Ai cũng biết Đức Phanxicô xuất thân từ Dòng Tên, từng làm bề trên tỉnh dòng này tại Á Căn Đình nhiều năm. Trở thành Hồng Y tổng giám mục rồi giáo hoàng, dĩ nhiên, ngài không chỉ thuộc Dòng Tên mà là người của mọi dòng, mọi tu hội, mọi người. Nhưng một điều nổi bật là ngài không quên nguồn cội và không e dè biểu lộ sự gần gũi với nguồn cội này. Thành thử trong mọi cuộc du hành thế giới, hễ đâu có Dòng Tên và nếu có thời gian, bao giờ ngài cũng tìm cách gặp gỡ anh em cùng Dòng.
Tờ báo 167 tuổi và ấn bản thứ 4,000
Ở Rôma cũng thế, lúc nào ngài cũng tìm dịp gặp gỡ những người cùng dòng. Ngoài cha bề trên cả ra, người được ngài năng chuyện vãn chính là linh mục Sparado, người đầu tiên làm cuộc phỏng vấn dài với ngài và từ đó, là người hết lòng bênh vực ngài bất cứ trong vấn đề nào. Cha Sparado là chủ nhiệm tập san Civilta Cattolica, một tờ báo Công Giáo vừa mừng ấn bản thứ 4,000 trong 167 năm từ ngày thành lập.
Khác với các tờ báo khác, kể cả tờ báo chính thức của Tòa Thánh là L’Osservatore Romano, nhân kỷ niệm ấn bản thứ 4,000 của Civilta Cattolica, Đức Phanxicô đã trực tiếp gặp gỡ ban giám đốc, ban biên tập và tất cả các cây viết của nó tại Vatican. Trong cuộc gặp gỡ này, ngài đã đọc một diễn văn dài để ca ngợi thành quả và chiều hướng của tờ báo.
Theo tin ngày 9 tháng Hai năm 2017 của CNA/EWTN News, nhân dịp này, tờ báo đã cho phát hành lần đầu tiên các ấn bản bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Đại Hàn, và việc này đã được Đức Phanxicô đề cao. Trong số những điều nhắn nhủ, ngài thúc giục tờ báo có tinh thần bồn chồn thao thức, cởi mở và óc tưởng tượng lành mạnh.
Ngài nói rằng tờ báo hiện vẫn “can đảm tiếp tục vượt sóng trên biển rộng bao la”. Ngài khuyên họ cứ ở mãi trên mặt nước mênh mông ấy. Vì theo ngài, “người Công Giáo không bao giờ sợ biển rộng, không bao giờ mưu tìm trú ẩn ở những bến yên lành”. Với ngài, các tu sĩ Dòng Tên phải “tránh việc khư khư bám vào những điều chắc chắn và an toàn”.
“Chúa kêu gọi chúng ta lên đường thi hành sứ mệnh và ra khỏi bờ biển chứ không rút lui tìm cách bảo vệ những điều chắc chắn”. Ngài nói thế và giải thích thêm rằng ra khỏi bờ biển, họ có thể phải đối diện với “giông bão gió lớn” nên họ phải mạnh mẽ và tiếp tục “chèo chống để phục vụ Giáo Hội”.
Ba điển hình của bồn chồn thao thức, cởi mở và óc tưởng tượng sáng tạo
Ngài ca ngợi tinh thần khiêm nhường của các cây viết trước đây của Civilta Cattolica, khi họ tự gọi mình là “các công nhân” chứ không phải là các “nhà trí thức”. Chính vì thế, ngài ưa đọc tờ báo và thường lưu giữ một ấn bản trên bàn làm việc.
Khi suy tư về việc một tờ báo Công Giáo phải như thế nào, Đức Phanxicô đã lấy ba tu sĩ Dòng Tên làm điển hình “để đi tới”. Vị đầu tiên là Thánh Peter Favre, đồng sáng lập Dòng Tên với Thánh Inhã, “một người có những ước nguyện vĩ đại, một tinh thần bồn chồn thao thức, không bao giờ thỏa mãn và là một người tiên phong của phong trào đại kết”.
Thánh Peter Favre, điển hình của bồn chồn thao thức
Thánh Peter Favre và ước nguyện thâm sâu của ngài muốn thay đổi thế giới có thể dạy các nhà báo giá trị của “bồn chồn thao thức” (restlessness) vì nếu không có một chút bồn chồn thao thức lành mạnh, “chúng ta sẽ khô cằn”. Chỉ có sự bồn chồn thao thức mới “đem lại bình an cho tâm hồn một tu sĩ Dòng Tên”.
Ngài cảnh cáo rằng đôi lúc “sự an toàn về tín lý” bị lẫn lộn với “lòng hoài nghi đối với việc tìm tòi”. Người làm báo không nên lầm lẫn như thế. Ngài bảo: “các giá trị và truyền thống Kitô Giáo không phải là những của hiếm cần phải cất trong hộp trưng trong viện bảo tàng”. Thay vào đó, phải sử dụng “sự chắc chắn của đức tin” làm động lực cơ cho việc làm của họ.
Ngài nói với các cây viết của tờ Civilta Cattolica rằng “tờ báo của anh chị em phải ý thức được các vết thương của thế giới này và các cách điều trị cá thể”. Họ phải tìm hiểu sự ác, nhưng cũng phải biết xức thuốc cho các vết thương sâu hoắm để chữa lành chúng.
Cha Matteo Ricci, điển hình cởi mở
Vị thứ hai là linh mục Matteo Ricci, tu sĩ Dòng Tên, người Ý, đóng vai trò chính trong việc thành lập các sứ bộ truyền giáo của Dòng tại Trung Hoa, cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, người, vào năm 1602, đã vẽ bản đồ thế giới bằng tiếng Trung Hoa.
Đức Phanxicô cho rằng: cũng như chiếc bản đồ trên giúp giới thiệu nhân dân Trung Hoa với thế giới thế nào, các cây viết của Civilta Cattolica, “cũng được kêu gọi soạn ra một bản đồ thế giới” như vậy. Bản đồ này bao gồm việc làm cho các khám phá gần đây được mọi người biết đến, đặt tên cho các địa danh và biết ý nghĩa thực sự của nền văn minh Công Giáo. Nó cũng có nghĩa giúp người Công Giáo biết rằng Thiên Chúa “làm việc cả ở bên ngoài biên giới Giáo Hội, trong mọi nền văn minh đích thực, bằng hơi thở của Chúa Thánh Thần”.
Nói tới nhân đức “chưa trọn vẹn” (incompleteness), Đức Phanxicô nói rằng Cha Ricci là một điển hình của nhân đức này. Các cây viết nên học cách trở thành các nhà báo có “suy nghĩ chưa trọn vẹn” theo nghĩa có tâm tính cởi mở, chứ không “khép kín và cứng ngắc” khi đứng trước các thách thức hoàn cầu hiện nay.
Thầy Andrea Pozzo, điển hình của tưởng tượng lành mạnh
Vị thứ ba là Thầy Andrea Pozzo, sống trong các năm 1642-1709, và là một họa sĩ và kiến trúc sư thành đạt theo khuynh hướng Baroque. Các nhà báo nên học ở thầy óc tưởng tượng và óc sáng tạo.
Suy nghĩ về tầm quan trọng của thi ca, hội họa và các hình thức nghệ thuật khác, Đức Phanxicô nói rằng Giáo Hội phải tái khám phá ra nét thiên tài của con người, giúp chúng ta nhận ra đời sống không phải chỉ là đen và trắng mà đúng hơn là một bức tranh mầu với những mẩu tối tế vi. Theo ngài, ta phải sử dụng óc tưởng tượng để mãi mãi mềm dẻo, có óc hài hước, có tâm hồn từ bi và tự do nội tâm.
Ngài còn nói tới cả tầm quan trọng của biện phân nữa. Biện phân “luôn được thể hiện trước nhan Chúa, nhìn vào các dấu chỉ, lắng nghe những điều đang xẩy ra và tâm tư của những người biết nẻo đường khiêm nhường của những khó khăn hàng ngày, nhất là người nghèo”.
Theo ngài, “sự khôn ngoan của biện phân cứu vớt được tính hàm hồ cần thiết của đời sống”. Nhưng ngài cảnh cáo rằng sự hàm hồ này cần được xâm nhập và bước vào, như Chúa Kitô từng bước vào lịch sử con người bằng cách mặc lấy xác phàm.
Ngài nói: “ý nghĩ cứng ngắc không phải của Thiên Chúa vì Chúa Giêsu mặc lấy xác phàm, một xác thịt không cứng ngắc ngoại trừ khi đã chết”.
Bồn chồn thao thức
Đức Phanxicô sử dụng khá nhiều hình ảnh và đức tính đời thường trong các bài nói của ngài. Nhưng đây có lẽ là lần đầu tiên ngài nói tới hai “đức tính” lạ: “chưa trọn vẹn” và “bồn chồn thao thức”. Cả hai, thoạt nghe, chỉ có tính tiêu cực chứ không thể là các đức tính, càng không thể là nhân đức.
Nhưng trong ngữ cảnh của ngài, hai điều này không hề có tính tiêu cực. Chưa trọn vẹn chỉ việc không tự mãn coi mình là hoàn hảo và do đó, cần cởi mở lắng nghe người khác và chào đón ý kiến của họ. Bồn chồn thao thức, nhất là “bồn chồn”, mà tiếng Anh gọi là restless, theo từ điển Merry-Webster, có thể có ba nghĩa: a) cảm thấy lo lắng hay buồn nản và có khuynh hướng chuyển động quanh quẩn (không thư giãn hay thanh thản); b) không bằng lòng với hoàn cảnh và muốn thay đổi; c) ít hay thiếu nghỉ ngơi hoặc ngủ nghỉ.
Trong ba nghĩa trên, hai nghĩa có tính tiêu cực, một nghĩa tương đối có tính tích cực. Nhưng với tâm lý học và y khoa hiện đại, đây là một căn bệnh hay ít ra là một xáo trộn tâm lý cần được chữa trị.
Chắc chắn, Đức Phanxicô muốn nói tới nghĩa b) trên đây mà tiếng Việt thay vì dịch là bồn chồn, có lẽ nên dịch là thao thức: không bằng lòng với hiện trạng và muốn thay đổi. Nghĩa này chắc chắn có tính tích cực vì theo M. Scott Peck, tác giả cuốn The Road Less Traveled (Con Đường Ít Được Đi), “sự thật là các khoảnh khắc tốt nhất phần lớn xẩy ra khi chúng ta cảm thấy không thoải mái, không hài lòng, không thỏa mãn một cách sâu xa. Vì chỉ trong các khoảnh khắc này, bị thúc đẩy bởi sự khó chịu của mình, chúng ta mới bước ra khỏi cảnh gỉ sét của ta (chết dần chết mòn) và bắt đầu tìm kiếm các phương thức khác hay các giải đáp đúng hơn”.
Không ai nói lên sự thật ấy bằng Thánh Augustinô, cách nay 15 thế kỷ, khi ngài viết ngắn gọn trong Tự Thú rằng: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên chúng con cho Chúa và tâm hồn chúng con bồn chồn thao thức cho tới khi nó tìm được nghỉ ngơi trong Chúa”.
Ở đây, Đức Phanxicô không nhấn mạnh đến việc tìm được nghỉ ngơi, cho bằng luôn thao thức muốn ra khỏi mình, thậm chí ra khỏi cả những “chắc chắn và an toàn”, để tìm phương cách mới phục vụ anh em.
Có điều nhân dịp này, ngài vẫn đề cập tới sự kiện con thuyền Phêrô, nhiều lần trong lịch sử, cả hôm nay lẫn hôm qua, đã bị sóng đánh nghiêng ngả. Điều này thì hiển nhiên rồi. Nhưng ngài nói thêm: “Ngay các thủy thủ được kêu gọi chèo trong thuyền Phêrô cũng chèo theo hướng ngược lại. Luôn luôn xẩy ra như thế!” Các ký giả hiện diện cho rằng ngài ám chỉ các Hồng Y và giám mục chống đối ngài trong vụ Amoris Laetitia gần đây.
Phải chăng các vị này đã không góp phần tạo nên sự bồn chồn thao thức khiến ngài luôn ra khỏi mình để tìm ra phương thức tốt hơn nhằm phục vụ Giáo Hội đó sao?
Tờ báo 167 tuổi và ấn bản thứ 4,000
Ở Rôma cũng thế, lúc nào ngài cũng tìm dịp gặp gỡ những người cùng dòng. Ngoài cha bề trên cả ra, người được ngài năng chuyện vãn chính là linh mục Sparado, người đầu tiên làm cuộc phỏng vấn dài với ngài và từ đó, là người hết lòng bênh vực ngài bất cứ trong vấn đề nào. Cha Sparado là chủ nhiệm tập san Civilta Cattolica, một tờ báo Công Giáo vừa mừng ấn bản thứ 4,000 trong 167 năm từ ngày thành lập.
Khác với các tờ báo khác, kể cả tờ báo chính thức của Tòa Thánh là L’Osservatore Romano, nhân kỷ niệm ấn bản thứ 4,000 của Civilta Cattolica, Đức Phanxicô đã trực tiếp gặp gỡ ban giám đốc, ban biên tập và tất cả các cây viết của nó tại Vatican. Trong cuộc gặp gỡ này, ngài đã đọc một diễn văn dài để ca ngợi thành quả và chiều hướng của tờ báo.
Theo tin ngày 9 tháng Hai năm 2017 của CNA/EWTN News, nhân dịp này, tờ báo đã cho phát hành lần đầu tiên các ấn bản bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Đại Hàn, và việc này đã được Đức Phanxicô đề cao. Trong số những điều nhắn nhủ, ngài thúc giục tờ báo có tinh thần bồn chồn thao thức, cởi mở và óc tưởng tượng lành mạnh.
Ngài nói rằng tờ báo hiện vẫn “can đảm tiếp tục vượt sóng trên biển rộng bao la”. Ngài khuyên họ cứ ở mãi trên mặt nước mênh mông ấy. Vì theo ngài, “người Công Giáo không bao giờ sợ biển rộng, không bao giờ mưu tìm trú ẩn ở những bến yên lành”. Với ngài, các tu sĩ Dòng Tên phải “tránh việc khư khư bám vào những điều chắc chắn và an toàn”.
“Chúa kêu gọi chúng ta lên đường thi hành sứ mệnh và ra khỏi bờ biển chứ không rút lui tìm cách bảo vệ những điều chắc chắn”. Ngài nói thế và giải thích thêm rằng ra khỏi bờ biển, họ có thể phải đối diện với “giông bão gió lớn” nên họ phải mạnh mẽ và tiếp tục “chèo chống để phục vụ Giáo Hội”.
Ba điển hình của bồn chồn thao thức, cởi mở và óc tưởng tượng sáng tạo
Ngài ca ngợi tinh thần khiêm nhường của các cây viết trước đây của Civilta Cattolica, khi họ tự gọi mình là “các công nhân” chứ không phải là các “nhà trí thức”. Chính vì thế, ngài ưa đọc tờ báo và thường lưu giữ một ấn bản trên bàn làm việc.
Khi suy tư về việc một tờ báo Công Giáo phải như thế nào, Đức Phanxicô đã lấy ba tu sĩ Dòng Tên làm điển hình “để đi tới”. Vị đầu tiên là Thánh Peter Favre, đồng sáng lập Dòng Tên với Thánh Inhã, “một người có những ước nguyện vĩ đại, một tinh thần bồn chồn thao thức, không bao giờ thỏa mãn và là một người tiên phong của phong trào đại kết”.
Thánh Peter Favre, điển hình của bồn chồn thao thức
Thánh Peter Favre và ước nguyện thâm sâu của ngài muốn thay đổi thế giới có thể dạy các nhà báo giá trị của “bồn chồn thao thức” (restlessness) vì nếu không có một chút bồn chồn thao thức lành mạnh, “chúng ta sẽ khô cằn”. Chỉ có sự bồn chồn thao thức mới “đem lại bình an cho tâm hồn một tu sĩ Dòng Tên”.
Ngài cảnh cáo rằng đôi lúc “sự an toàn về tín lý” bị lẫn lộn với “lòng hoài nghi đối với việc tìm tòi”. Người làm báo không nên lầm lẫn như thế. Ngài bảo: “các giá trị và truyền thống Kitô Giáo không phải là những của hiếm cần phải cất trong hộp trưng trong viện bảo tàng”. Thay vào đó, phải sử dụng “sự chắc chắn của đức tin” làm động lực cơ cho việc làm của họ.
Ngài nói với các cây viết của tờ Civilta Cattolica rằng “tờ báo của anh chị em phải ý thức được các vết thương của thế giới này và các cách điều trị cá thể”. Họ phải tìm hiểu sự ác, nhưng cũng phải biết xức thuốc cho các vết thương sâu hoắm để chữa lành chúng.
Cha Matteo Ricci, điển hình cởi mở
Vị thứ hai là linh mục Matteo Ricci, tu sĩ Dòng Tên, người Ý, đóng vai trò chính trong việc thành lập các sứ bộ truyền giáo của Dòng tại Trung Hoa, cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, người, vào năm 1602, đã vẽ bản đồ thế giới bằng tiếng Trung Hoa.
Đức Phanxicô cho rằng: cũng như chiếc bản đồ trên giúp giới thiệu nhân dân Trung Hoa với thế giới thế nào, các cây viết của Civilta Cattolica, “cũng được kêu gọi soạn ra một bản đồ thế giới” như vậy. Bản đồ này bao gồm việc làm cho các khám phá gần đây được mọi người biết đến, đặt tên cho các địa danh và biết ý nghĩa thực sự của nền văn minh Công Giáo. Nó cũng có nghĩa giúp người Công Giáo biết rằng Thiên Chúa “làm việc cả ở bên ngoài biên giới Giáo Hội, trong mọi nền văn minh đích thực, bằng hơi thở của Chúa Thánh Thần”.
Nói tới nhân đức “chưa trọn vẹn” (incompleteness), Đức Phanxicô nói rằng Cha Ricci là một điển hình của nhân đức này. Các cây viết nên học cách trở thành các nhà báo có “suy nghĩ chưa trọn vẹn” theo nghĩa có tâm tính cởi mở, chứ không “khép kín và cứng ngắc” khi đứng trước các thách thức hoàn cầu hiện nay.
Thầy Andrea Pozzo, điển hình của tưởng tượng lành mạnh
Vị thứ ba là Thầy Andrea Pozzo, sống trong các năm 1642-1709, và là một họa sĩ và kiến trúc sư thành đạt theo khuynh hướng Baroque. Các nhà báo nên học ở thầy óc tưởng tượng và óc sáng tạo.
Suy nghĩ về tầm quan trọng của thi ca, hội họa và các hình thức nghệ thuật khác, Đức Phanxicô nói rằng Giáo Hội phải tái khám phá ra nét thiên tài của con người, giúp chúng ta nhận ra đời sống không phải chỉ là đen và trắng mà đúng hơn là một bức tranh mầu với những mẩu tối tế vi. Theo ngài, ta phải sử dụng óc tưởng tượng để mãi mãi mềm dẻo, có óc hài hước, có tâm hồn từ bi và tự do nội tâm.
Ngài còn nói tới cả tầm quan trọng của biện phân nữa. Biện phân “luôn được thể hiện trước nhan Chúa, nhìn vào các dấu chỉ, lắng nghe những điều đang xẩy ra và tâm tư của những người biết nẻo đường khiêm nhường của những khó khăn hàng ngày, nhất là người nghèo”.
Theo ngài, “sự khôn ngoan của biện phân cứu vớt được tính hàm hồ cần thiết của đời sống”. Nhưng ngài cảnh cáo rằng sự hàm hồ này cần được xâm nhập và bước vào, như Chúa Kitô từng bước vào lịch sử con người bằng cách mặc lấy xác phàm.
Ngài nói: “ý nghĩ cứng ngắc không phải của Thiên Chúa vì Chúa Giêsu mặc lấy xác phàm, một xác thịt không cứng ngắc ngoại trừ khi đã chết”.
Bồn chồn thao thức
Đức Phanxicô sử dụng khá nhiều hình ảnh và đức tính đời thường trong các bài nói của ngài. Nhưng đây có lẽ là lần đầu tiên ngài nói tới hai “đức tính” lạ: “chưa trọn vẹn” và “bồn chồn thao thức”. Cả hai, thoạt nghe, chỉ có tính tiêu cực chứ không thể là các đức tính, càng không thể là nhân đức.
Nhưng trong ngữ cảnh của ngài, hai điều này không hề có tính tiêu cực. Chưa trọn vẹn chỉ việc không tự mãn coi mình là hoàn hảo và do đó, cần cởi mở lắng nghe người khác và chào đón ý kiến của họ. Bồn chồn thao thức, nhất là “bồn chồn”, mà tiếng Anh gọi là restless, theo từ điển Merry-Webster, có thể có ba nghĩa: a) cảm thấy lo lắng hay buồn nản và có khuynh hướng chuyển động quanh quẩn (không thư giãn hay thanh thản); b) không bằng lòng với hoàn cảnh và muốn thay đổi; c) ít hay thiếu nghỉ ngơi hoặc ngủ nghỉ.
Trong ba nghĩa trên, hai nghĩa có tính tiêu cực, một nghĩa tương đối có tính tích cực. Nhưng với tâm lý học và y khoa hiện đại, đây là một căn bệnh hay ít ra là một xáo trộn tâm lý cần được chữa trị.
Chắc chắn, Đức Phanxicô muốn nói tới nghĩa b) trên đây mà tiếng Việt thay vì dịch là bồn chồn, có lẽ nên dịch là thao thức: không bằng lòng với hiện trạng và muốn thay đổi. Nghĩa này chắc chắn có tính tích cực vì theo M. Scott Peck, tác giả cuốn The Road Less Traveled (Con Đường Ít Được Đi), “sự thật là các khoảnh khắc tốt nhất phần lớn xẩy ra khi chúng ta cảm thấy không thoải mái, không hài lòng, không thỏa mãn một cách sâu xa. Vì chỉ trong các khoảnh khắc này, bị thúc đẩy bởi sự khó chịu của mình, chúng ta mới bước ra khỏi cảnh gỉ sét của ta (chết dần chết mòn) và bắt đầu tìm kiếm các phương thức khác hay các giải đáp đúng hơn”.
Không ai nói lên sự thật ấy bằng Thánh Augustinô, cách nay 15 thế kỷ, khi ngài viết ngắn gọn trong Tự Thú rằng: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên chúng con cho Chúa và tâm hồn chúng con bồn chồn thao thức cho tới khi nó tìm được nghỉ ngơi trong Chúa”.
Ở đây, Đức Phanxicô không nhấn mạnh đến việc tìm được nghỉ ngơi, cho bằng luôn thao thức muốn ra khỏi mình, thậm chí ra khỏi cả những “chắc chắn và an toàn”, để tìm phương cách mới phục vụ anh em.
Có điều nhân dịp này, ngài vẫn đề cập tới sự kiện con thuyền Phêrô, nhiều lần trong lịch sử, cả hôm nay lẫn hôm qua, đã bị sóng đánh nghiêng ngả. Điều này thì hiển nhiên rồi. Nhưng ngài nói thêm: “Ngay các thủy thủ được kêu gọi chèo trong thuyền Phêrô cũng chèo theo hướng ngược lại. Luôn luôn xẩy ra như thế!” Các ký giả hiện diện cho rằng ngài ám chỉ các Hồng Y và giám mục chống đối ngài trong vụ Amoris Laetitia gần đây.
Phải chăng các vị này đã không góp phần tạo nên sự bồn chồn thao thức khiến ngài luôn ra khỏi mình để tìm ra phương thức tốt hơn nhằm phục vụ Giáo Hội đó sao?