Suy Niệm Chúa Nhật VII Thường Niên – Năm A
Một thiền sinh hỏi: “Thưa sư phụ, con đau khổ vì cha mẹ tàn nhẫn, người yêu con ruồng bỏ, anh em phản bội, bạn bè phá hoại… Con phải làm sao để hết oán hờn và thù ghét đây?”
Vị sư phụ đáp: “Con ngồi xuống tịnh tâm, tha thứ hết cho họ.”
Vài hôm sau, người đệ tử trở lại: “Con đã học được tha thứ cho họ sư phụ ạ. Thật nhẹ cả người! Coi như xong!”
Sư phụ đáp: “Chưa xong, con về tịnh tâm, mở hết lòng ra thương yêu họ.”
Người đệ tử gải đầu: “Tha thứ thôi cũng đã quá khó, lại phải thương yêu họ thì…Thôi được, con sẽ làm. Một tuần sau, người đệ tử trở lại, mặt vui vẻ hẳn, khoe với sư phụ là đã làm được việc thương những người mà trước đây đã từng đối xử tệ bạc với mình.”
Sư phụ gật gù bảo: “Tốt! Bây giờ con về tịnh tâm, ghi ơn họ. Nếu không có họ đóng những vai trò đó thì con đâu có cơ hội tiến hóa tâm linh như vậy.”
Người đệ tử trở lại, lần nầy tin tưởng rằng mình đã học xong bài vở. Anh tuyên bố: “Con đã học được và ghi ơn hết mọi người đã cho con cơ hội học được sự tha thứ!”
Sư phụ cười: “Vậy thì con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã đóng đúng vai trò của họ chứ họ có lầm lỗi gì mà con tha thứ hay không tha thứ.”
Câu chuyện trên dạy chúng ta bài học về sự tha thứ, không những tha thứ mà còn thương yêu và làm ơn cho kẻ thù của mình. Lời dạy của vị sư phụ đối với đệ tử của mình rất phù hợp với Lời Chúa hôm nay. Thật vậy, tha thứ cho kẻ thù là lệnh truyền của Thiên Chúa, là lời dạy và gương sáng của Đức Giêsu, của các thánh và của rất nhiều vị hiền nhân. Vì thế, tha thứ cũng là bổn phận của mỗi người Kitô hữu chúng ta.
Thứ nhất, tha thứ là lệnh truyền của Thiên Chúa: Khi chúng ta tha thứ và yêu thương kẻ thù là chúng ta thi hành mệnh lệnh của Thiên Chúa. Bài đọc 1, trích sách Lêvi, Thiên Chúa phán với Mô-sê: “Ðừng giữ lòng thù ghét anh em, nhưng hãy răn bảo họ công khai, để khỏi mang tội vì họ. Ðừng tìm báo oán, đừng nhớ lại lời mắng nhiếc của kẻ đồng hương. Hãy yêu thương các bạn hữu như chính mình” (Lv 19,17-18). Khi chúng ta tha thứ và yêu thương kẻ thù là chúng ta nên giống Thiên Chúa là Cha chúng ta “Đấng cho mặt trời chiếu soi kẻ dữ cũng như người lành, và cho mưa trên người công chính cũng như kẻ bất lương”(Mt 5,45). Thật vậy, Thiên Chúa là người Cha yêu thương hết mọi người, không phân biệt người lành kẻ dữ. Ngài đã tha thứ cho Tổ Tông sau khi hai ông bà phạm tội. Không những thế, mà Ngài còn yêu thương và hứa ban Đấng Cứu Thế. Suốt chiều dài lịch sử cứu độ, biết bao lần dân Do Thái bất trung, nhưng mỗi lần biết thống hối quay đầu trở lại, Ngài đã tha thứ và ban ơn. Sự tha thứ của Thiên Chúa được ngôn sứ Isaia diễn tả rõ ràng rằng: “Tội các ngươi, dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết; có thẫm tựa vải điều, cũng hoá trắng như bông” (Is 1,18).
Thứ hai, tha thứ là thực hiện lời dạy và làm theo gương sáng của Đức Giêsu: Đức Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa. Ngài tiếp tục dạy cho nhân loại bài học về sự tha thứ. Bài Tin mừng hôm nay, Ngài dạy chúng ta: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.”(Mt 5,44). Chính Ngài đã nói với Thánh Phêrô: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy”(Mt 18,22). Ngài còn nói thêm: “Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi. Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao?”(Mt 5, 46). Ngài còn dùng nhiều câu chuyện liên quan đến vấn đề tha thứ và yêu thương để dạy cho dân chúng: Dụ ngôn cỏ lùng (x. Mt 13, 24,30.36-43); ba dụ ngôn về lòng thương xót của Thiên Chúa (x. Lc 15,1-32); câu chuyện về người đàn bà phạm tội ngoài tình (x. Ga 8,1-11)…
Đức Giêsu không chỉ dạy về sự tha thứ mà Ngài còn làm gương cho chúng ta: Biết Giu-đa phản bội, Ngài không những tiếp tục yêu thương mà còn cho ông ngồi đồng bàn, nhiều lần Ngài cảnh tỉnh để Giu-đa từ bỏ ý đồ xấu. Khi Giu-đa dẫn quân lính đến bắt Ngài, Ngài ôn tồn nói những lời yêu thương: “Giu-đa ơi, anh dùng cái hôn mà nộp Con Người sao?”(Lc 22, 48). Ngài tha thứ cho Phê-rô khi ông chối Thầy ba lần. Ngài tha thứ cho kẻ trộm lành. Ngài tha thứ cho Phao-lô khi ông bắt bớ và chém giết người Kitô hữu. Ngài tha thứ cho những kẻ bắt bớ, đánh đập và đóng đinh Ngài trên thập giá, bằng cách cầu nguyện với Chúa Cha rằng: “Lạy Cha, xin Cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”(Lc 23, 34).
Thứ ba, các thánh và các hiền nhân đã dạy và làm gương cho chúng ta về sự tha thứ:
Gương của các thánh để lại: Gương của Thánh Vương Đa-vít tha thứ cho Saul; Gương của Thánh Stêphanô, đã yêu thương và cầu nguyện cho kẻ giết mình: “Họ ném đá ông Tê-pha-nô, đang lúc ông cầu xin rằng: Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con. Rồi ông quỳ gối xuống, kêu lớn tiếng: Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này. Nói thế rồi, ông an nghỉ”(Cv 7, 59-60). Gương của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II đến thăm và tha thứ cho Ali Agca, kẻ có ý giết Ngài; Thánh nữ Maria Goretti tha thứ cho Alexander…
Gương của các hiền nhân: Khổng Tử chủ trương: “Dĩ đức báo oán.” Đức Phật Thích Ca cũng dạy: “Lấy oán báo oán, oán ấy chập chồng. Lấy đức báo oán, oán ấy tiêu tan.” Còn ông Gandhi, vị anh hùng của dân tộc Ấn Độ thì cho biết: “Luật vàng của xử thế là sự tha thứ lẫn nhau”; “Bất bạo động là luật của loài người, bạo động là luật của loài thú.” Ngoài ra, còn biết bao nhiêu mẫu gương khác, không những chủ trương tha thứ mà còn tha thứ bằng lời nói và hành động cho những kẻ làm hại mình.
Thứ tư, tha thứ là bổn phận của mỗi người Ki-tô hữu: Theo tâm lý bình thường, thì chúng ta yêu thương kẻ yêu thương mình và chúng ta ghét kẻ thủ của chúng ta. Kẻ thù là những người bắt bớ, sỉ nhục, vu khống, đặt điều nói xấu và làm những điều bất công với chúng ta. Vì vậy, để yêu thương những kẻ chúng ta coi là xấu không phải là một việc làm dễ dàng. Nhưng vì là lệnh truyền của Thiên Chúa và lời dạy của Đức Giêsu, cũng như gương sáng của các thánh và của các hiền nhân nên người Ki-tô hữu chúng ta có bổn phận phải thi hành. Chúng ta không những tha thứ mà còn phải cầu nguyện cho họ để họ thay đổi đời sống. Đặc biệt, chúng ta phải làm ơn cho họ, giúp họ nhận ra sai trái để trở về nẻo chính đường ngay. Ngôn sứ Ê-dê-ki-en đã từng nghe Thiên Chúa phán: “Nếu ngươi không báo cho kẻ gian ác biết tội lỗi của nó, không cảnh cáo nó từ bỏ lối sống xấu xa, để nó được sống, thì chính kẻ gian ác sẽ phải chết vì tội lỗi của nó, nhưng Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó” (Ed 3,18).
Tóm lại, chúng ta có bổn phận tha thứ, yêu thương và làm ơn cho kẻ thù, vì đó là lệnh truyền của Thiên Chúa, là lời dạy và gương sáng của Đức Giêsu, của các thánh và của các hiền nhân qua mọi thời đại. Vậy chúng ta hãy đặt mình vào những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống để xét mình xem chúng ta đã thực hiện lời dạy về sự tha thứ như thế nào?
Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết tha thứ cho anh em như Chúa đã từng tha thứ cho chúng con. Amen.
Lm. Anthony Trung thành
Một thiền sinh hỏi: “Thưa sư phụ, con đau khổ vì cha mẹ tàn nhẫn, người yêu con ruồng bỏ, anh em phản bội, bạn bè phá hoại… Con phải làm sao để hết oán hờn và thù ghét đây?”
Vị sư phụ đáp: “Con ngồi xuống tịnh tâm, tha thứ hết cho họ.”
Vài hôm sau, người đệ tử trở lại: “Con đã học được tha thứ cho họ sư phụ ạ. Thật nhẹ cả người! Coi như xong!”
Sư phụ đáp: “Chưa xong, con về tịnh tâm, mở hết lòng ra thương yêu họ.”
Người đệ tử gải đầu: “Tha thứ thôi cũng đã quá khó, lại phải thương yêu họ thì…Thôi được, con sẽ làm. Một tuần sau, người đệ tử trở lại, mặt vui vẻ hẳn, khoe với sư phụ là đã làm được việc thương những người mà trước đây đã từng đối xử tệ bạc với mình.”
Sư phụ gật gù bảo: “Tốt! Bây giờ con về tịnh tâm, ghi ơn họ. Nếu không có họ đóng những vai trò đó thì con đâu có cơ hội tiến hóa tâm linh như vậy.”
Người đệ tử trở lại, lần nầy tin tưởng rằng mình đã học xong bài vở. Anh tuyên bố: “Con đã học được và ghi ơn hết mọi người đã cho con cơ hội học được sự tha thứ!”
Sư phụ cười: “Vậy thì con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã đóng đúng vai trò của họ chứ họ có lầm lỗi gì mà con tha thứ hay không tha thứ.”
Câu chuyện trên dạy chúng ta bài học về sự tha thứ, không những tha thứ mà còn thương yêu và làm ơn cho kẻ thù của mình. Lời dạy của vị sư phụ đối với đệ tử của mình rất phù hợp với Lời Chúa hôm nay. Thật vậy, tha thứ cho kẻ thù là lệnh truyền của Thiên Chúa, là lời dạy và gương sáng của Đức Giêsu, của các thánh và của rất nhiều vị hiền nhân. Vì thế, tha thứ cũng là bổn phận của mỗi người Kitô hữu chúng ta.
Thứ nhất, tha thứ là lệnh truyền của Thiên Chúa: Khi chúng ta tha thứ và yêu thương kẻ thù là chúng ta thi hành mệnh lệnh của Thiên Chúa. Bài đọc 1, trích sách Lêvi, Thiên Chúa phán với Mô-sê: “Ðừng giữ lòng thù ghét anh em, nhưng hãy răn bảo họ công khai, để khỏi mang tội vì họ. Ðừng tìm báo oán, đừng nhớ lại lời mắng nhiếc của kẻ đồng hương. Hãy yêu thương các bạn hữu như chính mình” (Lv 19,17-18). Khi chúng ta tha thứ và yêu thương kẻ thù là chúng ta nên giống Thiên Chúa là Cha chúng ta “Đấng cho mặt trời chiếu soi kẻ dữ cũng như người lành, và cho mưa trên người công chính cũng như kẻ bất lương”(Mt 5,45). Thật vậy, Thiên Chúa là người Cha yêu thương hết mọi người, không phân biệt người lành kẻ dữ. Ngài đã tha thứ cho Tổ Tông sau khi hai ông bà phạm tội. Không những thế, mà Ngài còn yêu thương và hứa ban Đấng Cứu Thế. Suốt chiều dài lịch sử cứu độ, biết bao lần dân Do Thái bất trung, nhưng mỗi lần biết thống hối quay đầu trở lại, Ngài đã tha thứ và ban ơn. Sự tha thứ của Thiên Chúa được ngôn sứ Isaia diễn tả rõ ràng rằng: “Tội các ngươi, dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết; có thẫm tựa vải điều, cũng hoá trắng như bông” (Is 1,18).
Thứ hai, tha thứ là thực hiện lời dạy và làm theo gương sáng của Đức Giêsu: Đức Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa. Ngài tiếp tục dạy cho nhân loại bài học về sự tha thứ. Bài Tin mừng hôm nay, Ngài dạy chúng ta: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.”(Mt 5,44). Chính Ngài đã nói với Thánh Phêrô: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy”(Mt 18,22). Ngài còn nói thêm: “Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi. Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao?”(Mt 5, 46). Ngài còn dùng nhiều câu chuyện liên quan đến vấn đề tha thứ và yêu thương để dạy cho dân chúng: Dụ ngôn cỏ lùng (x. Mt 13, 24,30.36-43); ba dụ ngôn về lòng thương xót của Thiên Chúa (x. Lc 15,1-32); câu chuyện về người đàn bà phạm tội ngoài tình (x. Ga 8,1-11)…
Đức Giêsu không chỉ dạy về sự tha thứ mà Ngài còn làm gương cho chúng ta: Biết Giu-đa phản bội, Ngài không những tiếp tục yêu thương mà còn cho ông ngồi đồng bàn, nhiều lần Ngài cảnh tỉnh để Giu-đa từ bỏ ý đồ xấu. Khi Giu-đa dẫn quân lính đến bắt Ngài, Ngài ôn tồn nói những lời yêu thương: “Giu-đa ơi, anh dùng cái hôn mà nộp Con Người sao?”(Lc 22, 48). Ngài tha thứ cho Phê-rô khi ông chối Thầy ba lần. Ngài tha thứ cho kẻ trộm lành. Ngài tha thứ cho Phao-lô khi ông bắt bớ và chém giết người Kitô hữu. Ngài tha thứ cho những kẻ bắt bớ, đánh đập và đóng đinh Ngài trên thập giá, bằng cách cầu nguyện với Chúa Cha rằng: “Lạy Cha, xin Cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”(Lc 23, 34).
Thứ ba, các thánh và các hiền nhân đã dạy và làm gương cho chúng ta về sự tha thứ:
Gương của các thánh để lại: Gương của Thánh Vương Đa-vít tha thứ cho Saul; Gương của Thánh Stêphanô, đã yêu thương và cầu nguyện cho kẻ giết mình: “Họ ném đá ông Tê-pha-nô, đang lúc ông cầu xin rằng: Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con. Rồi ông quỳ gối xuống, kêu lớn tiếng: Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này. Nói thế rồi, ông an nghỉ”(Cv 7, 59-60). Gương của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II đến thăm và tha thứ cho Ali Agca, kẻ có ý giết Ngài; Thánh nữ Maria Goretti tha thứ cho Alexander…
Gương của các hiền nhân: Khổng Tử chủ trương: “Dĩ đức báo oán.” Đức Phật Thích Ca cũng dạy: “Lấy oán báo oán, oán ấy chập chồng. Lấy đức báo oán, oán ấy tiêu tan.” Còn ông Gandhi, vị anh hùng của dân tộc Ấn Độ thì cho biết: “Luật vàng của xử thế là sự tha thứ lẫn nhau”; “Bất bạo động là luật của loài người, bạo động là luật của loài thú.” Ngoài ra, còn biết bao nhiêu mẫu gương khác, không những chủ trương tha thứ mà còn tha thứ bằng lời nói và hành động cho những kẻ làm hại mình.
Thứ tư, tha thứ là bổn phận của mỗi người Ki-tô hữu: Theo tâm lý bình thường, thì chúng ta yêu thương kẻ yêu thương mình và chúng ta ghét kẻ thủ của chúng ta. Kẻ thù là những người bắt bớ, sỉ nhục, vu khống, đặt điều nói xấu và làm những điều bất công với chúng ta. Vì vậy, để yêu thương những kẻ chúng ta coi là xấu không phải là một việc làm dễ dàng. Nhưng vì là lệnh truyền của Thiên Chúa và lời dạy của Đức Giêsu, cũng như gương sáng của các thánh và của các hiền nhân nên người Ki-tô hữu chúng ta có bổn phận phải thi hành. Chúng ta không những tha thứ mà còn phải cầu nguyện cho họ để họ thay đổi đời sống. Đặc biệt, chúng ta phải làm ơn cho họ, giúp họ nhận ra sai trái để trở về nẻo chính đường ngay. Ngôn sứ Ê-dê-ki-en đã từng nghe Thiên Chúa phán: “Nếu ngươi không báo cho kẻ gian ác biết tội lỗi của nó, không cảnh cáo nó từ bỏ lối sống xấu xa, để nó được sống, thì chính kẻ gian ác sẽ phải chết vì tội lỗi của nó, nhưng Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó” (Ed 3,18).
Tóm lại, chúng ta có bổn phận tha thứ, yêu thương và làm ơn cho kẻ thù, vì đó là lệnh truyền của Thiên Chúa, là lời dạy và gương sáng của Đức Giêsu, của các thánh và của các hiền nhân qua mọi thời đại. Vậy chúng ta hãy đặt mình vào những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống để xét mình xem chúng ta đã thực hiện lời dạy về sự tha thứ như thế nào?
Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết tha thứ cho anh em như Chúa đã từng tha thứ cho chúng con. Amen.
Lm. Anthony Trung thành