Đức Phanxicô không trả lời mà Đức Hồng Y Muller cũng không trả lời. Giải thích việc này, Đức Hồng Y nói: vì không được ủy quyền của Đức Giáo Hoàng. Vậy nay, nếu ngài đã lên tiếng trả lời, dù không bằng văn thư, nhưng bằng một cuộc phỏng vấn, thì hẳn vì đã được Đức Giáo Hoàng “ủy quyền”. Dù cho mấy ngày qua, tại Rôma, xuất hiện nhiều bích chương công khai chống đối Đức Phanxicô, người ta vẫn hy vọng: cuộc khủng hoảng có thật nhưng bị những người vây quanh Đức Phanxicô cho là vẽ vời, quá chú trọng tới một ghi chú không quan trọng gây ra mà thôi, sẽ được giải quyết êm đẹp, lấy lại hòa khí trong Giáo Hội.
Hiện nay, nhiều người Công Giáo dường như đã vượt ranh giới phê bình Đức Giáo Hoàng để kết án ngài. Trong đó, có đồng nghiệp của Tiến Sĩ Mirus tức Phil Lawler. Ngày 27 tháng Giêng vừa qua, ký giả này đặt bút viết bài “Pope Francis has become a source of division” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô Đã Trở Thành Nguồn Gây Chia Rẽ).
Theo ký giả này, Đức Phanxicô có lối cai trị độc đoán và cổ vũ, cách không khoan nhượng, một chương trình có bản chất cực đoan. Lối cai trị độc đoán thể hiện rõ rệt nhất gần đây khi ngài qua mặt tư thế độc lập và có chủ quyền của Hội Hiệp Sĩ Malta. Viết về hành động này trên tờ Wall Street Journal, Sohrab Ahmari, một tân tòng, cho rằng nó “gây chia rẽ Giáo Hội”.
Lawler còn nhận định thêm: “Cũng như trong các cuộc tranh luận khác gần đây như việc rước lễ của người ly dị tái hôn; tư thế của Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh; đối thoại giữa Tòa Thánh và chế độ Cộng Sản Trung Hoa, các người bảo thủ đứng về một bên còn Đức Giáo Hoàng Phanxicô thì đứng về bên kia”.
Dĩ nhiên, Đức Giáo Hoàng có quyền ra quyết định và ấn định chính sách. Nhưng không như các lãnh tụ chính trị, ngài không nên đem nghị trình riêng của mình vào chức vụ, không nên cổ vũ các đồng minh của mình và trừng phạt các người đối lập trong Giáo Hội. Trump có thể lật ngược quyết định của Obama, nhưng một vị giáo hoàng được người ta chờ mong duy trì các quyết định của các vị tiền nhiệm. Vì dù gì, Giáo Hội cũng không tự phân chia thành phe đảng chống chọi nhau. Nhất là vì ngài là người rất tha thiết với tính cộng đồng, không cai trị theo lối quân chủ, chỉ đề xuất chứ không áp đặt giải pháp cho các vấn đề mục vụ.
Đức Giáo Hoàng, theo Lawler, có thẩm quyền rất lớn trong Giáo Hội, có quyền nói với toàn thể Giáo Hội, nhưng ngài phải bỏ khả năng nói cho chính ngài. Ngài không được phe phái, ngài nên giải quyết các tranh chấp, không nên khởi động chúng.
Giáo hoàng là thầy dậy tối cao về đức tin Công Giáo, nhưng ngài chỉ nên dậy những gì Giáo Hội luôn luôn dậy. Ngài không thể dậy điều gì mới lạ, chỉ nên dậy những chân lý cổ xưa một cách mới lạ. Tự ý đưa vào một điều mới lạ, ngài đã lạm dụng thẩm quyền của mình. Đưa vào một điều mới lạ lại trái với các tín lý đã thành hình của Giáo Hội, ngài phá hủy chính thẩm quyền của mình. Đối với các thắc mắc khiếu nại của tín hữu về tín lý, ngài nên giải thích, không nhục mạ họ.
Thiển nghĩ các nhận định của Lawler quá đáng, vượt quá ranh giới của “ecclesia discens” (Giáo Hội học tập). Không chắc gì ta đã hiểu hết đường lối của Đức Phanxicô để phê phán, thậm chí lên án như trên.
Về phương diện trên, ký giả Michael O’Loughlin của tờ America đề nghị một cách để hiểu đường hướng của Đức Phanxicô là cùng bước đi với ngài.
Ký giả này dùng hình ảnh bước đi để khởi đầu bài báo của mình: xem ra đơn giản, vì bước đi chỉ cần đặt một chân đàng trước chân kia. Nhưng cơ học của nó không đơn giản: hàng chục cơ bắp phải dãn nở trong khi hàng chục cơ bắp khác phải thắt bóp cùng một lúc, tạo ra nhiều căng thẳng trong cơ thể mới đẩy ta tiến về phía trước. Căng thẳng vì thế là dấu chỉ sự sống.
Nếu Giáo Hội hành xử như một thân xác con người, điều mà Thánh Phaolô đã chủ trương, thì trong Giáo Hội cũng phải có các căng thẳng. Từ những ngày đầu triều giáo hoàng của ngài, Đức Phanxicô đã xử lý với khá nhiều căng thẳng trong Giáo Hội, định chế ngài được bầu lên để cai quản. Các căng thẳng này mấy lúc gần đây đã trở nên hiển hiện hơn khi ngài cố gắng cải tổ Giáo Hội: tản quyền, nối kết với dân, sẵn sàng đương đầu với các thách đố hơn là tiếp tục làm ngơ chúng vì quan niệm lầm lẫn và quá đơn giản về hợp nhất.
Hình ảnh thứ hai là lễ tấn phong 17 tân Hồng Y hồi tháng 11, 2016 tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Các tân Hồng Y hứa “không ngừng vâng lời Giáo Hội Thánh Thiện, Tông Truyền, Rôma, và Đấng Diễm Phúc Phêrô trong con người của Giám Mục Tối Cao”. Sau đó, các ngài nhận mũ đỏ, nhẫn và phép lành, trao đổi cái hôn với Đức Giáo Hoàng và các Hồng Y hiện diện. Nghi lễ này nhằm đưa ra một sứ điệp rõ ràng: Dưới Phêrô, tất cả chúng ta là một.
Nhưng mấy ngày trước đó, 4 vị Hồng Y cho người ta thấy rõ: sự hợp nhất của Giáo Hội dưới thời Đức Phanxicô là điều khó nắm (elusive), qua lá thư tỏ ý hoài nghi một số chủ trương của ngài trong tông huấn Niềm Vui Yêu Thương và mong ngài trả lời.
Đức Phanxicô không trực tiếp trả lời. Nhưng theo O’Loughlin, ngài không làm ngơ các quan tâm của các vị. Trong một bài giảng sau lễ tấn phong 17 tân Hồng Y, ngài than phiền về thái độ cứng ngắc của một số vị giáo phẩm.
Rồi ba ngày trước Lễ Giáng Sinh, nói với Giáo Triều, ngài bảo: việc cải tổ Giáo Hội là “dấu hiệu thứ nhất và quan trọng nhất chỉ sự sống của một Giáo Hội đang tiến bước trên đường lữ thứ của mình”. Ngài chấp nhận lời phẩm bình, cho hay: “thiếu phản ứng là dấu chỉ sự chết!”.
Theo Loughlin, gần 4 năm ở ngôi vị giáo hoàng, Đức Phanxicô tiếp tục phối hợp việc suy tính có tham khảo, việc vững vàng đưa ra các quyết định và việc trực tiếp lôi cuốn các tín hữu giáo dân để đẩy mạnh nghị trình của ngài. Hiện đang có những gợi ý cho thấy ngài rất có thể không thành công trong các cố gắng cải tổ Giáo Hội, vì những người trong nội bộ và những người bảo thủ đang trở thành mạnh dạn hơn nhờ các cố gắng kiểu “dubia” (hoài nghi), nhưng Đức Phanxicô tỏ ra không nao núng, cương quyết đẩy Giáo Hội tiến tới.
Một điểm nữa cần lưu ý, nếu muốn hiểu cung cách cai trị của Đức Phanxicô, đó là tinh thần thượng hội đồng (synodality), tức tham khảo rộng rãi càng nhiều người càng tốt từ khắp mọi nơi trong Giáo Hội.
Ai cũng biết Đức Phaolô VI thiết lập ra Thượng Hội Đồng Giám Mục vào năm 1965, nhằm tiếp tục triết lý hành động đầy tính hợp tác của Công Đồng Vatican II, một triết lý thực ra đã phát sinh ngay trong những ngày đầu tiên của Giáo Hội.
Nhưng, theo Loughlin, đến thập niên 1980, các Thượng Hội Đồng đã trở thành hết hiệu lực và còn đó cho có lệ, chứ ít làm việc và thiếu đối thoại để có thể thắng vượt tính cứng ngắc của nền hành chánh Vatican.
Loughlin cho biết Đức Tân Hồng Y Joseph Tobin của Newark, người vốn làm việc tại Tòa Thánh một số năm và từng tham dự 5 thượng hội đồng thời Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI, nói rằng: đây là một diễn trình rất rõ ràng, không cần phải suy nghĩ hay tra vấn chi cả, các nghị phụ “nhẩy vọt” (frog-marched) thẳng tới kết luận.
Bầu khí bên trong phòng họp của Thượng Hội Đồng bắt đầu bớt ngột ngạt nhờ sáng kiến của Đức Bênêđictô XVI qua việc du nhập “giờ thoải mái” (happy hour) sau các phiên họp khô khan. Nhờ thế, các giám mục bắt đầu cởi mở với nhau hơn qua một ly cà phê hay một ly bia.
Đức Giáo Hoàng Phanxicọ tiến một bước xa hơn nữa. Non một năm sau ngày lên ngôi, ngài loan báo sẽ triệu tập một Thượng Hội Đồng đặc biệt về Gia Đình, trong đó, không có gì bị loại khỏi nghị trình. Sau đó là hai phiên họp liên tiếp trong hai năm, trong đó, các giám mục có nhiệm vụ soạn thảo các ý tưởng để củng cố các gia đình và đó là điều các ngài đã dành phần lớn thì giờ để bàn thảo.
Nhưng các ngài cũng đã nói tới các gia đình đổ vỡ, những người ly dị và tái hôn theo dân luật, cả những người đồng tính nữa. Đức Phanxicô khuyến khích việc thảo luận này.
Cuộc thảo luận trở nên căng thẳng khi bản tường trình sơ khởi bị bác bỏ vì điều báo chí gọi là “một số ngôn ngữ tích cực một cách không ngờ nói về người đồng tính” và ý nghĩ cho rằng người ly dị tái hôn dân sự có thể được lãnh nhận các bí tích trở lại.
Phiên thứ hai, khai mạc năm 2015, không giải quyết được mối căng thẳng trên. Theo Loughlin, để tránh có hại cho cuộc đối thoại, Đức Phanxicô đã hạn chế tối đa các can thiệp của ngài.
Tuy nhiên, ngay trước khi phiên thứ hai bắt đầu, 13 vị Hồng Y đã trình lên Đức Giáo Hoàng một lá thư ký chung của họ, gợi ý rằng Thượng Hội Đồng của ngài được dự kiến sẽ dẫn tới một kết luận đã định sẵn chứ không hẳn nhằm cổ vũ đối thoại công khai. Một số giám mục còn cho rằng các biên bản của Thượng Hội Đồng đã lạc đề.
Tuy nhiên, Tổng Giám Mục Coleridge của Brisbane, Úc, thì cho rằng ngài biết rõ Đức Phanxicô có kế hoạch riêng.
Quả thế, tháng Tư năm 2016, với việc công bố Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, ngoài việc mô tả vẻ đẹp của đời sống gia đình và việc Giáo Hội phải hỗ trợ các gia đình cách hữu hiệu hơn, Đức Giáo Hoàng cũng gợi ý cách phải giải quyết vấn đề rước lễ như thế nào cho những người ly dị tái hôn dân sự.
Theo Loughlin, “Ngài [Đức Phanxicô] dường như muốn gợi ý rằng qua một diễn trình biện phân và thống hối, với sự tham khảo một linh mục, các người Công Giáo ly dị và tái hôn nào muốn rước lễ có thể được trở lại lãnh nhận các bí tích. Đức Giáo Hoàng tìm cách thúc đẩy Giáo Hội tiến tới trong vấn đề này bằng một ghi chú, một dấu hiệu cho thấy giáo huấn này không hẳn là thúc đẩy chính của tông huấn”.
Nhưng ghi chú trên đã gây ra phản ứng mãnh liệt trong Giáo Hội. Theo Loughlin, nó đã lay động cả Giáo Hội và cung cấp cho ta cơ hội để hiểu rõ Đức Giáo Hoàng có ý dẫn ta tới đâu.
Tháng Chín năm ngoái khi các giám mục Á Căn Đình đưa ra một khuôn khổ cụ thể cho phép nới lỏng việc rước lễ và được Đức Phanxicô đồng ý, thì đây là dấu rõ rệt nhất cho thấy qua diễn trình Thượng Hội Đồng, Đức Phanxicô có ý định tổ chức lại cơ cấu của Giáo Hội ra sao. Theo lời Đức HY Tobin, thì diễn trình này là: trong Giáo Hội hoàn cầu này, phải cai quản một cách ít tập trung quyền hành hơn, với địa phương căng thẳng một cách sáng tạo đối với trung ương.
Trên thực tế, diễn trình ấy gồm ba bước: hỏi những câu hỏi khó, suy tính với càng nhiều tâm trí càng hay, rồi đưa ra quyết định để tiến thêm một bước trong cuộc hành trình.
Nhận định của Loughlin là: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô rất có thể không biết diễn trình trên dẫn ngài hay Giáo Hội tới đâu, nhưng ngài tin tưởng rằng đứng yên một chỗ không phải là một giải pháp”.
Diễn trình trên được Đức Cha Robert McElroy của San Diego, Hoa Kỳ, hết lòng ủng hộ và ngài còn tiến xa hơn một bước bằng cách mời các giáo dân dự một “thượng hội đồng” giáo phận để bàn về Niềm Vui Yêu Thương vào mùa hè năm ngoái với lời hứa: thì giờ của họ không bị phí phạm, và, ngoại trừ sai lầm ra, các khuyến cáo của họ sẽ được thi hành!
Chính Đức Cha McElroy cũng không rõ “thượng hội đồng” của ngài sẽ đi về đâu. Và kết quả của nó làm chính ngài phải ngạc nhiên.
San Diego, với gần 1 triệu người Công Giáo, vốn là giáo phận không thiếu những gia đình ly tán. Quân nhân hiện diện đông đảo tại đây, thành thử, nhiều gia đình phải chịu cảnh bị triển khai (deployment) lâu dài khiến vợ chồng và cha mẹ phải sống xa nhau trong một thời gian dài. Địa phương hóa sứ điệp phổ quát của Đức Phanxicô, người Công Giáo San Diego cho rằng Giáo Hội nên cung ứng tài nguyên cho các gia đình phân tán vì bị triển khai. Và thế là San Diego nghiêng về phía cho phép người ly dị tái hôn rước lễ, chỉ vì, như lời Đức Cha McElroy: “chúng tôi sẽ làm điều Đức Giáo Hoàng yêu cầu chúng tôi làm và tôi chắc chắn sẽ làm điều này vì dân chúng yêu cầu chúng tôi làm”.
Người hết lòng ủng hộ phương thức của Đức Phanxicô là linh mục Antonio Sparado, giám đốc tập san “bán chính thức” của Tòa Thánh và là người cùng Dòng Tên với ngài. Trong các tháng qua, Linh Mục Sparado đã dùng mọi phương tiện truyền thông để bênh vực người cùng Dòng. Điều này cũng dễ hiểu vì Dòng Tên vốn rất thích việc biện phân. Phương thức này, theo Loughlin, có thể làm lệch hướng những người quen với lối chỉ huy từ trên phán xuống, hết sức rõ ràng.
Phản ảnh Đức Phanxicô từng nét, Cha Sparado nói với tờ America rằng: “nếu diễn trình có thực chất, bạn sẽ không biết kết cục”.
Cha so sánh lối cai quản của Đức Phanxicô với việc đi tìm đường đi quanh co khắp Rôma. Người thời nay có thể dùng GPS để tìm đường cách an toàn dễ dàng. Nhưng Đức Phanxicô thì nhất định thuộc trường phái cũ trong phương thức của ngài. Nên “Ngài không biết chính xác con đường này sẽ dẫn tới đâu. Ngài học và ngài hiểu sự việc từng bước một”.
Mỗi bước có thể gây căng thẳng cho những người lo lắng đối con đường mới ngài đi.
Theo Tổng Giám Mục Coleridge, trong phương thức của ngài, Đức Phanxicô còn muốn cởi bỏ tính huyền bí chung quanh ngôi vị giáo hoàng, một sự huyền bí đạt tới tột đỉnh thời Đức Gioan Phaolô II, người mà nhiều người coi như “một thứ sấm truyền có thể phán ra lời nói cuối cùng cho bất cứ vấn đề nào”.
Đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đúng hơn ngài là thành phần của một cuộc chuyện vãn vĩ đại thuộc về toàn thể Giáo Hội.
Trong cuộc phỏng vấn của tờ báo Công Giáo Bỉ Tertio hồi tháng Mười Hai, Đức Phanxicô nói như sau về viễn kiến thượng hội đồng dành cho Giáo Hội của ngài: “Một là có một Giáo Hội theo hình kim tự tháp, trong đó điều gì Phêrô nói đều được thực hiện, hai là có một Giáo Hội với tính thượng hội đồng, trong đó, Phêrô là Phêrô nhưng ngài đồng hành với Giáo Hội, ngài để Giáo Hội lớn mạnh, ngài lắng nghe Giáo Hội, ngài học hỏi từ thực tại này và tiến hành việc hoà nhịp nó, biện phân những gì phát xuất từ Giáo Hội và phục hồi nó cho Giáo Hội”.
Đức Phanxicô nói rằng trong Giáo Hội có tính thượng hội đồng, luôn có chuyển động và đối thoại, nhưng giáo hoàng luôn cầm chịch. Ngài bảo: “Nhưng có câu La Tinh nói rằng các Giáo Hội luôn luôn cum Petro et sub Petro (với Phêrô và dưới Phêrô). Phêrô là người bảo đảm sự hợp nhất của Giáo Hội. Ngài là người bảo đảm”.
Tiến về phía trước không luôn luôn dễ dàng. Nó có thể làm bất an những ai quen với những lối sự việc là và vốn là. Thành thử không ngạc nhiên bao nhiêu nếu Đức Phanxicô gặp một số đề kháng nào đó. Tuy thế, Cha Sparado cho hay: những người phê bình Đức Phanxicô đã nhận được quá nhiều chú ý. Dù gì, gần như mọi Hồng Y, chỉ trừ một số vị, đã lên tiếng ủng hộ Đức Giáo Hoàng. Phần lớn người Công Giáo không bận tâm đến các cuộc tranh luận trong nội bộ Giáo Hội.
Cha nói: “Nếu ta đọc ‘Niềm Vui Yêu Thương’, thì sẽ thấy rõ đâu là điều Đức Giáo Hoàng có ý định thực hiện: thiết lập việc biện phân trong mọi diễn trình của Giáo Hội. Ngài cố gắng nói với các mục tử rằng công việc của anh em không phải chỉ áp dụng các qui luật, coi chúng giống như toán học hay các lý thuyết. Công việc của anh em là nhìn vào cuộc sống người dân của anh em và giúp họ khám phá ra Thiên Chúa và lớn lên trong Giáo Hội chứ không loại trừ, không phân rẽ bất cứ ai ra khỏi Tin Mừng và đời sống Giáo Hội”.
Cha Spadaro cho rằng Đức Phanxicô không có kế hoạch tổng thể (master plan). “Ngài quyết định thực hiện điều gì đó bằng cách nhìn vào các biến cố và cầu nguyện, điều này có nghĩa ngài không xây dựng các kế hoạch lớn lao. Ngài đi từng bước, bước từng bước”.
Dĩ nhiên, mỗi bước nói trên phức tạp hơn điều Đức Giáo Hoàng muốn, cho thấy nhiều căng thẳng ở dọc đường. Nhưng việc này không làm Đức Giáo Hoàng lo âu. Dĩ nhiên, ngài biết rõ các rủi ro; nhưng nếu đường đi được Thiên Chúa hướng dẫn, thì có chi bạn phải bối rối hay lo lắng”.
Mấy dòng nhận định
Đã đành một số người phê bình Đức Phanxicô đã đi tới quá trớn bằng cách kết án ngài lạc giáo. Nhưng những người bênh vực ngài cũng đã phạm không thiếu những điều quá đáng khi quả quyết những điều không hẳn có trong đầu vị Cha Chung của Giáo Hội hoàn vũ.
Đọc các nhận định trên đây của Loughlin, ai cũng phải thừa nhận rằng: với niềm tín thác vào sự hướng dẫn của Thiên Chúa, có chi mà phải bối rối hay lo lắng. Nhưng Thiên Chúa hướng dẫn Đức Giáo Hoàng qua điều chính ngài xác nhận là tính thượng hội đồng hay công đồng và đối thoại cởi mở không hẳn chỉ với các chức sắc trong Giáo Hội mà là mọi tín hữu theo nguyên tắc đã có từ ngàn xưa của Giáo Hội: cảm thức tín hữu (sensus fidelium), một điều có giá trị tương đương như quyền bất khả ngộ của Phêrô.
Vả lại, nếu bảo rằng khi Đức Phanxicô lên tiếng chỉ trích các vị chống đối là cứng ngắc là ngài đã gián tiếp trả lời họ thì e là không đúng, vì đấy đâu phải là câu trả lời mà là lời cáo buộc.
Đàng khác, hàm ý cho rằng các vị Hồng Y “dubia” đã góp phần làm tăng cường sự chống đối cuộc cải tổ của Đức Phanxicô là một cáo buộc bất công, chắc chắn không có trong đầu óc Đức Phanxicô.
Nhận định cho rằng các thượng hội đồng trước thời Đức Phanxicô chỉ là để đóng dấu cho một quyết định có sẵn là nhận định nông nổi gây chia rẽ và dường như mâu thuẫn với những nhận định sau đó trong diễn trình tạo ra Niềm Vui Yêu Thương.
Ai cũng biết, lối giải thích liên tục tính là lối giải thích đúng đắn nhất trong lịch sử Giáo Hội. Lối giải thích đứt đoạn chỉ nhằm gây chia rẽ và vô tình chối bỏ hành động liên tục của Chúa Thánh Thần trong lịch sử này.
Đàng khác, ai cũng biết trong cả hai phiên năm 2014 và năm 2015 của Thượng Hội Đồng Đặc Biệt về Gia Đình, các vấn đề gây tranh cãi sôi động thuộc chương Tám của Niềm Vui Yêu Thương sau này đã không đạt được đại đa số đồng thuận như qui định của Thượng Hội Đồng Giám Mục. Đáng lẽ những điều đó phải bị loại ra khỏi phúc trình cuối cùng, nhưng Đức Phanxicô đã quyết định cho giữ lại và sau đó, chính ngài, cho vào Niềm Vui Yêu Thương với ghi chú 351 gây phản ứng dữ dội.
Thành thử, đúng như nhận định của Tổng Giám Mục Coleridge, người hết lòng bênh vực lối giải thích đứt đoạn, Đức Phanxicô có kế hoạch lớn, chứ không như Cha Sparado cho rằng ngài không có kế hoạch lớn. Kế hoạch đó không đạt được đại đa số nghị phụ Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình hỗ trợ, nhưng vẫn đã được công bố chính thức bằng một văn kiện huấn quyền. Như thế, “việc nhẩy vọt tới kết luận”, trên thực tế, vẫn đã xẩy ra.
Và nếu thế, thì diễn trình đối thoại nên tiếp tục. Và dường như đây là quyết định mới nhất của Đức Phanxicô khi ngài “để” Đức Hồng Y Muller, bộ trưởng thánh bộ Giáo Lý Đức Tin, lên tiếng trả lời 4 vị Hồng Y “dubia”, bằng cách xác nhận nguyên tắc bất hủ này: phải đọc Niềm Vui Yêu Thương trong liên tục tính với huấn quyền xưa nay của Giáo Hội về hôn nhân và các bí tích.
Thực vậy, lá thư của bốn vị Hồng Y “dubia” được gửi cho cả Đức Phanxicô lẫn Đức Hồng Y Muller. Đức Phanxicô không trả lời mà Đức Hồng Y Muller cũng không trả lời. Giải thích việc này, Đức Hồng Y nói: vì không được ủy quyền của Đức Giáo Hoàng. Vậy nay, nếu ngài đã lên tiếng trả lời, dù không bằng văn thư, nhưng bằng một cuộc phỏng vấn, thì hẳn vì đã được Đức Giáo Hoàng “ủy quyền”. Dù cho mấy ngày qua, tại Rôma, xuất hiện nhiều bích chương công khai chống đối Đức Phanxicô, người ta vẫn hy vọng: cuộc khủng hoảng có thật nhưng bị những người vây quanh Đức Phanxicô cho là vẽ vời, quá chú trọng tới một ghi chú không quan trọng gây ra mà thôi, sẽ được giải quyết êm đẹp, lấy lại hòa khí trong Giáo Hội.