Giải đáp phụng vụ: Sự thay thế Thánh thi trong Các Giờ Kinh Phụng vụ là được phép, nhưng phần lời cầu không được bỏ qua.
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi 1: Chúng ta có thể thay thế thánh thi giờ Kinh Sáng bằng bài thánh ca khác chưa được chuẩn thuận không? Có được phép bỏ qua phần lời cầu cách tự tiện, hoặc do thiếu thời giờ trong giờ Kinh Sáng không? Có hướng dẫn nào cho thay thế các thánh vịnh bằng các thánh thi hay thánh ca không liên quan không? - P. F., Mumbai, Ấn Độ.
Hỏi 2: Con luôn hiểu rằng "Vinh tụng ca, Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con, Glory Be to the Father" cần được đọc cuối mỗi bài thánh vịnh trong Các Giờ Kinh Phụng vụ. Liệu hiện nay có được phép, khi bài thánh vịnh được chia thành ba phần, như trong giờ Kinh Trưa, để bỏ qua “Vinh tụng ca” không, thưa cha? - L. B., Turin, Ý.
Đáp: Vì cả hai bộ câu hỏi đều liên quan đến Các Giờ Kinh Phụng Vụ , tôi sẽ trả lời chúng chung với nhau.
Tuy nhiên, trước khi đi vào chi tiết, tiền đề phải là rõ ràng. Các Giờ Kinh Phụng vụ là lời cầu nguyện của Chúa Kitô và Hội Thánh của Người, chứ không phải là sự cầu nguyện riêng tư của bất kỳ nhóm hay cá nhân nào. Do đó, ‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ’ khẳng định:
"20. Việc cử hành Các Giờ Kinh Phụng vụ, cũng như các việc phụng vụ khác, không phải là một hoạt động riêng tư, nhưng có liên hệ đến Nhiệm Thể Hội Thánh, biểu lộ Nhiệm Thể đó và có ảnh hưởng đến toàn thể Hội Thánh. Việc cử hành đó sẽ biểu lộ được “những nét đặc thù của Hội Thánh” một cách rõ rệt nhất - và đó chính là điều phải hết sức cổ võ - là khi có cả giám mục lẫn linh mục đoàn của một Giáo phận - trong đó Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, Công Giáo, và tông truyền của Chúa Kitô hiện diện và hành động thật sự - cùng nhau cử hành. Cả khi không có giám mục, mà chỉ có kinh sĩ hội hay linh mục đoàn, thì cũng phải liệu sao cho việc cử hành đó phù hợp với giờ thực sự trong ngày, và mỗi khi có thể được, có cả giáo dân tham dự. Các cộng đoàn kinh sĩ các nhà thờ lớn cũng có thể làm như vậy.
"21. Các cộng đoàn giáo dân khác, đặc biệt là các giáo xứ, tức những tiểu tổ của giáo phận được thiết lập tại địa phương, dưới quyền một mục tử thay mặt giám mục, những cộng đoàn đó “một phần nào đại diện cho Hội Thánh hữu hình rải rác trên khắp hoàn cầu”, nếu có thể được, nên đọc chung những giờ kinh chính trong nhà thờ.
"22. Vậy, khi giáo dân được triệu tập và họp nhau lại, hợp lòng chung tiếng để cử hành Các Giờ Kinh Phụng vụ, thì họ tỏ cho thiên hạ thấy Hội Thánh đang cử hành mầu nhiệm Đức Kitô” (Bản dịch Việt ngữ của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ).
Do đó, tính cách phụng vụ của kinh nhật tụng nghĩa là nó không thể được thay đổi theo ý thích, nhưng phải tuân thủ một cách trung thực. Tuy nhiên, ‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ’ cho phép một mức độ thích đáng về nhu cầu và hoàn cảnh của địa phương, trong khi vẫn tôn trọng cấu trúc tổng thể của nghi thức.
Như vậy, về các thánh thi, ‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ’ nói rằng:
"173. Từ rất xa xưa và bây giờ cũng thế, thánh thi vẫn được dùng trong kinh nhật tụng. Quả vậy, không những nhờ bản chất dạt dào tình cảm, rất thích hợp để ca tụng Thiên Chúa, mà còn vì được dân chúng ưa chuộng, lại biểu lộ được đặc tính của mỗi giờ kinh và mỗi ngày lễ hơn những phần khác trong kinh nhật tụng, nên thánh thi có sức lôi kéo và thúc đẩy ta cử hành sốt sắng các giờ kinh. Nét văn vẻ của Thánh thi cũng thường giúp phần tăng thêm công hiệu này. Hơn nữa, đó còn là yếu tố thơ quan trọng nhất trong kinh nhật tụng do Hội Thánh sáng tác.
"178. Khi đọc bằng tiếng bản quốc, các Hội Đồng Giám Mục có quyền thích nghi các thánh thi Latinh cho hợp với đặc tính riêng của tiếng nước mình, cũng như cho phép đọc những bài mới sáng tác, miễn là phù hợp với tinh thần giờ kinh, mùa phụng vụ và ngày lễ. Hơn nữa, phải cẩn thận canh chừng không được cho hát những bài thánh ca bỉnh dân, chẳng có chút giá trị nghệ thuật nảo, và không xứng hợp với vẻ trang trọng của phụng vụ" (Bản dịch, như trên).
Do đó, tất cả các thánh thi được sử dụng trong Kinh nhật tụng phải được Hội Đồng Giám Mục chấp thuận vì mục đích này. Tôi nghĩ rằng Kinh nhật tụng cho phép sự linh hoạt đủ, để sử dụng một bài thánh thi phù hợp, được một Hội Đồng Giám Mục chấp thuận trong một vùng lãnh thổ khác. Thí dụ, các phiên bản khác nhau của các sách Nhật tụng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha cung cấp các lựa chọn khác nhau của thánh thi. Sách Nhật tụng tiếng Anh cũng thêm phụ lục của thi ca tôn giáo. Tôi xin nói rằng bất kỳ bài thánh thi nào được phê chuẩn cũng có thể thay thế bài thánh thi được quy định, "miễn là phù hợp với tinh thần giờ kinh, mùa phụng vụ và ngày lễ”.
Về các lời cầu, ‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ’ nói:
"179. Đã hẳn, trong Các Giờ Kinh Phụng vụ, chúng ta dâng lên Chúa những lời ca tụng. Nhưng truyền thống Do Thái cũng như Kitô giáo không tách biệt lời nguyện xin với lời ca tụng, và thường khi còn nhân việc ca tụng mà xin ơn. Thánh Phaolô Tông Đồ nhắn nhủ ta: “Khẩn nguyện, cầu xin, kêu van, cảm tạ cho hết mọi người: cho vua chúa quan quyền, để chúng ta được sống bình an, đạo đức và xứng đáng. Đó là điều tốt và đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng Cứu Chuộc chúng ta. Người muốn cho ai nấy đều được cứu độ và nhận biết chân lý” (1Tm 2: 1-4). Các Giáo Phụ đã giải thích lời nhắn nhủ này theo nghĩa là sáng, chiều phải đọc kinh chuyển cầu cho mọi ngưởi.
"180. Trong Thánh Lễ, theo Nghi thức Rôma, đã tái lập những lời nguyện cho mọi người, thì trong Kinh Chiều cũng thế, nhưng dưới một hình thức khác như sẽ nói dưới đây.
"181. Đàng khác theo truyền thống cầu nguyện, thì buổi sáng, vẫn quen dâng trọn ngày cho Chúa, nên bây giờ lúc đọc Kinh Sáng, chúng ta cũng dâng những lời cầu để phú dâng hoặc thánh hiến trọn ngày cho Người.
"182. Những lời chuyển cầu trong giờ Kinh Chiều cũng như nhửng lời cầu xin trong giờ Kinh Sáng để dâng ngày cho Chúa, đều gọi chung là những lời cầu.
"183. Để thay đổi và nhất là để bày tỏ rõ hơn các nhu cầu của Hội Thánh cũng như của loài người, tùy hoàn cảnh, tùy thời, tùy nơi, tùy người, tùy bậc thì mỗi ngày đều có những công thức cầu nguyện khác nhau, cho phù hợp với các mùa trong năm phụng vụ và một số các lễ trọng.
"184. Ngoài ra, Hội Đồng Giám Mục có quyền thay đổi các công thức đề nghị trong sách Các Giờ Kinh Phụng vụ, cũng như chấp nhận các công thức mới, nhưng phải giữ các luật (sau đây)...
"188. Cũng được thêm các ý cầu nguyện riêng trong giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều.
"193. Vì thế, có thể áp dụng nhiều cách: hoặc linh mục hay thừa tác viên đọc cả hai phần, rồi cộng đoàn đáp lại bằng một câu như nhau từ đầu chí cuối; hoặc giữ im lặng trong giây lát sau mỗi ý nguyện; hoặc linh mục hay thừa tác viên đọc phần thứ nhất thôi, rồi cộng đoàn đọc phần thứ hai” (Bản dịch, như trên).
Như vậy, một lần nữa có sự linh hoạt đối với nhu cầu của địa phương, nhưng không đề cập đến bất cứ khả năng nào cho việc bỏ qua các lời cầu, vốn tạo thành một phần không tách rời của giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều. Vào các ngày trong tuần, nếu giờ Kinh Sáng được kết hợp với Thánh Lễ, các lời cầu có thể thay thế cho lời nguyện của tín hữu. Nhưng điều này không được phép vào các ngày Chúa Nhật và lễ trọng.
Câu hỏi thứ ba đề cập đến thánh vịnh. Một lần nữa ‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ’ minh hoạ tầm quan trọng của chúng trong một chương về thánh vịnh, và mối liên hệ của chúng với kinh nguyện Kitô giáo:
"100. Trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Hội Thánh dùng một phần lớn các bài ca tuyệt diệu của Cựu Ước mà cầu nguyện. Những bài ca này đã do các tác giả được Chúa Thánh Thần linh hứng sáng tác ra. Thật vậy, chính nhờ phát sinh từ nguồn gốc thần linh này, mà các bài thơ ấy có sức nâng tâm hồn con người lên cùng Thiên Chúa, khơi động nơi họ những tâm tình đạo đức thánh thiện, và đặc biệt giúp họ biết tạ ơn, khi gặp điều may mắn, cũng như đem lại cho họ niềm an ủi và sức mạnh tinh thần khi gặp điều rủi ro.
"101. Nhưng, thánh vịnh mới chỉ phác họa thời kỳ viên mãn được thể hiện nơi Chúa Kitô, thời kỳ mà Hội Thánh cầu nguyện một cách thật mãnh liệt hữu hiệu. Vậy, chẳng nên lấy làm lạ, nếu người Kitô hữu tuy hết lòng quý chuộng các thánh vịnh, nhưng đôi khi cũng gặp các khó khăn, khi muốn dùng những bài thơ quý hóa này làm lời kinh dâng lên Thiên Chúa.
"102. Nhưng, Chúa Thánh Thần, Đấng đã linh hứng cho các tác giả thánh vịnh soạn ra những bài thơ đó, lúc nào cũng ban ơn hộ giúp cho các tín hữu biết lấy thiện chí mà hát hay đọc những bài thơ này. Vả lại, mỗi người tùy theo sức mình cần phải “tìm hiểu Kinh Thánh kỹ hơn, nhất là các thánh vịnh”, và học cho biết cách cầu nguyện nên, khi đọc những bài đó.
"107. Nếu theo sát ý nghĩa của thánh vịnh, chúng ta sẽ hiểu được tầm quan trọng của chúng, đối với đời sống của tín hữu, xét về phương diện con ngưởi. Quả vậy, mỗi thánh vịnh đã được soạn ra trong những hoàn cảnh đặc biệt. Các tiêu đề của mỗi thánh vịnh bản Hipri nhằm gợi lại cho ta những hoàn cảnh đó. Ngoài nguồn gốc lịch sử ra, mỗi thánh vịnh còn có một nghĩa đen mà ngay cả thời bây giở, chúng ta vẫn không được phép coi thường. Và dù những bài thơ này đã được sáng tác ở Đông Phương từ bao thế kỷ nay, chúng vẫn diễn tả được những nỗi đau khổ, niềm hy vọng, cảnh khốn cùng và lòng trông cậy của con người ở mọi thời và mọi nơi, và nhất là ca ngợi niềm tin tưởng vào Chúa cũng như ơn mặc khải và công trình cứu chuộc loài người.
"108. Khi đọc các thánh vịnh trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ, thì ta không đọc nhân danh cá nhân, mà nhân danh Nhiệm Thể Chúa Kitô và có thể nói là đại diện cho chính Chúa Kitô nữa. Nếu nhớ như vậy, thì các khó khăn sẽ tan biến, khi thấy rằng những tâm tình sâu xa thầm kín của ta, lúc đọc thánh vịnh không trùng hợp với những tâm tình diễn tả trong thánh vịnh; thí dụ, đang âu sầu, ảo não, lại gặp một thánh vịnh vui tươi, đang phấn khởi, lại gặp một thánh vịnh âu sầu. Khi đọc riêng một mình thì dễ tránh những điều bất tiện này, vì được tự do chọn thánh vịnh thích hợp với tâm tình riêng. Nhưng khi đọc kinh nhật tụng, ta không đọc nhân danh cá nhân, nhưng nhân danh Hội Thánh, dù khi đọc một giờ kinh nào đó, chỉ có một mình thôi. Nếu đọc thánh vịnh nhân danh Hội Thánh, lúc nào ta cũng có thể tìm được lý do để vui hay buồn, vì trong vấn đề này, lời của thánh Tông đồ vẫn còn hiệu lực: “Vui với người vui, khóc với kẻ khóc” (Rm 12: 15). Như vậy, con người, vốn yếu hèn vì lòng vị kỷ, được đức bác ái chữa lành khi tâm tình bên trong hòa hợp với lời kinh tiếng hát.
"109. Đọc thánh vịnh nhân danh Hội Thánh thì phải theo sát đầy đủ các ý nghĩa (sensus plenus) của thánh vịnh, nhất là phải hiểu rằng các thánh vịnh đó đặc biệt nói về Đức Giêsu, là Đấng Mêsia. Chính vì thế mà Hội Thánh đã chấp nhận cuốn thánh vịnh. Ý nghĩa này thật rõ ràng đầy đủ trong Tân Ước vì chính Chúa Kitô đã nói với các tông đồ: "Tất cả những gì sách luật Môsê, các sách ngôn sứ và các thánh vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm" (Lc 24:44). Về điểm này, thí dụ điển hình nhất là cuộc đối thoại trong Tin Mừng theo thánh Mátthêu nói về Đấng Mêsia: vừa là con vừa là Chúa của vua Đavít. Trong đoạn Tin Mừng này, thánh vịnh 109 được hiểu về Đấng Mêsia. Trong sách Công Vụ Tông Đồ và các thánh thư còn nhiều thí dụ giống như thế.
"Theo đường lối đó, các thánh Giáo Phụ đã đón nhận và giải thích toàn bộ thánh vịnh như lời sấm về Chúa Kitô và Hội Thánh. Cũng vì thế, Hội Thánh đã chọn thánh vịnh để dùng trong phụng vụ. Dù đôi khi, có một vài lối giải thích gò ép, nhưng nói chung, các Giáo phụ cũng như phụng vụ đã hiểu một cách chí lý rằng trong các thánh vịnh, chính Chúa Kitô kêu cầu cùng Chúa Cha, và Chúa Cha đáp lại lời Người. Thậm chí các ngài lại còn nhìn nhận đó là tiếng của Hội Thánh, của các tông đồ hay các thánh tử đạo. Phương pháp giải thích này vẫn còn thịnh hành ở thời Trung cổ. Quả vậy, vào thời ấy, trong nhiều bộ thánh vịnh chép tay, đầu mỗi thánh vịnh đều nêu ý nghĩa quy về Chúa Kitô. Lời giải thích quy về Chúa Kitô không những chỉ áp dụng trong các thánh vịnh được coi là đặc biệt nói về Đấng Mêsia, mà còn bao hàm nhiều thánh vịnh khác, tuy có người cho đó chỉ là những lời giải thích có tính cách gượng ép, nhưng vẫn được Hội Thánh xưa nay khuyến khích.
“Nhất là trong các ngày lễ kính, nhiều thánh vịnh đã được chọn, vì chúng có ý nghĩa xa gần quy về Chúa Kitô, nên thường lấy các câu đáp ca ngay trong những thánh vịnh đó” (Bản dịch, như trên).
Vì "Khi đọc các thánh vịnh trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ, thì ta không đọc nhân danh cá nhân, mà nhân danh Nhiệm Thể Chúa Kitô và có thể nói là đại diện cho chính Chúa Kitô nữa”, thì các thánh vịnh và các thánh ca Kinh Thánh không thể được thay thế bằng bất kỳ bản văn nào hay thánh ca nào khác.
Cuối cùng, về câu hỏi kỹ thuật thứ hai liên quan đến "Vinh tụng ca", ‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ’ giải thích:
"124. Thánh vịnh nào quá dài, thường chia làm nhiều đọan, như có ghi sẵn. Việc phân chia đó cho thấy rõ mỗi giờ kinh đều gồm ba thánh vịnh hoặc ba đoạn thánh vịnh, nhưng ý nghĩa của mỗi thánh vịnh vẫn không thay đổi. Nên giữ cách phân chia đó, nhất là khi cử hành chung bằng tiếng Latinh, và thêm ‘Vinh tụng ca’ vào cuối mỗi đoạn. Nhưng, được phép đọc theo lối cổ truyền hay ngừng lại đôi chút giữa các phần trong cùng một thánh vịnh, hoặc đọc cả thánh vịnh cùng với điệp ca luôn một lúc tử đầu đến cuối.
"125. Ngoài ra, tùy thể văn, có thể chia thánh vịnh thành nhiều triệt, để sau mỗi triệt có thể lặp lại điệp ca, nhất lả khi hát bằng tiếng bản xứ. Trong trường hợp này, chỉ cần đọc ‘Vinh tụng ca’ ở cuối thánh vịnh” (Bản dịch, như trên). (Zenit.org 13-6-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi 1: Chúng ta có thể thay thế thánh thi giờ Kinh Sáng bằng bài thánh ca khác chưa được chuẩn thuận không? Có được phép bỏ qua phần lời cầu cách tự tiện, hoặc do thiếu thời giờ trong giờ Kinh Sáng không? Có hướng dẫn nào cho thay thế các thánh vịnh bằng các thánh thi hay thánh ca không liên quan không? - P. F., Mumbai, Ấn Độ.
Hỏi 2: Con luôn hiểu rằng "Vinh tụng ca, Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con, Glory Be to the Father" cần được đọc cuối mỗi bài thánh vịnh trong Các Giờ Kinh Phụng vụ. Liệu hiện nay có được phép, khi bài thánh vịnh được chia thành ba phần, như trong giờ Kinh Trưa, để bỏ qua “Vinh tụng ca” không, thưa cha? - L. B., Turin, Ý.
Đáp: Vì cả hai bộ câu hỏi đều liên quan đến Các Giờ Kinh Phụng Vụ , tôi sẽ trả lời chúng chung với nhau.
Tuy nhiên, trước khi đi vào chi tiết, tiền đề phải là rõ ràng. Các Giờ Kinh Phụng vụ là lời cầu nguyện của Chúa Kitô và Hội Thánh của Người, chứ không phải là sự cầu nguyện riêng tư của bất kỳ nhóm hay cá nhân nào. Do đó, ‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ’ khẳng định:
"20. Việc cử hành Các Giờ Kinh Phụng vụ, cũng như các việc phụng vụ khác, không phải là một hoạt động riêng tư, nhưng có liên hệ đến Nhiệm Thể Hội Thánh, biểu lộ Nhiệm Thể đó và có ảnh hưởng đến toàn thể Hội Thánh. Việc cử hành đó sẽ biểu lộ được “những nét đặc thù của Hội Thánh” một cách rõ rệt nhất - và đó chính là điều phải hết sức cổ võ - là khi có cả giám mục lẫn linh mục đoàn của một Giáo phận - trong đó Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, Công Giáo, và tông truyền của Chúa Kitô hiện diện và hành động thật sự - cùng nhau cử hành. Cả khi không có giám mục, mà chỉ có kinh sĩ hội hay linh mục đoàn, thì cũng phải liệu sao cho việc cử hành đó phù hợp với giờ thực sự trong ngày, và mỗi khi có thể được, có cả giáo dân tham dự. Các cộng đoàn kinh sĩ các nhà thờ lớn cũng có thể làm như vậy.
"21. Các cộng đoàn giáo dân khác, đặc biệt là các giáo xứ, tức những tiểu tổ của giáo phận được thiết lập tại địa phương, dưới quyền một mục tử thay mặt giám mục, những cộng đoàn đó “một phần nào đại diện cho Hội Thánh hữu hình rải rác trên khắp hoàn cầu”, nếu có thể được, nên đọc chung những giờ kinh chính trong nhà thờ.
"22. Vậy, khi giáo dân được triệu tập và họp nhau lại, hợp lòng chung tiếng để cử hành Các Giờ Kinh Phụng vụ, thì họ tỏ cho thiên hạ thấy Hội Thánh đang cử hành mầu nhiệm Đức Kitô” (Bản dịch Việt ngữ của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ).
Do đó, tính cách phụng vụ của kinh nhật tụng nghĩa là nó không thể được thay đổi theo ý thích, nhưng phải tuân thủ một cách trung thực. Tuy nhiên, ‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ’ cho phép một mức độ thích đáng về nhu cầu và hoàn cảnh của địa phương, trong khi vẫn tôn trọng cấu trúc tổng thể của nghi thức.
Như vậy, về các thánh thi, ‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ’ nói rằng:
"173. Từ rất xa xưa và bây giờ cũng thế, thánh thi vẫn được dùng trong kinh nhật tụng. Quả vậy, không những nhờ bản chất dạt dào tình cảm, rất thích hợp để ca tụng Thiên Chúa, mà còn vì được dân chúng ưa chuộng, lại biểu lộ được đặc tính của mỗi giờ kinh và mỗi ngày lễ hơn những phần khác trong kinh nhật tụng, nên thánh thi có sức lôi kéo và thúc đẩy ta cử hành sốt sắng các giờ kinh. Nét văn vẻ của Thánh thi cũng thường giúp phần tăng thêm công hiệu này. Hơn nữa, đó còn là yếu tố thơ quan trọng nhất trong kinh nhật tụng do Hội Thánh sáng tác.
"178. Khi đọc bằng tiếng bản quốc, các Hội Đồng Giám Mục có quyền thích nghi các thánh thi Latinh cho hợp với đặc tính riêng của tiếng nước mình, cũng như cho phép đọc những bài mới sáng tác, miễn là phù hợp với tinh thần giờ kinh, mùa phụng vụ và ngày lễ. Hơn nữa, phải cẩn thận canh chừng không được cho hát những bài thánh ca bỉnh dân, chẳng có chút giá trị nghệ thuật nảo, và không xứng hợp với vẻ trang trọng của phụng vụ" (Bản dịch, như trên).
Do đó, tất cả các thánh thi được sử dụng trong Kinh nhật tụng phải được Hội Đồng Giám Mục chấp thuận vì mục đích này. Tôi nghĩ rằng Kinh nhật tụng cho phép sự linh hoạt đủ, để sử dụng một bài thánh thi phù hợp, được một Hội Đồng Giám Mục chấp thuận trong một vùng lãnh thổ khác. Thí dụ, các phiên bản khác nhau của các sách Nhật tụng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha cung cấp các lựa chọn khác nhau của thánh thi. Sách Nhật tụng tiếng Anh cũng thêm phụ lục của thi ca tôn giáo. Tôi xin nói rằng bất kỳ bài thánh thi nào được phê chuẩn cũng có thể thay thế bài thánh thi được quy định, "miễn là phù hợp với tinh thần giờ kinh, mùa phụng vụ và ngày lễ”.
Về các lời cầu, ‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ’ nói:
"179. Đã hẳn, trong Các Giờ Kinh Phụng vụ, chúng ta dâng lên Chúa những lời ca tụng. Nhưng truyền thống Do Thái cũng như Kitô giáo không tách biệt lời nguyện xin với lời ca tụng, và thường khi còn nhân việc ca tụng mà xin ơn. Thánh Phaolô Tông Đồ nhắn nhủ ta: “Khẩn nguyện, cầu xin, kêu van, cảm tạ cho hết mọi người: cho vua chúa quan quyền, để chúng ta được sống bình an, đạo đức và xứng đáng. Đó là điều tốt và đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng Cứu Chuộc chúng ta. Người muốn cho ai nấy đều được cứu độ và nhận biết chân lý” (1Tm 2: 1-4). Các Giáo Phụ đã giải thích lời nhắn nhủ này theo nghĩa là sáng, chiều phải đọc kinh chuyển cầu cho mọi ngưởi.
"180. Trong Thánh Lễ, theo Nghi thức Rôma, đã tái lập những lời nguyện cho mọi người, thì trong Kinh Chiều cũng thế, nhưng dưới một hình thức khác như sẽ nói dưới đây.
"181. Đàng khác theo truyền thống cầu nguyện, thì buổi sáng, vẫn quen dâng trọn ngày cho Chúa, nên bây giờ lúc đọc Kinh Sáng, chúng ta cũng dâng những lời cầu để phú dâng hoặc thánh hiến trọn ngày cho Người.
"182. Những lời chuyển cầu trong giờ Kinh Chiều cũng như nhửng lời cầu xin trong giờ Kinh Sáng để dâng ngày cho Chúa, đều gọi chung là những lời cầu.
"183. Để thay đổi và nhất là để bày tỏ rõ hơn các nhu cầu của Hội Thánh cũng như của loài người, tùy hoàn cảnh, tùy thời, tùy nơi, tùy người, tùy bậc thì mỗi ngày đều có những công thức cầu nguyện khác nhau, cho phù hợp với các mùa trong năm phụng vụ và một số các lễ trọng.
"184. Ngoài ra, Hội Đồng Giám Mục có quyền thay đổi các công thức đề nghị trong sách Các Giờ Kinh Phụng vụ, cũng như chấp nhận các công thức mới, nhưng phải giữ các luật (sau đây)...
"188. Cũng được thêm các ý cầu nguyện riêng trong giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều.
"193. Vì thế, có thể áp dụng nhiều cách: hoặc linh mục hay thừa tác viên đọc cả hai phần, rồi cộng đoàn đáp lại bằng một câu như nhau từ đầu chí cuối; hoặc giữ im lặng trong giây lát sau mỗi ý nguyện; hoặc linh mục hay thừa tác viên đọc phần thứ nhất thôi, rồi cộng đoàn đọc phần thứ hai” (Bản dịch, như trên).
Như vậy, một lần nữa có sự linh hoạt đối với nhu cầu của địa phương, nhưng không đề cập đến bất cứ khả năng nào cho việc bỏ qua các lời cầu, vốn tạo thành một phần không tách rời của giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều. Vào các ngày trong tuần, nếu giờ Kinh Sáng được kết hợp với Thánh Lễ, các lời cầu có thể thay thế cho lời nguyện của tín hữu. Nhưng điều này không được phép vào các ngày Chúa Nhật và lễ trọng.
Câu hỏi thứ ba đề cập đến thánh vịnh. Một lần nữa ‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ’ minh hoạ tầm quan trọng của chúng trong một chương về thánh vịnh, và mối liên hệ của chúng với kinh nguyện Kitô giáo:
"100. Trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Hội Thánh dùng một phần lớn các bài ca tuyệt diệu của Cựu Ước mà cầu nguyện. Những bài ca này đã do các tác giả được Chúa Thánh Thần linh hứng sáng tác ra. Thật vậy, chính nhờ phát sinh từ nguồn gốc thần linh này, mà các bài thơ ấy có sức nâng tâm hồn con người lên cùng Thiên Chúa, khơi động nơi họ những tâm tình đạo đức thánh thiện, và đặc biệt giúp họ biết tạ ơn, khi gặp điều may mắn, cũng như đem lại cho họ niềm an ủi và sức mạnh tinh thần khi gặp điều rủi ro.
"101. Nhưng, thánh vịnh mới chỉ phác họa thời kỳ viên mãn được thể hiện nơi Chúa Kitô, thời kỳ mà Hội Thánh cầu nguyện một cách thật mãnh liệt hữu hiệu. Vậy, chẳng nên lấy làm lạ, nếu người Kitô hữu tuy hết lòng quý chuộng các thánh vịnh, nhưng đôi khi cũng gặp các khó khăn, khi muốn dùng những bài thơ quý hóa này làm lời kinh dâng lên Thiên Chúa.
"102. Nhưng, Chúa Thánh Thần, Đấng đã linh hứng cho các tác giả thánh vịnh soạn ra những bài thơ đó, lúc nào cũng ban ơn hộ giúp cho các tín hữu biết lấy thiện chí mà hát hay đọc những bài thơ này. Vả lại, mỗi người tùy theo sức mình cần phải “tìm hiểu Kinh Thánh kỹ hơn, nhất là các thánh vịnh”, và học cho biết cách cầu nguyện nên, khi đọc những bài đó.
"107. Nếu theo sát ý nghĩa của thánh vịnh, chúng ta sẽ hiểu được tầm quan trọng của chúng, đối với đời sống của tín hữu, xét về phương diện con ngưởi. Quả vậy, mỗi thánh vịnh đã được soạn ra trong những hoàn cảnh đặc biệt. Các tiêu đề của mỗi thánh vịnh bản Hipri nhằm gợi lại cho ta những hoàn cảnh đó. Ngoài nguồn gốc lịch sử ra, mỗi thánh vịnh còn có một nghĩa đen mà ngay cả thời bây giở, chúng ta vẫn không được phép coi thường. Và dù những bài thơ này đã được sáng tác ở Đông Phương từ bao thế kỷ nay, chúng vẫn diễn tả được những nỗi đau khổ, niềm hy vọng, cảnh khốn cùng và lòng trông cậy của con người ở mọi thời và mọi nơi, và nhất là ca ngợi niềm tin tưởng vào Chúa cũng như ơn mặc khải và công trình cứu chuộc loài người.
"108. Khi đọc các thánh vịnh trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ, thì ta không đọc nhân danh cá nhân, mà nhân danh Nhiệm Thể Chúa Kitô và có thể nói là đại diện cho chính Chúa Kitô nữa. Nếu nhớ như vậy, thì các khó khăn sẽ tan biến, khi thấy rằng những tâm tình sâu xa thầm kín của ta, lúc đọc thánh vịnh không trùng hợp với những tâm tình diễn tả trong thánh vịnh; thí dụ, đang âu sầu, ảo não, lại gặp một thánh vịnh vui tươi, đang phấn khởi, lại gặp một thánh vịnh âu sầu. Khi đọc riêng một mình thì dễ tránh những điều bất tiện này, vì được tự do chọn thánh vịnh thích hợp với tâm tình riêng. Nhưng khi đọc kinh nhật tụng, ta không đọc nhân danh cá nhân, nhưng nhân danh Hội Thánh, dù khi đọc một giờ kinh nào đó, chỉ có một mình thôi. Nếu đọc thánh vịnh nhân danh Hội Thánh, lúc nào ta cũng có thể tìm được lý do để vui hay buồn, vì trong vấn đề này, lời của thánh Tông đồ vẫn còn hiệu lực: “Vui với người vui, khóc với kẻ khóc” (Rm 12: 15). Như vậy, con người, vốn yếu hèn vì lòng vị kỷ, được đức bác ái chữa lành khi tâm tình bên trong hòa hợp với lời kinh tiếng hát.
"109. Đọc thánh vịnh nhân danh Hội Thánh thì phải theo sát đầy đủ các ý nghĩa (sensus plenus) của thánh vịnh, nhất là phải hiểu rằng các thánh vịnh đó đặc biệt nói về Đức Giêsu, là Đấng Mêsia. Chính vì thế mà Hội Thánh đã chấp nhận cuốn thánh vịnh. Ý nghĩa này thật rõ ràng đầy đủ trong Tân Ước vì chính Chúa Kitô đã nói với các tông đồ: "Tất cả những gì sách luật Môsê, các sách ngôn sứ và các thánh vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm" (Lc 24:44). Về điểm này, thí dụ điển hình nhất là cuộc đối thoại trong Tin Mừng theo thánh Mátthêu nói về Đấng Mêsia: vừa là con vừa là Chúa của vua Đavít. Trong đoạn Tin Mừng này, thánh vịnh 109 được hiểu về Đấng Mêsia. Trong sách Công Vụ Tông Đồ và các thánh thư còn nhiều thí dụ giống như thế.
"Theo đường lối đó, các thánh Giáo Phụ đã đón nhận và giải thích toàn bộ thánh vịnh như lời sấm về Chúa Kitô và Hội Thánh. Cũng vì thế, Hội Thánh đã chọn thánh vịnh để dùng trong phụng vụ. Dù đôi khi, có một vài lối giải thích gò ép, nhưng nói chung, các Giáo phụ cũng như phụng vụ đã hiểu một cách chí lý rằng trong các thánh vịnh, chính Chúa Kitô kêu cầu cùng Chúa Cha, và Chúa Cha đáp lại lời Người. Thậm chí các ngài lại còn nhìn nhận đó là tiếng của Hội Thánh, của các tông đồ hay các thánh tử đạo. Phương pháp giải thích này vẫn còn thịnh hành ở thời Trung cổ. Quả vậy, vào thời ấy, trong nhiều bộ thánh vịnh chép tay, đầu mỗi thánh vịnh đều nêu ý nghĩa quy về Chúa Kitô. Lời giải thích quy về Chúa Kitô không những chỉ áp dụng trong các thánh vịnh được coi là đặc biệt nói về Đấng Mêsia, mà còn bao hàm nhiều thánh vịnh khác, tuy có người cho đó chỉ là những lời giải thích có tính cách gượng ép, nhưng vẫn được Hội Thánh xưa nay khuyến khích.
“Nhất là trong các ngày lễ kính, nhiều thánh vịnh đã được chọn, vì chúng có ý nghĩa xa gần quy về Chúa Kitô, nên thường lấy các câu đáp ca ngay trong những thánh vịnh đó” (Bản dịch, như trên).
Vì "Khi đọc các thánh vịnh trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ, thì ta không đọc nhân danh cá nhân, mà nhân danh Nhiệm Thể Chúa Kitô và có thể nói là đại diện cho chính Chúa Kitô nữa”, thì các thánh vịnh và các thánh ca Kinh Thánh không thể được thay thế bằng bất kỳ bản văn nào hay thánh ca nào khác.
Cuối cùng, về câu hỏi kỹ thuật thứ hai liên quan đến "Vinh tụng ca", ‘Văn kiện trình bày và quy định Các Giờ Kinh Phụng vụ’ giải thích:
"124. Thánh vịnh nào quá dài, thường chia làm nhiều đọan, như có ghi sẵn. Việc phân chia đó cho thấy rõ mỗi giờ kinh đều gồm ba thánh vịnh hoặc ba đoạn thánh vịnh, nhưng ý nghĩa của mỗi thánh vịnh vẫn không thay đổi. Nên giữ cách phân chia đó, nhất là khi cử hành chung bằng tiếng Latinh, và thêm ‘Vinh tụng ca’ vào cuối mỗi đoạn. Nhưng, được phép đọc theo lối cổ truyền hay ngừng lại đôi chút giữa các phần trong cùng một thánh vịnh, hoặc đọc cả thánh vịnh cùng với điệp ca luôn một lúc tử đầu đến cuối.
"125. Ngoài ra, tùy thể văn, có thể chia thánh vịnh thành nhiều triệt, để sau mỗi triệt có thể lặp lại điệp ca, nhất lả khi hát bằng tiếng bản xứ. Trong trường hợp này, chỉ cần đọc ‘Vinh tụng ca’ ở cuối thánh vịnh” (Bản dịch, như trên). (Zenit.org 13-6-2017)
Nguyễn Trọng Đa