Quý Cha, Quý Sơ, Quý Thầy
thân mến trong Chúa Kitô,
Đại Hội Liên Đoàn Kỳ 6 đã diễn ra tại Orange County, California. Với cái nhìn khách quan, không lạc quan cũng không bi quan, Đại Hội tuy chưa hoàn hảo 100%, nhưng đã đạt được kết quả ngoài ý muốn của Ban Tổ Chức. Trong thời gian kỷ lục, mọi thành phần trong Liên Đoàn, từ Giáo Sĩ, Tu Sĩ đến Giáo Dân đã tích cực làm việc trong tinh thần hợp tác và tương kính. Có thể nói thành quả lớn nhất của Đại Hội là sự hợp tác chân thành và hữu hiệu này.
Đại Hội cũng là dịp để các Giáo Sĩ và Tu Sĩ chúng ta gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm mục vụ, khích lệ nâng đỡ lẫn nhau trong lý tưởng tận hiến. Tuy nhiên, dù chương trình Đại Hội đã có giờ để các tham dự viên gặp gỡ, trao đổi theo từng thành phần, Giáo Sĩ và Tu Sĩ chúng ta vẫn chưa có đủ thời giờ để trao đổi với nhau những suy tư, trăn trở cũng như những hứng khởi trong đời sống nội tâm và đời sống mục vụ. Bức thư này được xem như một cố gắng chia sẻ để bổ túc cho điều thiếu sót ấy.
Trước hết, chúng ta không thể chối cãi rằng cuộc khủng hoảng về lạm dụng tình dục trong giới Giáo Sĩ và Tu Sĩ đã ảnh hưởng không ít đến chúng ta. Cái nhìn của xã hội, của giới truyền thông, và của cả Giáo Dân về giới Giáo Sĩ, Tu Sĩ có nhiều thay đổi. Sự kính trọng dành cho Giáo Sĩ, Tu Sĩ có phần sút giảm khiến cho việc mục vụ cũng gặp khó khăn.
Sự thật, chuyện được kính trọng nhiều hay ít, hoặc không được kính trọng, đối với những ai có đời sống nội tâm sâu xa và tinh thần tận hiến cao độ không phải là việc quan trọng. Điều quan trọng là cố gắng để mỗi ngày một trở nên giống Chúa Kitô hơn trong ơn gọi của mình.
Chính vì thế cơn khủng hoảng này lại chính là dịp để chúng ta đặt lại mục tiêu của đời sống ơn gọi, nhìn lại chính mình và con đường mình đã đi qua. Nhờ vậy chúng ta càng kiên vững bước đi trên đường đã được Chúa mời gọi dấn bước và luôn luôn là chứng nhân sống động về Chúa Kitô. Thiên Chúa có thể dùng những hoàn cảnh rất xấu để biến cải thành những kết quả rất tốt. Có được niềm tin tưởng này, chúng ta sẽ thấy bình an trong tâm hồn để hoàn toàn dấn thân phục vụ.
Điểm thứ hai chúng ta cần chia sẻ với nhau là "Đời Sống Giáo Sĩ và Tu Sĩ trong Thiên Niên Kỷ Thứ Ba".
Một thiên niên kỷ mới mở ra trước mắt chúng ta. Trong thiên niên kỷ này, xã hội càng ngày càng tiến bộ về vật chất và các phát minh khoa học. Trong khi đó, niềm tin vào Thiên Chúa dường như lại biến đổi nghịch chiều với tiến bộ xã hội. Giữa bối cảnh đó, con người Giáo Sĩ, Tu Sĩ cần phải như một ngọn đuốc, chiếu giãi ánh sáng của ơn cứu độ cho trần gian, đồng thời đem lại niềm tin cho những ai khát khao kiếm tìm chân lý.
Để giới thiệu một Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế cho thế giới hôm nay, người Giáo Sĩ, Tu Sĩ cần có một đời sống cầu nguyện và một tâm hồn đạo đức sâu xa. Người Giáo Sĩ, Tu Sĩ cần liên kết mật thiết với Thánh Thể và Thánh Kinh, tức là với chính Chúa và với Lời Chúa. "Chúa Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi" phải là khẩu hiệu sống động cho tất cả chúng ta.
Trong khi liên kết chặt chẽ với Chúa và Lời Chúa, người Giáo Sĩ, Tu Sĩ của thiên niên kỷ mới cần phục vụ tha nhân trong tinh thần khiêm nhường và vô vị lợi. Có một thời, hình ảnh của Giáo Sĩ, Tu Sĩ là hình ảnh của uy quyền, là người lãnh đạo đầy quyền lực và ưu thế. Nhưng Chúa Kitô là mục tử nhân hậu, là Đấng đã dạy và đã làm gương về bài học khiêm nhường. Hình ảnh mục tử nhân hậu và khiêm nhường ấy chính là hình ảnh người Tu Sĩ, Giáo Sĩ noi theo trong khi sống đời tận hiện của mình vào buổi khởi đầu thiên niên kỷ mới này. Làm Giáo Sĩ, Tu Sĩ không phải để tìm uy quyền và được phục vụ, nhưng là chọn lấy đời sống phục vụ trong khiêm nhường và vô vị lợi.
Chúng ta cũng cần hỗ trợ, nâng đỡ, khích lệ lẫn nhau. Các Giáo Sĩ, Tu Sĩ yêu thương và hiệp nhất với nhau chính là hình ảnh sống động về một Chúa Kitô đầy tình thương. Đó là tấm gương tốt đẹp cho Giáo Dân, để mọi người cũng sống trong yêu thương và hiệp nhất. Khi đó, các Giáo Sĩ, Tu Sĩ cùng với Giáo Dân tạo nên những cộng đoàn yêu thương, là hình ảnh cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi và được mô tả trong Thánh Kinh.
Điểm thứ ba, Giáo Sĩ, Tu Sĩ phải là Chứng Nhân Hùng Hồn Nhất của đời mục vụ ngày nay. Để là người chứng nhân đó, Giáo Sĩ, Tu Sĩ cần đến với Giáo Dân. Giáo Sĩ, Tu Sĩ cần đi bước trước mà không cần chờ Giáo Dân đến với mình. Ngày nay, có những Giáo Dân trách giới Giáo Sĩ, Tu Sĩ là độc tài, muốn tạo uy thế, xa cách Giáo Dân, không nghe ý kiến Giáo Dân v.v... Thiết nghĩ,
Giáo Sĩ, Tu Sĩ không cần chống chế hay biện minh, nhưng hãy thực sự SỐNG tinh thần hòa đồng và khiêm hạ.
Đến với Giáo Dân, Giáo Sĩ, Tu Sĩ đến với lòng yêu thương, tinh thần tôn trọng, và mời gọi, đón chờ sự hợp tác của Giáo Dân. Có nhiều vấn đề, vì Giáo Dân không có được cái nhìn bao quát nên có thể có thái độ khắt khe hoặc thiếu thông cảm. Đây là dịp để Giáo Sĩ, Tu Sĩ thực thi tinh thần bác ái, thông cảm, chấp nhận để dần dần cải tiến. Cải tiến chính mình, cải tiến Giáo Dân và cùng nhau cải tiến. Kinh nghiệm cho thấy không một mục tử khiêm nhường, nêu cao tinh thần phục vụ và biết lắng nghe nào mà lại bị Giáo Dân hiểu lầm mãi mãi.
Điều quan trọng là dù được kính trọng hay không, được tôn trọng ý kiến hay không, được yêu mến hay không, được chấp nhận hay không, Giáo Sĩ, Tu Sĩ vẫn đến với Giáo Dân và phục vụ Giáo Dân, đặc biệt trong những lãnh vực mục vụ gia đình, mục vụ giới trẻ; đồng thời giúp Giáo Dân trưởng thành hơn trong đời sống đạo, có tinh thần phục vụ và lòng hăng say truyền giáo, nghĩa là giúp Giáo Dân thực thi sứ mệnh dân Thiên Chúa, một khi họ đã đón nhận phép Rửa Tội, trở thành con cái của Thiên Chúa.
Anh Chị Em Giáo Sĩ, Tu Sĩ thân mến,
Ngày hôm nay, nếu chúng ta còn kiên vững trong ơn gọi, thì điều đó cho thấy một cách rất rõ ràng rằng chúng ta không tìm vinh quang, uy quyền, lợi lộc hay bất cứ giá trị trần thế nào khác, nhưng là tìm đến chính Chúa Kitô, trở nên giống Chúa Kitô, khiêm nhường và phục vụ như Chúa Kitô.
Con người Giáo Sĩ, Tu Sĩ ấy đương nhiên sẽ là ánh đuốc sáng ngời trong thế giới hôm nay.
Thân mến,
thân mến trong Chúa Kitô,
Đại Hội Liên Đoàn Kỳ 6 đã diễn ra tại Orange County, California. Với cái nhìn khách quan, không lạc quan cũng không bi quan, Đại Hội tuy chưa hoàn hảo 100%, nhưng đã đạt được kết quả ngoài ý muốn của Ban Tổ Chức. Trong thời gian kỷ lục, mọi thành phần trong Liên Đoàn, từ Giáo Sĩ, Tu Sĩ đến Giáo Dân đã tích cực làm việc trong tinh thần hợp tác và tương kính. Có thể nói thành quả lớn nhất của Đại Hội là sự hợp tác chân thành và hữu hiệu này.
Đại Hội cũng là dịp để các Giáo Sĩ và Tu Sĩ chúng ta gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm mục vụ, khích lệ nâng đỡ lẫn nhau trong lý tưởng tận hiến. Tuy nhiên, dù chương trình Đại Hội đã có giờ để các tham dự viên gặp gỡ, trao đổi theo từng thành phần, Giáo Sĩ và Tu Sĩ chúng ta vẫn chưa có đủ thời giờ để trao đổi với nhau những suy tư, trăn trở cũng như những hứng khởi trong đời sống nội tâm và đời sống mục vụ. Bức thư này được xem như một cố gắng chia sẻ để bổ túc cho điều thiếu sót ấy.
Trước hết, chúng ta không thể chối cãi rằng cuộc khủng hoảng về lạm dụng tình dục trong giới Giáo Sĩ và Tu Sĩ đã ảnh hưởng không ít đến chúng ta. Cái nhìn của xã hội, của giới truyền thông, và của cả Giáo Dân về giới Giáo Sĩ, Tu Sĩ có nhiều thay đổi. Sự kính trọng dành cho Giáo Sĩ, Tu Sĩ có phần sút giảm khiến cho việc mục vụ cũng gặp khó khăn.
Sự thật, chuyện được kính trọng nhiều hay ít, hoặc không được kính trọng, đối với những ai có đời sống nội tâm sâu xa và tinh thần tận hiến cao độ không phải là việc quan trọng. Điều quan trọng là cố gắng để mỗi ngày một trở nên giống Chúa Kitô hơn trong ơn gọi của mình.
Chính vì thế cơn khủng hoảng này lại chính là dịp để chúng ta đặt lại mục tiêu của đời sống ơn gọi, nhìn lại chính mình và con đường mình đã đi qua. Nhờ vậy chúng ta càng kiên vững bước đi trên đường đã được Chúa mời gọi dấn bước và luôn luôn là chứng nhân sống động về Chúa Kitô. Thiên Chúa có thể dùng những hoàn cảnh rất xấu để biến cải thành những kết quả rất tốt. Có được niềm tin tưởng này, chúng ta sẽ thấy bình an trong tâm hồn để hoàn toàn dấn thân phục vụ.
Điểm thứ hai chúng ta cần chia sẻ với nhau là "Đời Sống Giáo Sĩ và Tu Sĩ trong Thiên Niên Kỷ Thứ Ba".
Một thiên niên kỷ mới mở ra trước mắt chúng ta. Trong thiên niên kỷ này, xã hội càng ngày càng tiến bộ về vật chất và các phát minh khoa học. Trong khi đó, niềm tin vào Thiên Chúa dường như lại biến đổi nghịch chiều với tiến bộ xã hội. Giữa bối cảnh đó, con người Giáo Sĩ, Tu Sĩ cần phải như một ngọn đuốc, chiếu giãi ánh sáng của ơn cứu độ cho trần gian, đồng thời đem lại niềm tin cho những ai khát khao kiếm tìm chân lý.
Để giới thiệu một Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế cho thế giới hôm nay, người Giáo Sĩ, Tu Sĩ cần có một đời sống cầu nguyện và một tâm hồn đạo đức sâu xa. Người Giáo Sĩ, Tu Sĩ cần liên kết mật thiết với Thánh Thể và Thánh Kinh, tức là với chính Chúa và với Lời Chúa. "Chúa Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi" phải là khẩu hiệu sống động cho tất cả chúng ta.
Trong khi liên kết chặt chẽ với Chúa và Lời Chúa, người Giáo Sĩ, Tu Sĩ của thiên niên kỷ mới cần phục vụ tha nhân trong tinh thần khiêm nhường và vô vị lợi. Có một thời, hình ảnh của Giáo Sĩ, Tu Sĩ là hình ảnh của uy quyền, là người lãnh đạo đầy quyền lực và ưu thế. Nhưng Chúa Kitô là mục tử nhân hậu, là Đấng đã dạy và đã làm gương về bài học khiêm nhường. Hình ảnh mục tử nhân hậu và khiêm nhường ấy chính là hình ảnh người Tu Sĩ, Giáo Sĩ noi theo trong khi sống đời tận hiện của mình vào buổi khởi đầu thiên niên kỷ mới này. Làm Giáo Sĩ, Tu Sĩ không phải để tìm uy quyền và được phục vụ, nhưng là chọn lấy đời sống phục vụ trong khiêm nhường và vô vị lợi.
Chúng ta cũng cần hỗ trợ, nâng đỡ, khích lệ lẫn nhau. Các Giáo Sĩ, Tu Sĩ yêu thương và hiệp nhất với nhau chính là hình ảnh sống động về một Chúa Kitô đầy tình thương. Đó là tấm gương tốt đẹp cho Giáo Dân, để mọi người cũng sống trong yêu thương và hiệp nhất. Khi đó, các Giáo Sĩ, Tu Sĩ cùng với Giáo Dân tạo nên những cộng đoàn yêu thương, là hình ảnh cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi và được mô tả trong Thánh Kinh.
Điểm thứ ba, Giáo Sĩ, Tu Sĩ phải là Chứng Nhân Hùng Hồn Nhất của đời mục vụ ngày nay. Để là người chứng nhân đó, Giáo Sĩ, Tu Sĩ cần đến với Giáo Dân. Giáo Sĩ, Tu Sĩ cần đi bước trước mà không cần chờ Giáo Dân đến với mình. Ngày nay, có những Giáo Dân trách giới Giáo Sĩ, Tu Sĩ là độc tài, muốn tạo uy thế, xa cách Giáo Dân, không nghe ý kiến Giáo Dân v.v... Thiết nghĩ,
Giáo Sĩ, Tu Sĩ không cần chống chế hay biện minh, nhưng hãy thực sự SỐNG tinh thần hòa đồng và khiêm hạ.
Đến với Giáo Dân, Giáo Sĩ, Tu Sĩ đến với lòng yêu thương, tinh thần tôn trọng, và mời gọi, đón chờ sự hợp tác của Giáo Dân. Có nhiều vấn đề, vì Giáo Dân không có được cái nhìn bao quát nên có thể có thái độ khắt khe hoặc thiếu thông cảm. Đây là dịp để Giáo Sĩ, Tu Sĩ thực thi tinh thần bác ái, thông cảm, chấp nhận để dần dần cải tiến. Cải tiến chính mình, cải tiến Giáo Dân và cùng nhau cải tiến. Kinh nghiệm cho thấy không một mục tử khiêm nhường, nêu cao tinh thần phục vụ và biết lắng nghe nào mà lại bị Giáo Dân hiểu lầm mãi mãi.
Điều quan trọng là dù được kính trọng hay không, được tôn trọng ý kiến hay không, được yêu mến hay không, được chấp nhận hay không, Giáo Sĩ, Tu Sĩ vẫn đến với Giáo Dân và phục vụ Giáo Dân, đặc biệt trong những lãnh vực mục vụ gia đình, mục vụ giới trẻ; đồng thời giúp Giáo Dân trưởng thành hơn trong đời sống đạo, có tinh thần phục vụ và lòng hăng say truyền giáo, nghĩa là giúp Giáo Dân thực thi sứ mệnh dân Thiên Chúa, một khi họ đã đón nhận phép Rửa Tội, trở thành con cái của Thiên Chúa.
Anh Chị Em Giáo Sĩ, Tu Sĩ thân mến,
Ngày hôm nay, nếu chúng ta còn kiên vững trong ơn gọi, thì điều đó cho thấy một cách rất rõ ràng rằng chúng ta không tìm vinh quang, uy quyền, lợi lộc hay bất cứ giá trị trần thế nào khác, nhưng là tìm đến chính Chúa Kitô, trở nên giống Chúa Kitô, khiêm nhường và phục vụ như Chúa Kitô.
Con người Giáo Sĩ, Tu Sĩ ấy đương nhiên sẽ là ánh đuốc sáng ngời trong thế giới hôm nay.
Thân mến,