Viet Thanh Nguyen là một người Mỹ gốc Việt, sinh tại Việt Nam và lớn lên tại Hoa Kỳ. Ông là một “phó” giáo sư tại Đại Học Nam California. Năm 2015, ông cho xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay, tựa là The Sympathizer (Cảm Tình Viên) và cuốn tiểu thuyết này liên tiếp được các giải thưởng văn chương năm 2015 của Center for Fiction First Novel Prize và của Asian/Pacific American Award for Literature, giải văn chương năm 2016 của PEN/Faulkner Award for Fiction, của Dayton Literary Peace Prize, của Carnegie Medal for Excellence in Fiction, của Edgar Award for Best First Novel, và nhất là của Pulitzer Prize for Fiction.
Ông cũng là tác giả một cuốn sách thuộc lãnh vực học thuật tựa là Race and Resistance (Chủng Tộc và Đối Kháng) và thường xuyên viết truyện ngắn cho các tờ Best New American Voices, TriQuarterly, Narrative, và Chicago Tribune.
Chính vì thế, ông đã gom các câu truyện ngắn trên để xuất bản cuốn The Refugees (Các Người Tị Nạn) do nhà Grove Atlantic phát hành đầu năm 2017. Thầy Trần Quang, một tu sĩ Dòng Tên, đang học ngành nghiên cứu khoa học về ngăn ngừa, tập chú vào các nguy cơ và tính dễ phục hồi (resilience) của tuổi thơ tại Trường Cao Học Giáo Dục Havard, mới đây có cuộc phỏng vấn với nhà văn này, đăng trên tập san Công Giáo America, số ngày 02 tháng Hai, 2017.
Theo Thầy Quang, khi cuốn tiểu thuyết đầu tay đầy tính mạnh dạn và thôi miên The Sympathizer được giải thưởng Pulitzer năm 2016 về văn chương, ông Thanh rất đỗi ngạc nhiên. Cùng gia đình trốn thoát khỏi Việt Nam năm 1975 lúc còn tuổi thơ, Ông Thanh là nhà văn Mỹ gốc Việt đầu tiên lãnh giải Pulitzer. Cuốn The Sympathizer, bằng một văn phong mãnh liệt và châm biếm, đã cho thấy một cuộc đấu tranh với các vấn đề thuộc căn tính và lòng trung thành qua lời thú tội của một nhị trùng điệp viên Cộng Sản trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam, mà có người cho là Phạm Xuân Ẩn, một nhị trùng điệp viên có thật, người sau chiến tranh được Cộng Sản thăng chức thiếu tướng, dù từng cộng tác với bác sĩ Trần Kim Tuyến của Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà và từng được du học ở Hoa Kỳ và gia nhập CIA của Mỹ.
Tháng này, Grove Atlantic cho phát hành cuốn The Refugees của Ông Thanh, một tuyển tập gồm các truyện ngắn ông từng viết trong 17 năm qua, nói về những bóng ma và chủ nghĩa ái quốc, bệnh tâm thần và sự bất trung, và các vai trò phái tính và đồng tính luyến ái cũng như nhiều chủ đề khác nói lên các căng thẳng và phức tạp trong cuộc tìm kiếm căn tính và lòng trung thành của người tị nạn. Các câu truyện này nhân bản hóa (humanize) những người Mỹ gốc Việt không luôn luôn thích ứng với mẫu người “thiểu số tiêu biểu” cứng ngắc. Chúng lấy một phần dân số Mỹ không luôn được máy rađa xã hội quét tới và đem họ ra để được lưu ý.
Thầy Quang vì thế đã nói chuyện với nhà văn họ Nguyễn qua Skype khi ông đang nghỉ lễ Giáng Sinh với gia đình tại San Jose. Cuộc phỏng vấn đã được biên tập và cô đọng.
Nhân bản hóa thù địch
Đối với nhận định của Thầy Quang cho rằng đọc cuốn The Refugees, độc giả khó đoán được ai là “kẻ thù thực sự”, Ông Thanh nói rằng: điều này phản ảnh chính kinh nghiệm của Ông đối với cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ. Có rất nhiều tình huống đến nỗi thực sự không có câu trả lời dễ dãi. Người ta đau khổ vì đủ loại chấn thương. Họ là các chủ thể nhân bản đang cố gắng sống còn ở Hoa Kỳ trong khi phải đương đầu với đủ thứ phức tạp rắc rối với gia đình họ, con cái họ và cả người bạn đời của họ nữa. Một số người có những chọn lựa tốt, nhiều người khác có những chọn lựa xấu và một số người có những chọn lựa mà hậu quả thì tùy bạn nhìn thế nào về chúng.
Đối với nhận định cho rằng tác giả có thiên bẩm trong việc nhân bản hóa các nhân vật thuộc các phe đối nghịch nhau, Ông Thanh cho hay: nhiệm vụ của chúng ta là nhân bản hóa các cộng đồng mà từ đó chúng ta xuất thân đối với những người không biết gì về chúng. Cần phải làm điều này, nhưng cũng rất có tính hạn chế vì các nhà văn không thuộc các nhóm thiểu số không cảm thấy có nghĩa vụ này. Họ không cảm thấy có bổn phận phải nhân bản hóa ai vì ai cũng hiểu tất cả đều là người nhân bản cả rồi. Nếu họ thuộc thành phần đa số và nếu độc giả của họ cũng là thành phần của đa số, thì đâu cần bạn phải giải thích tính nhân bản của cộng đồng bạn làm chi.
Về độc giả được tác giả nhắm, Ông Thanh cho rằng khi cho xuất bản cuốn The Refugees, ông nghĩ tới khá nhiều loại độc giả mà ông muốn nói với, không những người Mỹ nguyên tuyền và người Mỹ gốc Việt, mà còn cả các độc giả có ảnh hưởng tới nhà văn như các nhà bỉnh bút, đại lý và xuất bản. Và điều này khiến Ông mệt nhoài. Ông lo lắng đối với sự nghiệp của mình, danh tiếng của mình, và mọi thứ lo lắng phàm tục… Đối với cuốn The Sympathizer, ông có một loại độc giả rất khác, và loại độc giả này chính là Ông.
Ảnh hưởng giáo dục Công Giáo
Vì chủ đề đức tin, nhất là đạo Công Giáo, xuất hiện nhiều trong The Refugees, nên ông được hỏi những thứ như ảnh tượng, chuỗi Mân Côi có nhiều như trong gia đình Thầy Quang hay không? Ông Thanh nói rằng trong nhà ông, cha mẹ ông đặt ba ảnh tượng sau đây trên tường: ảnh Thánh Gia, ảnh Thánh Têrêxa và ảnh Đức Gioan Phaolô II. Với những điều này, Ông đã lớn khôn, vì cha mẹ Ông là những người Công Giáo rất sùng đạo. Các vị sinh tại Bắc Việt trước năm 1954, rồi sau đó, cùng làn sóng người Công Giáo chạy xuống Miền Nam. Ông được dưỡng dục thành người Công Giáo, đi học trường Công Giáo, rồi học trường Dự Bị Đại Học (prep school) của Dòng Tên, đi Lễ hàng tuần. Thành thử ông lớn lên tràn ngập thần thoại học Công Giáo, nếu đó là điều người ta muốn gọi, nhưng cả nền văn hóa Công Giáo nữa. Oái oăm thay, ông nói, “bất kể mọi tiền bạc và cố gắng mà cha mẹ tôi đã dành cho việc biến tôi thành một người Công Giáo, tôi không phải là một người Công Giáo rất tốt".
Tại trường Dự Bị Đại Học Bellarmine của Dòng Tên tại San Jose, một trường phần lớn dành cho học sinh da trắng và giầu có, Ông có một cảm nghiệm lẫn lộn. Một đàng, giáo dục ở đây tuyệt vời. Ông được đọc đủ mọi thứ mà phần đông người cùng tuổi với ông không được đọc. Ông đọc Faulkner, Joyce, và Karl Marx. Ông được ghi khắc sâu xa các giá trị phục vụ người khác của Dòng Tên và của Đạo Công Giáo, vốn là thành phần quan trọng trong học trình tại Bellarmine, và cái gia sản này còn mãi trong Ông… Nhưng đàng khác, trường này chủ yếu hoàn toàn da trắng, cả học trình phần lớn cũng da trắng, và điều này có một tác động tiêu cực đối với ông và các học sinh da mầu khác vào lúc đó. Ông bảo: “chúng tôi không có ý thức chính trị nào, nên không biết diễn tả mình là ai. Chỉ biết mình khác mà thôi”.
Vì chủ đề căn tính năng được nhắc tới trong cuốn The Refugees, nên tác giả được hỏi những vấn đề về nguồn cội và căn tính, chủng tộc và việc kỳ thị chủng tộc hiện nay ra sao đối với công dân Hoa Kỳ gốc Á Châu, Ông trả lời rằng: thế hệ người trẻ Hoa Kỳ gốc Á Châu hiện nay không có cùng một trải nghiệm như ông trước đây nữa. Họ coi việc làm người Hoa Kỳ gốc Á Châu là điều tự nhiên. Họ luôn được bao quanh bởi người Hoa Kỳ gốc Á Châu, cho nên ít có động lực nào khiến họ phải thắc mắc về căn tính của mình. Họ không bị kỳ thị, thậm chí còn cảm thấy mình như là thành phần của đa số nữa. Rất khác với thời tác giả bước chân vào đại học, nơi ông thích những môn nghiên cứu về người Hoa Kỳ gốc Á Châu hoặc về các nhóm sắc tộc nói chung.
Về các chủ đề trong tác phẩm, Ông Thanh cho biết không giống như The Sympathizer, là cuốn nặng quan điểm dị tính, đàn ông, do đó, hơi kỳ thị phái tính, trong The Refugees, tác giả cố gắng có được một cái nhìn bao quát hơn về dân số học trong cộng đồng Hoa Kỳ gốc Việt Nam.
Dĩ nhiên, vì yếu tố sắc tộc và chủng tộc, cộng đồng trên buộc phải nhìn mình như những người Việt trong một đất nước da trắng. Nhưng trong chính cộng đồng của mình, họ tự định nghĩa mình qua tính dục và phái tính, vị trí của mình như là đàn ông hay đàn bà, con gái hay con trai đang học làm đàn bà hay đàn ông. Họ ý thức rõ các chọn lựa họ đang đưa ra tùy theo phái tính và tính dục của họ. Đó cũng là thành phần của tấn kịch làm người Việt trên đất nước này. Tác giả lớn lên, nghe được nhiều câu truyện về bạo hành gia đình, về cha mẹ lạm dụng con cái, và đàn ông trở về Việt Nam và không trở lại đây nữa vì đã tìm được người bạn đời mới. Và nhiều người đánh mất căn tính của mình vì họ không còn là các gia trưởng nữa.
Tác giả mong người Hoa Kỳ gốc Việt tìm được một điều gì đó có liên quan tới họ trong tác phẩm này. Ông cũng mong tác phẩm được đọc ở Việt Nam, nơi có thật nhiều quan niệm sai lầm về đời sống của người Việt Nam hiện tản mác khắp thế giới.
Ông cũng là tác giả một cuốn sách thuộc lãnh vực học thuật tựa là Race and Resistance (Chủng Tộc và Đối Kháng) và thường xuyên viết truyện ngắn cho các tờ Best New American Voices, TriQuarterly, Narrative, và Chicago Tribune.
Chính vì thế, ông đã gom các câu truyện ngắn trên để xuất bản cuốn The Refugees (Các Người Tị Nạn) do nhà Grove Atlantic phát hành đầu năm 2017. Thầy Trần Quang, một tu sĩ Dòng Tên, đang học ngành nghiên cứu khoa học về ngăn ngừa, tập chú vào các nguy cơ và tính dễ phục hồi (resilience) của tuổi thơ tại Trường Cao Học Giáo Dục Havard, mới đây có cuộc phỏng vấn với nhà văn này, đăng trên tập san Công Giáo America, số ngày 02 tháng Hai, 2017.
Theo Thầy Quang, khi cuốn tiểu thuyết đầu tay đầy tính mạnh dạn và thôi miên The Sympathizer được giải thưởng Pulitzer năm 2016 về văn chương, ông Thanh rất đỗi ngạc nhiên. Cùng gia đình trốn thoát khỏi Việt Nam năm 1975 lúc còn tuổi thơ, Ông Thanh là nhà văn Mỹ gốc Việt đầu tiên lãnh giải Pulitzer. Cuốn The Sympathizer, bằng một văn phong mãnh liệt và châm biếm, đã cho thấy một cuộc đấu tranh với các vấn đề thuộc căn tính và lòng trung thành qua lời thú tội của một nhị trùng điệp viên Cộng Sản trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam, mà có người cho là Phạm Xuân Ẩn, một nhị trùng điệp viên có thật, người sau chiến tranh được Cộng Sản thăng chức thiếu tướng, dù từng cộng tác với bác sĩ Trần Kim Tuyến của Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà và từng được du học ở Hoa Kỳ và gia nhập CIA của Mỹ.
Tháng này, Grove Atlantic cho phát hành cuốn The Refugees của Ông Thanh, một tuyển tập gồm các truyện ngắn ông từng viết trong 17 năm qua, nói về những bóng ma và chủ nghĩa ái quốc, bệnh tâm thần và sự bất trung, và các vai trò phái tính và đồng tính luyến ái cũng như nhiều chủ đề khác nói lên các căng thẳng và phức tạp trong cuộc tìm kiếm căn tính và lòng trung thành của người tị nạn. Các câu truyện này nhân bản hóa (humanize) những người Mỹ gốc Việt không luôn luôn thích ứng với mẫu người “thiểu số tiêu biểu” cứng ngắc. Chúng lấy một phần dân số Mỹ không luôn được máy rađa xã hội quét tới và đem họ ra để được lưu ý.
Thầy Quang vì thế đã nói chuyện với nhà văn họ Nguyễn qua Skype khi ông đang nghỉ lễ Giáng Sinh với gia đình tại San Jose. Cuộc phỏng vấn đã được biên tập và cô đọng.
Nhân bản hóa thù địch
Đối với nhận định của Thầy Quang cho rằng đọc cuốn The Refugees, độc giả khó đoán được ai là “kẻ thù thực sự”, Ông Thanh nói rằng: điều này phản ảnh chính kinh nghiệm của Ông đối với cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ. Có rất nhiều tình huống đến nỗi thực sự không có câu trả lời dễ dãi. Người ta đau khổ vì đủ loại chấn thương. Họ là các chủ thể nhân bản đang cố gắng sống còn ở Hoa Kỳ trong khi phải đương đầu với đủ thứ phức tạp rắc rối với gia đình họ, con cái họ và cả người bạn đời của họ nữa. Một số người có những chọn lựa tốt, nhiều người khác có những chọn lựa xấu và một số người có những chọn lựa mà hậu quả thì tùy bạn nhìn thế nào về chúng.
Đối với nhận định cho rằng tác giả có thiên bẩm trong việc nhân bản hóa các nhân vật thuộc các phe đối nghịch nhau, Ông Thanh cho hay: nhiệm vụ của chúng ta là nhân bản hóa các cộng đồng mà từ đó chúng ta xuất thân đối với những người không biết gì về chúng. Cần phải làm điều này, nhưng cũng rất có tính hạn chế vì các nhà văn không thuộc các nhóm thiểu số không cảm thấy có nghĩa vụ này. Họ không cảm thấy có bổn phận phải nhân bản hóa ai vì ai cũng hiểu tất cả đều là người nhân bản cả rồi. Nếu họ thuộc thành phần đa số và nếu độc giả của họ cũng là thành phần của đa số, thì đâu cần bạn phải giải thích tính nhân bản của cộng đồng bạn làm chi.
Về độc giả được tác giả nhắm, Ông Thanh cho rằng khi cho xuất bản cuốn The Refugees, ông nghĩ tới khá nhiều loại độc giả mà ông muốn nói với, không những người Mỹ nguyên tuyền và người Mỹ gốc Việt, mà còn cả các độc giả có ảnh hưởng tới nhà văn như các nhà bỉnh bút, đại lý và xuất bản. Và điều này khiến Ông mệt nhoài. Ông lo lắng đối với sự nghiệp của mình, danh tiếng của mình, và mọi thứ lo lắng phàm tục… Đối với cuốn The Sympathizer, ông có một loại độc giả rất khác, và loại độc giả này chính là Ông.
Ảnh hưởng giáo dục Công Giáo
Vì chủ đề đức tin, nhất là đạo Công Giáo, xuất hiện nhiều trong The Refugees, nên ông được hỏi những thứ như ảnh tượng, chuỗi Mân Côi có nhiều như trong gia đình Thầy Quang hay không? Ông Thanh nói rằng trong nhà ông, cha mẹ ông đặt ba ảnh tượng sau đây trên tường: ảnh Thánh Gia, ảnh Thánh Têrêxa và ảnh Đức Gioan Phaolô II. Với những điều này, Ông đã lớn khôn, vì cha mẹ Ông là những người Công Giáo rất sùng đạo. Các vị sinh tại Bắc Việt trước năm 1954, rồi sau đó, cùng làn sóng người Công Giáo chạy xuống Miền Nam. Ông được dưỡng dục thành người Công Giáo, đi học trường Công Giáo, rồi học trường Dự Bị Đại Học (prep school) của Dòng Tên, đi Lễ hàng tuần. Thành thử ông lớn lên tràn ngập thần thoại học Công Giáo, nếu đó là điều người ta muốn gọi, nhưng cả nền văn hóa Công Giáo nữa. Oái oăm thay, ông nói, “bất kể mọi tiền bạc và cố gắng mà cha mẹ tôi đã dành cho việc biến tôi thành một người Công Giáo, tôi không phải là một người Công Giáo rất tốt".
Tại trường Dự Bị Đại Học Bellarmine của Dòng Tên tại San Jose, một trường phần lớn dành cho học sinh da trắng và giầu có, Ông có một cảm nghiệm lẫn lộn. Một đàng, giáo dục ở đây tuyệt vời. Ông được đọc đủ mọi thứ mà phần đông người cùng tuổi với ông không được đọc. Ông đọc Faulkner, Joyce, và Karl Marx. Ông được ghi khắc sâu xa các giá trị phục vụ người khác của Dòng Tên và của Đạo Công Giáo, vốn là thành phần quan trọng trong học trình tại Bellarmine, và cái gia sản này còn mãi trong Ông… Nhưng đàng khác, trường này chủ yếu hoàn toàn da trắng, cả học trình phần lớn cũng da trắng, và điều này có một tác động tiêu cực đối với ông và các học sinh da mầu khác vào lúc đó. Ông bảo: “chúng tôi không có ý thức chính trị nào, nên không biết diễn tả mình là ai. Chỉ biết mình khác mà thôi”.
Vì chủ đề căn tính năng được nhắc tới trong cuốn The Refugees, nên tác giả được hỏi những vấn đề về nguồn cội và căn tính, chủng tộc và việc kỳ thị chủng tộc hiện nay ra sao đối với công dân Hoa Kỳ gốc Á Châu, Ông trả lời rằng: thế hệ người trẻ Hoa Kỳ gốc Á Châu hiện nay không có cùng một trải nghiệm như ông trước đây nữa. Họ coi việc làm người Hoa Kỳ gốc Á Châu là điều tự nhiên. Họ luôn được bao quanh bởi người Hoa Kỳ gốc Á Châu, cho nên ít có động lực nào khiến họ phải thắc mắc về căn tính của mình. Họ không bị kỳ thị, thậm chí còn cảm thấy mình như là thành phần của đa số nữa. Rất khác với thời tác giả bước chân vào đại học, nơi ông thích những môn nghiên cứu về người Hoa Kỳ gốc Á Châu hoặc về các nhóm sắc tộc nói chung.
Về các chủ đề trong tác phẩm, Ông Thanh cho biết không giống như The Sympathizer, là cuốn nặng quan điểm dị tính, đàn ông, do đó, hơi kỳ thị phái tính, trong The Refugees, tác giả cố gắng có được một cái nhìn bao quát hơn về dân số học trong cộng đồng Hoa Kỳ gốc Việt Nam.
Dĩ nhiên, vì yếu tố sắc tộc và chủng tộc, cộng đồng trên buộc phải nhìn mình như những người Việt trong một đất nước da trắng. Nhưng trong chính cộng đồng của mình, họ tự định nghĩa mình qua tính dục và phái tính, vị trí của mình như là đàn ông hay đàn bà, con gái hay con trai đang học làm đàn bà hay đàn ông. Họ ý thức rõ các chọn lựa họ đang đưa ra tùy theo phái tính và tính dục của họ. Đó cũng là thành phần của tấn kịch làm người Việt trên đất nước này. Tác giả lớn lên, nghe được nhiều câu truyện về bạo hành gia đình, về cha mẹ lạm dụng con cái, và đàn ông trở về Việt Nam và không trở lại đây nữa vì đã tìm được người bạn đời mới. Và nhiều người đánh mất căn tính của mình vì họ không còn là các gia trưởng nữa.
Tác giả mong người Hoa Kỳ gốc Việt tìm được một điều gì đó có liên quan tới họ trong tác phẩm này. Ông cũng mong tác phẩm được đọc ở Việt Nam, nơi có thật nhiều quan niệm sai lầm về đời sống của người Việt Nam hiện tản mác khắp thế giới.