Cần bảo vệ hơn
GENEVA (ZENIT. org). - Đây là bài phát biểu đưa ra tuần này do Tổng Giám mục Diarmuid Martin, quan sát viên thường trực của Toà Thánh tại cơ quan U. N. Geneva, trong khóa hợp thứ 53 của Ủy ban Quản trị Chương trình Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn
* * *
Những cơ chế về nơi an toàn và bảo vệ quốc tế là trong số những thu thập chính thuộc nền văn hóa pháp lý hiện nay. Những cơ chế đó đã cung cấp một dây cứu đắm thật sự cho hàng triệu người trên những năm qua, trong mỗi lục địa. Không nên làm yếu đi các cơ chế đó.
Vì những hoàn cảnh thay đổi, và vì cần thiết phải bảo đảm rằng những cơ cấu bảo vệ phải hợp thời và vẫn thích đáng với những điều kiện tiến hóa, nên ý nghĩa của những cơ chế sự an toàn và bảo vệ quốc tế không những phải còn nguyên vẹn, nhưng đúng hơn phải được nâng cao.
Toà Thánh nhìn nhận tầm quan trọng những cuộc hội đàm toàn cầu đã thực hiện mấy năm qua, cao điểm là chấp nhận Chương Trình Nghị Sự cho việc Bảo vệ.
Mục đích Chương Trình Nghị Sự để Bảo vệ, mà tự nó không phải là văn kiện trói buộc theo pháp lý, không phải thay thế những dụng cụ pháp lý quốc tế cơ bản liên quan tới sự bảo vệ và nơi trú an toàn. Mục đích đó là bảo đảm cho những phương tiện này được áp dụng đầy đủ trong những hoàn cảnh thay đổi ngày nay. Chương Trình Nghị Sự phải là một điểm xuất phát cho quá trình tiếp tục của sự hợp tác bảo đảm cách nhiệt tình, là cơ chế bảo vệ thật sự đáp ứng những nhu cầu và hoàn cảnh thay đổi của thời chúng ta, đặt những nhu cầu cụ thể người tị nạn trong trung tâm Chương Trình
Khái niệm hợp tác là ở tại trung tâm Chương Trình Nghị Sự Bảo vệ. Quá trình thực hiện Chương Trình Nghị Sự bắt buộc phải bao hàm việc thiết lập những sự chung phần mới để cộng tác và chia sẻ gánh nặng. Dĩ nhiện, bên trong quá trình này, Ủy ban Quản trị phải giữ vai trò đặc biệt.
Phái đoàn Toà Thánh mốn nêu lên hai vấn đề riêng biệt cần đến sự chú ý cho tương lai:
1) Mối liên kết " di cư-trú ẩn" phải được xử lý khẩn cấp và hệ thống. Sự toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi, và bắt buộc dẫn tới, một sự hiểu biết mới về chỗ di cư. Đúng lúc khi có sự hiểu biết ngày càng tăng về sự kiện các chính sách di cư thông minh, cởi mở và trong sáng hơn, có thể có lợi cho cả hai nền kinh tể đã phát triển và đang phát triển, thì thường thiếu lòng can đảm chính trị tương ứng cần thiết để xử lý vấn đề.
Nơi nào những chính sách di cư quân bình không đặt đúng chỗ, việc bảo vệ của cơ chế nơi trú ẩn không tránh khỏi lâm nguy, hoặc do lạm dụng những thủ tục trú ẩn--kể cả do những người buôn bán và buôn lậu các nhân vị cách vô lương tâm-- hay là do các chính phủ giải thích hạn định không cần thiết những qui định quốc tế. Sự thiếu những chính sách thông minh di cư chỉ gia tăng khả năng buôn người, , đang khi những tài nguyên rộng lớn bị hướng tới việc chống lại phong trào của những người trên thực tế có thể đóng góp hữu ích cho tiến triển kinh tế và xã hội trong nước chủ nhà.
2) Một vấn đề khác đòi hỏi sự chú ý khẩn cấp là vấn đề bảo vệ trẻ em. Những trẻ em tị nạn, gòm các thanh niên dưới 18, làm thành lối 45% con số những người tị nạn. Các em liệt vào số những kẻ bị tổn thương nhất trong dân tị nạn. Những lời tuyên bố nghiêm chỉnh liên quan tới sự khai thác tình dục các em tị nạn, chỉ rõ cần phải luôn luôn duyêt lại các chính sách của UNHCR và tất cả những người cùng phe với nó trong lãnh vực này. Chúng tôi đánh giá cao những bước đầu đã thực thi về phương diện này, nhưng còn phải làm nhiều.
Những qui luật và những chỉ dẫn mới để thực hành, dầu cần thiết, tự nó, không cung cấp một sự trả lời cho thách đố này. Một sự thay đổi văn hóa cơ bản là điều cần. Sự khai thác tình dục trong những hoàn cảnh khẩn cấp không thể tránh được. Sự bạo hành tình dục không phải là một chiều kích xung đột không thể tránh.
Cộng đồng các quốc gia ngày nay khẳng định, với sự mạnh mẻ đổi mới, rằng việc sử dụng có hệ thống sự bạo hành tình dục trong sự xung đột có vũ khí là một tội ác chống nhân loại. Phải khẳng định cũng rõ rệt như vậy là việc khai thác tình dục, của những trẻ em hay thanh niên, do những người điều hành nhân đạo vẫn không thể chấp nhận được.
Một chiều kích cực kỳ quan trọng của bất cứ sự hiện diện nào của Liên hiệp Quốc ngày nay phải là để minh chứng cho các tiêu chuẩn, trong trường hợp này cho các tiêu chuẩn quốc tế cao được chấp thuận về cách ứng xử nghề nghiêp, cũng như cho những quyền nhân bản quốc tế và cho những tiêu chuẩn công lý.
Những người tị nạn không chỉ là khách hàng của những công nhân nhân đạo. Họ là những người bị xúc phạm trong phẩm giá của mình, thường là trong tuổi non nớt. Múc đích của sự bảo vệ quốc tế là cung cấp cho họ khoảng không gian trong đó cho họ phục hồi cảm giác của họ về phẩm giá và danh dự.
Khi làm việc với các trẻ em tị nạn, phải đặc biệt lưu tâm tới gia đình. Những gia đình trong các hoàn cảnh tị nạn phải được sư nâng đỡ tài chánh và hậu cần tối thiểu cần thiết để họ điều hành như những gia đình.
Việc cung cấp những tiêu chuẩn có thể đạt được cao nhất về giáo dục, sẽ là một chiều kích cơ bản của việc bảo vệ. Tăng cường khả năng của các gia đình, đang khi họ sống trong những hoàn cảnh tị nạn, để thực hiện những trách nhiệm giáo dục và chăm sóc của họ, sẽ giúp họ hiến cho con cái một môi trường thiên nhiên chăm sóc và bảo vệ. Điều đó cũng giúp các gia đình ấy sau này có thể góp phần xây dựng một xã hội vững mạnh khi họ trở lại đời sống bình thường.
GENEVA (ZENIT. org). - Đây là bài phát biểu đưa ra tuần này do Tổng Giám mục Diarmuid Martin, quan sát viên thường trực của Toà Thánh tại cơ quan U. N. Geneva, trong khóa hợp thứ 53 của Ủy ban Quản trị Chương trình Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn
* * *
Những cơ chế về nơi an toàn và bảo vệ quốc tế là trong số những thu thập chính thuộc nền văn hóa pháp lý hiện nay. Những cơ chế đó đã cung cấp một dây cứu đắm thật sự cho hàng triệu người trên những năm qua, trong mỗi lục địa. Không nên làm yếu đi các cơ chế đó.
Vì những hoàn cảnh thay đổi, và vì cần thiết phải bảo đảm rằng những cơ cấu bảo vệ phải hợp thời và vẫn thích đáng với những điều kiện tiến hóa, nên ý nghĩa của những cơ chế sự an toàn và bảo vệ quốc tế không những phải còn nguyên vẹn, nhưng đúng hơn phải được nâng cao.
Toà Thánh nhìn nhận tầm quan trọng những cuộc hội đàm toàn cầu đã thực hiện mấy năm qua, cao điểm là chấp nhận Chương Trình Nghị Sự cho việc Bảo vệ.
Mục đích Chương Trình Nghị Sự để Bảo vệ, mà tự nó không phải là văn kiện trói buộc theo pháp lý, không phải thay thế những dụng cụ pháp lý quốc tế cơ bản liên quan tới sự bảo vệ và nơi trú an toàn. Mục đích đó là bảo đảm cho những phương tiện này được áp dụng đầy đủ trong những hoàn cảnh thay đổi ngày nay. Chương Trình Nghị Sự phải là một điểm xuất phát cho quá trình tiếp tục của sự hợp tác bảo đảm cách nhiệt tình, là cơ chế bảo vệ thật sự đáp ứng những nhu cầu và hoàn cảnh thay đổi của thời chúng ta, đặt những nhu cầu cụ thể người tị nạn trong trung tâm Chương Trình
Khái niệm hợp tác là ở tại trung tâm Chương Trình Nghị Sự Bảo vệ. Quá trình thực hiện Chương Trình Nghị Sự bắt buộc phải bao hàm việc thiết lập những sự chung phần mới để cộng tác và chia sẻ gánh nặng. Dĩ nhiện, bên trong quá trình này, Ủy ban Quản trị phải giữ vai trò đặc biệt.
Phái đoàn Toà Thánh mốn nêu lên hai vấn đề riêng biệt cần đến sự chú ý cho tương lai:
1) Mối liên kết " di cư-trú ẩn" phải được xử lý khẩn cấp và hệ thống. Sự toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi, và bắt buộc dẫn tới, một sự hiểu biết mới về chỗ di cư. Đúng lúc khi có sự hiểu biết ngày càng tăng về sự kiện các chính sách di cư thông minh, cởi mở và trong sáng hơn, có thể có lợi cho cả hai nền kinh tể đã phát triển và đang phát triển, thì thường thiếu lòng can đảm chính trị tương ứng cần thiết để xử lý vấn đề.
Nơi nào những chính sách di cư quân bình không đặt đúng chỗ, việc bảo vệ của cơ chế nơi trú ẩn không tránh khỏi lâm nguy, hoặc do lạm dụng những thủ tục trú ẩn--kể cả do những người buôn bán và buôn lậu các nhân vị cách vô lương tâm-- hay là do các chính phủ giải thích hạn định không cần thiết những qui định quốc tế. Sự thiếu những chính sách thông minh di cư chỉ gia tăng khả năng buôn người, , đang khi những tài nguyên rộng lớn bị hướng tới việc chống lại phong trào của những người trên thực tế có thể đóng góp hữu ích cho tiến triển kinh tế và xã hội trong nước chủ nhà.
2) Một vấn đề khác đòi hỏi sự chú ý khẩn cấp là vấn đề bảo vệ trẻ em. Những trẻ em tị nạn, gòm các thanh niên dưới 18, làm thành lối 45% con số những người tị nạn. Các em liệt vào số những kẻ bị tổn thương nhất trong dân tị nạn. Những lời tuyên bố nghiêm chỉnh liên quan tới sự khai thác tình dục các em tị nạn, chỉ rõ cần phải luôn luôn duyêt lại các chính sách của UNHCR và tất cả những người cùng phe với nó trong lãnh vực này. Chúng tôi đánh giá cao những bước đầu đã thực thi về phương diện này, nhưng còn phải làm nhiều.
Những qui luật và những chỉ dẫn mới để thực hành, dầu cần thiết, tự nó, không cung cấp một sự trả lời cho thách đố này. Một sự thay đổi văn hóa cơ bản là điều cần. Sự khai thác tình dục trong những hoàn cảnh khẩn cấp không thể tránh được. Sự bạo hành tình dục không phải là một chiều kích xung đột không thể tránh.
Cộng đồng các quốc gia ngày nay khẳng định, với sự mạnh mẻ đổi mới, rằng việc sử dụng có hệ thống sự bạo hành tình dục trong sự xung đột có vũ khí là một tội ác chống nhân loại. Phải khẳng định cũng rõ rệt như vậy là việc khai thác tình dục, của những trẻ em hay thanh niên, do những người điều hành nhân đạo vẫn không thể chấp nhận được.
Một chiều kích cực kỳ quan trọng của bất cứ sự hiện diện nào của Liên hiệp Quốc ngày nay phải là để minh chứng cho các tiêu chuẩn, trong trường hợp này cho các tiêu chuẩn quốc tế cao được chấp thuận về cách ứng xử nghề nghiêp, cũng như cho những quyền nhân bản quốc tế và cho những tiêu chuẩn công lý.
Những người tị nạn không chỉ là khách hàng của những công nhân nhân đạo. Họ là những người bị xúc phạm trong phẩm giá của mình, thường là trong tuổi non nớt. Múc đích của sự bảo vệ quốc tế là cung cấp cho họ khoảng không gian trong đó cho họ phục hồi cảm giác của họ về phẩm giá và danh dự.
Khi làm việc với các trẻ em tị nạn, phải đặc biệt lưu tâm tới gia đình. Những gia đình trong các hoàn cảnh tị nạn phải được sư nâng đỡ tài chánh và hậu cần tối thiểu cần thiết để họ điều hành như những gia đình.
Việc cung cấp những tiêu chuẩn có thể đạt được cao nhất về giáo dục, sẽ là một chiều kích cơ bản của việc bảo vệ. Tăng cường khả năng của các gia đình, đang khi họ sống trong những hoàn cảnh tị nạn, để thực hiện những trách nhiệm giáo dục và chăm sóc của họ, sẽ giúp họ hiến cho con cái một môi trường thiên nhiên chăm sóc và bảo vệ. Điều đó cũng giúp các gia đình ấy sau này có thể góp phần xây dựng một xã hội vững mạnh khi họ trở lại đời sống bình thường.