Theo tin của Catholic News Agency ngày 27 tháng Hai, năm 2017, Erika Bachiochi, một học giả tại Trung Tâm Đạo Đức Học và Chính Sách Công, và Tiến Sĩ Mary Anne Case, giáo sư luật tại Đại Học Chicago, đã có cuộc tranh luận sôi nổi tại Colorado về vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo. Cả hai đã đối chọi nhau về nhiều khía cạnh từ linh mục phụ nữ tới bản sắc phái tính.
Thực vậy, đối với Erika Bachiochi, Giáo Hội Công Giáo có thể cung cấp một nền thần học phò phụ nữ chân chính, không những che chở và bảo vệ tư thế của nàng như một người phò phụ nữ mà còn thăng tiến khả năng của nàng trong việc trở nên mạnh mẽ trong mọi khía cạnh của đời sống.
Không nên đặt để các đặc điểm hay vai trò lên giới tính
Tiến Sĩ Mary Anne Case nghĩ khác. Bà tin rằng dù phong trào Công Giáo phò phụ nữ có hiện hữu, nhưng Giáo Hội Công Giáo định chế, tức Vatican và Huấn Quyền, thì rõ ràng chống lại phụ nữ.
Hai học giả phụ nữ xuất thân từ hai hậu cảnh khác nhau trên gặp nhau trong cùng một diễn đàn về phong trào phò phụ nữ tại Cuộc Tranh Luận Lớn Lần Thứ Mười của Viện Aquinas về Tư Tưởng Công Giáo, tổ chức tại Boulder, Colorado, ngày 23 tháng Hai năm 2017. Hai người phụ nữ này trình bầy các luận điểm bất đồng về phong trào Công Giáo phò phụ nữ và đối chứng về câu hỏi: Giáo Hội có chống phụ nữ không?
Case trả lời có, còn Bachiochi thì trả lời không.
Trong nhận định mở đầu, Case cho hay: “trong đời tôi, cái Giáo Hội từng biến tôi thành người phò phụ nữ đã phản bội tôi. Theo tôi, Giáo Hội đã làm chúng ta thất vọng, và tôi nghĩ Giáo Hội tương đối mới làm chúng ta thất vọng gần đây thôi. Giáo Hội tiên khởi không hề chống phụ nữ. Các sách Tin Mừng không chống phụ nữ”.
Tuy nhiên, theo Case, khi dứt khoát nói “không” với việc phong linh mục cho phụ nữ hồi thập niên 1970, Giáo Hội đã đóng sập cửa đối với nửa dân số trong Giáo Hội.
“Vấn đề với Giáo Hội Công Giáo là: mọi thẩm quyền đều phát xuất từ việc phong chức. Huấn Quyền không cần chỉ bao gồm đàn ông và các vị Hồng Y”. Case nói thế và gợi ý rằng ít nhất cũng phải cho phép phụ nữ tham dự diễn trình đưa ra quyết định.
Tại cuộc tranh luận, nữ giáo sư luật này mang một huy hiệu trên áo, có từ thập niên 1970, nói rằng: “nếu qúy vị không chịu phong chức cho phụ nữ thì đừng rửa tội cho họ”.
Bà cho hay điều trên nói lên nhiệm cục cứu rỗi: nếu phụ nữ không thể làm linh mục vì họ không phải là hình ảnh của Chúa Kitô, thì làm sao họ được cứu rỗi, vì cứu rỗi chỉ có bao lâu ta là hình ảnh của Chúa Kitô?
Case cũng nhắc đến một số tư tưởng gia vĩ đại nhất của Giáo Hội Công Giáo như Thánh Tôma Aquinô, người từng nói rằng “phụ nữ nhất thiết ở trạng thái tùng phục” và đàn bà là “đàn ông sinh lầm” (misbegotten males). Bà cũng cho rằng bức bích họa “Tạo Dựng Con Người” ở Nhà Nguyện Sistine đúng là tạo dựng đàn ông, chứ không nói chi tới Evà.
Trong 50 năm vừa qua, Case tin rằng Giáo Hội đã bác bỏ ý niệm đàn ông và đàn bà bình đẳng với nhau khi du nhập ý niệm bổ túc, nhất là nhìn theo nền Thần Học Thân Xác của Thánh Giáo Hoàng Gioan Pholô II. Bà cho rằng đặt để các đặc điểm hay vai trò lên từng phái tính là bác bỏ sự bình đẳng của họ.
Bà nói: “Không nên có ý niệm gì liên quan tói vai trò của người nam hay người nữ”. Vì theo Thánh Augustinô, linh hồn vốn không có giới tính.
Người vĩ đại nhất không phải là giáo sĩ mà là vị thánh
Lên tiếng trả lời, Bachiochi nói rằng: “giáo huấn giáo hoàng bác bỏ quan điểm có tính duy yếu tính (essentialist) cho rằng đàn ông và đàn bà sở hữu các đặc điểm cố định hoàn toàn loại bỏ nhau”. Tính dục không lấy mất sự bình đẳng giữa người đàn ông và người đàn bà, nó đơn thuần chỉ làm họ khác biệt mà thôi.
Dù Bachiochi có thời phò chọn lựa (phá thai) và là một nhà duy nữ xã hội chủ nghĩa, nhưng sau đó, bà đã thay đổi các niềm tin của mình để hướng về các giáo huấn và niềm tin của Đạo Công Giáo. Bà đồng ý với Case về một số bình diện; bà nói: “nên có nhiều tiếng nói của phụ nữ hơn trong Giáo Hội”.
Tuy nhiên, các dị biệt đáng kể nhất giữa hai học giả này là về các giáo sĩ và giáo huấn về tính dục. Trong khi Case cho rằng phụ nữ có thể và nên được thụ phong làm linh mục Công Giáo, thì Bachiochi cho rằng ý niệm thụ phong này nặc mùi chủ nghĩa duy giáo sĩ. Bà nói: “là một Kitô hữu đã chịu phép rửa, tôi đâu có kém thế giá gì hơn các linh mục. Linh mục có thế giá thay mặt cho Chúa Kitô trong các bí tích, còn tôi, tôi có thế giá thay mặt cho Người ở mọi lãnh vực khác trong đời tôi”.
Bà nói thêm: quá chú ý tới các linh mục phụ nữ cũng có thể lấy mất những việc làm tốt đẹp mà các phụ nữ chuyên nghiệp và tu trì đang thực hiện bên trong Giáo Hội.
Tuy nhiên, Case nhấn mạnh rằng người đàn ông trong Giáo Hội Công Giáo “có mọi cơ hội…Làm thế nào Giáo Hội không chống lại phụ nữ… nếu phụ nữ không được tham gia việc đưa ra quyết định?”
Về điểm trên, Bachiochi đồng ý cần phải có nhiều tiếng nói phụ nữ hơn trong Giáo Hội, nhưng bà lưu ý: Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân vốn đang tìm các tiếng nói phụ nữ, và nhiều nhà lãnh đạo nổi danh khác như Mary Ann Glendon, người từng phục vụ tại nhiều hội đồng của Tòa Thánh, và Nữ Tu Prudence Allen, R.S.M., một triết gia được bổ nhiệm vào Ủy Ban Thần Học Quốc Tế.
Bachiochi tiếp tục tìm nhiều dị biệt căn bản trong ý niệm hiện đại về phong trào phò phụ nữ (feminism), một ý niệm hiện coi phá thai và ngừa thai là nòng cốt của toàn bộ phong trào. Theo kinh nghiệm riêng của bà, ý niệm này cũng có thể là sự suy sụp đối với phụ nữ.
Thay vào đó, Bachiochi cho rằng phong trào Công Giáo phò phụ nữ quả đang hiện hữu, và được Giáo Hội che chở, nhờ giáo huấn của Giáo Hội về các quyền tính dục và sinh sản, nhất là việc Kế Hoạch Hóa Gia Đình Cách Tự Nhiên.
Bacchiochi nói: “tôi tin rằng Đạo Công Giáo, và nhất là giáo huấn gây tranh cãi về tính dục của Giáo Hội Công Giáo, có tính phò phụ nữ một cách sâu sắc. Chính các giáo huấn về đơn hôn, ly dị, kiểm soát sinh sản, phá thai và sát nhi đã lôi cuốn phụ nữ ở thế kỷ thứ nhất gia nhập đoàn chiên Kitô Giáo”.
Bà nói thêm: “là một kế hoạch phò phụ nữ, Kế Hoạch Hóa Gia Đình Cách Tự Nhiên thực hiện được điều việc phá thai bỏ sót… nó làm đàn ông phải lưu ý tới thực tại”; bà cho rằng nhờ kiểu kế hoạch hóa này, người đàn bà ít bị áp lực phải dùng thuốc viên ngừa thai hay IUD (dụng cụ đặt trong tử cung để ngừa thai) hơn, và người đàn ông bị áp lực nhiều hơn phải chịu trách nhiệm trong hành vi tính dục của họ.
Bà cũng lưu ý rằng Giáo Hội Công Giáo, cách riêng, đã luôn phò phụ nữ, thấy rõ trong việc nhìn nhận các phụ nữ làm thánh, làm các nhà lãnh đạo chính trị, và làm các học giả, trong việc tạo ra các hệ thống giáo dục và chăm sóc y tế xoay quanh lợi ích của phụ nữ.
Ngoài ra, Bachiochi còn nhận định thêm rằng: “Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, được Giáo Hội Công Giáo kính chào là con người nhân bản vĩ đại nhất trong lịch sử. Người vĩ đại nhất giữa chúng ta không phải là các giáo sĩ mà là các vị thánh”.
Thực vậy, đối với Erika Bachiochi, Giáo Hội Công Giáo có thể cung cấp một nền thần học phò phụ nữ chân chính, không những che chở và bảo vệ tư thế của nàng như một người phò phụ nữ mà còn thăng tiến khả năng của nàng trong việc trở nên mạnh mẽ trong mọi khía cạnh của đời sống.
Không nên đặt để các đặc điểm hay vai trò lên giới tính
Tiến Sĩ Mary Anne Case nghĩ khác. Bà tin rằng dù phong trào Công Giáo phò phụ nữ có hiện hữu, nhưng Giáo Hội Công Giáo định chế, tức Vatican và Huấn Quyền, thì rõ ràng chống lại phụ nữ.
Hai học giả phụ nữ xuất thân từ hai hậu cảnh khác nhau trên gặp nhau trong cùng một diễn đàn về phong trào phò phụ nữ tại Cuộc Tranh Luận Lớn Lần Thứ Mười của Viện Aquinas về Tư Tưởng Công Giáo, tổ chức tại Boulder, Colorado, ngày 23 tháng Hai năm 2017. Hai người phụ nữ này trình bầy các luận điểm bất đồng về phong trào Công Giáo phò phụ nữ và đối chứng về câu hỏi: Giáo Hội có chống phụ nữ không?
Case trả lời có, còn Bachiochi thì trả lời không.
Trong nhận định mở đầu, Case cho hay: “trong đời tôi, cái Giáo Hội từng biến tôi thành người phò phụ nữ đã phản bội tôi. Theo tôi, Giáo Hội đã làm chúng ta thất vọng, và tôi nghĩ Giáo Hội tương đối mới làm chúng ta thất vọng gần đây thôi. Giáo Hội tiên khởi không hề chống phụ nữ. Các sách Tin Mừng không chống phụ nữ”.
Tuy nhiên, theo Case, khi dứt khoát nói “không” với việc phong linh mục cho phụ nữ hồi thập niên 1970, Giáo Hội đã đóng sập cửa đối với nửa dân số trong Giáo Hội.
“Vấn đề với Giáo Hội Công Giáo là: mọi thẩm quyền đều phát xuất từ việc phong chức. Huấn Quyền không cần chỉ bao gồm đàn ông và các vị Hồng Y”. Case nói thế và gợi ý rằng ít nhất cũng phải cho phép phụ nữ tham dự diễn trình đưa ra quyết định.
Tại cuộc tranh luận, nữ giáo sư luật này mang một huy hiệu trên áo, có từ thập niên 1970, nói rằng: “nếu qúy vị không chịu phong chức cho phụ nữ thì đừng rửa tội cho họ”.
Bà cho hay điều trên nói lên nhiệm cục cứu rỗi: nếu phụ nữ không thể làm linh mục vì họ không phải là hình ảnh của Chúa Kitô, thì làm sao họ được cứu rỗi, vì cứu rỗi chỉ có bao lâu ta là hình ảnh của Chúa Kitô?
Case cũng nhắc đến một số tư tưởng gia vĩ đại nhất của Giáo Hội Công Giáo như Thánh Tôma Aquinô, người từng nói rằng “phụ nữ nhất thiết ở trạng thái tùng phục” và đàn bà là “đàn ông sinh lầm” (misbegotten males). Bà cũng cho rằng bức bích họa “Tạo Dựng Con Người” ở Nhà Nguyện Sistine đúng là tạo dựng đàn ông, chứ không nói chi tới Evà.
Trong 50 năm vừa qua, Case tin rằng Giáo Hội đã bác bỏ ý niệm đàn ông và đàn bà bình đẳng với nhau khi du nhập ý niệm bổ túc, nhất là nhìn theo nền Thần Học Thân Xác của Thánh Giáo Hoàng Gioan Pholô II. Bà cho rằng đặt để các đặc điểm hay vai trò lên từng phái tính là bác bỏ sự bình đẳng của họ.
Bà nói: “Không nên có ý niệm gì liên quan tói vai trò của người nam hay người nữ”. Vì theo Thánh Augustinô, linh hồn vốn không có giới tính.
Người vĩ đại nhất không phải là giáo sĩ mà là vị thánh
Lên tiếng trả lời, Bachiochi nói rằng: “giáo huấn giáo hoàng bác bỏ quan điểm có tính duy yếu tính (essentialist) cho rằng đàn ông và đàn bà sở hữu các đặc điểm cố định hoàn toàn loại bỏ nhau”. Tính dục không lấy mất sự bình đẳng giữa người đàn ông và người đàn bà, nó đơn thuần chỉ làm họ khác biệt mà thôi.
Dù Bachiochi có thời phò chọn lựa (phá thai) và là một nhà duy nữ xã hội chủ nghĩa, nhưng sau đó, bà đã thay đổi các niềm tin của mình để hướng về các giáo huấn và niềm tin của Đạo Công Giáo. Bà đồng ý với Case về một số bình diện; bà nói: “nên có nhiều tiếng nói của phụ nữ hơn trong Giáo Hội”.
Tuy nhiên, các dị biệt đáng kể nhất giữa hai học giả này là về các giáo sĩ và giáo huấn về tính dục. Trong khi Case cho rằng phụ nữ có thể và nên được thụ phong làm linh mục Công Giáo, thì Bachiochi cho rằng ý niệm thụ phong này nặc mùi chủ nghĩa duy giáo sĩ. Bà nói: “là một Kitô hữu đã chịu phép rửa, tôi đâu có kém thế giá gì hơn các linh mục. Linh mục có thế giá thay mặt cho Chúa Kitô trong các bí tích, còn tôi, tôi có thế giá thay mặt cho Người ở mọi lãnh vực khác trong đời tôi”.
Bà nói thêm: quá chú ý tới các linh mục phụ nữ cũng có thể lấy mất những việc làm tốt đẹp mà các phụ nữ chuyên nghiệp và tu trì đang thực hiện bên trong Giáo Hội.
Tuy nhiên, Case nhấn mạnh rằng người đàn ông trong Giáo Hội Công Giáo “có mọi cơ hội…Làm thế nào Giáo Hội không chống lại phụ nữ… nếu phụ nữ không được tham gia việc đưa ra quyết định?”
Về điểm trên, Bachiochi đồng ý cần phải có nhiều tiếng nói phụ nữ hơn trong Giáo Hội, nhưng bà lưu ý: Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân vốn đang tìm các tiếng nói phụ nữ, và nhiều nhà lãnh đạo nổi danh khác như Mary Ann Glendon, người từng phục vụ tại nhiều hội đồng của Tòa Thánh, và Nữ Tu Prudence Allen, R.S.M., một triết gia được bổ nhiệm vào Ủy Ban Thần Học Quốc Tế.
Bachiochi tiếp tục tìm nhiều dị biệt căn bản trong ý niệm hiện đại về phong trào phò phụ nữ (feminism), một ý niệm hiện coi phá thai và ngừa thai là nòng cốt của toàn bộ phong trào. Theo kinh nghiệm riêng của bà, ý niệm này cũng có thể là sự suy sụp đối với phụ nữ.
Thay vào đó, Bachiochi cho rằng phong trào Công Giáo phò phụ nữ quả đang hiện hữu, và được Giáo Hội che chở, nhờ giáo huấn của Giáo Hội về các quyền tính dục và sinh sản, nhất là việc Kế Hoạch Hóa Gia Đình Cách Tự Nhiên.
Bacchiochi nói: “tôi tin rằng Đạo Công Giáo, và nhất là giáo huấn gây tranh cãi về tính dục của Giáo Hội Công Giáo, có tính phò phụ nữ một cách sâu sắc. Chính các giáo huấn về đơn hôn, ly dị, kiểm soát sinh sản, phá thai và sát nhi đã lôi cuốn phụ nữ ở thế kỷ thứ nhất gia nhập đoàn chiên Kitô Giáo”.
Bà nói thêm: “là một kế hoạch phò phụ nữ, Kế Hoạch Hóa Gia Đình Cách Tự Nhiên thực hiện được điều việc phá thai bỏ sót… nó làm đàn ông phải lưu ý tới thực tại”; bà cho rằng nhờ kiểu kế hoạch hóa này, người đàn bà ít bị áp lực phải dùng thuốc viên ngừa thai hay IUD (dụng cụ đặt trong tử cung để ngừa thai) hơn, và người đàn ông bị áp lực nhiều hơn phải chịu trách nhiệm trong hành vi tính dục của họ.
Bà cũng lưu ý rằng Giáo Hội Công Giáo, cách riêng, đã luôn phò phụ nữ, thấy rõ trong việc nhìn nhận các phụ nữ làm thánh, làm các nhà lãnh đạo chính trị, và làm các học giả, trong việc tạo ra các hệ thống giáo dục và chăm sóc y tế xoay quanh lợi ích của phụ nữ.
Ngoài ra, Bachiochi còn nhận định thêm rằng: “Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, được Giáo Hội Công Giáo kính chào là con người nhân bản vĩ đại nhất trong lịch sử. Người vĩ đại nhất giữa chúng ta không phải là các giáo sĩ mà là các vị thánh”.