Theo tin của Cindy Wooden, thuộc Catholic News Service, ngày 13 tháng Hai, sau một số thách thức công khai đối với giáo huấn và thẩm quyền của Đức Phanxicô, các thành viên của Hội Đồng 9 Hồng Y do chính ngài thành lập, nhân dịp phiên họp thứ 18, đã bày tỏ “sự ủng hộ hoàn toàn” của các vị đối với việc làm của ngài.
Thực vậy, theo một bản tuyên bố của Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Đức Hồng Y người Honduras, Oscar Rodriguez Maradiaga, phối trí viên của Hội Đồng, khởi đầu phiên họp, với sự hiện diện của Đức Phanxicô, đã cam đoan với Đức Giáo Hoàng rằng các Hồng Y “hoàn toàn ủng hộ con người và huấn quyền của ngài”.
Bản tuyên bố của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho hay việc ủng hộ hoàn toàn này đã được đưa ra “liên quan tới các biến cố gần đây”.
Tuy Bản Tuyên Bố không cho biết đó là những biến cố nào, nhưng nó được công bố chỉ vài ngày sau khi một ấn bản giả của nhật báo Tòa Thánh là L’Osservatore Romano được gửi qua điện thư cho các giới chức Tòa Thánh và một tuần lễ sau khi các bích chương được phát hiện trên các bức tường quanh Thành Phố Rôma chỉ trích ngài về các hành vi liên quan tới Hội Hiệp Sĩ Malta và một số nhóm khác. Nó cũng xuất hiện một vài tháng sau ngày Đức Hồng Y người Mỹ Raymond L. Burke và ba vị Hồng Y đã về hưu công khai tỏ ý hoài nghi đối với giáo huấn của ngài trong chương 8 của Tông Huấn "Amoris Laetitia".
Đức Hồng Y Rodriguez Maradiaga, nhân danh Hội Đồng, cũng đã cám ơn Đức Giáo Hoàng về cung cách ngài đã giải thích cho các giới chức Vatican hay về việc làm của Hội Đồng đối với việc cải tổ Giáo Triều.
Gặp gỡ nhân viên Giáo Triều trước Lễ Giáng Sinh năm rồi, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng: việc cải tổ được động viên bởi ý nguyện nhằm làm cho các văn phòng trung ương của Giáo Hội tập chú vào việc chia sẻ Tin Mừng, thỏa mãn các nhu cầu của tín hữu cách tốt hơn và trợ giúp Đức Giáo Hoàng trong thừa tác vụ phục vụ Giáo Hội và thế giới của ngài.
Dịp đó, ngài nói rằng “Chúng ta không thể chỉ đơn giản hài lòng với việc thay đổi nhân viên; chúng ta cần khuyến khích việc canh tân thiêng liêng, nhân bản và chuyên nghiệp nơi các nhân viên của Giáo Triều. Việc cải tổ Giáo Triều không cách chi có thể thi hành được chỉ bằng việc thay đổi nhân sự, một điều chắc chắn sẽ diễn ra và sẽ còn tiếp tục diễn ra, nhưng còn bằng sự hoán cải nơi các con người nữa. Tiếp tục huấn luyện là điều không đủ; điều chúng ta cũng cần và cần hơn hết là tiếp tục hoán cải và thanh tẩy. Không có sự thay đổi não trạng, các cố gắng trong việc cải tiến thực tế sẽ vô ích”.
Ấn bản giả của L'Osservatore Romano
Về các bích chương phản đối Đức Phanxicô, chúng tôi có đề cập tới rồi, cách nay chừng một tuần, trên VietcatholicNews. Riêng về ấn bản giả của L'Osservatore Romano, tờ báo chính thức của Tòa Thánh, theo tập san Crux, thì đây là một ấn bản hài hước, cho rằng Đức Giáo Hoàng đã trả lời cả "không" lẫn "có" cho các câu hỏi của các vị Hồng Y "dubia" (hoài nghi) về chương 8 của Tông Huấn "Amoris Laetitia".
Ấn bản giả này đề ngày 17 tháng Giêng, với hàng chữ lớn ở ngoài bìa là "Ngài Đã Trả Lời!". Tờ bìa cũng có thêm hàng chữ "Ước mong lời nói của các con sẽ là có (nói) có, không (nói) không" ám chỉ đoạn Tin Mừng Mátthêu trong đó Chúa khuyên "Hãy để chữ 'không' của con là 'không', và chữ 'có' của các con là 'có'". Hơn nữa trong các giới ở Rôma, ai cũng biết Si Si No No (có có không không) là một ấn phẩm nhỏ của Trung Tâm Công Giáo Thánh Piô X Nghiên Cứu Chống Bè Duy Hiện Đại của Nhóm Lefèbre chỉ trích các cải tổ Hậu Vatican II.
Tạp chí Crux cho hay giọng điệu của ấn bản giả này không có gì là trịnh trọng, trái lại có tính hài hước nhiều hơn, mặc dù có vài chỗ được kể là hài hước đen như khi nó nói tới một đức ông lăn đùng ra chết vì nghe các câu trả lời của Đức Giáo Hoàng.
Thí dụ, câu hỏi thứ nhất 4 vị Hồng Y đặt cho Đức Giáo Hoàng là liệu "sau tông huấn 'Amoris Laetitia', việc giải tội và rước lễ, trong một số trường hợp, có thể ban cho các người ly dị hiện đang sống trong một cuộc kết hợp mới và vẫn tiếp tục sống theo kiểu vợ chồng hay không" được ấn bản giả cho hay Đức Giáo Hoàng đã trả lời cả "có" lẫn "không" với lời giải thích trích từ một bài giảng của ngài ngày 15 tháng Mười Một năm 2015: “Tôi lấy câu hỏi này làm của mình. Tôi tự hỏi: 'Bữa Tiệc Ly là cùng đích của cuộc lữ hành hay là một khích lệ để tiến bước? Có những câu hỏi mà chỉ ai trung thực với chính mình và với một ít ánh sáng thần học mà tôi hiện có, phải trả lời như nhau, anh em thấy đó'. Và từ đó, anh em chấp nhận các hậu quả. Đây là một câu hỏi mà mỗi người phải tự trả lời".
Còn câu hỏi thứ tư, trong đó, 4 vị Hồng Y hỏi rằng liệu sau tông huấn "Amoris Laetitia", hoàn cảnh hay ý hướng có thể biến đổi một "điều xấu từ trong nội tại" thành một điều tốt về phương diện chủ quan hay không, thì ấn bản giả cho rằng Đức Giáo Hoàng đã trả lời cả "có" lẫn "không" bằng cách trích dẫn nhiều câu vắn tắt (one-liner) đã trở thành nổi tiếng của ngài như "Tôi là ai mà dám phê phán?" (28/6/2013), "Tôi không pha mình vào" (17 tháng Hai, 2016). "Nhưng nếu tiến sĩ Gaspari, một người bạn vĩ đại, chửi mẹ tôi một câu, ông ta hẳn sẽ phải đợi một cú đấm! Nhung đây là chuyện bình thường! Bình thường mà!" (15 tháng Giêng 2015). "Thiên Chúa không hợp tình hợp lý? Đúng, Người không hợp tình hợp lý với Con của Người, Đấng mà Người sai đi vác thập giá" (15 tháng Mười Hai, 2016).
Ngoài bài chính như trên, còn 5 bài khác, 2 bài với các phản ứng của Đức Hồng Y Walter Kasper và của Cha Antonio Spadaro. Dưới tựa đề "tôi xụp qùy gối", Đức Hồng Y Kasper được ấn bản cho là đã nói như sau: "Tôi thú thực, qùy gối có hơi khó chịu một chút, nhưng đây là cách duy nhất phải làm khi đọc thấy các câu trả lời làm dịu lòng của Đức Thánh Cha đối với các vị Hồng Y đa nghi".
Cha Spadaro thì được ấn bản giả cho rằng đã đưa ra câu "tuyên bố có tính lịch sử: Sau các câu trả lời này, 2 cộng 2 quả là 5". Có ý nhắc lại một câu hót (tweet) của Cha hồi tháng Giêng năm ngoái.
Một bài khác nói về Đức Ông Pio Vito Pinto, vị hiện đứng đầu Tòa thượng thẩm Roman Rota, người không lâu trước đây nói rằng Đức Phanxicô rất có thể cất mũ Hồng Y của bốn vị đa nghi. Nói sai, nhưng có lẽ cố ý, khi gọi Đức Ông là "Hồng Y", ấn bản giả nói vị này lăn ra chết khi nghe các câu trả lời của Đức Phanxicô sau khi nói "những lời cuối cùng" này: "rõ ràng hơn điều này là các bạn sẽ chết".
Hãng tin Associated Press tường trình rằng chủ bút tờ L’Osservatore Romano, Giovanni Maria Vian, không lúng túng chi cả về ấn bản này "chúng tôi chỉ buồn là cách xếp bài dở hơn của chúng tôi".
Thực vậy, theo một bản tuyên bố của Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Đức Hồng Y người Honduras, Oscar Rodriguez Maradiaga, phối trí viên của Hội Đồng, khởi đầu phiên họp, với sự hiện diện của Đức Phanxicô, đã cam đoan với Đức Giáo Hoàng rằng các Hồng Y “hoàn toàn ủng hộ con người và huấn quyền của ngài”.
Bản tuyên bố của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho hay việc ủng hộ hoàn toàn này đã được đưa ra “liên quan tới các biến cố gần đây”.
Tuy Bản Tuyên Bố không cho biết đó là những biến cố nào, nhưng nó được công bố chỉ vài ngày sau khi một ấn bản giả của nhật báo Tòa Thánh là L’Osservatore Romano được gửi qua điện thư cho các giới chức Tòa Thánh và một tuần lễ sau khi các bích chương được phát hiện trên các bức tường quanh Thành Phố Rôma chỉ trích ngài về các hành vi liên quan tới Hội Hiệp Sĩ Malta và một số nhóm khác. Nó cũng xuất hiện một vài tháng sau ngày Đức Hồng Y người Mỹ Raymond L. Burke và ba vị Hồng Y đã về hưu công khai tỏ ý hoài nghi đối với giáo huấn của ngài trong chương 8 của Tông Huấn "Amoris Laetitia".
Đức Hồng Y Rodriguez Maradiaga, nhân danh Hội Đồng, cũng đã cám ơn Đức Giáo Hoàng về cung cách ngài đã giải thích cho các giới chức Vatican hay về việc làm của Hội Đồng đối với việc cải tổ Giáo Triều.
Gặp gỡ nhân viên Giáo Triều trước Lễ Giáng Sinh năm rồi, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng: việc cải tổ được động viên bởi ý nguyện nhằm làm cho các văn phòng trung ương của Giáo Hội tập chú vào việc chia sẻ Tin Mừng, thỏa mãn các nhu cầu của tín hữu cách tốt hơn và trợ giúp Đức Giáo Hoàng trong thừa tác vụ phục vụ Giáo Hội và thế giới của ngài.
Dịp đó, ngài nói rằng “Chúng ta không thể chỉ đơn giản hài lòng với việc thay đổi nhân viên; chúng ta cần khuyến khích việc canh tân thiêng liêng, nhân bản và chuyên nghiệp nơi các nhân viên của Giáo Triều. Việc cải tổ Giáo Triều không cách chi có thể thi hành được chỉ bằng việc thay đổi nhân sự, một điều chắc chắn sẽ diễn ra và sẽ còn tiếp tục diễn ra, nhưng còn bằng sự hoán cải nơi các con người nữa. Tiếp tục huấn luyện là điều không đủ; điều chúng ta cũng cần và cần hơn hết là tiếp tục hoán cải và thanh tẩy. Không có sự thay đổi não trạng, các cố gắng trong việc cải tiến thực tế sẽ vô ích”.
Ấn bản giả của L'Osservatore Romano
Về các bích chương phản đối Đức Phanxicô, chúng tôi có đề cập tới rồi, cách nay chừng một tuần, trên VietcatholicNews. Riêng về ấn bản giả của L'Osservatore Romano, tờ báo chính thức của Tòa Thánh, theo tập san Crux, thì đây là một ấn bản hài hước, cho rằng Đức Giáo Hoàng đã trả lời cả "không" lẫn "có" cho các câu hỏi của các vị Hồng Y "dubia" (hoài nghi) về chương 8 của Tông Huấn "Amoris Laetitia".
Ấn bản giả này đề ngày 17 tháng Giêng, với hàng chữ lớn ở ngoài bìa là "Ngài Đã Trả Lời!". Tờ bìa cũng có thêm hàng chữ "Ước mong lời nói của các con sẽ là có (nói) có, không (nói) không" ám chỉ đoạn Tin Mừng Mátthêu trong đó Chúa khuyên "Hãy để chữ 'không' của con là 'không', và chữ 'có' của các con là 'có'". Hơn nữa trong các giới ở Rôma, ai cũng biết Si Si No No (có có không không) là một ấn phẩm nhỏ của Trung Tâm Công Giáo Thánh Piô X Nghiên Cứu Chống Bè Duy Hiện Đại của Nhóm Lefèbre chỉ trích các cải tổ Hậu Vatican II.
Tạp chí Crux cho hay giọng điệu của ấn bản giả này không có gì là trịnh trọng, trái lại có tính hài hước nhiều hơn, mặc dù có vài chỗ được kể là hài hước đen như khi nó nói tới một đức ông lăn đùng ra chết vì nghe các câu trả lời của Đức Giáo Hoàng.
Thí dụ, câu hỏi thứ nhất 4 vị Hồng Y đặt cho Đức Giáo Hoàng là liệu "sau tông huấn 'Amoris Laetitia', việc giải tội và rước lễ, trong một số trường hợp, có thể ban cho các người ly dị hiện đang sống trong một cuộc kết hợp mới và vẫn tiếp tục sống theo kiểu vợ chồng hay không" được ấn bản giả cho hay Đức Giáo Hoàng đã trả lời cả "có" lẫn "không" với lời giải thích trích từ một bài giảng của ngài ngày 15 tháng Mười Một năm 2015: “Tôi lấy câu hỏi này làm của mình. Tôi tự hỏi: 'Bữa Tiệc Ly là cùng đích của cuộc lữ hành hay là một khích lệ để tiến bước? Có những câu hỏi mà chỉ ai trung thực với chính mình và với một ít ánh sáng thần học mà tôi hiện có, phải trả lời như nhau, anh em thấy đó'. Và từ đó, anh em chấp nhận các hậu quả. Đây là một câu hỏi mà mỗi người phải tự trả lời".
Còn câu hỏi thứ tư, trong đó, 4 vị Hồng Y hỏi rằng liệu sau tông huấn "Amoris Laetitia", hoàn cảnh hay ý hướng có thể biến đổi một "điều xấu từ trong nội tại" thành một điều tốt về phương diện chủ quan hay không, thì ấn bản giả cho rằng Đức Giáo Hoàng đã trả lời cả "có" lẫn "không" bằng cách trích dẫn nhiều câu vắn tắt (one-liner) đã trở thành nổi tiếng của ngài như "Tôi là ai mà dám phê phán?" (28/6/2013), "Tôi không pha mình vào" (17 tháng Hai, 2016). "Nhưng nếu tiến sĩ Gaspari, một người bạn vĩ đại, chửi mẹ tôi một câu, ông ta hẳn sẽ phải đợi một cú đấm! Nhung đây là chuyện bình thường! Bình thường mà!" (15 tháng Giêng 2015). "Thiên Chúa không hợp tình hợp lý? Đúng, Người không hợp tình hợp lý với Con của Người, Đấng mà Người sai đi vác thập giá" (15 tháng Mười Hai, 2016).
Ngoài bài chính như trên, còn 5 bài khác, 2 bài với các phản ứng của Đức Hồng Y Walter Kasper và của Cha Antonio Spadaro. Dưới tựa đề "tôi xụp qùy gối", Đức Hồng Y Kasper được ấn bản cho là đã nói như sau: "Tôi thú thực, qùy gối có hơi khó chịu một chút, nhưng đây là cách duy nhất phải làm khi đọc thấy các câu trả lời làm dịu lòng của Đức Thánh Cha đối với các vị Hồng Y đa nghi".
Cha Spadaro thì được ấn bản giả cho rằng đã đưa ra câu "tuyên bố có tính lịch sử: Sau các câu trả lời này, 2 cộng 2 quả là 5". Có ý nhắc lại một câu hót (tweet) của Cha hồi tháng Giêng năm ngoái.
Một bài khác nói về Đức Ông Pio Vito Pinto, vị hiện đứng đầu Tòa thượng thẩm Roman Rota, người không lâu trước đây nói rằng Đức Phanxicô rất có thể cất mũ Hồng Y của bốn vị đa nghi. Nói sai, nhưng có lẽ cố ý, khi gọi Đức Ông là "Hồng Y", ấn bản giả nói vị này lăn ra chết khi nghe các câu trả lời của Đức Phanxicô sau khi nói "những lời cuối cùng" này: "rõ ràng hơn điều này là các bạn sẽ chết".
Hãng tin Associated Press tường trình rằng chủ bút tờ L’Osservatore Romano, Giovanni Maria Vian, không lúng túng chi cả về ấn bản này "chúng tôi chỉ buồn là cách xếp bài dở hơn của chúng tôi".