(Amsterdam 13/11/2004). Phải chăng quyền tự do ngôn luận và tư tưởng có thể đi xa đến mức chế nhạo những gì là thánh thiêng đối với tha nhân?Cho đến nay, các đền thờ Hồi Giáo tại Utrecht, Breda, Amsterdam, Rotterdam, Huizen và Groningen tại Hòa Lan đã bị phóng hỏa. Ngược lại, các nhà thờ Kitô Giáo tại Amersfoort, Rotterdam, Box meer, và Utrecht cũng bị phóng hỏa như một hành động đáp trả trở lại. Tại Uden, một trường tiểu học Hồi Giáo bị đốt cháy và tại Eindhoven, một trái bom phát nổ tại một trường Hồi Giáo khác.
Tất cả những màn bạo lực trên đã diễn ra sau cái chết của nhà làm phim Hòa Lan Theo van Gogh. Vụ đốt phá mới nhất xảy ra tại một đền thờ Hồi Giáo tại Helden lúc 6 giờ sáng Thứ Bẩy 13/11/2004.
Được biết, nhà làm phim Hòa Lan Theo van Gogh đã thực hiện một cuốn phim nhan đề Submission (Phục tùng) chế riễu người Hồi Giáo về nạn đàn ông đánh đập vợ con trong gia đình và những cuộc hôn nhân ép gả. Cuốn phim đã gây phẫn nộ trong các thành phần Hồi Giáo cực đoan. Do đó, ông đã nhận được nhiều thư và điện thoại dọa giết. Sáng ngày 2/11/2004, trên đường đạp xe đến sở làm, ông Theo van Gogh đã bị một người Hồi Giáo cực đoan Marốc bắn chết bằng nhiều phát súng liên tiếp trước khi bị cắt đứt cuống họng và bị đâm nhiều nhát dao vào ngực. Trong các tài liệu thu được tại hiện trường, cảnh sát tìm thấy những bản văn kêu gọi thánh chiến Hồi Giáo.
Theo van Gogh, cháu ba đời của danh họa Vincent van Gogh, là một nhà làm phim thích châm biếm tôn giáo và đề cao đời sống phóng túng, tự do. Biểu tượng chủ yếu của Theo van Gogh là chai bia với gương mặt ngất ngư vì nhậu. Trước khi làm phim châm biếm Hồi Giáo, Theo van Gogh đã từng làm phim châm biếm Do Thái Giáo và Kitô Giáo. Tuy nhiều người khó chịu với lối trào phúng chế riễu niềm tin người khác của ông, nhưng cũng không có những phản ứng cụ thể nào. Đến khi ông xoay qua chế riễu Hồi Giáo thì mất mạng.
Nhiều người tại Hòa Lan gộp cái chết của ông với vụ giết hại ông Pim Fortuyn, chính trị gia Hòa Lan chống Hồi Giáo ra mặt. Tuy nhiên, có điều khác biệt là ông Pim Fortuyn đã không bị Hồi Giáo cực đoan giết chết nhưng bị một tay thuộc hội bảo vệ súc vật bắn hạ. Dẫu sao, cái chết của Theo van Gogh đã lập tức gây ra một tâm tình bài Hồi Giáo mạnh mẽ tại Hòa Lan và một làn sóng bạo động dữ dội tại quốc gia có tiếng là hiền hòa này.
Hôm thứ Tư tuần qua, các con đường chung quanh quận Schilderwijk của thành phố The Hague đã bị cảnh sát phong tỏa để tấn công vào một căn nhà có các thành phần Hồi Giáo cực đoan. 4 cảnh sát viên bị thương khi các tên khủng bố ném lựu đạn ra. Tiếp theo sau vụ này, hàng loạt các vụ bắt bớ đã diễn ra trên toàn quốc. Cả nước chìm trong lo âu và căng thẳng. Một cuộc phỏng vấn cho thấy 93% dân chúng tin rằng họ có thể là nạn nhân của người Hồi Giáo.
Nhiều người tham gia đóng trong phim cũng đã bị đe dọa. Nữ tài tử chính, cô Ayaan Hirsi Ali, một thiếu nữ Somali trốn sang nước ngoài vì bị gả ép cũng đã nhận được nhiều thư và điện thoại hăm dọa. Cô Ayaan Hirsi Ali đã tuyên bố từ bỏ Hồi Giáo và đang được cảnh sát bảo vệ ở một nơi bí mật.
Trước tình hình đó, từ Ultrech Hội Đồng Giám Mục Hòa Lan đã gởi thư ngỏ cho toàn dân Hòa Lan hôm 11/11/2004. Trong thư, Hội Đồng Giám Mục Hòa Lan đã kêu gọi những người không Hồi Giáo nên có những tiếp xúc thông cảm với những người Hồi Giáo. Các Đức Giám Mục bày tỏ sự tin tưởng rằng đa số người Hồi Giáo tại Hòa Lan không tán thành đường lối bạo lực.
Các Đức Giám Mục Hòa Lan tin rằng chỉ có qua sự tiếp xúc trao đổi với nhau thì các lực lượng tốt lành mới có thể liên kết với nhau để thăng tiến công ích. Trong thư các Đức Giám Mục cũng thông báo việc thành lập một cơ quan mới đặc trách về đối thoại liên tôn. Các vị nhấn mạnh rằng chỉ có một nhóm nhỏ Hồi Giáo cực đoan chủ trương khủng bố còn đại đa số người Hồi Giáo đều chống lại việc sát hại người vô tội.
Tuy nhiên, các Đức Giám Mục cũng nhận xét rằng cộng đồng Hồi Giáo nên tự hỏi xem mình có phân biệt những giải thích đúng đắn hoặc sai lầm về kinh Koran hay không?
Hội Đồng Giám Mục Hòa Lan kêu gọi mọi phe trong xã hội phải có thái độ bình tĩnh và tự chủ. “Tuy cuốn phim của Van Gogh có tính chất bút chiến gây tranh cãi, xúc phạm, gây hấn nhưng sự gây hấn ấy không đủ trầm trọng đến mức có thể biện minh cho các hành vi bạo lực và sự giết người”. Các Đức Giám Mục viết “Xã hội nào không nhân nhượng với sự đối lập thì tỏ ra yếu nhược hơn là mạnh mẽ. Người ta cũng phải đặt câu hỏi phải chăng quyền tự do ngôn luận và tư tưởng có thể đi xa đến mức chế nhạo những gì là thánh thiêng đối với tha nhân. Câu trả lời cho các vấn đề này không thể tìm thấy trong các đạo luật nhưng chỉ có trong lương tâm của mỗi con người”.
Theo thống kê tháng 7/2004, Hòa Lan hiện có 16,318,000 dân. 31% theo Công Giáo, 21% theo Tin Lành, 4.4% theo Hồi Giáo, 3.6% theo các tôn giáo khác, số còn lại tuyên bố mình vô thần.
Tất cả những màn bạo lực trên đã diễn ra sau cái chết của nhà làm phim Hòa Lan Theo van Gogh. Vụ đốt phá mới nhất xảy ra tại một đền thờ Hồi Giáo tại Helden lúc 6 giờ sáng Thứ Bẩy 13/11/2004.
Được biết, nhà làm phim Hòa Lan Theo van Gogh đã thực hiện một cuốn phim nhan đề Submission (Phục tùng) chế riễu người Hồi Giáo về nạn đàn ông đánh đập vợ con trong gia đình và những cuộc hôn nhân ép gả. Cuốn phim đã gây phẫn nộ trong các thành phần Hồi Giáo cực đoan. Do đó, ông đã nhận được nhiều thư và điện thoại dọa giết. Sáng ngày 2/11/2004, trên đường đạp xe đến sở làm, ông Theo van Gogh đã bị một người Hồi Giáo cực đoan Marốc bắn chết bằng nhiều phát súng liên tiếp trước khi bị cắt đứt cuống họng và bị đâm nhiều nhát dao vào ngực. Trong các tài liệu thu được tại hiện trường, cảnh sát tìm thấy những bản văn kêu gọi thánh chiến Hồi Giáo.
Nhà làm phim Theo van Gogh |
Nhiều người tại Hòa Lan gộp cái chết của ông với vụ giết hại ông Pim Fortuyn, chính trị gia Hòa Lan chống Hồi Giáo ra mặt. Tuy nhiên, có điều khác biệt là ông Pim Fortuyn đã không bị Hồi Giáo cực đoan giết chết nhưng bị một tay thuộc hội bảo vệ súc vật bắn hạ. Dẫu sao, cái chết của Theo van Gogh đã lập tức gây ra một tâm tình bài Hồi Giáo mạnh mẽ tại Hòa Lan và một làn sóng bạo động dữ dội tại quốc gia có tiếng là hiền hòa này.
Hôm thứ Tư tuần qua, các con đường chung quanh quận Schilderwijk của thành phố The Hague đã bị cảnh sát phong tỏa để tấn công vào một căn nhà có các thành phần Hồi Giáo cực đoan. 4 cảnh sát viên bị thương khi các tên khủng bố ném lựu đạn ra. Tiếp theo sau vụ này, hàng loạt các vụ bắt bớ đã diễn ra trên toàn quốc. Cả nước chìm trong lo âu và căng thẳng. Một cuộc phỏng vấn cho thấy 93% dân chúng tin rằng họ có thể là nạn nhân của người Hồi Giáo.
Nhiều người tham gia đóng trong phim cũng đã bị đe dọa. Nữ tài tử chính, cô Ayaan Hirsi Ali, một thiếu nữ Somali trốn sang nước ngoài vì bị gả ép cũng đã nhận được nhiều thư và điện thoại hăm dọa. Cô Ayaan Hirsi Ali đã tuyên bố từ bỏ Hồi Giáo và đang được cảnh sát bảo vệ ở một nơi bí mật.
Trước tình hình đó, từ Ultrech Hội Đồng Giám Mục Hòa Lan đã gởi thư ngỏ cho toàn dân Hòa Lan hôm 11/11/2004. Trong thư, Hội Đồng Giám Mục Hòa Lan đã kêu gọi những người không Hồi Giáo nên có những tiếp xúc thông cảm với những người Hồi Giáo. Các Đức Giám Mục bày tỏ sự tin tưởng rằng đa số người Hồi Giáo tại Hòa Lan không tán thành đường lối bạo lực.
Các Đức Giám Mục Hòa Lan tin rằng chỉ có qua sự tiếp xúc trao đổi với nhau thì các lực lượng tốt lành mới có thể liên kết với nhau để thăng tiến công ích. Trong thư các Đức Giám Mục cũng thông báo việc thành lập một cơ quan mới đặc trách về đối thoại liên tôn. Các vị nhấn mạnh rằng chỉ có một nhóm nhỏ Hồi Giáo cực đoan chủ trương khủng bố còn đại đa số người Hồi Giáo đều chống lại việc sát hại người vô tội.
Tuy nhiên, các Đức Giám Mục cũng nhận xét rằng cộng đồng Hồi Giáo nên tự hỏi xem mình có phân biệt những giải thích đúng đắn hoặc sai lầm về kinh Koran hay không?
Hội Đồng Giám Mục Hòa Lan kêu gọi mọi phe trong xã hội phải có thái độ bình tĩnh và tự chủ. “Tuy cuốn phim của Van Gogh có tính chất bút chiến gây tranh cãi, xúc phạm, gây hấn nhưng sự gây hấn ấy không đủ trầm trọng đến mức có thể biện minh cho các hành vi bạo lực và sự giết người”. Các Đức Giám Mục viết “Xã hội nào không nhân nhượng với sự đối lập thì tỏ ra yếu nhược hơn là mạnh mẽ. Người ta cũng phải đặt câu hỏi phải chăng quyền tự do ngôn luận và tư tưởng có thể đi xa đến mức chế nhạo những gì là thánh thiêng đối với tha nhân. Câu trả lời cho các vấn đề này không thể tìm thấy trong các đạo luật nhưng chỉ có trong lương tâm của mỗi con người”.
Theo thống kê tháng 7/2004, Hòa Lan hiện có 16,318,000 dân. 31% theo Công Giáo, 21% theo Tin Lành, 4.4% theo Hồi Giáo, 3.6% theo các tôn giáo khác, số còn lại tuyên bố mình vô thần.