Hình ảnh con cá
Một trường công lập ở thủ đô Berlin bên Đức đã không phép cho một cô giáo được đeo dây ở cổ có hình thập gía trong khi dậy học ở nhà trường. Lý do vì nhà trường của chính phủ áp dụng theo luật lệ trung lập mà thành phố Berlin về phương diện chính trị đã biểu quyết ban hành.
Sự kiện này gây nên những phản ứng khó chịu nơi dân chúng… Cô giáo viên này thay vì đeo hình thập gía vào sợi dây chuyền, đã lấy hình con cá đeo thế vào đó.
Phải chăng đó là kiểu cách tránh né để khỏi bị luật lệ pháp luật gây khó dễ, và biết đâu cũng có thể là một hình thức trang sức cho đẹp???
Nhưng về phương diện đạo Kitô giáo dấu hiệu con cá lại mang một ý nghĩa đạo đức thần học cùng lịch sử sâu xa nền tảng trong Kinh Thánh.
Vậy đâu là ý nghĩa thần học đạo đức ẩn chứa nơi dấu hiệu hình ảnh con cá?
Khi tạo dựng công trình thiên nhiên, vào ngày tạo dựng thứ sáu Thiên Chúa tạo dựng nên con người và nói với con người:“ Hãy làm bá chủ cá biển.“ (St 1, 28).
Khi ra rao giảng nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã kêu gọi các Môn đệ làm người cộng sự: „ Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá. ( Mt 4,19)
Khi làm phép lạ cho 5000 người ăn: Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra trao cho các môn đệ để các ông dọn ra cho dân chúng. Người cũng chia hai con cá cho mọi người.“ ( Mc 6, 41).
Khi hiện ra với các Môn đệ bên bờ hồ Chúa Giêsu hỏi các Ông: „Ở đây anh em có gì ăn không? Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. Người cầm lấy ăn trước mặt các ông.“ ( Lk 24, 42-43)
Trong ngôn ngữ Hy lạp chữ cá được viết:ICHTHYS, iχθύς
Từ 5 mẫu tự của chữ Ichtys người ta đọc viết ra tước hiệu của Chúa Giêsu Kitô con Thiên Chúa, vị cứu tinh:
Ἰησοῦς Χριστός Θεοῦ Υἱός Σωτήρ:
• ἸΗΣΟ˜ΥΣ — Iēsoũs - Ιησούς- Jesus
• ΧΡΙΣΤῸΣ — Christós „Christus“ - Người đựơc xức dầu
• ΘΕΟ˜Υ — Theoũ (neugr. Θεού theoú) - Tjiên Chúa
• ΥἹῸΣ — Hyiós - Υιός Iós - người con
• ΣΩΤΉΡ — Sōtḗr (Σωτήρας Sotíras) - vị cứu tinh
Hình con cá là ký hiệu bí ẩn - mật- của người tín hữu Kitô Giáo ngày xưa thời đạo Công gíao bị bắt bớ bách hại ở những thế kỷ đầu tiên ở Roma. Cứ theo dấu hiệu hình con cá mà họ nhận ra là những người Kitô giáo. Ngày nay khi thăm viếng những hang toại đạo bên Roma còn thấy có những hình con cá khắc hay vẽ trên tường hay nơi phần mộ.
Con cá là loài sinh vật làm lương thực nuôi sống con người được Thiên Chúa tạo thành trong thiên nhiên, nhưng nó lại trở thành một hình ảnh không nói lời gì tương xứng với hình ảnh nếp sống lòng khiêm nhượng của một con người. Hình ảnh này mang ý nghĩa rất sâu đậm chỉ về Chúa Giêsu Kitô.
Chúa Giêsu Kitô là Ngôi hai Thiên Chúa đã trở thành người trên trần gian. Khiêm hạ như con cá , Ngài chấp nhận số phận của con người, và chịu để cho con người hành hạ kết án đóng đinh vào thập gía cho đến chết. Sự hy sinh quên mình của Ngài mang đến ơn cứu độ phần linh hồn cho mọi người trên trần gian, và sự tưởng nhớ cái chết sự hy sinh của ngài trong Bí tích Thánh Thể bánh và rượu thành Mình và Máu là lương thực cho đức tin tâm hồn con người.
Để nuôi đoàn người đang đói khát, Chúa Giêsu đã làm phép lạ cho bánh và cá hóa ra nhiều làm lương thực nuôi sống 5000 người khi xưa.
Giáo phụ Tertulian, sống vào khoảng năm 200 sau Chúa giáng sinh, đã diễn tả người nhận lãnh làn Bí tích rửa tội như là con cá nhỏ được sinh ra từ con cá (lớn) Chúa Giêsu Kitô.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Sự kiện này gây nên những phản ứng khó chịu nơi dân chúng… Cô giáo viên này thay vì đeo hình thập gía vào sợi dây chuyền, đã lấy hình con cá đeo thế vào đó.
Phải chăng đó là kiểu cách tránh né để khỏi bị luật lệ pháp luật gây khó dễ, và biết đâu cũng có thể là một hình thức trang sức cho đẹp???
Nhưng về phương diện đạo Kitô giáo dấu hiệu con cá lại mang một ý nghĩa đạo đức thần học cùng lịch sử sâu xa nền tảng trong Kinh Thánh.
Vậy đâu là ý nghĩa thần học đạo đức ẩn chứa nơi dấu hiệu hình ảnh con cá?
Khi tạo dựng công trình thiên nhiên, vào ngày tạo dựng thứ sáu Thiên Chúa tạo dựng nên con người và nói với con người:“ Hãy làm bá chủ cá biển.“ (St 1, 28).
Khi ra rao giảng nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã kêu gọi các Môn đệ làm người cộng sự: „ Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá. ( Mt 4,19)
Khi làm phép lạ cho 5000 người ăn: Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra trao cho các môn đệ để các ông dọn ra cho dân chúng. Người cũng chia hai con cá cho mọi người.“ ( Mc 6, 41).
Khi hiện ra với các Môn đệ bên bờ hồ Chúa Giêsu hỏi các Ông: „Ở đây anh em có gì ăn không? Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. Người cầm lấy ăn trước mặt các ông.“ ( Lk 24, 42-43)
Trong ngôn ngữ Hy lạp chữ cá được viết:ICHTHYS, iχθύς
Từ 5 mẫu tự của chữ Ichtys người ta đọc viết ra tước hiệu của Chúa Giêsu Kitô con Thiên Chúa, vị cứu tinh:
Ἰησοῦς Χριστός Θεοῦ Υἱός Σωτήρ:
• ἸΗΣΟ˜ΥΣ — Iēsoũs - Ιησούς- Jesus
• ΧΡΙΣΤῸΣ — Christós „Christus“ - Người đựơc xức dầu
• ΘΕΟ˜Υ — Theoũ (neugr. Θεού theoú) - Tjiên Chúa
• ΥἹῸΣ — Hyiós - Υιός Iós - người con
• ΣΩΤΉΡ — Sōtḗr (Σωτήρας Sotíras) - vị cứu tinh
Hình con cá là ký hiệu bí ẩn - mật- của người tín hữu Kitô Giáo ngày xưa thời đạo Công gíao bị bắt bớ bách hại ở những thế kỷ đầu tiên ở Roma. Cứ theo dấu hiệu hình con cá mà họ nhận ra là những người Kitô giáo. Ngày nay khi thăm viếng những hang toại đạo bên Roma còn thấy có những hình con cá khắc hay vẽ trên tường hay nơi phần mộ.
Con cá là loài sinh vật làm lương thực nuôi sống con người được Thiên Chúa tạo thành trong thiên nhiên, nhưng nó lại trở thành một hình ảnh không nói lời gì tương xứng với hình ảnh nếp sống lòng khiêm nhượng của một con người. Hình ảnh này mang ý nghĩa rất sâu đậm chỉ về Chúa Giêsu Kitô.
Chúa Giêsu Kitô là Ngôi hai Thiên Chúa đã trở thành người trên trần gian. Khiêm hạ như con cá , Ngài chấp nhận số phận của con người, và chịu để cho con người hành hạ kết án đóng đinh vào thập gía cho đến chết. Sự hy sinh quên mình của Ngài mang đến ơn cứu độ phần linh hồn cho mọi người trên trần gian, và sự tưởng nhớ cái chết sự hy sinh của ngài trong Bí tích Thánh Thể bánh và rượu thành Mình và Máu là lương thực cho đức tin tâm hồn con người.
Để nuôi đoàn người đang đói khát, Chúa Giêsu đã làm phép lạ cho bánh và cá hóa ra nhiều làm lương thực nuôi sống 5000 người khi xưa.
Giáo phụ Tertulian, sống vào khoảng năm 200 sau Chúa giáng sinh, đã diễn tả người nhận lãnh làn Bí tích rửa tội như là con cá nhỏ được sinh ra từ con cá (lớn) Chúa Giêsu Kitô.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long