Semarang –Nam Dương - Hơn 3.000 thanh thiếu niên từ các cộng đồng tôn giáo khác nhau tại Nam Dương đã tập trung tại Semarang, thủ đô của tỉnh Trung Java, Nam Dương để tham dự cuộc họp liên tôn, phát triển thái độ hòa bình, chống lại mọi hình thức cực đoan và bất khoan dung trong xã hội.
Cuộc họp nói trên do Ủy ban Đại kết Liên Tôn của Tổng giáo phận Semarang và của năm trường đại học đứng ra tổ chức vào ngày 5 tháng 3 năm 2017. Trong số 5 trường đại học tham gia có 3 là của Hồi Giáo, một của Công Giáo và một là đại học công.
Các tham dự viên là các thanh niên Nam Dương thuộc 71 cộng đồng khác nhau.
Vị điều hợp buổi họp là Linh mục Lukas Awi Tristanto, thư ký của Ủy ban về các vấn đề toàn cầu và liên tôn của Tổng Giáo phận Semarang,
Giới chức chính quyền tham dự có thị trưởng thành phố Semarang là Hendrar Prihadi. Ông tuyên bố: Những người không chấp nhận đa dạng, hãy đi khỏi Indonesia!"
Nói chuyện với cơ quan tin tức Fides Linh Mục Lukas Awi Trisanto nói rằng sự kiện liên tôn có mục đích chính là "xây dựng tình huynh đệ thật sự và bác bỏ sự tinh thần bất khoan dung". Cha nói thêm "Công Giáo Là thành phần của một cộng đồng tôn giáo ở Indonesia có nghĩa là Công Giáo tuyên xưng đức tin của mình cùng với những người tuyên xưng đức tin của các tôn giáo khác nhau".
Các thanh niên tham dự cam kết kiến tạo yêu thương, tạo tinh thần hòa hợp trong xã hội đa dạng, nhằm xây dựng nền văn minh tình thương cho một xã hội thịnh vượng, tôn trọng phẩm giá và không phân biệt tôn giáo".
Ngoài các mục tiêu tiếp tục xây dựng tình huynh đệ và tình hữu nghị thật sự, tuyên ngôn cuối cùng của phiên họp là "hỗ trợ hiến pháp năm 1945 của Nhà nước Cộng hòa Indonesia về nguyên tắc 'thống nhất quốc gia và tinh thần thống nhất trong đa dạng trong đời sống công cộng của dân chúng.
Một số nhà lãnh đạo tôn giáo tham dự cuộc họp đã phát biểu những suy tư của họ trong cuộc họp trong đó có các vị như K.H. Ubaidullah Achmad của Hồi Hồi giáo, Cha Aloys Budi Purnomo của Công Giáo, Mục Sư Tjahjadi Nugroho của Tin lành, Hòa Thượng Pandita Aggadhammo Warto của Phật Giáo, Cư sĩ Andi Tjiok của Khổng giáo, Đạo Sĩ Nengah Wirta Darmayana của Ấn giáo và Ông Sumarwanto thuộc tôn giáo địa phương.
Hòa Thượng Warto của Phật giáo đã yêu cầu những người trẻ coi sự khác biệt như là một sức mạnh cho sự phát triển của Indonesia;
Đạo sĩ Ấn Giáo Darmayana nói rằng "sự thống nhất của Indonesia được người khác nhận ra khi chính người Indonesia tôn trọng lẫn nhau".
Theo Giáo Sĩ Hồi Giáo Achmad, thì "một tôn giáo bỏ qua sự đa dạng không phải là một tôn giáo thật sự";
Mục SưTjahjadi yêu xin các bạn trẻ "cảm ơn Chúa và cầu nguyện để Indonesia có thể tồn tại được dù có chủ nghĩa cực đoan, khủng bố và không khoan dung";
Còn vị giáo chủ tôn giáo điạ phương là Sumarwato tin rằng những người không khoan dung "là những người không hiểu bản chất thần thánh phổ quát";
Cha Purnomo nhấn mạnh đến nhu cầu "xây dựng một xã hội có tình huynh đệ thực sự, có hạnh phúc, nhân phẩm và hòa bình, bất kể đức tin của mỗi người thuộc tôn giáo nào
Cuộc họp nói trên do Ủy ban Đại kết Liên Tôn của Tổng giáo phận Semarang và của năm trường đại học đứng ra tổ chức vào ngày 5 tháng 3 năm 2017. Trong số 5 trường đại học tham gia có 3 là của Hồi Giáo, một của Công Giáo và một là đại học công.
Các tham dự viên là các thanh niên Nam Dương thuộc 71 cộng đồng khác nhau.
Vị điều hợp buổi họp là Linh mục Lukas Awi Tristanto, thư ký của Ủy ban về các vấn đề toàn cầu và liên tôn của Tổng Giáo phận Semarang,
Giới chức chính quyền tham dự có thị trưởng thành phố Semarang là Hendrar Prihadi. Ông tuyên bố: Những người không chấp nhận đa dạng, hãy đi khỏi Indonesia!"
Nói chuyện với cơ quan tin tức Fides Linh Mục Lukas Awi Trisanto nói rằng sự kiện liên tôn có mục đích chính là "xây dựng tình huynh đệ thật sự và bác bỏ sự tinh thần bất khoan dung". Cha nói thêm "Công Giáo Là thành phần của một cộng đồng tôn giáo ở Indonesia có nghĩa là Công Giáo tuyên xưng đức tin của mình cùng với những người tuyên xưng đức tin của các tôn giáo khác nhau".
Các thanh niên tham dự cam kết kiến tạo yêu thương, tạo tinh thần hòa hợp trong xã hội đa dạng, nhằm xây dựng nền văn minh tình thương cho một xã hội thịnh vượng, tôn trọng phẩm giá và không phân biệt tôn giáo".
Ngoài các mục tiêu tiếp tục xây dựng tình huynh đệ và tình hữu nghị thật sự, tuyên ngôn cuối cùng của phiên họp là "hỗ trợ hiến pháp năm 1945 của Nhà nước Cộng hòa Indonesia về nguyên tắc 'thống nhất quốc gia và tinh thần thống nhất trong đa dạng trong đời sống công cộng của dân chúng.
Một số nhà lãnh đạo tôn giáo tham dự cuộc họp đã phát biểu những suy tư của họ trong cuộc họp trong đó có các vị như K.H. Ubaidullah Achmad của Hồi Hồi giáo, Cha Aloys Budi Purnomo của Công Giáo, Mục Sư Tjahjadi Nugroho của Tin lành, Hòa Thượng Pandita Aggadhammo Warto của Phật Giáo, Cư sĩ Andi Tjiok của Khổng giáo, Đạo Sĩ Nengah Wirta Darmayana của Ấn giáo và Ông Sumarwanto thuộc tôn giáo địa phương.
Hòa Thượng Warto của Phật giáo đã yêu cầu những người trẻ coi sự khác biệt như là một sức mạnh cho sự phát triển của Indonesia;
Đạo sĩ Ấn Giáo Darmayana nói rằng "sự thống nhất của Indonesia được người khác nhận ra khi chính người Indonesia tôn trọng lẫn nhau".
Theo Giáo Sĩ Hồi Giáo Achmad, thì "một tôn giáo bỏ qua sự đa dạng không phải là một tôn giáo thật sự";
Mục SưTjahjadi yêu xin các bạn trẻ "cảm ơn Chúa và cầu nguyện để Indonesia có thể tồn tại được dù có chủ nghĩa cực đoan, khủng bố và không khoan dung";
Còn vị giáo chủ tôn giáo điạ phương là Sumarwato tin rằng những người không khoan dung "là những người không hiểu bản chất thần thánh phổ quát";
Cha Purnomo nhấn mạnh đến nhu cầu "xây dựng một xã hội có tình huynh đệ thực sự, có hạnh phúc, nhân phẩm và hòa bình, bất kể đức tin của mỗi người thuộc tôn giáo nào