CHUUYẾN VIẾNG THĂM AI CẬP ‘‘HIỆP NHẤT và HUYNH ĐỆ’’ CỦA ĐGH PHANXICÔ

ĐGH Phanxicô đã hoàn tất viếng thăm Ai Cập trong hai ngày 28 và 29.4. 2027 . Đây là chuyến viếng thăm thứ 18 ngoài nước Ý, nước thứ 28. Các chuyến thăm trước ĐGH đã thăm 6 nước Hồi Giáo. Lúc đi, ĐTC đã trình bày trên máy bay cuộc viếng thăm này là chuyến công du ‘‘hiệp nhất và huynh đệ’’ và cũng là chuyến đi ‘‘khá bận rộn’’. Giáo Hội Ai Cập phổ biến Logo của cuộc viếng thăm : nền là sông Nil, Kim Tự Tháp và tượng nhân sư Gizeh. ĐGH cười hiện lên, dơ tay chào, chim bồ câu bay trước mặt. Bên cạnh là hình trăng lưỡi liềm và Thánh Giá. Dưới Logo ghi khẩu hiệu ‘‘Giáo Hoàng của hòa bình trong đất nước Ai Cập hòa bình’’ (Pope of Peace in Egypt of Peace). Logo mang ý nghĩa liên tôn.

Giới quan sát cho đây là chuyến đi nguy hiểm, gây nhiều chú ý nhất, nhưng được nhiều tiếng vang nhất. Chuyến viếng lần này ĐGH đã theo vết chân Thánh Phanxico Assisi, năm 1219. Mục đích muốn chấm dứt thập tự chinh, đầy lý tưởng mà Kitô hữu lo sợ Thánh Phanxicô bị giết. Hai chuyến đi có nguy hiểm như nhau. Được biết Lễ Lá vừa rồi (10g, 9.4.2017) có vụ nổ tự sát, tại nhà thờ thánh George, phụ cận Ai Cập ở Tanta và Alexandria, khiến 45 chết và 125 bị thương.

Trước khi rời Roma, 27.4, ĐTC đã đến dâng hoa viếng Đức Mẹ tại Đền Đức Bà Cả, lần thứ 46. Được biết, trước và sau chuyến đi, ĐTC đều ghé thăm Đức Mẹ. Sáng 28.4, trước khi đi, ĐGH đã gặp nhóm 9 người tỵ nạn Ai Cập.

Trong hai ngày, ĐGH tham dự 3 buổi quan trọng : Hội nghị liên tôn hòa bình, tiếp kiến Thượng Phụ Chính Thống giáo Ai Cập (= Copte) Tawadros II và gặp gỡ cộng đoàn Công Giáo.

Chuẩn bị cho chuyến đi

Chính phủ đã tổ chức an ninh rất chặt chẽ, có cảnh sát đồng phục lẫn thường phục, trực thăng trên trời. Những con đường xe ĐGH đi qua, cảnh sát đứng khoảng cách 1 mét, ngay cả trên mái nhà hay lầu cao. Sân vận động, cảnh sát dùng máy dò kim loại kiểm soát xe và người ra vào.

Trước khi đi, 24.4.2017, một thông điệp gửi cho Ai Cập, ĐGH viết : Tôi thực sự vui mừng đến như người bạn, sứ giả hòa bình, hành hương tại đất nước, cách đây 2 ngàn năm đã cho Thánh Gia tị nạn khi trốn chạy Herođe (x. Mt 2,1-16). Tôi hân hạnh viếng thăm đất nước mà Thánh Gia thăm viếng. Tôi mong ước cuộc thăm này là vòng tay ôm an ủi và khích lệ cho tất cả các tín hữu Trung Đông. Một sứ điệp thân hữu, và qúi mến đối với mọi người dân Ai Cập và trong vùng. Sứ điệp huynh đệ và hòa giải với mọi người con Abraham. Đặc biệt Hồi giáo. Trong đó Ai Cập chiếm hàng đầu. Tôi cầu mong, chuyến đi này, đóng góp giá trị cho cuộc đối thoại liên tôn Hồi giáo, và đại kết với Chính Thống Ai Cập.

Thế giới chúng ta bị bạo lực xâu xé, vào trọng tâm đất nước quí vị. Đang cần hòa bình, tình thương và lòng thương xót. Cần người kiến tạo hòa bình và tự do giải thoát, cần người can

đảm biết học hỏi từ quá khứ, xây dựng, không khép kín. Cần người bắc cầu hòa bình, đối thoại công lý và nhân đạo (Radio Vatican, 25.4.2017)

Chuyến đi quá sức nguy hiểm

Ai Cập có 85. 300. 000 dân, 90 % Hồi giáo Sunni, 9% Chính Thống, Công Giáo được 272. 000. Ai Cập là quốc gia nguy hiểm hàng đầu cho Kitô hữu hơn Iraq và Syrie. Chỉ trong tháng 2.2017, Kitô hữu ở Sinai, đã bồng bế chạy giặc Hồi Giáo, sau khi họ giết 7 Kitô hữu bằng súng, thiêu sống hay dao các em nhỏ, kèm theo những lời đe dọa. Từ Lễ ĐM Lên Trời 15.8.2013, trong một ngày, 36 nhà thờ trong thủ đô Cairo bị đốt phá, các đồn cảnh sát bị giết không còn ai. Các dinh thự chính phủ bị đốt phá, cảnh sát và viên chức được lệnh bắn trả để tự vệ. Ngày 18.4.2017, Is đã tấn công tu viện thánh Catherine ở núi Sinai, 1 cảnh sát chết, 4 đàn ông bị thương, gia tăng áp lực lên chuyến công du của ĐGH.

Vì vậy, Ai Cập trong mấy năm qua ảnh hưởng nhiều tới du lịch, các chuyến bay ngưng trệ. Chính phủ mong chuyến viếng thăm này cải thiện khuôn mặt suy giảm trầm trọng này.

Giáo Hội Công Giáo Ai Cập (Coptic = Ai Cập) nhỏ bé bên gần 10 triệu Chính Thống Giáo. Đứng đầu Chính Thống Copic (Ai Cập) gọi là giáo hoàng (pope). Còn đứng đầu các Chính Thống khác gọi là Thượng Phụ. Theo truyền thuyết, Thánh Marco đi rao giảng Tin Mừng, ở Alexandria, dọc đường dép đứt quai, vào nhà Ananias, người thợ giầy sửa cho. Chẳng may Ananias đứt tay. Ananias kêu ‘‘Ôi thần Duy Nhất ơi’’. Thánh Marco chữa lành và giải thích Thần Duy Nhất là ai. Ananias mời về nhà. Cả nhà chịu phép Rửa. Sau nhiều người cùng theo. Nhà Ananias là trở thành địa điểm truyền giáo, gặp gỡ các tín hữu. Năm 62, thánh Marco đi truyền giáo tại Pentapolis, Thánh Marco truyền chức giám mục cho Ananias. Sau khi Thánh Phêrô và Phaolo tử đạo, Thánh Marco đã tuyền chức thêm 3 linh mục và 7 phó tế, phụ giúp Ananias. Năm 68, đang khi Thánh Marco cầu nguyện, bị người thờ ngẫu tượng bắt giam, hành hạ tới chết. Ngài được coi là giáo hoàng đầu tiên, Đức Tawadros là giáo hoàng 118. (Vietcatholic.net/ News, 27.4.2017)

Ngày đầu, 28.4.2017, 14g, ĐTC tới phi trường quốc tế Cairo. Sau nghi thức đón tiếp ngoại giao, do thủ tướng chính phủ. ĐTC đã được TT Abbel-Fattah El Sssi, đón tiếp trọng thể tại dinh Heliopolis. Trên đường đi, bằng xe Golf, không sợ nguy hiểm, ĐTC còn quay cửa xe chào thăm dân chúng chào đón hai bên đường. Bích chương ‘‘Đức Giáo Hoàng của hoà bình’’ được căng, cầm tay đầy đường phố, đông người. Cờ Ai Cập, Vatican luôn luôn vẫy chào vị khách quí. Được biết, trước khi đi, ĐGH đã từ chối ngồi xe thiết giáp trong di chuyển.

Tại dinh Tổng Thống, ĐTC bày tỏ cám ơn các cấp chính và giáo quyền. ĐGH đề cao Ai Cập là vùng đất giao ước. Trung tâm của ‘10 điều răn’’, chớ giết người (Ex 20, 13). Về hòa bình, ĐGH khẳng định trong thế giới mỏng manh và phức tạp ‘‘thế chiến đang diễn ra từng mảng’’. Tôn giáo thuộc về Thiên Chúa, và quốc gia thuộc mọi người. ĐTC trưng dẫn để có hòa bình : Thiên Chúa ghét ‘‘ người thích bạo lực’’ (Tv 11, 5). ‘‘ Phúc cho ai kiến tạo hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa’’ (Mt 5, 9). Hiến pháp Ai Cập, năm 2014, điều 5 ghi : Mọi người có thể tin và sống hòa bình với người khác, chia sẻ giá trị căn bản con người, tôn trọng tự do và đức tin. ĐTC phân định ‘‘người dân có quyền tự do tôn giáo và ngôn luận’’ (Tuyên ngôn QT Nhân Quyền và được ghi trong Hiến Pháp Ai Cập, năm 2014, ch. 3)

I. THAM DƯ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ HÒA BÌNH,

Lúc 4g chiều, 28.4.2017. ĐTC đến tham dự hội nghị Quốc Tế Hòa Bình, tại Đại học Al Azhar. Tiếng Ai Cập là Huy hoàng và Sáng ngời. Xây năm 969, có 300 ngàn sinh viên. Viện trưởng là đại Imam Ahmed el-Tayyeb, 71 tuổi, tiến sỹ Triết, Sorbonne. Hội nghị đón tiếp 300 thành viên lãnh đạo và giáo sư Hồi giáo khắp nơi.

Diễn văn chào mừng, viện trưởng đại Imam Ahmed el-Tayyeb, nói đến thảm trạng do chiến tranh : sinh mạng bị chết, buôn bán vũ khí, tàn phá thiên nhiên. Tạo nên căng thẳng, nổi dậy, xung đột, phe phái. Đại Imam đề cao xây dựng hòa bình. Bằng luân lý, tình huynh đệ, bác ái thông cảm của con cái Allah.

ĐTC, trong diễn văn, đề cao tầm quan trọng của đối thoại liên tôn mưu cầu hòa bình. Ba đường hướng căn bản cho hòa bình : đối thoại là căn bản bảo vệ căn tính, can đảm đón nhận người khác và ý hướng chân thành.

Chiều, ĐTC gặp chính giới và tôn giáo. Diễn văn, ĐTC khuyến khích và dựa vào thiên tài Ai Cập để vun sới hòa bình. Ngài cho rằng, Ai Cập có nhiệm vụ đặc thù là tăng cường và củng cố hòa bình ngay trên lãnh thổ mình, và Ai Cập có thêm nhiệm vụ không ai thiếu ăn, tự do và công bằng xã hội.

Theo Ngài, hành vi bạo lực chỉ gây đau khổ, bất công. Nhiều người thanh thiếu niên, cảnh sát, Kitô hữu, đã hiến mạng sống để bảo vệ Ai Cập và mọi ‘‘nạn nhân vô danh của nhiều hình thức cực đoan khủng bố’’. Mở đầu, ĐTC nói tiếng Ả Rập ‘Misr Um al-dunya (Ai Cập là mẹ thế giới) với lời chúc kết thúc ‘‘As-salamu Alaykum’’ (Chúc qúi vị bình an)

II. THĂM TÒA THƯỢNG PHỤ CHÍNH THỐNG AI CẬP (COPTIC)

Chiều 28.4, 6 giờ, ĐTC gặp, tiếp kiến riêng Thượng phụ Cope Chính Thống Tawardros II, 65 tuổi, giám mục từ 1997, tại tòa Thượng Phụ Chính Thống Copte, trong khu cổ có nhà thờ Thánh Marco, tỏ tình liên đới với Giáo Hội chịu nhiều đau khổ.

Diễn văn ĐGH nhắc lại : tuyên bố chung giữa ĐGH Phaolo VI và Đức Thượng phụ Shenauda III, 10.5.1973, lần gặp gỡ giữa ngài với Đức Thượng Phụ ở Roma, 10.5.2013, và lần gặp gỡ hôm nay : Chúng ta đều thuộc về Thiên Chúa để ‘‘tất cả nên một…để thế giới có thể tin’’ (Ga 17, 21). Chúng ta không thể viện cớ dẫn giải vì truyền thống mà xa cách lẫn nhau. Không nên để mất thời gian cho sự hiệp thông (diễn văn gặp giữa Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, 25.2. 2000). Do đó, cần có đại kết hiệp thông liên hệ sống động bắt nguồn từ đức tin mà chúng ta tuyên xưng. Tóm lại : ‘‘một Chúa, đức tin, phép Rửa duy nhất (Eph 4,5)

Trong cuộc hành trình này Chúa khuyên chúng ta kiên trì. Chúng ta không cô đơn mà đồng hành trở thành sống động của ‘‘Giêrusalem trên trời’’ (Gl 4, 26)

Lịch sử đầy ấn tượng về thánh thiên của mảnh đất được nổi bật nhờ hy sinh của các vị Tử Đạo. Nảy sinh như hồng phúc của Chúa. Nhờ đó các dấu hiệu vĩ đại đã từng xảy ra ở Ai Cập và Biển Đỏ (x. Tv 106, 21-22). Với tôn kính di sản chung này, tôi đến đây như người hành hương đến mảnh đất mà Chúa đã đến viếng thăm.

Thưa Đức Thượng Phụ, người anh em rất thân mến. Xin Chúa cho chúng ta ơn cùng nhau lên đường của hiệp thông, sứ giả hòa bình. (Vietcatholique News. 30.4.2017)

Sau cuộc thăm này, Hai vị đã ký tuyên ngôn chung, nhấn mạnh đến Bí tích rửa tội chung và quyết tâm cho đại kết hai Giáo Hội .

Sau đó, hai phái đoàn đến nhà thờ Thánh Phêrô, xa 100 mét, tham dự chung buổi cầu nguyện đại kết và tưởng niệm các vị tử đạo. ĐGH đã đặt tay trên bức tường có 20 người bị giết, vào 12.2016

III. CỬ HÀNH THÁNH LỄ VỚI CỘNG ĐOÀN Công Giáo

Trưa thứ bảy, 12g, 29.4. 2017. Tại sân vậng động quốc phòng, ngoại ô, ước lượng 25.000 gồm linh mục, tu sỹ và người Công Giáo tham dự lễ ngoài trời. Thánh lễ bằng tiếng Latin, Ý và Ai Cập. ĐTC trong bài giảng : An ủi cho đoàn chiên nhỏ bé sau vụ hàng loạt tấn công duy Hồi Giáo vào cuối năm 2016 và đầu tháng tư vừa qua. Đừng giả hình trong đức tin. Hãy có lòng thương xót với đồng bào Ai Cập. ĐTC kêu gọi các nhà lãnh đạo Hồi Giáo bỏ chủ nghĩa cuồng tín tôn giáo dẫn đến bạo lực

Chiều 3g 45, cuối cùng, tại ngoại ô Maadi thăm đại chủng viện Leô Cả, nói chuyện với hàng giáo sỹ, khoảng 1.500 giám mục, linh mục, chủng sinh, tu sỹ. ĐGH cho rằng, linh mục là gười tốt hơn người khác, xin các linh mục dẫn dắt đàn chiên khỏi mất tinh thần và bi quan. ĐGH xin những người hàng đầu trong GH Ai Cập giảng dạy các sinh viên bác bỏ bạo lực nhân danh Thiên Chúa. Quan trọng hơn, ngài đã mạnh dạn thúc giục những người tận hiến tránh 7 loại cám dỗ :

- Đừng bi quan, yếm thế, tuyệt vọng. Noi gương Chúa Giêsu dẫn đoàn chiên đến đồng cỏ xanh tươi và suối trong mát. Đem sáng kiến, óc sáng tạo, an ủi khi con tim bị thương.

- Đừng than van đổ lỗi cho người khác, thiếu sót của bề trên. Biến đổi trở ngại thành cơ may. Đừng biến khó khăn thành tố cáo. Than là người không muốn làm việc.

- Đừng bép xép ganh tỵ gây thương tích cho ai. Ganh tỵ là ung thư giết dần mòn cơ thể. Thay vì trợ giúp người bé nhỏ lớn lên, lại bóp cho chết.

- Đừng so sánh mình với người khác ? Dễ rơi vào hận thù kiêu căng, lười biếng.

- Đừng cứng lòng và khép kín đối với Chúa. Đừng vêng vang đòi phục vụ

- Đừng đánh mất căn tính. Bước đi phải có địa bàn và định hướng.

Sau buổi gặp gỡ này, ĐGH trở lại phi trường Cairo, về Roma. Kết thúc chuyến thăm lịch sử

Ai Cập, quốc gia lâu đời liên hệ với Thiên Chúa giáo được nhắc đến trong Thánh Kinh.

Trên máy bay trở về Roma, ĐTC trả lời một số câu hỏi liên quan đến thời sự nóng bỏng :

1.Cần có giải pháp ngoại giao để giải quyết tình hình căng thẳng leo thang giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ. Vì TT HK Donal Trump quyết định gửi tàu chiến đến khu vực Bắc Hàn thử nghiệm nguyên tử, định tấn công Nam Hàn, Nhật và HK

2. Tình hình Triều Tiên âm ỷ dài từ lâu, nay đã nóng lên rất nhiều. Biện pháp giải quyết là đối thoại, đàm phán ngoại giao. LHQ có nhiệm vụ, giữ vai trò trung gian, đã sa sút.

3. ĐGH sẵn sàng đón tiếp bất cứ nhà lãnh đạo nào. Kể cả TT Donal Trump, nếu được thông báo.

4. Một số trại tỵ nạn ở Âu Châu giống như trại ‘‘tập trung’’, vì nhốt quá đông. Ngài xác nhận ngài dùng chữ ‘‘tập trung’’, là đúng, không lỡ lời

CHUYẾN ĐI LỊCH SỬ VÀ ĐÚNG LÚC

Không sai khi nói chuyến đi 27 tiếng đồng hồ của Đức Phanxicô tại Ai Cập là biến cố lớn, đi vào lịch sử nhân loại. Báo chí Ai Cập cho chạy hàng chữ lớn, kết thúc chuyến đi này : Pope Francis in Egypt A voice of reason (ĐGH Phanxico, một tiếng nói của lý trí)

Sáu năm trước, 2011.

Ngày mồng 1 tháng Giêng 2011, một quả bom nổ trong nhà thờ ở Alexandra, 23 chết. Đức Benedicto XVI, trong đọc kinh trưa 2.1, nói : Tôi buồn hay tin vụ tấn công nghiêm trọng chống lại cộng đồng Kitô giáo Ai Cập ở Alexandra. Những hành động hèn nhát gieo rắc chết chóc xúc phạm đến Thiên Chúa và nhân loại. Tôi bày tỏ chia buồn với gia đình nạn nhân và nhân dân Ai Cập. Tôi cầu nguyện xin Chúa ban ơn lành cho những người đau khổ này.

Một tuần sau, 10.1, ĐGH Benedicto XVI nói với ngoại giao đoàn : Người Kitô hữu phải được sống an ninh, tiếp tục đóng góp xây dựng xã hội. Họ là công dân, đáng được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi. Ngay sau đó, đại sứ Ai Cập cạnh Tòa Thánh được triệu hồi về nước.

Sáu năm sau, 2017. Cuối 2016, mới đây, 11.12. 2016, bom nổ tự sát tại nhà thờ thánh Marcô, 26 chết, 46 bị thương. Lễ Lá đẫm máu, 9.4.2017, tại Tanta, Alexandra, bom nổ nhắm vào người Công Giáo Ai Cập, 45 chết và 125 bị thương. Lần này, đến Ai Cập, Đức Phanxicô nói như Đức Benedicto XVI từng nói : Tôi nghĩ đến nạn nhân, gia đình và dân chúng, trong vụ tấn công vừa qua. Tôi xin gửi lời chia buồn và cầu nguyện tận đáy lòng, xin Chúa ban cho họ mau lành các vết thương. Lần này, người ta không rút đại sứ về, đứng dậy vỗ tay. ĐGH ôm hôn ông Ahmad al-Tayeb, viện trưởng đại học Al-Azhar và gọi ông ‘người anh em tôi’’

Những gì đã thay đổi

Bối cảnh chính trị thay đổi. Năm 2011, chính phủ Hosni Mubarak bị lôi cuốn, đứng sau bọn khủng bố. Sau một tháng bị lật đổ. Lần này, 2017, chính phủ Abdel Fattah al-Sisi cứng rắn, mạnh mẽ chống khủng bố và cực đoan tôn giáo. Tiếp đón ĐGH, TT Siri được hậu thuẫn của ĐGH. Chương trình chống khủng bố của chính phủ được toàn dân ủng hộ, công nhận, hợp pháp. ĐGH đã được lòng dân, có đặc sủng, dù việc nhỏ, như trong các diễn văn, hay nói bằng tiếng Ả rập : Misr Um al-dunya (Ai Cập là mẹ thế giới) và ‘‘As-salamu Alaykum’’ (Chúc qúi vị bình an). Người Ai Cập nghe như dấu chỉ kính trọng. Kết thúc chuyến đi này, báo chí Ai Cập cho chạy hàng chữ lớn,: Pope Francis in Egypt A voice of reason (ĐGH Phanxico, một tiếng nói của lý trí)

Tại đại học Al Azhar, dự hội nghị hòa bình, ĐGH nói : Chúng ta : vạch trần bạo lực dưới mặt nạ thánh thiêng. Tố cáo những vi phạm nhân phẩm và nhân quyền. Vạch trần những nỗ lực nhằm biện minh cho mọi hình thức hận thù nhân danh tôn giáo và lên án những nỗ lực đó nhắm bài bác Thiên Chúa, của hòa bình. Hòa bình thánh khiết, không bạo lực nào có thể biện minh nhân danh Thiên Chúa. Vì xúc phạm đến Ngài. Các lãnh đạo Hồi Giáo vỗ tay, đón nhận như chính nghĩa. Gió thực sự đã đổi chiều.

Ba thành công trong chuyến đi Ai Cập

Theo Gerard O’Conneil, Associated Press đánh gía có ba thành công tượng trưng trong chuyến đi tế nhị Ai Cập, của Đức Phanxico qua hình ảnh :

- Về hoà bình : ĐGH trừ chối dùng thiết giáp, chỉ dùng xe thường di chuyển trong bối cảnh an ninh lo ngại đe dọa. Bước đầu chiến thắng hòa bình. Mọi người biết rằng Ngài chấp nhận nguy cơ rất lớn . Làm như vậy, khác ĐGH gửi thông điệp cho Deash (Isis) bằng cách đến thẳng chỗ vừa bị nổ : Đây là nơi hòa bình. Mở đầu, dấu hiệu mang lại hy vọng kinh tế và chính trị mà người Ai Cập đang đối phó. Trong thời gian ĐGH thăm Ai Cập, chính phủ đã áp dụng biện pháp an ninh đặc biệt : máy dò kim loại cá nhân, cảnh sát thường phục, lính vũ trang, máy bay trên không, người tham dự giới hạn…

- Quan hệ Hồi Giáo, khi đến tham dự hội thảo hội nghị hòa bình hoàn toàn Hồi Giáo, ĐGH đã ôm Đại Inam của Al Azhar. Cử chỉ, hình ảnh này gía trị bằng ngàn lời nói. Đây cũng là thông điệp gửi đất nước thăm viếng Ai Cập và thế giới : Không ai có thể dùng danh Thiên Chúa để biện minh giết người, khủng bố giết hại người khác. Cuộc đối thoại giữa hai vị rất quan trọng, như nói rằng : Hồi và Công Giáo có thể cùng làm việc và chung sống với nhau. ĐGH thường gọi người Hồi giáo là anh em của tôi. ĐGH thường quan tâm đến và yêu mến người Hồi giáo. Tháng 2.2016, sau khi thăm Hy Lạp, ĐGH đã đem một số tỵ nạn Syrie về Vatican. Vì thế họ rất qúi mến ngài.

- Tiến trình đại kết. Cuối ngày đầu tiên, ĐGH và Thượng phụ cùng cầu nguyện tại ‘‘bức tường tử đạo’’ còn đầy vết máu, 12.216, tại nhà thờ thánh Phêrô. Hình của những người tự sát còn dán trên tường này. ĐGH bước lên phía trước, chạm vào bức tường nhuốm máu, làm dấu Thánh Giá đồng thời thắp ngọn nến. Đó là cử chỉ liên đới mạnh mẽ với người đau khổ, mang lại hy vọng an ủi. Khiến người Kitô hữu Ai Cập không cô độc, còn tình bạn với giám mục Roma, gần gũi với họ. Đó là ‘đại kết bằng hành động’’